Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012 - Ninh Thị Loan

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012 - Ninh Thị Loan

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về nguồn gốc tác phẩm:

 Học sinh trình bầy cách hiểu về truyền thuyết, kể tên những truyện truyền thuyết mà em được đọc, được nghe kể?

 Gv lưu ý: Tất cả các thể loại , tác phẩm đều có cơ sở lịch sử, nhưng so với các thể văn học dân gian khác thì truyền thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm hơn, rõ hơn

ví dụ; Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt vơí Âu Việt và nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt là có thật. Sự sùng bái tổ tiên, một tín ngưỡng đặc sắc của dân ta, đã có từ thời cổ. Đó là cốt lõi sự thật lịch sử của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.; Thánh Gióng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 8122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012 - Ninh Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1- Văn học . Con Rồng cháu Tiên
Ngày soạn: 18 - 8 ( Truyền thuyết)
Ngày dạy: 22 - 8
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: Hiểu đợc sơ lược về định nghĩa truyền thuyết. Nắm nội dung và ý nghĩa của truyện truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.Hiểu đợc ý nghĩa của những chi tiết kì ảo.
* Kĩ năng: Rèn khả năng đọc diễn cảm, tóm tắt truyện.
* Giáo dục: Giáo dục lòng tự tôn, tự hào về nguồn gốc của người Việt.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung bài, hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. Một số truyện truyền thuyết tương tự.
* Học sinh: Đọc và tóm tắt nội dung truyện nêu ý nghĩa truyện. Trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
III. Phương pháp Kĩ thuật dạy học.
- Nêu vấn đề, tạo tình huống
- Thảo luận. Thuyết trình, vận dụng
III. Tiến trình dạy- học.
A. ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài - soạn bài của học sinh. Hớng dẫn học sinh cách soạn bài.
C. Tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy- học.
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về nguồn gốc tác phẩm:
 Học sinh trình bầy cách hiểu về truyền thuyết, kể tên những truyện truyền thuyết mà em được đọc, được nghe kể?
 Gv lưu ý: Tất cả các thể loại , tác phẩm đều có cơ sở lịch sử, nhưng so với các thể văn học dân gian khác thì truyền thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm hơn, rõ hơn
ví dụ; Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt vơí Âu Việt và nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt là có thật. Sự sùng bái tổ tiên, một tín ngưỡng đặc sắc của dân ta, đã có từ thời cổ. Đó là cốt lõi sự thật lịch sử của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.; Thánh Gióng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc - hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản văn học dân gian:
- Học sinh đọc và tóm tắt truyện:
- ?Hãy đọc truyện và nêu rõ cần một giọng đọc như thế nào cho truyện?( 2 học sinh đọc)
- ? Kể lại tóm tắt các sự việc chính trong truyện?
* Học sinh trao đổi từ ngữ cần giải thích. Tìm thêm từ hán Việt có yếu tố ngư là cá( ngư trường, ngư nghiệp, ngư cụ, ng dân)
* Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi:
- ? Câu chuyện truyền thuyết được kể nhằm mục đích gì?
- ? Lạc Long quân và Âu Cơ là ai? Hình dáng được miêu tả ra sao?
- ? Các chi tiết miêu tả có gì kì lạ so với người thường?
-? Các nhân vật này có thật hay không có thật?
*Học sinh thảo, luận về chi tiết: Cái bọc trăm trứng nở ra trăm con trai.
- ? Chi tiết cái bọc trăm trứng có ý nghĩa gì?(Học sinh trong nhóm trình bầy, nhận xét và thống nhất)
=> Như vậy bằng trí tưởng tượng, mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc ta thật cao đẹp, là con Rồng cháu Tiên, là kết qủa của một tình yêu, một mối lương duyên Tiên - Rồng.
* Học sinh thảo luận chi tiết chia con:
- Vì sao Lạc Long quân và Âu Cơ lại quyết định chia con?
- ? Chi tiết chia con có ý nghĩa gì?
- ? Lời dặn của Lạc long Quân được hiểu như thế nào? (Học sinh đọc lời dặn của Long Quân)
=> Giáo viên khái quát những ý kiến của học sinh và bình thêm để học sinh hiểu cái hay, cái đẹp của chi tiết truyện.
* Giáo viên đọc đoạn cuối: Người con trưởng lênkhông hề thay đổi.
Nêu vấn đề cho học sinh trao đổi:
- ? Phần cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt cổ ?
= > Giáo viên mở rộng cách hiểu một số từ ngữ để học sinh hiểu hết vẻ đẹp của những từ dùng để gọi tên đất nước, tên người.
* Học sinh đọc ghi nhớ và trao đổi cách hiểu các cụm từ:
- ? Chi tiết hoang đường, tưởng tượng kì ảo là gì? Vai trò của nó trong truyền thuyết? (Là chi tiết không có thật được tác giả dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định; Trong văn học dân gian chi tiết tưởng tưởng,kì ảo gắn liền với tín ngưỡng của người xưa về thế giới, về sự đan xen giữa thế giới thần linh và conn người: tín ngưỡng về Vật tổ
* Giáo viên đọc thêm cho học sinh nghe đoạn thơ: mặt đường khát vọng
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh vận dụng luyện tập:
* Học sinh làm bài tập và trình bày trên lớp: Bài 1, 2.
-> Học sinh nhận xét và bổ sung.
I. Giới thiệuchung.
* Thể loại: Truyện truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Chính vì vậy mà truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử
- Cơ sở lịch sử (hiểu theo nghĩa rộng): là những sự kiện, những nhân vật lịch sử liên quan đến tác phẩm.
- Cốt lõi lịch sử sự thật lịch sử: Là những sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm.
=> Làm nền, phông cho các tác phẩm. Lịch sử dã được nhào nặn được kì ảo hoá để khái quát hoá, trừu tượng hoá nhân vật, sự kiện làm tăng tính chất thơ cho các câu chuyện.
* Truyện: Con Rồng cháu Tiên là truyện mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua hùng.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc và tóm tắt.
* Đọc: Rõ ràng,mạch lạc, chú ý giọng các nhân vật.
* Tóm tắt: Câu chuyện kể về Lạc Long Quân con trai thần biển kết duyên cùng Âu Cơ thuộc dòng Tiên ở trên núi. Hai người sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con trai. 50 con theo cha xuống miền biển. 50 con theo mẹ lên rừng. Cùng nhau mở mang đất nước. Truyện giải thích nguồn gốc của Người Việt.
2. Chú thích:
- Ngư tinh; tập quán; nòi; vô địch
3. Phân tích.
a. Giải thích cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
+ Lạc Long quân: là con trai thần biển, khôi ngô, thuộc nòi rồng, quen sống dưới nước; Có tài năng vô dịch, diệt trừ yêu quái, dạy dân cách làm ăn
+ Âu Cơ: là con gái Thần Nông, xinh đẹp, duyên dáng thuộc dòng Tiên, ưa sống trên cạn. dạy dân phong tục lễ nghi. 
=>Hai vị tổ đầu tiên xuất thân từ giống tiên, thần, có hình dáng khoẻ, đẹp, có tính tốt. Được trí tưởng tượng của người Việt xây dựng về sự kì lạ, tài năng phi thường.
+ Cái bọc trăm trứng: Là chi tiết lạ, mang tính hoang đường, nhưng giầu ý nghĩa:
- Nó bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn (bò sát) đẻ trứng. Tiên (chim cũng để trứng). 
- Từ “đồng bào” nghĩa là cùng một bọc. Mọi người Việt đều được sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ
- Dân tộc ta vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát triển nhanh (trăm con trai)
- Ước nguyện muôn đời của nhân dân (ý nghĩa)
+ Chi tiết chia con:
- Nguyên nhân thực tế: Rồng quen ở nước, không thể ở mãi trên cạn. Ngược lại Tiên quen sống nơi non cao, cũng không thể theo chồng vùng vẫy chốn bể khơi. Vợ chồng vốn yêu thương nhau, nhng vì hoàn cảnh mà bắt buộc phỉ xanhau, càng thương nhớ nhau,càng mong xum họp. Đàn con 100 trăm tất nhiên cũng chia đôi, một nửa theo cha về biển, một nửa theo mẹ lên non.
- Khách quan: (Cái lõi của lịch sử): sự phát triển của cộng đồng dân tộc, thời điểm mở mang đất nước về hai hướng: Biển và Rừng. Sự phong phú của cộng đồng người sinh sống trên đất nước Việt Nam, nhưng đều chung một nhà, một dòng máu, chung cha mẹ.
b. Phong tục tập quán của người Việt.
+ Lời dặn cuả LLQ: Phản ánh ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt nam.
+ Các vua Hùng nói nghiệp: 
- Tên nước: Văn Lang có nghĩa đất nước tươi đep, sáng ngời, có văn hoá (văn). đất nước của người đàn ông, các chàng trai khoẻ mạnh, giầu có (lang)
- Thủ đô: Phong Châu, Bạch Hạc (Vĩnh Phú)
- Vua: Con trưởng của Âu Cơ và Long Quân lên làm vua gọi là vua Hùng (Pò khun). Các vua Hùng nối nghiệp theo kiểu cha truyền con nối
=> Xã hội các vua Hùng là một xã hội văn hoá dù còn sơ khai. Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí của người Việt. đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết của nhân dân. Bồi dắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
* Ghi nhớ: SGK.
- Chi tiết hoang đường, kì ảo: do con ngiười tưởng tượng ra, tạo bản sắc riêng cho thể loại, sự hấp dẫn cho truyền thuyết, giải thích tự nhiên và mơ ước chinh phục, khám phá tự nhiên của con người thưở sơ khai.
- Chi tiết kì lạ nhất; Sinh ra cái bọc trăm trứng - cái bào thai vĩ dại nhất của mẹ Âu Cơ.
III. Luyện tập.
1. Bài 1; Đọc thêm một số truyện truyền thuyết giải thích nguồn gốc của các dân tộc: Truyện cổTày, Nùng, Mèo,..
2. Bài tập 2: Đọc diễn cảm một đoạn truyện.
D. Củng cố.
- Nêu lại khái niệm truyền thuyết? Chi tiết kì ảo,kì lạ?
- Đọc truyện: Quả Bầu mẹ( tự đọc và tóm tắt)
E. Hướng dẫn về nhà.
- Tóm tắt truyện và nắm ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài đọc thêm: Bánh chưng, bánh dày (theo câu hỏi hướng dẫn và tìm hiểu về hai loại bánh trong đời sống của nhân dân ngày nay).
 ******************

Tài liệu đính kèm:

  • docCON RONG CHAU TIEN.doc