Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 29: Thuật ngữ - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 29: Thuật ngữ - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.

2. Kĩ năng:

Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.

 3. Thái độ:

 Có ý thức sử dụng chính xác thuật ngữ.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: Bảng phụ

2. Phương pháp:

Phân tích mẫu, vấn đáp.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức:

9A .9B

2.Kiểm tra: Có mấy cách phát triển từ vựng? Nêu VD.

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 29: Thuật ngữ - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	 Tiết 29 - THUậT NGữ
9A:
9B:	 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
2. Kĩ năng:
Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
 3. Thái độ:
 Có ý thức sử dụng chính xác thuật ngữ.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: Bảng phụ
2. Phương pháp:
Phân tích mẫu, vấn đáp.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2.Kiểm tra: Có mấy cách phát triển từ vựng? Nêu VD.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thuật ngữ
HS: đọc VD
GV: So sánh cách giải thích về nghĩa của hai từ “nước” và “muối”. Hãy cho biết cách giải thích nào mà người ta không có kiến thức chuyên môn về hoá học không thể hiểu?
HS: trả lời.
GV: Đọc các định nghĩa SGK và cho biết: các định nghĩa này thuộc bộ môn nào?
HS: - Thạch nhũ : địa lý.
- Bazơ : hoá học.
- ẩn dụ : ngữ văn.
- Phân số thập phân : toán học.
GV: những từ ngữ này dùng trong loại văn bản nào?
HS: Chủ yếu dùng trong các văn bản khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
Đôi khi được dùng trong các văn bản khác: bản tin, phóng sự, bài bình luận trên báo chí
GV: Những từ trên được gọi là thuật ngữ. Vậy thế nào là thuật ngữ?
HS: trả lời.
Hoạt động 2: Đặc điểm của thuật ngữ
GV: những thuật ngữ ở mục I - 2 (phần trên) có nghĩa nào khác không?
HS: trả lời. 
GV: ở VD2 em thấy trường hợp nào từ “muối” có sắc thái biểu cảm? Tại sao?
HS: trả lời.
GV: Tại sao từ “muối” ở VD2a lại không có sắc thái biểu cảm?
HS: Đó là thuật ngữ phải đảm bảo tính khoa học và tính chính xác cao.
GV: Từ đó em có nhận xét gì về đặc điểm của thuật ngữ?
HS trả lời.
Hoạt động 3: Luyện tập:
GV: treo bảng phụ ghi thuật ngữ
HS: điền vào ô lĩnh vực cho đúng.
Hoạt động nhóm
GV: giao n/vụ:
N1,2: làm bài 2
N3: làm bài 3
N4: làm bài 5
HS: thảo luận 5’
Các nhóm giải quyết vấn đề
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: chữa.
I. Thuật ngữ là gì?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* VD1: 
a. Cách giải thích thông dụng ai cũng hiểu được.
b. Cách giải thích cần có kiến thức chuyên môn về hoá học mới hiểu được.
* VD2:
 Các định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong các văn bản hoá học, địa lí, ngữ văn, toán học.
3. Ghi nhớ( sgk)
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* VD1: Thuật ngữ thạch nhũ, ba zơ, số thập phân chỉ có một nghĩa.
* VD2: a) Từ muối trong một định nghĩa hoá học là thuật ngữ, không có sắc thái biểu cảm.
b) Từ muối trong câu ca dao có sắc thái biểu cảm: chỉ những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời.
3. Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập:
Bài 1:
Thuật ngữ
Lĩnh vực
Thuật ngữ
Lĩnh vực
1.Lực
2. Xâm thực
Vật lí
Địa lí
3. di chỉ
Lịch sử
Bài 2:
* “ Điểm tựa” là điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản ề lĩnh vực vật lí.
* Trong câu thơ “Nêú lịch sử chọn ta làm điểm tựa” của Tố Hữu: điểm tựa là nơi gửi gắm niềm tinvà hi vọng của nhân loại tiến bộ ( vào người lính) trong thời kì nước ta đang chiến đấu chống Mĩ cứu nước rất gian khổ ác liệt.
Bài 3:
VDa. “ Hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ.
VDb: “ Hỗn hợp” được dùng như một từ ngữ thông thường.
Đặt câu:
Chúng ta đã đánh tan đội quân hỗn hợp do Mĩ đưa sang.
Bài 5:
Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ “thị trường” trong kinh tế học và trong quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.
4. Củng cố:
GV hệ thống kiến thức của bài.
5. Hướng dẫn:
Viết một đoạn văn trong đó có thuật ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan t29.doc