Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 25: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 25: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

Kiến thức: + HS biết định nghĩa số nguyên tố, hợp số.

 + HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên,

 + Lập được bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100

- Kĩ năng: HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.

 Vận dụng vào giải một số bài tập đơn giản

- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2115Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 25: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
 Tiết 25: Số NGUYÊN Tố. HợP Số. BảNG Số NGUYÊN Tố
I. MụC TIÊU:
- Kiến thức: + HS biết định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
 + HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, 
 + Lập được bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100
- Kĩ năng: HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
 Vận dụng vào giải một số bài tập đơn giản
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ , phấn màu.
- Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập và thực hành
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng: bảng phụ, phấn 
 - Cách tiến hành:
- GV yêu cầu chữa bài tập 114 SGK.
Số a 
2
3
4
5
6
Các ước của a
1; 2 
1;3 
1;2;4 
1;5 
1;2;3;6
- Thế nào là ước, là bội của một số ?
- HS2: Tìm các ước của các số:
 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6.
- GV hỏi thêm:
 Nêu cách tìm các bội của một số ? Cách tìm các ước của một số ?
- GV yêu cầu HS nhận xét, cho điểm
2. Hoạt động 1: Số nguyên tố, hợp số
- Phương pháp: PP vấn đáp
- Mục tiêu: + HS biết định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
 + HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, 
- Thời gian: 12 phút
- Đồ dùng: thước, phấn 
- Cách tiến hành:
- GV: Mỗi số 2, 3 , 5 có bao nhiêu ước? Mỗi số 4, 6 có bao nhiêu ước ?
- GV giới thiệu 2, 3, 5 là số nguyên tố. 4,6 là hợp số.
- Vậy thế nào là số nguyên tố ? Hợp
 số ?
- Cho HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS làm ?1.
- Số 0 và số 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không ?
- Hãy liệt kê các số nguyên tố nhỏ hơn 10 ?
- HS: 2 ; 3 ; 5 ; 7.
- Yêu cầu HS làm bài tập 115.
1. Số nguyên tố. Hợp số
- Số 2 , 3 , 5 có 2 ước là 1 và chính nó ị gọi là số nguyên tố.
- Số 4, 6 có nhiều hơn 2 ước ị gọi là hợp số.
* Định nghĩa : SGK.
? . 7 là số nguyên tố vì 7 > 1 và 7 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
 8 là hợp số.
 9 là hợp số.
* Chú ý: Số 0 và số 1 không là số nguyên tố, không là hợp số.
HS làm bài:
Số 67 là số nguyên tố
*Kết luận: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. 
Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước
3. Hoạt động 2: Lập bảng các số nguyên tố nhỏ hơn100
- Phương pháp: PP vấn đáp, thực hành
- Mục tiêu: + HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, 
 + Lập được bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100
- Thời gian: 12 phút
- Đồ dùng: thước, phấn 
- Cách tiến hành:
- Hãy xét xem có những số nguyên tố nào nhỏ hơn 100. GV treo bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100.
- GV: Loại các hợp số và giữ lại các số nguyên tố.
GV hướng dẫn HS cách làm.
Cách là:
- Giữ lại số 2, loại các số là bội của 2 mà > 2.
- Giữ lại số 3, loại các số là bội của 3.
- Giữ lại số 5, loại các số là bội của 5.
- Giữ lại số 7, loại các số là bội của 7.
- 3 HS lên bảng thực hiện
- HS nhận xét, bổ xung
- GV nhận xét, chốt
ị Còn lại là các số nguyên tố < 100.
- GV: Có số nguyên tố nào là số chẵn ? (Số 2). Đó là số nguyên tố chẵn duy nhất.
- Các số nguyên tố > 5 có tận cùng bởi chữ số nào ? (1 ; 3 ; 7 ; 9).
- GV giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách.
2. Lập bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
`
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
- Số nguyên tố nhở nhất là số 2, đó là số chẵn duy nhất
* Kết luận: GV nhắc lại các số nguyên tố nhỏ hơn 100
4. Hoạt động 3: Luyện tập
- Phương pháp: PP vấn đáp, luyện tập và thực hành
- Mục tiêu: Vận dụng vào giải một số bài tập đơn giản
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: thước, phấn 
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài 116, 117, 118.
- Gv theo dõi nhắc nhở, giúp dỡ HS làm bài
- HS nhận xét
- GV chốt
Bài 116:
83 P, 91 P, 15 N, P N
Bài 117:
Các số nguyên tố: 131; 313; 647
Bài 118:
a) 3. 4. 5 + 6 . 7
có 3. 4. 5 3 3.4.5 + 6.7 3
 ị
 6.7 3 và (3.4.5 + 6.7) > 3
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (3 ph)
- Nhắc lại thế nào là số nguyên tố ? Hợp số ?
- Học bài.
- Làm bài tập 119 , 120 SGK.
 148 , 149 SBT.
 ************************************************************
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 26: Luyện tập
I. MụC TIÊU:
- Kiến thức: + Củng cố, khắc sâu định nghĩa về số nguyên tố, hợp số.
 + Biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số dựa vào các kiến thức về phép chia hết đã học.
- Kĩ năng: Biết vận dụng hợp lý các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài tập thực tế.
- Thái độ: Trung thực, cẩn thận, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng số nguyên tố không vượt quá 100, bảng phụ bài 122, thước thẳng, phấn màu
- Học sinh: Bảng số nguyên tố, bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp
- PP Vấn đáp, luyện tập và thực hành
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
- Thời gian: 9 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
- HS1: Định nghĩa số nguyên tố, hợp số? Làm bài tập 119 SGK.
Bài 119:sgk
- Để số 1* là hợp số thì * {0 , 2 , 4 , 6 , 8} 
- Với số 3* là hợp số thì * {0; 5}
- HS2: Làm bài tập 120.
Bài 120: Dựa vào bảng số nguyên tố để tìm *:
53 ; 59 ; 97
- So sánh xem số nguyên tố và hợp số có gì giống và khác nhau ?
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chốt lại, cho điểm HS.
2. Hoạt động 1: Luyện tập
- Phương pháp: - PP vấn đáp, luyện tập và thực hành
- Mục tiêu:+ HS được củng cố, khắc sâu định nghĩa về số nguyên tố, hợp số.
 + HS biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số dựa vào các kiến thức về phép chia hết đã học.
 + HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về số nguyên tố, hợp số để giải các bài tập thực tế.
- Thời gian: 34 phút
- Đồ dùng: Bảng số nguyên tố không vượt quá 100, bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ, thước thẳng, phấn màu
- Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập 149 SBT.
- Hai HS lên bảng chữa bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập 122. Điền dấu x vào ô thích hợp. GV bổ xung yêu cầu của đề bài 
- GV yêu cầu HS sửa câu sai thành câu đúng. Mỗi câu cho 1 VD minh hoạ.
- Gv treo bảng phụ bài tập, phát phiếu học tập cho các nhóm
- HS hđ nhóm (4 ph)
- Nhận xét chéo
- GV chốt
- Yêu cầu HS làm bài 121.
 a) Muốn tìm số tự nhiên k để 3. k là số nguyên tố em làm như thế nào ?
- GV hướng dẫn HS : Lần lượt thay k = 0; 1; 2; 3...
- TT về nhà làm phần b
- Yêu cầu HS làm bài 123.
- GV giới thiệu cách kiểm tra 1 số là số nguyên tố (SGK 48).
Bài tập:
- Thi phát hiện nhanh số nguyên tố, hợp số. (Trò chơi).
- Mỗi đội 10 em.
Có thể em chưa biết
- Yêu cầu HS làm bài tập 124
- HS đọc bài
- Gv hướng dẫn HS làm theo từng phần gợi ý trong sgk
Bài 149:
a) 5. 7. 6 + 8. 9 = 2 (5.3.7 + 4.9) 2 vậy tổng trên là hợp số.
b) Tương tự, b còn là ước của 7.
c) 2 (hai số hạng lẻ ị tổng chẵn).
d) 5 (tổng có tận cùng là 5).
 Bài 122:
Câu
Đúng
Sai
a) Có hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố
x
b) Có ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố
x
c) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
x
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 1, 3, 7, 9
x
a) Đúng VD: 2 và 3.
b) Đúng VD: 3 ; 5 ; 7.
c) Sai. VD: 2 là số nguyên tố chẵn.
d) Sai. VD: 5.
Bài 121:
a) Lần lượt thay k = 0 ; 1 ; 2 để kiểm tra 
Với k = 0 thì 3.k = 0 , không là số nguyên tố, không là hợp số.
Với k = 1 thì 3k = 3 là số nguyên tố. 
Với k 2 thì 3.k là hợp số.
Vậy với k = 1 thì 3.k là số nguyên tố.
Bài 123 .
a) 
a
29
67
49
127
173
253
p
2;3;5
2;3;
5;7
2;3;
5;7
2;3;5;
7;11;
2;3;5;
7;11;13
2;3;5;
7;11;13
Bài tập: Điền dấu vào ô thích hợp:
Số nguyên tố
Hợp số
0
2
97
110
125 + 3255
1010 + 24
5.7 - 2.3
1
23.(15.3 - 6.5)
Bài 124:
Máy bay có động cơ ra đời năm abcd 
a là số có đúng 1 ước ị a = 1
b là hợp số lẻ nhỏ nhất ị b = 9
c không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số ( c ạ 1) ị c = 0.
d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất ị d = 3.
Vậy abcd = 1903.
Năm 1903 là năm chiếc máy bay có động cơ ra đời.
*Kết luận: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước
3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 ph)
- Thế nào là số nguyên tố, hợp số. Nêu cách kiểm tra một số có phải là số nguyên tố không?
- Học bài.
- BT: 156, 157, 158 SBT.
- Đọc trước bài Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
 ***************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct25.doc