Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

I. Mục tiêu bài học:

Qua tiết dạy HS tiếp thu được:

- Ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

II. Lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là truyền thuyết? Cổ tích? Ngụ ngôn? Truyện cười?

- Hãy kể một truyện dân gian mà em biết.

2. Giới thiệu: (Trực tiếp):

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 57: Chỉ Từ
Tiết 58: Luyện tập kế chuyện tưởng tượng
Tiết 59: Con hổ có nghĩa
Tiết 60: Động từ
Tiết 57
CHỈ TỪ
I. Mục tiêu bài học:
Qua tiết dạy HS tiếp thu được:
- Ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
II. Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là truyền thuyết? Cổ tích? Ngụ ngôn? Truyện cười?
- Hãy kể một truyện dân gian mà em biết.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 HĐ1: Nhận diện chỉ từ trong câu.
 HS: Đọc đoạn văn trong truyện “Em bé thông minh”.
 Các từ in đậm trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
 GV: Các từ in đậm có tác dụng định vị sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác.
I. Chỉ từ là gì?
 Ấy à Viên quan.
 Nọ à Ông vua.
 Kia à Làng.
 Nọ à Nhà.
 GV: Sử dụng bảng phụ mục I.2 so sánh các từ và cụm từ, sau đó rút ra ý nghĩa của những từ in đậm.
 HS: Các cụm từ có từ in đậm đã được cụ thể hoá, được xác định 1 cách rõ ràng trong k0 gian. Trong khi đó các từ ngữ k0 có từ in đậm đi kèm thì còn thiếu tính xác định.
 GV y/cầu HS đọc đoạn văn trích trong “Sự tích Hồ Gươm”
 Nghĩa của các từ ấy, nọ trong cụm từ sau:
 Hồi ấy / viên quan ấy
 Nhà nọ / Đêm nọ
 Có điểm nào giống và điểm nào khác nhau?
 GV giảng về việc bổ sung ý nghĩa
 Vậy những từ có nhiệm vụ ấy gọi là loại từ gì? (Chỉ từ)
 Vậy, chỉ từ là gì?
 Khác nhau: Tuy cùng định vị sự vật nhưng mỗi bên là sự định vị về k0 gian (viên quan ấy, nhà nọ) còn một bên là sự định vị về thời gian (hồi ấy, đêm nọ)
 * Ghi nhớ: SGK
 Trong các câu đã dẫn ở phần I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu:
 1. Ấy, kia, nọ  làm nhiệm vụ fụ ngữ sau của DT, cùng với DT và fụ ngữ trước lập thành 1 cụm DT.
 Gọi HS tìm chỉ từ trong câu II.2 và xác định chức vụ của chúng
 2. Các chỉ từ và chức vụ:
 a. Đó: Làm CN
 b. Đấy: Làm trạng ngữ.
 Vậy, chức vụ của chỉ từ trong câu là gì?
 * Ghi nhớ: SGK Tr138
 HS đọc yêu cầu bài tập 1
 GV hướng dẫn, HS thực hành
III. Luyện tập:
 1. Ý nghĩa và chức vụ cú pháp của các chỉ từ:
 a. Hai thứ bánh ấy:
 + Định vị sự vật trong không gian
 + Làm phụ ngữ đứng sau trong cụm động từ
 b. đấy, đây:
 Định vị sự vật trong không gian, làm CN
 c. nay:
 Định vị sự vật thời gian, làm trạng ngữ.
 HS đọc bài tập 2
 GV làm mẫu câu a.
 HS tự làm câu b.
 2. Có thể thay như sau:
 a. Đến chân núi Sóc bằng đến đấy.
 b. Làng bị lửa thiêu cháy bằng làng ấy. Cần thay như vậy để khỏi lặp từ.
 3. Không thay được, điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng.
 Nhận xét: Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
4. Củng cố: 
1. Chỉ từ là từ dùng để:
a. Chỉ số lượng	b. Chỉ số thứ tự	c. Dùng để trỏ	d. Dùng để hỏi
- Thế nào là chỉ từ ?
- Hãy nêu những hoạt động của chỉ từ trong câu? 
5. Hướng dẫn học bài:
Học thuộc phần ghi nhớ
Soạn bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
	+ Tìm hiểu đề văn mẫu.
	+ Lập dàn bài cho đề văn ấy.
Tiết 58
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. Mục tiêu bài học:
- Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo.
- Chú trọng khâu HS có thể tự làm dàn bài cho đề bài tưởng tượng sáng tạo.
- Biết vận dụng cách kể chuyện tưởng tượng vào thực hành luyện tập.
II. Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
1. Chỉ từ là từ dùng để:
a. Chỉ số lượng	b. Chỉ số thứ tự	c. Dùng để trỏ	d. Dùng để hỏi
- Chỉ từ là gì?
- Chỉ từ giữ những chức vụ gì trong câu?	
2. Giới thiệu: (Trực tiếp)
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 GV: Gọi HS đọc đề luyện tập, GV chép đề bài lên bảng.
 GV: Hướng dẫn HS tưởng tượng 10 năm sau em về lại trường
 Em hãy cho biết chủ đề của chuyện sẽ kể?
 Nếu lấy mốc thời gian hiện tại với yêu cầu của đề thì việc kể lại chuyện của em có thực hay không trong trực tế? (k0 có thực)
 Vậy, kể lại chuyện này thuộc kiểu bài nào?
I. Đề bài luyện tập:
 Đề: Kể chuyện 10 năm sau em về thăm trường.
 A. Tìm hiểu đề bài:
 a. Chủ đề: Chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách.
 b. Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
 Nhân vật kể chuyện là ai? Ngôi thứ mấy?
 c. Nhân vật kể – Em (ngôi thứ nhất)
 GV: Gợi ý, hướng dẫn HS làm dàn ý
 B. Dàn ý
 1. MB: Lý do về thăm trường sau 10 năm xa cách.
 (Nhân dịp nào: Lễ khai giảng, lễ 20/11)
 2. TB:
 a. Chuẩn bị đến thăm trường (miêu tả tâm trạng: bồn chồn, náo nức)
 b. Đến thăm trường: - Quang cảnh chung of trường (Có gì thay đổi? Những gì còn lưu lại) gặp lại thầy cô, bạn bè cũ.
 - Trò chuyện hỏi han, tâm sự, nhắc lại những kĩ niệm cũ.
 3. KB: - Chia tay với trường, thầy cô
 - Cảm xúc
 GV: Gọi HS đọc đề “” – gợi ý hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
 Khi xây dựng một câu chuyện mà trong đó nhân vật là 1 đồ vật (con vật) thì em sử dụng cách kể như thế nào? à Nhân hoá sau đó lập dàn ý
II. Đề bài bổ sung:
 * Đề a:
 Dàn ý
 1. MB: Đồ vật (con vật) tự giới thiệu về mình.
 Đồ vật (con vật) giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ.
 2. TB: 
 - Lý do đồ vật (con vật) trở thành vật sở hữu của chủ.
 - Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) và người chủ.
 - Những kĩ niệm vui, buồn khó quên của cả hai người.
 - T/cảm lúc sau (nếu có sự thay đổi)à Lí do sự thay đổi.
 3. KB: Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó.
 * Đề b:
 Dàn ý
 1. MB: - Giới thiệu thời gian, không gian của buổi gặp gỡ.
 - Xây dựng tình huống gặp n/v trong truyện (nằm mơ tưởng tượng)
 2. TB: - Cuộc trò chuyện thú vị
 - Hỏi han
 - Trao đổi những suy nghĩ, thắc mắc.
 3. KB: Bày tỏ tình cảm đối với n/v đó
4. Củng cố: 
Em hãy tưởng tượng một đoạn kết mới trong truyện cổ “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
5. Hướng dẫn học bài:
	Học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa.
Soạn bài: “Con hổ có nghĩa.”
	+ Tìm hiểu khái niệm truyện trung đại.
	+ Tóm tắt truyện.
	+ Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện.
Tiết 59
CON HỔ CÓ NGHĨA
I. Mục tiêu bài học:
Nhớ nội dung và hiểu ý nghĩa của truyện trung đại việt nam “con hổ có nghĩa ” và phần nào cách viết truyện kí thời xưa.
II. Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu nhiệm vụ của MB, TB, KB trong bố cục một bài văn kể chuyện tưởng tượng?
Trình bày dàn ý cho đề c/ ở SGK/ 140.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 Giới thiệu tác phẩm 
 Truyện trung đại là gì?
I. Truyện trung đại là gì?
 Truyện văn xuôi chữ hán, gần với kí, với sử mang tính giáo huấn .
 Cốt truyện đơn giản. Nhân vật được miêu tả qua hình dáng, ngôn ngữ.
II Tìm hiểu văn bản:
 HS đọc và tóm tắt truyện (chú ý giọng điệu)
 * Tóm tắt truyện
 * Phân tích:
 Đọc phần chú thích và tìm hiểu nõ từ khó.
 Em hãy nhắc lại bài văn thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn và nêu nội dung của từng đoạn (2 đoạn ) 
 Theo em trong tác phẩm có 1 hay 2 con hổ (có liên quan gì đến kết cấu gì? - HSTL) (2con hổ ) (thể hiện một trình độ kết cấu có phần đơn giản lắp ghép).
 Chuyện gì xãy ra bà Đở Trần người huyện Đông Triều với con hổ thứ nhất? 
 Trong câu chuyện đó, về mặt ng/th kể chuyện có gì là thú vị. Từ đó tác giả nói với em điều gì cao quý ở con hổ này? Ng/th hoá, làmcho hình tượng con hổ trở thành như hình tượng con người.
 GV giảng thêm.
 1. Con hổ thứ nhất:
 - Hổ cõng bà Đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái.
 - Tặng một cục bạc – vẫy đuôi tiễn biệt.
à Đền ơn 1 lần và chia tay trong lưu luyến.
Þ Thủ pháp nhân hoá (hàm ý giáo huấn) con hổ còn có nghĩa huống gì mình là con người.
 Còn đoạn kể chuyện gì đã xãy ra giữa Bác Tiều ở Huyện Lạng Sơn với con hổ thứ hai.
 Em hãy nhận xét về mặt ng/thuật kể chuyện ở 2 đoạn này có gì đáng chú ý à Thủ pháp nhân cách hoá.
 2. Con hổ thứ hai:
 - Bác Tiều móc khúc xương cứu sống hổ à Tình huống gay go.
 - Bác Tiều qua đời, hỗ đến tỏ lòng thương xót.
 - Mỗi dịp giỗ, hổ đem dê, lợn đến cúng tế.
Þ Việc trả ơn và tấm lòng thuỷ chung bền vững đối với ân nhân.
 Tìm sự khác nhau ở cách xây dựng tình huống của 2 truyện.
 Hỗ đã có biểu lộ gì đáng quý sau khi được Bác Tiều cứu.
 Trong cách trả ơn của 2 con hổ có điều gì khác nhau? (HSTL)
 Con hổ 1: Đền ơn bằng tiền.
 Con hổ 2: Đền ơn con thú nó bắt được.
 Từ đó, em thấy truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao vấn đề gì?
Þ Đề cao điều cao quý của đạo làm người sống có ân nghĩa.
 Theo em, trong thực tế có “Con hổ có nghĩa” cao đẹp như thế nào? (k0 có)
 Như vậy, em có thể rút ra điều gì trong ng/thuật kể chuyện của văn chương? 
III. Ghi nhớ: SGK
 GV kể cho HS nghe “Con chó Bấc”
IV. Luyện kể: Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ.
4. Củng cố: 
1. Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm	b. Miêu tả	c. Tự sự	d. Nghị luận
	2. Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “con người có nghĩa”?
a. Vì mượn chuyện về loài vật thì sẽ dễ dàng dạy cho con người một bài học một cách kín đáo, nhẹ nhàng qua việc nói bóng gió.
b. Vì viết “Con hỗ có nghĩa” thì sẽ làm nổi bật được ý nghĩa hàm súc trong truyện: con vật còn có nghĩa huống chi con người.
	c. Tất cả đều đúng.
d. Tất cả đều sai.
- Hãy nhắc lại nội dung, và nghệ thuật của truyện?
	- Đọc lại ghi nhớ sgk
5. Hướng dẫn học bài:
Học thuộc phần ghi nhớ và khái niệm truyện trung đại.
Soạn bài: Động từ.
	+ Tìm động từ trong các ví dụ.
	+ So sánh sự khác nhau giữa động từ với danh từ.
Tiết 60
ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được đặc điểm của động từ và các loại động từ.
II. Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ:
1. Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Biểu cảm	b. Miêu tả	c. Tự sự	d. Nghị luận
- Truyện “Con Hổ có nghĩa” đề cao vấn đề gì?
	- Hãy kể tóm tắt truyện “CHCN”? 
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 GV: Gọi HS đọc những câu trong mục I.
 HS tìm động từ
I. Đặc điểm của động từ:
 1. a. đi, đến, ra, hỏi
 b. lấy, làm, lễ
 c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
 Ý nghĩa khái quát của những động từ trên là gì?
 GV cho VD 1 động từ, 1 danh từ
 Em hãy nêu sự khác biệt giữa động từ với danh từ.
 GV giảng, dẫn chứng cho HS về sự khác biệt
 2. Ý nghĩa khái quát của động từ chỉ ra sự khác biệt giữa động từ với danh từ.
 Vậy, động từ là gì và có chức năng cú pháp gì trong câu?
* Ghi nhớ: SGK
 GV nêu tiêu chí phân loại động từ như SGK
II. Các loại động từ:
 Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
 1. Tìm động từ:
 Khoe, may, đem, mặc, đứng, đợi, khen, thấy, hỏi, v.v
 HS đọc
 2. Đọc truyện vui
4. Củng cố: 
1. Động từ “mừng rỡ” (Trong “Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con”) là:
a. Động từ chỉ hành động	b. Động từ chỉ trạng thái
Động từ có những đặc điểm gì trong câu?
Động từ có mấy loại? Kể ra.
5. Hướng dẫn học bài:
	Học thuộc ghi nhớ sgk, làm bài tập chưa làm ở lớp.
	Soạn bài: “Cụm động từ.”
	+ Tìm phụ ngữ bổ nghĩa cho những động từ in đậm trong ví dụ.
	+ Tìm hiểu mô hình cụm động từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc