Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tiết 49: Cấu tạo trong của thỏ

Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tiết 49: Cấu tạo trong của thỏ

. Mục tiêu bài học:

 - Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của thỏ.

 - Phân tích được sự tiến hoá của thỏ so với ĐV ở các lớp trước.

 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.

 - Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh vẽ H47.1, H47.2, H47.3, H47.4.

 Mô hình cấu tạo trong của thỏ.

 Mô hình bộ não thỏ.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Sinh học - Tiết 49: Cấu tạo trong của thỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Sơn Cương 
 giáo án sinh học 7
Ngày soạn :29/02/2012 
Ngày giảng : 02/03/2012
Tiết 49: cấu tạo trong của thỏ 
I. Mục tiêu bài học:
	- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của thỏ.
	- Phân tích được sự tiến hoá của thỏ so với ĐV ở các lớp trước.
	- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
	- Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ H47.1, H47.2, H47.3, H47.4.
	Mô hình cấu tạo trong của thỏ.
	Mô hình bộ não thỏ.
III. Hoạt động dạy và học:
1- Tổ chức : 7A : 
2- Kiểm tra bài cũ:
	? Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Bộ xơng và hệ cơ
Cho HS quan sát tranh bộ xương thỏ, nghiên cứu thông tin trong SGK.
? Bộ xương thỏ có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
? So sánh bộ xương thỏ với bộ xương thằn lằn?
a. Bộ xương:
Quan sát tranh và nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
Kết luận:
+ Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành bộ khung và các khoang làm nhiệm vụ định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động cơ thể.
+ So sánh:
. Bộ xương thỏ giống với bộ xương thằn lằn: Xương đầu, cột sống, xương chi.
Sự khác nhau giữa bộ xương thỏ và xương thằn lằn:
Bộ xương thằn lằn
Bộ xương thỏ
- Đốt sống cổ: nhiều hơn 7.
- Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành).
- Các chi nằm ngang (bò sát)
- Đốt sống cổ: 7 đốt
- Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực(có cơ hoành).
- Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.
Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
? Chức năng hệ cơ của thỏ?
b. Hệ cơ:
Tìm hiểu thông tin.
Trả lời câu hỏi.
Kết luận:
+ Cơ là phần thịt bám vào xương giúp cho sự vận động cơ thể. Có xuất hiện cơ hoành ngăn cơ thể thành 2 khoang ngực và bụng.
Hoạt động 2: Các cơ quan dinh dưỡng
Cho HS quan sát mô hình cấu tạo trong của thỏ kết hợp với quan sát H47.2. Hoàn chỉnh bảng trong SGK.
Quan sát mô hình và tranh vẽ.
Tự hoàn thiện vào bảng SGK.
Bảng. Thành phần của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Các thành phần
Tiêu hoá
Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già, gan, tụy
Hô hấp
Khí quản, phế quản, 2 lá phổi
Tuần hoàn
Tim, các mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Bài tiết
2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu
Sinh sản
Con cái: có buồng trứng, ống dẫn trứng , tử cung.
Con đực: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối.
Hoạt động 3: Hệ thần kinh và giác quan
Cho HS quan sát mô hình bộ não thỏ kết hợp với tranh vẽ.
? Bộ não thỏ có đặc điểm giống và khác bộ não thằn lằn nh thế nào?
? Bộ não thỏ tiến hoá hơn bộ não thằn lằn ở những điểm nào?
? Cho biết đặc điểm của các giác quan thỏ?
Tự quan sát mô hình và tranh vẽ.
Kết luận:
+ Bộ não của thỏ cũng gồm các phần giống bộ não thằn lằn song bán cầu não phát triển, tiểu não phát triển.
+ Mắt: Có 2 mí.
Tai: tinh, có vành tai.
Mũi: thính.
4. Củng cố:
	Cho HS đọc phần kết luận trong SGK.
	? Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ? So sánh với lớp Chim?
5. Hướng dẫn về nhà:
	Hướng dẫn HS về nhà học và trả lời các câu hỏi trong SGK.
	Tìm hiểu phần đa dạng của lớp thú.
 Ký duyệt của BGH Người Soạn 
 Hà Xuân Sơn 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 7 chuan 20122013.doc