Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 5 - Tiết 13: Luyện tập

Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 5 - Tiết 13: Luyện tập

- Củng cố cho HS kiến thức cơ bản của luỹ thừa và phép nhân hai luỹ thừa cùng có số.

 - Rèn cho HS khả năng dự đoán kết quả.

 - Rèn luyện cho HS tính chính xác trong trình bày.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi và bài tập 63 (sgk - T 28).

 Học sinh : Máy tính bỏ túi; đồ dùng học tập quy định.

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Số học - Tuần 5 - Tiết 13: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05	Ngày soạn: 05/ 9/ 2011
Tiết: 13	Ngày dạy: .
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
	- Củng cố cho HS kiến thức cơ bản của luỹ thừa và phép nhân hai luỹ thừa cùng có số.
	- Rèn cho HS khả năng dự đoán kết quả.
	- Rèn luyện cho HS tính chính xác trong trình bày. 
B. CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi và bài tập 63 (sgk - T 28).
	Học sinh : Máy tính bỏ túi; đồ dùng học tập quy định.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1. 
a) Phát biểu định nghĩa như sgk.
b) Tính: 	
	3.3.3.3.3.3.3.3.3 = 39 
	7.7.7.7.7.7 = 76 
	a.a.a.a.a.a.a.a = a8 
HS2.
a) am . an = am + n 
b) Chữa bài 60
33 . 34 = 33 + 4 = 37 
52 . 57 = 52 + 7 = 59 
75 . 7 = 75 + 1 = 76 
GV: Kiểm tra 2 HS.
HS1: 
a) Phát biểu định nghĩa luỹ thừa với số tự nhiên.
b) Tính: 	3.3.3.3.3.3.3.3.3
	7.7.7.7.7.7
	a.a.a.a.a.a.a.a
HS2:
a) Viết công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
b) Chữa bài tập 60 (sgk - 28).
GV: Gọi hs nhận xét, sửa sai(nếu có) sau đó cho điểm 2 học sinh.
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP
Bài 57 (sgk - T28).
a) 23 = 2.2.2 = 8
 24 = 2.2.2.2 = 16
 25 = 2.2.2.2.2 = 32
 26 = 2.2.2.2.2.2 = 64
b) 42 = 4.4 = 16
 43 = 4.4.4 = 64
 44 = 4.4.4.4 = 256
Bài 61 (sgk - T28).
Các số là luỹ thừa của một số tự nhiên với số mũ lớn hơn 1:
8 = 23; 	16 = 42 = 24; 
64 = 82 = 43 = 26 	81 = 92 = 34;
100 = 102.
Bài 61 (sgk - T28).
a) 102 = 10.10 = 100
 103 = 10.10.10 = 1000
 104 = 10.10.10.10 = 10 000
 105 = 10.10.10.10.10 = 100 000
 106 = 10.10.10.10.10.10 = 1000 000
b) 1000 = 103 
 1000 000 = 106 
 1000 000 000 = 109 
 1 00  0 = 1012 
 12 chữ số 0
Bài 64 (sgk - T28).
a) 23.22.24 = 23 + 2 + 4 = 29 
b) 102.103.105 = 102 + 3 + 5 = 1010 
c) x.x5 = x1 + 5 = x6 
d) a3.a2.a5 = a3 + 2 + 5 = a10.
Bài 65 (sgk - T28).
a) Có 23 = 8; 32 = 9
Þ 23 < 32 
b) Có 24 = 16; 42 = 16
Þ 24 = 42 
c) Có 25 = 32; 52 = 25
Þ 25 > 52 
d) Có 210 = 20 000 000 000 > 100
Þ 210 > 100
Bài 63 (sgk - T28).
Câu
Đúng
Sai
a) 23.22 = 26 
X
b) 23.22 = 25 
X
a) 54.5 = 54 
X
GV: Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 57 (ý a và c).
HS: Lần lượt lên bảng làm bài.
GV: Gọi học sinh nhận xét, củng cố cách làm.
GV: Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập 61.
? Số 8 có thể viết được dưới dạng luỹ thừa có cơ số và số mũ bằng mấy?
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập 61.
GV: Nhận xét và củng cố cách làm
GV: (Nhấn mạnh) Có những số có thể có nhiều cách viết dưới dạng luỹ thừa
GV: Để tính các luỹ thừa ở câu a ta làm ntn?
HS: Nêu cách tính.
GV: Gọi học sinh lên bảng làm ý a.
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét, sửa sai (nếu có).
? Muốn viết dưới dạng luỹ thừa ở ý b ta làm ntn?
HS: Đếm số các chữ số 0.
GV: Gọi học sinh nêu kết quả và ghi bảng.
GV: Gọi học sinh lên bảng lần lượt giải các ý của bài tập 64.
HS: Lên bảng giải bài.
GV: Gọi học sinh nhận xét và sửa cách trình bày cho học sinh.
GV: Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm để hoàn thành bài tập 65.
HS: Hoạt động nhóm, hoàn thành vào bảng nhóm.
GV: Thu bảng nhóm; gọi học sinh nhận xét.
HS: Đại diện nhóm khác nhận xét kết quả.
GV: Khẳng định các kết quả đúng.
GV: Treo bảng phụ bài tập 63.
HS: Quan sát, lên bảng chọn đúng, sai.
GV: Yêu cầu học sinh giải thích.
HS: Giải thích.
GV: Củng cố.
Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Tiếp tục ôn tập lý thuyết cơ bản.
- Làm các bài tập 	86, 88, 91, 93 (sbt - T 13).
- Đọc trước bài “ Chia hia luỹ thừa cùng cơ số”.
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/ 9/ 2011
Tiết: 14
 BÀI 8 . CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
A. MỤC TIÊU
	- HS nắm vững quy tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số, am: an = am - n (a ≠ 0) và quy ước a0 =1 (a ≠ 0).
	- HS biết chia hai luỹ thừa cùng cơ số biết viết một số tự nhiên dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
- Rèn cho HS tính chíh xác kh vận dụng các quy tắc nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
B. CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Máy tính bỏ túi, bảng phụ ghi các câu hỏi, bài tập.
	Học sinh : Máy tính bỏ túi; đồ dùng học tập quy định.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS.
- Phát biểu quy tắc như sgk.
- Chữa bài 88.
53.56 = 53 + 6 = 59 
34.3 = 34 + 1 = 35.
GV: Kiểm tra 1 HS.
? Phát biểu quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số? Chữa bài tập 88 (sbt -T 13)
GV: Gọi hs nhận xét, sửa sai(nếu có) sau đó cho điểm 2 học sinh.
Hoạt động 2
1. VÍ DỤ
?1 ( sgk - T29 ).
53.54 = 57 Þ	 57:53 = 54 (=57 - 3)
	 57:54 = 53 (=57 - 4)
Ví dụ: 
a4 . a5 = a9 
Þ a9 : a5 = a4 (=a9 - 5)
 a9 : a4 = a5 (=a9 - 4) với a ¹ 0
GV: Đặt vấn đề
Các em đã biết: Nếu a.b = c
Thì c:a = b; c: b = a ( a ≠ 0; b ¹ 0)
Vậy từ kết quả trên 53.54 = 57 hãy cho biết kết quả của 
a) 57:53
b) 57:54
HS: 	57:53 = 54 
	57:54 = 53 
GV: các em có nhận xét gì về số mũ của thương với số mũ luỹ thừa bị chia và luỹ thừa chia?
HS: Số mũ của thương bằng hiệu số mũ của số bị chia và số chia.
1. Ví dụ (5 phút)
Tương tự ta có a4.a5 = a9 
Hãy tìm thương của phép chia
a9:a4 =?
a9:a5 =?
GV kết luận: đây chính là phép chia 2 luỹ thừa cùng cơ số 
Với m>n em nào có thể viết công thức tổng quát của phép chia am: an?
GV ghi bảng 
Hoạt động 3
2. TỔNG QUÁT
- Với m > n và a ¹ 0 ta có:
am: an = a m - n
- Với m = n và a ¹ 0 ta có:
am: an = 1
- Quy ước: a0 = 1 (với a ¹ 0)
Tổng quát: Với m ³ n và a ¹ 0 ta có
am: an = a m - n
Chú ý (sgk - T 29).
?2 ( sgk - T30 ).
a) 712: 74 = 78
b) x6: x3 = x3 	(x ¹ 0)
c) a4: a4 = a0 =1	(a ¹ 0).
GV: Với m>n em nào có thể viết công thức tổng quát của phép chia am: an?
HS: am: an = a m - n
GV ghi bảng 
GV: Với m = n hãy tìm kết quả của phép chia am: an?
HS: am: an = 1
GV: Nêu quy ước
GV: Tổng quát cho cả 2 trường hợp ta có phép chia sau: (ghi bảng)
GV: Gọi học sinh đọc chú ý ở sgk.
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành ?2
HS: Lần lượt lên bảng hoàn thành bài tập.
GV: Gọi học sinh nhận xét và sửa sai (nếu có).
Hoạt động 4
3. CHÚ Ý
Ví dụ (sgk - T 30).
2475 = 2.1000 + 4.100 + 7.10 + 5
 = 2.103 + 4.102 + 7.10 + 5.100 
?3 ( sgk - T30 ).
538 =	 5.100 + 3.10 + 1
 = 5.102 + 3.10 + 1.100 
GV: Hãy viết số 235 dưới dạng tổng giá trị của các hàng đơn vị?
HS: 235 = 	200 + 30 + 5
	2. 100 + 3. 10 + 1
GV: Hãy viết kết quả dưới dạng luỹ thừa của 10?
HS: 2. 102 + 3. 10 + 1. 100 
GV: Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các luỹ thừa của 10.
GV: Vận dụng hãy lên bảng hoàn thành ?3
HS: Lần lượt lên bảng làm bài.
GV: Quan sát các học sinh làm bài tại chỗ.
? GV: Gọi học sinh nhận xét và sửa cách trình bày.
Hoạt động 5
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
Bài 67 (sgk - 30).
a) 38: 34 = 38 - 4 = 34
b) 108: 102 = 108 - 2 = 106 
c) a6: a = a6 - 1 =a5	(a ¹ 0).
Bài 68 (sgk - 30).
a) 210: 28 = 1024 : 256 = 4
 210: 28 = 210 - 8 = 22 = 4
b) 46: 43 = 4096 : 64 = 64
 46: 43 = 46 - 3 = 43 = 64
c) 85 : 84 = 32768 : 4096 = 8
 85 : 84 = 85 - 4 = 8
d) 74 :74 = 2401 : 2401 = 1
 74 :74 = 74 - 4 = 70 = 1
GV: Cho học sinh làm bài tập 67, 68 tại chỗ.
HS: Hoạt động cá nhân làm 2 bài tập.
? Hãy lên bảng trình bày?
HS: Lần lượt ên bảng trình bày.
? Hãy nhận xét bài của bạn?
HS: Nhận xét.
GV: Củng cố từng phép toán.
Hoạt động 6
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	- Học thuộc các quy tắc, chú ý theo vở ghi và sgk.
	- Làm bài tập 69, 70, 71 (sgk - T 30)
	 96, 97, 98, 99 (sbt - T 14) 
- Đọc trước bài “Thứ tự thực hiện các phép tính. Ước lượng kết quả phép tính”
D. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 06/ 9/ 2011
Tiết: 12
 BÀI 9 . THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
ƯỚC LƯỢNG KẾT QUẢ PHÉP TÍNH
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện các phép tính
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các quy ắtc về thứ tự thực hiện các phép tính để tính đúng giá trị của biểu thức.
	3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận trong trình bày của học sinh.
B. CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Bảng phụ ghi các câu hỏi, bài tập..
	Học sinh : Bảng nhóm; bút dạ; Ôn lại thứ tự thực hiện các phép tính trong N.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1. 
a) 27 : 24	= 128 : 16 = 8
 27 : 24	= 27 - 4 = 23 = 8
b) 73 : 73 = 343 : 343 = 1
 73 : 73 = 73 - 3 = 70 = 1
HS2.
a) an = 1 Þ an = a0 Þ n = 0 (a ¹ 0).
b) a2 = 25 Þ a2 = 52 Þ a = 5
c) a3 = 27 Þ a3 = 33 Þ a = 3
d) an = 0 Þ an = 0n Þ a = 0
- Quy tắc (sgk).
GV: Kiểm tra 2 học sinh
HS1. Tính bằng 2 cách
a) 27 : 24	b) 73 : 73
HS2.
- Tìm số tự nhiên a biết
a) an =1	b) a2 =25
c) a3 =27	d) an =0
- Hãy phát biểu quy tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số?
GV: Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2
1. NHẮC LẠI VỀ BIỂU THỨC
 là các biểu thức
Chú ý: (sgk - T31).
GV: Khi thực hiện một dãy các phép tính trong một biểu thức các em cần chú ý đến điều gì?
HS: cần chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính.
GV: Giới thiệu về biểu thức như sgk.
GV: Gọi học sinh đọc chú ý.
HS: Đọc chú ý.
Hoạt động 3
2. THỨ TỰ THỤC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH TRONG BIỂU THỨC
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
- Biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia.
Thực hiện: Từ trái qua phải
Ví dụ: 
48- 32 + 8 = 16 + 8 = 24
60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150
-Biểu thức có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia luỹ thừa:
Thực hiện: Nâng lên luỹ thừa Þ Nhân, chia Þ Cộng, trừ.
Ví dụ: 
4 . 32 - 5.6 = 4 . 9 - 5 . 6 = 36 - 30 = 6
a) Đối với biểu thức có dấu ngoặc
Thứ tự: ( ) Þ [ ] Þ { }
Ví dụ:
 100 : {2 . [52 - (35 - 8)]}
= 100 : {2 . [52 - 27]}
= 100 : {2 . 25}
= 100 : 50
= 2
?1 ( sgk - T32 ). 
a) 62 : 4 . 3 + 2 . 52 
= 36 : 4 . 3 + 2 . 25
= 9 . 3 + 50
= 27 + 50
= 77
b) 2 . (5 . 42 - 18)
= 2 . (5 . 16 - 18)
= 2 . (80 - 18)
= 2 . 62
= 124
?2 ( sgk - T32 ). 
a) (6x - 39): 3 = 201
 6x - 39 = 201 . 3
 6x - 39 = 603
 6x = 603 + 39
 6x = 642
 x = 642 : 6
 x = 107
b) 23 + 3x = 56: 53 
 23 + 3x = 53 
 23 + 3x = 125
 3x = 125 - 23 
 3x = 102
 x = 102 : 3
 x = 34
? Hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính này?
HS: Thực hiện từ trái qua phải.
GV: Hãy thực hiện phép tính trên?
HS: Tính, trả lời.
? Hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính này?
HS: Nêu thứ tự thực hiện.
GV: Nhấn mạnh lại thứ tự
GV: Yêu cầu học sinh làm phép tính.
HS: Đứng tại choõ trả lời.
GV: Giới thiệu thứ tự thực hiện trong trường hợp có dấu ngoặc.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước các phép tính trong ví dụ.
GV: Ghi đề bài ?1
? Hãy hoạt động nhóm hàon thành ?1
HS: Hoạt động theo nhóm; hoàn thành vào bảng nhóm.
GV: Thu bảng nhóm, gọi đại diện nhóm khác nhận xét.
HS: Đại diện nhóm nhận xét.
GV: Sửa sai (nếu có).
GV: Ghi đề bài ?2
? Hãy hoạt động cá nhân làm các bài tập?
HS: Làm bài tại chỗ ít phút.
? Hãy lên bảng giải bài?
HS: 2 học sinh lần lượt lên bảng trình bày.
? Hãy nhận xét bài của bạn?
HS: Nhận xét.
GV: Sửa cách trình bày.
Hoạt động 4
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
Bài 73 (sgk - 32).
a) 5.42 - 18: 32 
= 5.16 - 18: 9 
= 80 - 2
= 78
b) 33.18 - 33.12
= 27.18 - 27.12
= 27(18 - 12)
= 27. 6
= 162
GV: Cho học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong từng trường hợp.
GV: Cho học sinh làm bài tập 73(a,b)
HS: 2 học sinh lên bảng trình bày.
? Hãy nhận xét bài của bạn?
HS: Nhận xét.
GV: Củng cố.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc lý thuyết theo sgk.
- Làm các bài tập: 73 (c,d), 74, 75, 76 (sgk - T32)
- Chuẩn bị tiết “Luyện tập”
D. RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
 Ngày ... tháng ... năm 2011
 LÃNH ĐẠO DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA so hoc 6 tuan 5.doc