Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37 đến 42 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37 đến 42 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Mục tiêu của bài:Giúp học sinh nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tấn công giải phóng đất nước. Nắm được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa

b) Về kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ trong học lịch sử, tham khảo các tài liệu bổ xung cho bài

c) Về thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước niềm tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm vượt khó và để học tập và phấn đấu vươn lên

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Soạn bài, SGK, SGV, lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

b) Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)

* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) :Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ đầu thế kỷ XV tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi sướng. Cuộc khởi nghĩa đó diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, tiết học này thầy trò ta cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ miền tây Thanh Hoá.

 

doc 27 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 37 đến 42 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26.12.2012
Ngày dạy: 03.01.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 02.01.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 37: 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ (CHƯƠNG III)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được các kiến thức cư bản về:
- Bối cảnh nhà Trần thành lập, nhà Trần xây dựng kinh tế và phát triển quân đội
- Nắm được đường lối kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông Nguyên
- Sự phát triển kinh tế văn hoá thời Trần
- Nắm được những cải cách của Hồ Quý Ly
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện các kỹ năng so sánh các vấn đề lịch sử, lập niên biểu các giai đoạn lịch sử, xác định kiến thức đúng.
c) Về thái độ
- Học sinh yêu thích bộ môn, say sưa tìm tòi nghiên cứu các vấn đề lịch sử
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Hệ thống hoá kiến thức, ra đề các bài tập
b) Chuẩn bị của HS
- Ôn tập chương III
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm, kết quả của các cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược.
* Đáp án: 
- Nguyên nhân bùng nổ: Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Minh (2,5đ)
- Đặc điểm: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm, liên tục mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối kết hợp (2,5đ)
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại (2,5đ)
- Nguyên nhân thất bại: Thiếu sự liên kết, chưa tạo được phong trào chung (2,5đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’): Ở chương III các em đã được tìm hiểu về nước Đại Việt thời Trần thế kỷ XIII- XIV, để củng cố kiến thức đx học ở chương III, tiết học này chúng ta cùng làm một số bài tập
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt dộng của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (5’)
1. Bài tập 1
?: So với thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần tiến bộ hơn ở những điểm nào?
- Bộ máy nhà nước thời Trần: Triều đình có thêm chức Thái Thượng Hoàng (vua cha), vua cha cùng vua con cai quản đất nước trong thời gian đầu vua con mới lên ngôi
- Bộ máy hành chính ở triều đình TW và địa phương được tổ chức quy củ chặt chẽ, đặt thêm các chức quan quản lý nhiều mặt của đất nước
* Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Trần
Thái Thượng Hoàng (vua cha)
Vua
- TW:
Quan văn
Quốc sử viện
Thái y viện
Quan võ
Tôn nhân phủ
Hà đê sứ
Đồn điền sứ
Khuyến nông sứ
Lộ
(Chánh, Phó an phủ sứ)
- Địa phương: 
Châu - Huyện
Tri châu – Tri huyện
Xã
(xã quan)
Xã
(xã quan)
Hoạt động 2: (5’)
2. Bài tập 2
?: Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như thế nào?
- Xây dựng quân đội: Gồm cấm quân, quân ở các lộ, hương binh, quân của các Vương hầu
+ Tuyển binh theo chính sách ngụ binh ư nông
+ Chủ trương: Quân cốt tinh nhuệ chứ không cốt đông.
- Quốc phòng: Cử tướng giỏi canh giữ vùng biên giới, đoàn kết toàn dân
Hoạt động 3: (5’)
3. Bài tập 3
Nhà Trần khôi phục và phát triển kinh tế như thế nào?
- Nông nghiệp: khai khẩn ruộng hoang, mở rộng diện tích đất trồng, nạo vét kênh ngòi
- Thủ công nghiệp: Phát triển các xưởng thủ công nhà nước và các nghề thủ công cổ truyền.
- Thương nghiệp: Buôn bán trong và ngoài nước đều phát triển
Hoạt động 4: (5’)
4. Bài tập 4
?: Đường lối đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
- Dựa vào dân để đánh giặc, lấy đoản binh để thắng trường trận, vừa cản giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, đoàn kết toàn dân để cùng đánh giặc, chủ động phát huy sức mạnh của ta, khai thác chỗ yếu của giặc, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta
Hoạt động 5: (5’)
5. Bài tập 5
?: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi là do? 
a. Có sự đoàn kết toàn dân
b. Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
c. Có người chỉ huy tài giỏi
d. Đường lối đánh giặc sáng tạo đúng đắn.
đ. cả 4 ý kiến trên đều đúng
- Đáp án : đ
Hoạt động 6: (5’)
6. Bài tập 6
?: Nhà Trần có nhiều công trình kiến trúc mới được xây dựng với kỹ thuật tinh xảo, các công trình sau đây được xây dựng ở các địa phương nào ? Hãy nối cho đúng?
Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, Hoàng Thành và các địa danh: Nam Định, Thăng Long, Thanh Hoá
- Tháp Phổ Minh: Nam Định
- Thành Tây Đô: Thanh Hoá
- Hoàng Thành: Thăng Long
Hoạt động 7: (5’)
7. Bài tập 7
?: Đường lối kháng chiến mà nhà trần thực hiện trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên là?
 a .Trước thế giặc mạnh, rút lui để bảo toàn lực lượng.
 b. Tổ chức toàn dân đánh giặc .
 c. Thực hiện vườn không nhà trống ở Thăng Long.
 d. Tấn công quyết định, giành thắng lợi ngay từ đầu.
 e. Đợi cho giặc chán nản, phải rút mới đánh 
c) Củng cố, luyện tập (3’)
- Nước Đại Việt thời Trần có nhiều đóng góp lớn cho đất nước: Xây dựng quân đội, phát triển kinh tế, đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên
- Nước Đại Việt thời Trần đã xây dựng một nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc
* Kiểm tra đánh giá: 
? Vì sao trong thời kỳ này nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân như vây?
a. Do bị bóc lột nặng nề
b. Do thiên tai mất mùa.
c. Do mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, nô tì với giai cấp thống trị.
c. Do tranh dành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Đọc lại phần lịch sử thế giới trung đại.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27.12.2012
Ngày dạy: 04.01.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 03.01.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 38 - Bài 19: 
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
I- THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Mục tiêu của bài:Giúp học sinh nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tấn công giải phóng đất nước. Nắm được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ trong học lịch sử, tham khảo các tài liệu bổ xung cho bài
c) Về thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước niềm tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm vượt khó và để học tập và phấn đấu vươn lên
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Soạn bài, SGK, SGV, lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) :Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ đầu thế kỷ XV tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi sướng. Cuộc khởi nghĩa đó diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, tiết học này thầy trò ta cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ miền tây Thanh Hoá.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20’)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
?: Nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi ?
HS: Là 1 hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn, Thanh Hoá, ông đau lòng trước cảnh nước mất, nhân dân cơ cực lầm than nên ông đã dốc hết tài sản, quyết chí chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến.
HS: Đọc đoạn tư liệu Khâm định
GV: Quân Minh nhiều lần mua chuộc dụ dỗ ông nhưng đều thất bại, Lê lợi thường nói “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to để tiếng thơm hàng nghìn thủa chứ đâu lại đi xun xoe phục dịch người khác”. Ông tuyên bố “Ta dấy quân đánh giặc không phải vì tham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn ngược”
?: Câu nói của ông thể hiện điều gì?
HS: Thể hiện ý chí tự chủ, lòng yêu nước của người dân Đại Việt, Thể hiện ông còn là người cương trực, khảng khái (ghi) 
?: Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?
HS: Trả lời theo SGK
GV:(Sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn)
- Lam Sơn là vùng rừng núi thấp xen kẽ những dải rừng thưa và cánh đồng hẹp, phía trên núi Lam sơn tiếp giáp với núi rừng trùng điệp của thượng du sông Chu, sông Mã, phía dưới liền với đồng bằng rộng lớn của vùng Thanh Hoá, về mặt giao thông Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, mạch máu giao thông nối liền giữa miền núi và miền biển, là nơi sinh sống của các dân tộc Việt, Mường,Thái. 
- Ở căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân có thể toả xuống miền đồng bằng hoạt động, khi lực lượng lớn mạnh, Mặt khác khi bị địch bao vây, nghĩa quân có thể rút lên núi bảo toàn lực lượng.
- Ở căn cứ này, chính quyền địch non yếu không kiểm soát được, trong khi đó nhân dân ở đây lại rất dũng cảm và đoàn kết.
-Nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi (ghi) ->
?: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa?
HS: Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh, người người oán hận và sẵn sàng tham gia kháng chiến
?: Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi? HS: (SGK – T83)
GV: Nguyễn trãi là con Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ, khi triều hồ sụp đổ, ông bị quân thù giam lỏng ở thành Đông quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách. 
Trong quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã trở thành quân sư, là cánh tay phải của Lê Lợi.
?: Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lê Lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì? (ghi) ->
GV: Trình bày hội thề Lũng Nhai, đọc bài văn thề trong sách à tinh thần quyết tâm khởi nghĩa chống giặc của Lê Lợi và mọi người 
?: Việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có ý nghĩa gì?
HS: Mặc dù giặc khủng bố dã man nhưng không tiêu diệt được tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta
GV: Trong những năm đầu, phải chiến đấu trong điều kiện quá chênh lệch về lực lượng với địch, đầy gian khổ thiếu thốn nhưng lực lượng nghĩa quân vẫn đứng vững, cụ thể chúng ta tìm hiểu phần 2
- Lê Lợi ( 1385- 1433) là người có lòng yêu nước nồng nàn, thương dân, cương trực, khảng khái, nuôi chí giết giặc, cứu nước. ông chọn Lam Sơn (Thanh Hoá) làm căn cứ khởi nghĩa
- Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Trãi
- Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.
- 7/2/1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương.
Hoạt động 2: (20’)
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
?: Thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa quân Lam Sơn gặp phải những khó khăn gì?
(ghi) ->
GV: Tình hình khó khăn của nghĩa quân đã được Nguyễn Trãi mô tả trong cuốn " Quân trung từ mệnh tập":“Cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có một ... pháp có bộ luật nào? Vì sao ở thời Lê nhà nước quan tâm đến pháp luật?
HS: 
- Giữ gìn kỉ cương xã hội, ràng buộc nông dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lý chặt chẽ.
- Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta.
?: Nội dung chính của luật Hồng Đức là gì?
+ Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc
+ Bảo vệ quyền lợi của g/c thống trị
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế, gìn giữ truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ
?: Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ hơn các bộ luật trước đây?
HS: Bảo vệ phụ nữ.
?: Em có nhận xét gì về ảnh hưởng và tác dụng của bộ luật Hồng Đức?
HS: Là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến. Thể hiện bước phát triển mạnh trong lịch sử pháp luật Việt Nam, góp phần củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế ổn định đất nước
- Lê Thánh Tông ban hành bộ luật mới là bộ Quốc triều hình luật hay còn gọi là luật Hồng đức 
- Nội dung chính:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ 
c) Củng cố, luyện tập (3’)
- Hãy vẽ lại sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê Sơ ?
- Tại sao trong hoàn cảnh bấy giờ, phép “ngụ binh ư nông” trong quân đội là tối ưu ?
- Vì sao thời Lê Sơ nhà nước quan tâm đến pháp luật. Liên hệ thời Lý, Trần ?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.
- Sưu tầm tư liệu cho tiết sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12.01.2013
Ngày dạy: 19.01.2013 Dạy lớp: 7A
Ngày dạy: 19.01.2013 Dạy lớp: 7B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 42 - Bài 20:
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Học sinh nắm được sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, thời Lê Sơ nền kinh tế phát triển về mọi mặt.
- Sự phân chia xã hội thành 2 giai cấp chính: Địa chủ PK và nông dân. Đời sống các tầng lớp như thế nào.
b) Về kỹ năng
- Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình kinh tế xã hội theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.
c) Về thái độ
- Giáo dục cho hs ý thức tự hào về thời kì thịnh trị của đất nước.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Sơ đồ câm về các tầng lớp, giai cấp trong xã hội thời Lê Sơ, một số tư liệu phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội thời Lê Sơ.
b) Chuẩn bị của HS
- Đọc trước SGK ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi:
- Trình bày cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ ?
* Đáp án:
- Đứng đầu triều đình là vua: Nắm mọi quyền hành, giúp việc vua có các đại thần (2đ) 
+ Ở TĐ có 6 bộ, ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn (2đ) 
+ Địa phương: Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo có 3 ti (2đ) 
+ Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã (2đ) 
- Tổ chức quân đội (1đ) 
- Luật pháp: cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức (1đ) 
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Cùng với việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, nhà Lê có nhiều biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế. Nền kinh tế và xã hội thời Lê Sơ có gì mới ?
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20’)
II. Tình hình kinh tê-xã hội:
1. Kinh tế.
HS: (Đọc SGk phần 1)
GV: 20 năm dưới ách thống trị của PK nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình trạng cực khổ.
?: Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích khôi phục và phát triển kinh tế ?
HS: Vua Lê Thái tổ cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn 10 vạn người được chia thành 5 phiên thay nhau về quê làm ruộng 
?: Việc làm đó có tác dụng như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp?
HS: Tăng lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp 
HS: (Đọc đoạn in nghiêng.)
?: Vì sao nhà Lê quan tâm đến việc bảo vệ đê điều ? Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê Sơ đối với nông nghiệp ?
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận:
- Vì nước ta thường xuyên bị lũ lụt gây hại mùa màng.
- Quan tâm phát triển nông nghiệp.
- Nền sản xuất được khôi phục, đời sống nhân dân được cải thiện.
?: Thời Lê Sơ có những ngành thủ công tiêu biểu nào. Qua đó em có nhận xét gì ?
HS:
- Các ngành nghề thủ công ở các làng xã kéo tơ dệt lụa ...
- Các phường thủ công ở Thăng Long : Nghi Tàm, Yên Thái 
- Các công xưởng do nhà nước quản lý
( cục Bách tác ) được quan tâm 
?: Em có nhận xét gì về tình hình TCN thời Lê sơ?
HS:
- Các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời 
- Thăng long ...nhất 
GV: Xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công. Các phường thủ công ra đời và phát triển mạnh. Xuất hiện các công xưởng mới.
?: Nông nghiệp và thủ công nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
HS: Giao lưu trao đổi hàng hoá -> nông nghiệp phát triển -> nhiều ngành nghề thủ công phát triển 
?: Nội thương phát triển ra sao ?
HS: Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể qui định việc thành lập chợ và họp chợ. Nhà Lê còn qui định ngày họp chợ phiên: chợ mới không được trùng ngày với chợ cũ , không trành giành khách hàng 
HS: Đọc đoạn in nghiêng.
?: Tình hình ngoại thương ra sao ?
HS: Tìm mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp?
?: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận: Giao lưu trao đổi hàng hóa thúc đẩy thủ công và nông nghiệp phát triển.
- Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và nhà nước, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển , dân số ngày càng tăng, nhà nước đã cho phép các làng có trên 500 hộ có thể tách ra thành lập thêm làng mới, cuộc sống của nhân dân nói chung ổn định, có thể nói bấy giờ Đại Việt là nước cường thịnh nhất ở ĐNA 
a, Nông nghiệp
- 20 năm dưới ách thống trị của PK nhà Minh, nước ta đã lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
- Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, còn lại 10 vạn được chia thành phiên thay nhau về quê sản xuất.
- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
- Đặt thêm các cơ quan chuyên lo về nông nghiệp Khuyến Nông sứ, Hà Đê sứ và Đồn Điền Sứ. Thi hành chính sách quân điền. Cấm giết trâu bò, cấm điều động phu phen trong mùa cấy hái, đắp đê, đào sông.
- Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
b, Thủ công nghiệp và thương nghiệp 
- Các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón
- Nhiều làng thủ công nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập chung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
- Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là cục Bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền
- Khuyến khích lập chợ, họp chợ.
- Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sản quý là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Hoạt động 1: (15’)
II. Tình hình kinh tê-xã hội:
2. Xã hội.
?: Xã hội Đại Việt thời Lê Sơ có những giai cấp, tầng lớp nào, đời sống của họ ra sao?
HS:
- Ruộng đất chủ yếu là ruộng công nhà nước ,sở hữu của vua .Giai cấp địa chủ có nhiều ruộng đất .
- Giai cấp nông dân chiếm đa số,họ có ít hoặc không có ruộng đất,nhận ruộng công của nhà nước cày cấy nộp tô thuế,đi phục dịch cho nhà nước hoặc cày cấy ruộng địa chủ, quan lại và phải nộp phần hoa lợi. Nông dân bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
- Ngoài ra còn có các tầng lớp: thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông ® phải nộp thuế cho nhà nước, không được xã hội coi trọng.
- Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội ® nô tì giảm ® tiến bộ về mặt xã hội .
- So với thời Trần : Thời Trần 2 tầng lớp: thống trị (vua, vương hầu quan lại), bị trị ( nông dân, thợ thủ công, nô tì...) khác nhà Lê hình thành 2 giai cấp,4 tầng lớp. Thời Lê sơ không có nông nô , nô tì giảm dần .
?: So sánh cơ cấu xã hội thời Trần với thời Lê Sơ ?
HS: Hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét kết luận: Nhà Trần có 2 tầng lớp: Thống trị (Vua, vương hầu, quan lại) bị trị (Nông dân, thọ thủ công, nô tì). Còn nhà Lê Sơ hình thành giai cấp, tầng lớp nô tì giảm dần rồi bị xóa bỏ.
?: Nhận xét về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà Lê ?
HS: Tiến bộ, có quan tâm đến đời sống của nhân dân, giảm bớt bất công. Do vậy, nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Đại Việt là nước cường thịnh nhất ở khu vực ĐNA bấy giờ.
- Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít và không có ruộng đất, phải cày thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô.
- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ phải nộp thuế cho nhà nước.
- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì và bức dân tự do làm nô tì.
- Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ
c) Củng cố, luyện tập (3’)
- Tại sao nói Lê Sơ là thời thịnh đạt nhất ?
- Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Lê Sơ ?
Xã hội
Tầng lớp
Giai cấp
Nô tỳ
Thợ thủ công 
Thương nhân 
Nông dân
Địa chủ
Phong kiến
Vua Quan Địa chủ 
? Trình bày những nét chính về kinh tế thời Lê sơ ?
- Giải phóng ruộng đất cho nông dân cày cấy, đặt các chức quan phụ trách nông nghiệp, thực hiện phép quân điền, khuyến khích bảo vệ sản xuất nông nghiệp
- Công, thương nghiệp đều phát triển
? Thời Lê sơ xã hội có những tầng lớp và giai cấp nào ?
- Giai cấp:
+ Địa chủ phong kiến (vua, quan, địa chủ)
+ Nông dân
- Tầng lớp: thị dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Học bài theo câu hỏi SGK. Vẽ lại sơ đồ giai cấp, tầng lớp XH thời Lê sơ
- Đọc trước phần III trả lới câu hỏi:
+ Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ ntn ?
+ Văn hoá, KHNT đạt được những thành tựu gì
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37-42.doc