Vẻ đẹp Cô Tô qua áng văn so sánh của Nguyễn Tuân

Vẻ đẹp Cô Tô qua áng văn so sánh của Nguyễn Tuân

 Vẻ đẹp Cô Tô qua áng văn so sánh của Nguyễn Tuân

(Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn Tuân)

 NGUYỄN THẾ LƯỢNG

HIẾM có một nhà văn nào có bút lực tài hoa như Nguyễn Tuân, tài hoa ở cả cách sử dụng ngôn ngữ cho đến tạo lập hình ảnh. Chính vì vậy, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được coi là cây bút tiêu biểu. Ông được coi là một định nghĩa đầy đủ nhất về người nghệ sỹ. Là một cây bút tài hoa độc đáo cùng với phong cách tự do, phóng túng, Nguyễn Tuân đã tìm đến thể tùy bút và bút ký để ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, với mong muốn được bộc lộ cái tôi chủ quan, cái tôi độc đáo của mình.

Nói riêng về mặt ngôn ngữ, Nguyễn Tuân là nhà văn có công lớn trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc. Ông có một kho từ vựng hết sức độc đáo và phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Đọc văn của Nguyễn Tuân, chúng ta bắt gặp nhiều cách nói so sánh, ví von, ẩn dụ, hoán dụ. ở bất cứ biện pháp nào ông cũng làm cho câu văn thêm sống động, mới mẻ và giàu hình ảnh. Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp Cô Tô hiện lên nhiều vẻ qua bút lực tài hoa của nghệ sỹ ngôn từ Nguyễn Tuân.

Nhà văn miêu tả vùng biển Cô Tô - đảo phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam - vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một ngày đầu thu trận bão lớn. Kỳ thú đầu tiên mà nhà văn bắt gặp ở Cô Tô là hình ảnh mặt trời lúc bình minh:

"Mặt trời nhú lên dần dần, rồi cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn".

Vế thứ nhất của phép so sánh là hình ảnh mặt trời, còn vế kia là một danh từ chỉ khái niệm vô hình trừu tượng. "Quả trứng thiên nhiên". Nếu quả trứng là sự vật cụ thể thì "quả trứng thiên nhiên" lại là không có thật mà chỉ được định hình qua trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân. Cô Tô sau trận bão trở nên sang đẹp, sự vật đầu tiên mà nhà văn quan sát được đó là mặt trời, mặt trời ở đây không gay gắt mà là mặt trời mới mọc. Mặt trời mới mọc lúc rạng đông thì bao giờ cũng có màu hồng. Nguyễn Tuân đã quan sát mặt trời rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ mọi phía, từ hình khối cho đến màu sắc và nhà văn đã cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của nó. Mặt trời là sự vật đầu tiên xuất hiện ở đảo Cô Tô. Mặt trời hiện lên mang đến cho thiên thiên ánh sáng của một ngày mới, làm thức dậy vẻ đẹp của thiên nhiên. Nguyễn Tuân không chỉ tả cảnh mà còn thưởng thức cảnh bằng mọi giác quan, với tất cả sự say mê hào hứng. Nhà văn như đang sống hết mình với thiên nhiên, thu nhận tất cả vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vẻ đẹp Cô Tô qua áng văn so sánh của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Vẻ đẹp Cô Tô qua áng văn so sánh của Nguyễn Tuân 
(Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn Tuân)
                                                                                                        NGUYỄN THẾ LƯỢNG
HIẾM có một nhà văn nào có bút lực tài hoa như Nguyễn Tuân, tài hoa ở cả cách sử dụng ngôn ngữ cho đến tạo lập hình ảnh. Chính vì vậy, trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được coi là cây bút tiêu biểu. Ông được coi là một định nghĩa đầy đủ nhất về người nghệ sỹ. Là một cây bút tài hoa độc đáo cùng với phong cách tự do, phóng túng, Nguyễn Tuân đã tìm đến thể tùy bút và bút ký để ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, với mong muốn được bộc lộ cái tôi chủ quan, cái tôi độc đáo của mình. 
Nói riêng về mặt ngôn ngữ, Nguyễn Tuân là nhà văn có công lớn trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc. Ông có một kho từ vựng hết sức độc đáo và phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Đọc văn của Nguyễn Tuân, chúng ta bắt gặp nhiều cách nói so sánh, ví von, ẩn dụ, hoán dụ... ở bất cứ biện pháp nào ông cũng làm cho câu văn thêm sống động, mới mẻ và giàu hình ảnh. Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn Tuân, chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp Cô Tô hiện lên nhiều vẻ qua bút lực tài hoa của nghệ sỹ ngôn từ Nguyễn Tuân. 
Nhà văn miêu tả vùng biển Cô Tô - đảo phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam - vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một ngày đầu thu trận bão lớn. Kỳ thú đầu tiên mà nhà văn bắt gặp ở Cô Tô là hình ảnh mặt trời lúc bình minh: 
"Mặt trời nhú lên dần dần, rồi cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". 
Vế thứ nhất của phép so sánh là hình ảnh mặt trời, còn vế kia là một danh từ chỉ khái niệm vô hình trừu tượng. "Quả trứng thiên nhiên". Nếu quả trứng là sự vật cụ thể thì "quả trứng thiên nhiên" lại là không có thật mà chỉ được định hình qua trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân. Cô Tô sau trận bão trở nên sang đẹp, sự vật đầu tiên mà nhà văn quan sát được đó là mặt trời, mặt trời ở đây không gay gắt mà là mặt trời mới mọc. Mặt trời mới mọc lúc rạng đông thì bao giờ cũng có màu hồng. Nguyễn Tuân đã quan sát mặt trời rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ mọi phía, từ hình khối cho đến màu sắc và nhà văn đã cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của nó. Mặt trời là sự vật đầu tiên xuất hiện ở đảo Cô Tô. Mặt trời hiện lên mang đến cho thiên thiên ánh sáng của một ngày mới, làm thức dậy vẻ đẹp của thiên nhiên. Nguyễn Tuân không chỉ tả cảnh mà còn thưởng thức cảnh bằng mọi giác quan, với tất cả sự say mê hào hứng. Nhà văn như đang sống hết mình với thiên nhiên, thu nhận tất cả vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên. 
Rung động trước vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, Nguyễn Tuân còn phát hiện ra vẻ đẹp thứ hai của Cô Tô đó là vẻ đẹp của màu xanh nước biển Cô Tô qua một phép so sánh độc đáo: 
"Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển đang đổi từ màu xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái vạt áo Kim Trọng trong tiết thanh minh?... thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tỳ bà trên sông Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Hay là nói thế này: Nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người... mà nhìn cho kỹ mà xem, nước biển đang xanh cái màu xanh xăng dầu của những người thiếu quê hương...". 
Trong một đoạn văn ngắn mà tác giả sử dụng dày đặc những so sánh. Màu xanh của nước biển Cô Tô cũng đang nô giỡn trước sự quan sát của nghệ sỹ ngôn từ Nguyễn Tuân. Màu xanh của nước biển ở vế A được Nguyễn Tuân so sánh với nhiều màu xanh khác ở vế B. Nước biển khi xanh như lá chuối non, khi xanh như lá chuối già, xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng. Điều đó cho thấy, nước biển mang vẻ đẹp của cây lá tươi tốt, gần gũi, hòa quyện với màu xanh tươi đẹp của mùa thu, với hương cốm nồng nàn gợi lên bao kỷ niệm. Phút chốc, vì một con sóng vừa dội lên, nước biển pha màu, biến sang màu xanh khác: Xanh như màu áo Kim Trọng trong tiết Thanh minh, như vạt áo nước mắt của chàng Kim Trọng... có thể nói với sự quan sát kỹ lưỡng của nhà văn Nguyễn Tuân, màu xanh của nước biển hiện ra rất phong phú và liên tục biến đổi. Nước biển đã biến đổi từ cụ thể, gần gũi đến kỳ ảo thơ mộng, gợi biết bao liên tưởng về kiến thức văn chương, lịch sử, địa lý, về hạnh phúc và niềm vui. Dường như chính sự biến đổi kỳ ảo từ cụ thể đến trừu tượng khiến cho nhà nghệ sỹ ngôn từ khó có thể dùng từ ngữ nào để miêu tả cho phù hợp. Phép so sánh phức hợp chứng tỏ nhà văn có sự quan sát kỹ lưỡng, tỉ mỉ và nhanh nhạy để phát hiện ra sự biển đổi kỳ ảo của màu xanh nước biển. Điều này chứng tỏ vốn sống, vốn từ vựng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân. 
Một trong những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nhà văn luôn tìm đến những cảm giác mới lạ, những cái phi thường, cái tuyệt mỹ khi miêu tả sự vật, hiện tượng hay con người. Để đạt được điều đó, Nguyễn Tuân luôn tích lũy kho từ vựng độc đáo với các biện pháp tu từ được nhà văn vận dụng linh hoạt. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, bất kỳ sự vật hiện tượng hay con người nào đều hiện lên với những nét độc đáo và mới mẻ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVẻ đẹp Cô Tô qua áng văn so sánh của Nguyễn Tuân.doc