Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 112: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề - Lại Thị Tiền

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 112: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề - Lại Thị Tiền

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

1. Kiến thức :

 - Nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích. Đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.

2. Kỹ năng :

 - Biết trình bày về một vấn đề xã hội, để thông qua đó nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.

3. Thái độ : có ý thức tự rèn luyện cách nói năng tự nhiên, mạch lạc rõ ràng.

B. CHUẨN BỊ.

 + Chuẩn bị của GV: Soạn bài.

 + Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài : Đề 3 SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 HOẠT ĐỘNG2: Giới thiệu bài:

 Các em đã nắm được kiến thức về văn lập luận giải thích. Để giúp các embiết cách trình bày miệng một bài văn lập luận giải thích và rèn những kỹ năng nói trước tập thể, tự tin khi nói. Trong giờ luyện nói hôm nay chúng ta cùng trao đổi.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 112: Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề - Lại Thị Tiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/3/2007 Tiết 112: Luyện nói bài văn
Ngày dạy: 31/3/2007 giải thích một vấn đề
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức :
	- Nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích. Đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.
2. Kỹ năng : 
	- Biết trình bày về một vấn đề xã hội, để thông qua đó nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
3. Thái độ : có ý thức tự rèn luyện cách nói năng tự nhiên, mạch lạc rõ ràng.
B. Chuẩn bị.
	+ Chuẩn bị của GV: Soạn bài.
	+ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài : Đề 3 SGK
C. tiến trình tổ chức các hoạt động 
	 Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	 Hoạt động2: Giới thiệu bài:
	Các em đã nắm được kiến thức về văn lập luận giải thích. Để giúp các embiết cách trình bày miệng một bài văn lập luận giải thích và rèn những kỹ năng nói trước tập thể, tự tin khi nói. Trong giờ luyện nói hôm nay chúng ta cùng trao đổi.
	 Hoạt động3. Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV nêu yêu cầu chung : Luyện nói trước lớp là luyện văn nói.Văn nói khác văn viết ở chỗ: câu văn không dài quá, nội dung không quá nhiều chi tiết.
- Chọn những chi tiết quan trọng nhất để nói.
- Khi nói trước lớp phải có lời thưa gửi như: Thưa thầy cô, thưa các bạn em xin trình bày ...
- Hết bài có thêm câu: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý nghe.
- Tác phong nhanh nhẹn.
- GV chép đề lên bảng
- Gọi HS đọc đề.
- GV cùng HS lập dàn ý đại cương
- Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà.
- GV cho HS luyện nói 20 phút.
- GV nhận xét chung
- GV cho HS các nhóm cử đại diện trình bày.
- Gọi HS nhận xét giúp HS biết cách trình bày trước tập thể.
- GV đọc đoạn văn cho HS tham khảo.
- Mở bài: Phạm Duy Tốn sống ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX . Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại" Sống chết mặc bay" chính là tác phẩm thành công nhất của ông. Vậy tại sao ông lại đặt tên cho tác phẩm là " Sống chết mặc bay"
- Yêu cầu : Lập dàn bài chi tiết cho đề bài trên.
? Vấn đề cần bàn luận ở đây là gì?
? Theo em đối với đề bài này có cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ không?
? Nghĩa đen của câu tục ngữ được hiểu như thế nào?
? Nghĩa bóng?
? Vì sao ông cha ta lại khuyên như vậy?
? Để làm theo lời khuyên trên, em phải làm gì?
- Yêu cầu HS luyện nói theo dàn ý trên.
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc đề bài
- HS trình bày
- HS luyện nói trong nhóm
- Đại diện trình bày.
- HS nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Giải thích.
- Nêu ý hiểu.
- Trả lời.
- HS thực hành luyện nói.
I. Đề bài
 +Đề1. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề "sống chết mặc bay" cho truyện ngắn của mình.
* Dàn ý
- Mở bài:
+ Lời chào thày cô và các bạn.
+ Giới thiệu tác giả
+ Nêu vấn đề cần giải thích.
- Thân bài:
+ Giải thích ý nghĩa của cụm từ" Sống chết mặc bay"
+ Giải thích lý do. vì sao tác giả lại chọn nhan đề đó cho truyện ngắn của mình.
- Kết bài:
+ ý nghĩa của vấn đề giải thích
+ Lời cảm ơn người nghe
II Luyện tập
III. Luyện nói trước lớp
+ Đề 2.
Giải thích một câu tục ngữ:'' Đói cho sạch, rách cho thơm''
a, Mở bài
- Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi thiết thực đối với con người để bày tỏ quan niệm sống và phẩm chất của người lao động.
b, Thân bài
+ Nghĩa đen: dù đói cũng phải ăn miếng ăn cho sạch, dù rách cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch, cho thơm tho.
+ Nghĩa bóng: sống cho trong sạch, lành mạnh đó chính là điều con người cần vươn tới.
- Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn , cực nhọc, vất vả, lam lũ...Trong hoàn cảnh túng quẫn, nhân cách con người dễ bị sa ngã. Bởi vậy con người phải luôn làm chủ mình, giữ gìn đạo đức trong sạch, bản chất lương thiện của mình.
- Quan niệm tốt đẹp này đối lập với lối sống ăn chơi sa đoạ mà nhân dân ta lên án : Đói ăn vụng , túng làm càn ; Bần cùng sinh đạo tặc...
- Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống của con người dù trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ được phẩm giá trong sạch của mình.
	 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
	- Yêu cầu về tập luyện nói ở nhà đề trên
	- Soạn : Ca Huế trên sông Hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 112.doc