Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 (Bản new) - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 (Bản new) - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức:

Khắc sâu hơn kiến thức dã học về thể loại truyện cổ tích, kiểu nhận vật của truyện cổ tích.

Biết nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình

2. Về kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.

3. Về giáo dục:

Giáo dục thái độ cận thận hơn khi làm bài

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định:

3. Trả bài;

1. Nhận xét chung

a) Ưu điểm

- Đa số các em xác định được dễ dành về truyện và cách tóm tắt truyện .

- Biết kể theo cách riêng của mình.

- Bài viết rõ ràng các phần.

- Nhiều em viết bài tốt, diễn đạt hay.

- Các em đạt điểm cao cụ thể như sau:

b) Khuyết điểm

- Một số em chưa so sánh được hai thể loại truyện cổ tích và truyền thuyết

- Một số em không nhớ về truyện cho nên viết lộn xộn hoặc lạc đề đặc biệt là các em đồng bào.

- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu còn nhiều.

- Khi làm một bài văn các em thường không tách ra các đoạn văn, các phần cảu một văn bản.

 

docx 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 (Bản new) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 11
Tiết
41
Trả bài kiểm tra văn
Tiết
42
Luyện nói kể chuyện
Tiết
43
Cụm danh từ
Tiết
44
Ôn tập tiếng Việt
Ngày soạn: 23/10/2011
	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức: 
Khắc sâu hơn kiến thức dã học về thể loại truyện cổ tích, kiểu nhận vật của truyện cổ tích.
Biết nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài viết của mình
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
3. Về giáo dục: 
Giáo dục thái độ cận thận hơn khi làm bài
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định:
3. Trả bài; 
1. Nhận xét chung
a) Ưu điểm
- Đa số các em xác định được dễ dành về truyện và cách tóm tắt truyện .
- Biết kể theo cách riêng của mình.
- Bài viết rõ ràng các phần.
- Nhiều em viết bài tốt, diễn đạt hay.
- Các em đạt điểm cao cụ thể như sau:
b) Khuyết điểm
- Một số em chưa so sánh được hai thể loại truyện cổ tích và truyền thuyết
- Một số em không nhớ về truyện cho nên viết lộn xộn hoặc lạc đề đặc biệt là các em đồng bào.
- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu còn nhiều.
- Khi làm một bài văn các em thường không tách ra các đoạn văn, các phần cảu một văn bản.
2. Giải bài kiểm tra .
Câu 1: Tóm tắt truyện Thánh Gióng trong vòng 10 -12 câu ( 3.5 điểm)
- Đảm bảo số câu quy định (1.0 điểm)
- Chọn lọc được các sự việc chính của truyện để kể ( 2.0 điểm)
+ Giới thiệu nguồn gốc xuất thân: ra đời kí lạ, 3 tuổi mà không biết nói biết cười.
+ Đáp lời kêu gọi đánh giặc An của sứ giả.
+ Yêu cầu nhà vua sắm vũ khí để ra trận.
+ Lớn nhanh như thổi nhờ cơm gạo của nhân dân.
+ Vươn vai trở thành tráng sĩ, xông pha ra trận, đánh tan giặc An
+ Roi sắt gãy nhổ cọc tre đánh giặc.
+ Đánh giặc xong bay về trời.
Câu 2: So sánh.
- Giống nhau:
- Đều là loại truyện dân gian
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Khác nhau:
- Truyền thuyết:
- Kể về các nhân vật và lịch sử thời quá khứ
- Thể hiện thái độ đánh giá với các nhân vật được kể
- Truyện cổ tích:
- Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật (mồ côi, bất hạnh, xấu xí, dung sĩ,)
- Thể hiện ước mơ cái thiện luôn thắng cái ác
Câu 3: Cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh (3.5 điểm)
- Nêu được cảm nghĩ của em về Thạch Sanh: Yêu mến sự chân thực - khâm phục tài năng của Thạch Sanh. Trân trọng tấm lòng nhân hậu.
3. Trả bài kiểm tra và giải đáp thắc mắc
4. GV chọn một số bài tốt đọc trước lớp để các HS khác tham khảo.
5. Hướng dẫn tự học
- Hoàn thành bài viết vào vở.
- Luyện nói kể chuyện. Gv chia nhóm cho HS chọn đề, Yêu cầu vê nhà lập dàn ý. Gv cho tài liệu để - Hs tham khảo chuẩn bị bài nói.
6. Hướng dẫn tự học
- Hoàn thành đáp án vào vở
- Soạn bài Luyện nói kể chuyện.
7. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài; chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện (đề số 4)
Ngày soạn: 23/10/2011
Tiết 42/ Tập làm văn:	LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng:
Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
Tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó, giao tiếp, xử lí thông tin, GQVĐ, hợp tác, lắng nghe tích cực, thương lượng, 
3. Thái độ: 
Mạnh dạn, chững chạc, tự nhiên khi đững trước đám đông.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo, bảng phụ
- HS: Soạn bài.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, đàm thoại, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Động não, trao đổi, làm việc cá nhân, chia nhóm, 
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt dạy - học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gv kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà của các nhóm. Gv sửa cho HS để các em có hướng kể trong bài luyện nói.
3. Bài mới: 
GV phổ biến nội dung tiết luyện nói.
* Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về dàn bài của đề số 4 sgk: 
Đề: Em hãy kể về một chuyến ra thành phố.
- Đại diện nhóm trình bày dàn ý của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chung và đi đến thống nhất.
* Dàn ý tham khảo
a) Mở bài: 
- Giới thiệu về chuyến ra thành phố mà em nhớ nhất.
b) Thân bài:
- Ra thành phố vào thời gian nào? Thành phố đó là thành phố nào? Lí do ra thành phố?
- Em đi với ai? Trong hoàn cảnh nào?
- Thành phố có gì khác với nông thôn nơi em sống.
+ Người đông đúc, nhộn nhịp.
+ Đường sá, xe cộ, chợ búa...
+ Nhà cao tầng
+ Các khu công nghiệp
+ Các danh lam thắng cảnh
+ Các di tích lịch sử
+ Con người thành phố
- Em thích nhất khi ra thành phố là gì?
c) Kết bài:
- Cảm nhận của em khi ra thành phố.
- Lời hứa hẹn, ước muốn của mình...
* Hoạt động 2
- GV tổ chức HS nói theo tổ và nhận xét của các thành viên trong tổ.
- GV theo dõi, bổ sung, sửa chữa.
* Hoạt động 3
- Luyện nói trên lớp
- Từng HS lên lớp nói theo dàn ý 
(Ưu tiên những em chưa được lên lần nào, những em còn nhút nhát)
* Yêu cầu:
- Nói to, rõ đđể mọi người đđều nghe . 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người
- Cách trình bày bài nói phải mạch lạc, trôi chảy. 
- Nội dung: Bài nói bám sát yêu cầu của đề bài. 
- Thái độ: Tự nhiên, thoải mái. 
4. Hướng dẫn tự học
- Về nhà cần mạnh dạn kể chuyện cho bạn bề, những người xung quanh nghe.
- Nhớ lại đề và bài viết số 2.
5. Dặn dò: 	
- Về nhà tập nói với người thân, bạn bè.
- Chuẩn bị bài: Cụm danh từ.
Ngày soạn: 25/10/2011
Tiếng Việt:	CỤM DANH TỪ
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và sau cụm danh từ.
2. Kĩ năng: 
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
- Tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó, giao tiếp, xử lí thông tin, GQVĐ, hợp tác, lắng nghe tích cực, thương lượng, 
3. Thái độ: 
- Nói viết đầy đủ ý nghĩa nhớ sử dụng cụm danh từ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, Sách Hướng dẫn thực hiện chẩn KTKN, Sách tham khảo, bảng phụ
- HS: Soạn bài.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày, đàm thoại, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Động não, trao đổi, làm việc cá nhân, chia nhóm, 
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho biết cách viết danh từ riêng tên người, tên địa lí Việt Nam?
- Viết từ: Lâm Đồng, Nguyễn Ai Quốc, nước Pháp, Đức.
3. Bài mới: 
Trong câu thường được cấu tạo bởi cụm từ trong đó có cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì? Đặc điểm và cấu tạo của nó ra sao thì hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV treo bảng phụ VD sgk/116
- Những từ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Xác định phần trung tâm của cụm DT?
Trong cụm DT, đâu là DT trung tâm?
- GV lấy VD:
+ Những em học sinh.
+ Ba thúng gạo...
- HS lấy VD.
* Hoạt động 2
- HS đọc VD sgk.
- So sánh cách nói trên.
- Em có nhận xét gì về nghĩa của cụm DT so với của một DT?
- HS tìm cụm DT và đặt câu với cụm DT vừa tìm được.
- Học ghi nhớ sgk/117.
* Hoạt động 3
- HS đọc mục II.1.
- Tìm cụm DT trong VD trên?
- Liệt kê các phụ ngữ đứng trước và phụ ngữ đứng sau của cụm DT ?
- HS điền các cụm DT trên vào mô hình.
- HS đọc ghi nhớ sgk/118.
* Hoạt động 4
GV hướng dẫn, tổ chức HS luyện tập.
Hướng dẫn tự học
- Tìm các cụm danh từ có trong truyện ếch ngồi đáy giếng.
-Chuẩn bị bài số từ và lượng từ. Đọc bài tìm hiểu thế nào là lượng từ và số từ?
I. Cụm danh từ
1. Xét ví dụ: (sgk/116)
* Xác định các cụm danh từ
- Phần trung tâm: ngày, vợ chồng, túp lều.
- Phần phụ ngữ: xưa, hai, ông lão đánh cá, một, nát, trên bờ biển.
-> Kết luận: các tổ hợp từ trên được gọi là cụm danh từ.
* Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ
- Cụm danh từ rõ nghĩa hơn so với một danh từ.
- Cụm danh từ và một danh từ trong câu hoạt động giống nhau.
* Ghi nhớ (sgk/117)
II. Cấu tạo của cụm danh từ.
1. Ví dụ:
- Các cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm con, cả làng.
- Các phụ ngữ đứng trước: cả, ba, chín.
- Các phụ ngữ đứng sau: ấy, nếp, đực, sau.
2. Ghi nhớ (sgk/118)
III. Luyện tập
Bài tập 1
a) một người chồng thật xứng đáng
b) một lưỡi búa của cha để lại
c) một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Bài tập 2. Lập bảng theo mô hình.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T2
T1
T1
T2
s1
s1
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi, có nhiều phép lạ
Bài tập 3. Điền các phụ ngữ vào chỗ trống ta được:
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
4. Hướng dẫn tự học
- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
-Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
5. Dặn dò: 	
- Soạn bài Số từ và lượng từ
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài Chân, Tay, Mắt, Miệng (Hướng dẫn đọc thêm)
Ngày soạn: 25/10/2011
	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học: Lý thuyết, bài tập thực hành.
Nhận diện các kiểu kiến thức đã học để giải quyết tốt các bài tập
2. Kỹ năng
Vận dụng vào việc nói, viết, tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị :
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập, bảng phụ
- Học sinh: Học bài, ôn tập
C. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bai cũ: 
Kiểm tra bài soạn của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kể tên các bài đã học
- Nêu tên bài, nội dung đã học ở bài 1 đến bài 11 ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
- Từ là gì ? Từ được phân làm mấy loại.
- Thế nào là từ đơn? ví dụ 
- Thế nào là từ phức? ví dụ
- Trong câu văn sau có bao nhiêu từ?
- Từ láy là gì? có mấy loại , cho ví dụ cụ thể.
- Em hiểu từ thuần Việt là gì?
- Từ thuần Việt khác từ mượn ở chỗ nào?
- Chỉ ra tác dụng và hạn chế của việc dùng từ mượn?
- Chúng ta mượn từ có nguồn gốc từ đâu là chủ yếu?
- Nghĩa của từ là gì?
- Cơ sở để giải thích nghĩa của từ?
- Từ nhiều nghĩa là gì? cho ví dụ?
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
- Cho ví dụ và chỉ ra hiện tượng chuyển nghĩa?
Ví dụ : ăn cơm -> ăn mặc, ăn chơi
- Trong câu nghĩa của từ được hiểu như thế nào ( chỉ có 1 nghĩa nhất định. Trong 1 số trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
VD : - cô ấy có đôi mắt rất dịu hiền.
- Con mắt là gương, người ghét ngó ít người thương ngó nhiều (con mắt : thị giác là tình cảm, là “ cửa sổ tâm hồn”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đúng chính tả bài “ ếch ngồi đáy giếng” .
- Danh từ là gì?
- Nêu đặc điểm của danh từ chung và danh từ riêng ?
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng ?
- Cụm danh từ là gì ?
HS: Kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước các từ : này, ấy, đó, nọ ở phía sau & 1 số từ ngữ khác làm thành cụm danh từ.
I/ Nội dung ôn tập
1. Cấu tạo từ tiếng việt
2. Từ mượn
3. Nghĩa của từ
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
5. Chữa lỗi dùng từ
6. Danh từ , cụm danh từ.
II/ Hướng dẫn ôn tập
1. Cấu tạo tiếng Việt
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Phân loại từ
+ Từ đơn 
+ Từ phức: - Từ ghép
 - Từ láy
VD : Từ /đất/ nớc/ ta / chăm / nghề/ trồng/ trọt / chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ tết/ làm/ bánh/ / chưng/ bánh giầy.
2. Từ mượn
- Thuần Việt: do cha ông ta sáng tạo ra .
- Từ mượn : Người khác nhập vào tiếng Việt
- Tác dụng : Làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt
- Hạn chế : Mượn từ 1 cách tuỳ tiện -> lạm dụng, ngôn ngữ bị pha tạp, mất đị sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Nghĩa của từ 
- Là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
- Cơ sở : 
 + khái niệm
 +Từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượngchuyển nghĩa của từ.
- Một từ có thể có nhiều nghĩa 
VD : Chân : Chân bàn, chân đê, chân trời, chân gà.
- Trong từ nhiều nghĩa:
+ Nghĩa gốc : Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở đề hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển : Được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
5. Chữa lỗi dùng từ.
- Dùng các từ gần nghĩa.
- Phát âm, dùng từ không đúng nghĩa.
6. Danh từ :
a/ Khái niệm:
Là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
b/ Danh từ chung và danh từ riêng:
b1/ Danh từ chung:
Là danh từ gọi tên một loại sự vật
VD: bút, thước, cây, cỏ,
b2/ Danh từ riêng:
Là danh từ gọi tên riêng từng người, vật, địa lí, 
b3/ Quy tắc viết hoa:
Viết hoa chữ cái đầu
c/ Cụm danh từ:
Phần trước
P. tr. tâm
Phần sau
T2
T1
Tt1
Tt2
S1
S2
Cả
Ba 
Ba 
Ba 
chín
thúng
con
con 
con
năm
Làng
Gạo
Trâu
Trâu
Làng 
nếp
đực
sau
ấy
ấy
4. Dặn dò:
	Xem lại bài
	Chuẩn bị tiết sau kiểm tra tiếng Việt 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA6 T11.docx