Vận dụng phương pháp: “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” ở chương trình môn toán cấp THCS - Năm học 20112-2013

Vận dụng phương pháp: “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” ở chương trình môn toán cấp THCS - Năm học 20112-2013

II. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG

1. Giới thiệu vấn đề: Tình huống trong thực tế.

 - Ở phần giới thiệu vấn đề: Yêu cầu người dạy đưa ra những tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Tồn tại mâu thuẫn, kiến thức đã có không đủ giải quyết.

 Có cơ sở từ nội dung học tập.

 Liên quan tới thực tiễn.

 Giúp pháp triển kỹ năng tư duy ở mức cao.

 Thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học.

 Khuyến khích hợp tác, giải quyết vấn đề.

Các mức độ thể hiện của vấn đề.

Mức độ 1: Bài tập vận dụng. Thường vận dụng ở cuối bài học hoặc chương và được trình bày trong SGK hoặc SBT. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển kỹ năng tư duy của HS ở mức độ biết và hiểu.

Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập. Là sự chuyển hóa BT từ mức độ 1 sang các tình huống trong thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp phát triển kỹ năng hiểu và vận dụng cho HS, dôi khi đòi hỏi HS cần ra quyết định trong tình huống thể hiện VĐ.

Mức độ 3: Tình huống thực tế: Đây là mức độ cao nhất của vấn đề, là những tình huống trong thực tế, chứa đựng nội dung kiến thức trong chương trình học tập mà các em chưa biết, muốn GQ được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết không chỉ trong 1 môn học mà có thể trong nhiều môn, không chỉ lý thuyết mà còn trong thực tiễn.

Ví dụ 1: Trong bài : “ Phép cộng số nguyên” , GV đưa ra tình huống thực tế như sau:

Ngày Chủ nhật, bạn Nam ra cánh đồng thả Diều, chiếc Diều của bạn Nam bay cao 18 m ( so với mặt đất) . Trong quá trình thả Diều, bạn Nam phải kéo Diều ngang qua một đường dây điện cao áp với độ cao 14 m ( so với mặt đất). Bạn Nam đã hạ Diều xuống 6 m so với độ cao ban đầu. Nhưng do lỡ tay, bạn Nam đã để Diều bay cao thêm 1 m . Theo em, bạn Nam có nên tiếp tục kéo Diều qua đường dây điện hay không?

Ví dụ 2: Trong bài: “ Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” toán hình 9, GV đưa ra tình huống thực tế như sau:

 Hôm qua, bạn An đến nhà bạn Đông chơi, thì thấy bạn Đông đang leo lên thang để đóng đinh treo ảnh. Bạn Đông nhờ bạn An giữ hộ thang cho khỏi bị đổ, bạn An nói rằng sẽ giúp bạn Đông leo thang không cần ai giữ mà không bị té. Theo em, bạn An đã đặt thang như thế nào? Biết rằng chiều dài của thang đo được và thang tạo được với mặt đất an toàn là 650.

Ví dụ 3: Trong bài: “ Chu vi đường tròn” , GV đưa ra tình huống thực tế như sau:

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng phương pháp: “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” ở chương trình môn toán cấp THCS - Năm học 20112-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ TAM KỲ
TRƯỜNG THCS THÁI PHIÊN
--@&?--
 CHUYÊN ĐỀ:
 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP:
 “DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI
 QUYẾT VẤN ĐỀ” Ở CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN CẤP THCS
*****************
 Tổ : Toán – Lý - Tin
 Năm học: 2012 - 2013
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiển là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như mục tiêu giáo dục. Vì vậy mà phương pháp dạy học “ Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ” là một phương pháp tối ưu và cấp bách nhất hiện nay được áp dụng trong quá trình giảng dạy các môn học ở trường THCS nói chung và môn Toán nói riêng.
II. NỘI DUNG:
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới nội dung môn học. Làm việc theo nhóm, học sinh xác định những điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề.
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống. 
 Về bản chất, đó là việc học mà kết quả của nó thu được từ kết quả của quá trình giải quyết vấn đề. Do đó, vấn đề vừa lá bối cảnh, vừa là động lực cho việc học, quá trình giải quyết vấn đề là phương tiện đạt đến kết quả của việc học.
 Trong dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, kiến thức, kĩ năng cần học tập thường không được trình bày dưới dạng mặc định, có sẵn mà tiềm ẩn trong các vấn đề. Khi giải quyết, các vấn đề sẽ được bộc lộ, thông qua giải quyết vấn đề, người học sẽ chiếm lĩnh được các kiến thức, kĩ năng. Vì vậy, việc phát hiện, xây dựng vấn đề, tổ chức các hoạt động giải quyết vấn đề là nội dung trọng tâm của dạy học theo kiểu dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. 
 Sau đây là mô hình khung giáo án dạy học dựa trên giải quyết vấn đề và yêu cầu nội dung từng phần:
Tên bài dạy: 
 .
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 Kỹ năng: 
3. Thái độ: 
II. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Giới thiệu vấn đề: Tình huống trong thực tế.
 - Ở phần giới thiệu vấn đề: Yêu cầu người dạy đưa ra những tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
Tồn tại mâu thuẫn, kiến thức đã có không đủ giải quyết.
Có cơ sở từ nội dung học tập.
Liên quan tới thực tiễn.
Giúp pháp triển kỹ năng tư duy ở mức cao.
Thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học.
Khuyến khích hợp tác, giải quyết vấn đề.
Các mức độ thể hiện của vấn đề.
Mức độ 1: Bài tập vận dụng. Thường vận dụng ở cuối bài học hoặc chương và được trình bày trong SGK hoặc SBT. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển kỹ năng tư duy của HS ở mức độ biết và hiểu.
Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập. Là sự chuyển hóa BT từ mức độ 1 sang các tình huống trong thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp phát triển kỹ năng hiểu và vận dụng cho HS, dôi khi đòi hỏi HS cần ra quyết định trong tình huống thể hiện VĐ.
Mức độ 3: Tình huống thực tế: Đây là mức độ cao nhất của vấn đề, là những tình huống trong thực tế, chứa đựng nội dung kiến thức trong chương trình học tập mà các em chưa biết, muốn GQ được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết không chỉ trong 1 môn học mà có thể trong nhiều môn, không chỉ lý thuyết mà còn trong thực tiễn.
Ví dụ 1: Trong bài : “ Phép cộng số nguyên” , GV đưa ra tình huống thực tế như sau:
Ngày Chủ nhật, bạn Nam ra cánh đồng thả Diều, chiếc Diều của bạn Nam bay cao 18 m ( so với mặt đất) . Trong quá trình thả Diều, bạn Nam phải kéo Diều ngang qua một đường dây điện cao áp với độ cao 14 m ( so với mặt đất). Bạn Nam đã hạ Diều xuống 6 m so với độ cao ban đầu. Nhưng do lỡ tay, bạn Nam đã để Diều bay cao thêm 1 m . Theo em, bạn Nam có nên tiếp tục kéo Diều qua đường dây điện hay không?
Ví dụ 2: Trong bài: “ Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” toán hình 9, GV đưa ra tình huống thực tế như sau:
 Hôm qua, bạn An đến nhà bạn Đông chơi, thì thấy bạn Đông đang leo lên thang để đóng đinh treo ảnh. Bạn Đông nhờ bạn An giữ hộ thang cho khỏi bị đổ, bạn An nói rằng sẽ giúp bạn Đông leo thang không cần ai giữ mà không bị té. Theo em, bạn An đã đặt thang như thế nào? Biết rằng chiều dài của thang đo được và thang tạo được với mặt đất an toàn là 650.
Ví dụ 3: Trong bài: “ Chu vi đường tròn” , GV đưa ra tình huống thực tế như sau:
Trong buổi diễn văn nghệ của lớp có tiết mục đồng diễn, GV nhờ bạn Bách đi mua dùm một cuộn dây thép để làm 40 vòng tròn, mỗi vòng tròn có đường kính 40 cm, và phần chồng lên nhau là 5 cm. Bạn Bách băn khoăn không biết phải mua cuộn dây thép đó dài bao nhiêu để làm vừa đủ. Theo em, bạn Bách nên mua cuộn dây thép dài bao nhiêu?
Thiết kế câu hỏi trung tâm:
GV phải liệt kê ra những câu hỏi trọng tâm của bài dạy và hướng tới vấn đề cần giải quyết.
Các kiến thức, kỹ năng người học đã biết:
 GV cần phải nắm được những kiến thức, kỹ năng mà người học đã biết trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
Những kiến thức, kỹ năng chưa biết cần để giải quyết vấn đề:
GV cần phải liệt kê ra những kiến thức, kỹ năng mà người học chưa biết và cần phải lĩnh hội được trong bài học này để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra đầu bài.
Hệ thống các câu hỏi định hướng:
GV phải thiết kế các câu hỏi định hướng cho HS và hướng HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm của vấn đề cần phải giải quyết.
Các phương pháp giải quyết vấn đề:
- Phân tích tình huống từ câu chuyện thực tế;
- Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết;
- Định hướng nguồn thông tin;
- Đưa ra các kết quả.
 Những kỹ năng cần có:
- Lắng nghe tích cực;
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản hồi, rút ra kết luận.
 Các môn học có liên quan (nếu có):
- Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống.
Nguồn tài liệu liên quan:
- Sách giáo khoa các bộ môn nói trên và nguồn tư liệu trên mạng.
10. Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề:
- Đánh giá qua phản hồi của cá nhân, kết quả làm việc nhóm và trao đổi thảo luận của các nhóm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
GIAI ĐOẠN
Nội dung
Hoạt động
Địa điểm
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
Xác định và tìm hiểu vấn đề
- Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề.
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện để xác định các kiến thức đã biết và chưa biết.
-Đề xuất ý tưởng giả thuyết.
-Xác định kiến thức.
- Cho HS liệt kê những KT đã biết và những KT chưa biết.
-Cho HS đề xuất ý tưởng, GT.
- Xác định các KT cần cho GQVĐ:
- Cho HS liệt kê những KT chưa biết
- Lắng nghe tích cực.
- Đặt câu hỏi về những vấn đề của tình huống.
-HS dùng sơ đồ tư duy để liệt kê những kiến thức đã biết và chưa biết
- HS làm việc nhóm để đề xuất ý tưởng, GT. 
- Xác định các KT, KN cần có để GQVĐ.
Lớp học
 phút
Tìm hiểu 
các kiến thức có liên quan
- Kiến thức về các nguồn thông tin liên quan.
- Định hướng cho HS các nguồn thông tin liên quan để có thể GQVĐ: 
- Tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến nội dung như GV đã hướng dẫn.
-Nghiên cứu, phân tích, thảo luận các ý tưởng vừa tìm được
 phút
Giải quyết 
vấn đề
-Hệ thống các KT mới nhận được
-Kiểm nghiệm ý tưởng, GT
-Tổ chức cho HS hệ thống KT vừa tìm hiểu.
-Cho HS đối chiếu KT tìm hiểu được với tình huống đặt ra.
-Tổng hợp các kiến thức.
- Đối chiếu và giải quyết tình huống
 phút
Trình bày 
kết quả
- Trình bày sản phẩm
-Thể chế hóa KT đã học được
- Tổ chức cho HS trình bày KQ (cách giải quyết tình huống thực tế)
- Chốt lại KT và cho HS thực hiện bài tập vận dụng
-Các nhóm trình bày.
-Nhận xét, đánh giá và rút ra KL
-Nêu ý kiến phản hồi.
 phút
III. KẾT LUẬN: 
 Tóm lại, phương pháp dạy học: “ Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ” có những giá trị cốt lõi như sau:
GIÁ TRỊ CỦA DẠY HỌC DỰA TRÊN GQVĐ
- Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
- Gắn nội dung môn học với thực tiễn.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh.
- Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định.
- Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống.
 Để vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả, giáo viên và học sinh cần xác đinh rõ những nhiệm vụ cụ thể như sau:
 1. Nhiệm vụ của giáo viên:
Hình thành nhóm
Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề; giới thiệu vấn đề;
Thúc đẩy các nhóm;
Phản hồi kết quả hoạt động nhóm;
Sử dụng các câu hỏi để định hướng các hoạt động của học sinh và đưa ra các gợi ý nếu cần
 2. Nhiệm vụ của học sinh:
Xác định rõ vấn đề
Đề xuất ý tưởng, giải pháp; Xác định những kiến thức đã biết, chưa biết để giải quyết vấn đề
Tự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin chưa biết
Kiểm nghiệm giải thuyết, giải pháp
Trình bày kết quả giải quyết vấn đề
Ngoài những nhiệm vụ trên, phương pháp dạy học “ Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ” còn đòi hỏi người GV phải có những kỹ năng như sau:
Kỹ năng giải quyết vấn đề 
Kỹ năng lập sơ đồ tư duy 
Kỹ năng tư duy hệ thống 
Kỹ năng sử dụng công cụ cây vấn đề
Kỹ năng sử dụng khung logic
 Nhóm Toán – Lý - Tin

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de to Toan.doc