Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Văn học 9 - Đặng Thị Chung

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Văn học 9 - Đặng Thị Chung

 II. Nội dung cụ thể

1. Tìm hiểu nội dung bài dạy.

Đây là việc làm đầu tiên của giáo viên khi xây dựng một bài dạy Ngữ văn trên máy vi tính, nhất là phân môn văn học 9. Việc tìm hiểu nội dung bài dạy là rất cần thiết, giúp giáo viên định hướng được mục tiêu của bài dạy, xác định trọng tâm kiến thức để xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh tiếp thu và chiếm lĩnh bài học.Khi xác định được trọng tâm kiến thức bài dạy, giáo viên phân bố thời gian từng phần cho hợp lý, phần nào cần giới thiệu lướt qua, phần nào cần tìm hiểu, thảo luận thống nhất và khắc sâu kiến thức, thời gian cho luyện tập, củng cố kiến thức Do đó, bước tìm hiểu nội dung bài dạy giáo viên nên lưu tâm. Đây là bước khởi đầu cho sự thành công của bài dạy.

 Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em Thuý Kiều”. Giáo viên phải đọc kỹ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích trong “Truyện Kiều”. Xác định mục tiêu cần đạt của bài dạy là giúp học sinh hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng và tính cách, số phận của Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển. Từ đó, giúp học sinh thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyệu Kiều là trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người. Và từ bài học các em biết vận dụng miêu tả nhân vật. Xác định được kiến thức trọng tâm của bài dạy là vẻ đẹp riêng của chị em Thuý Kiều qua nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du, giáo viên định thời lượng một tiết dạy 45 phút sao cho hợp lý.

 Ví dụ: - 5 Phút: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.

- 5 phút: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.

- 32 phút: Phân tích.

- 3 phút: Luyện tập, củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà.

Như vậy, bước tìm hiểu nội dung bài dạy, từ xác định trọng tâm kiến thức bài giảng đến việc định lượng cho các hoạt động, lựa chọn phương pháp cho phù hợp là việc cần làm của giáo viên Ngữ văn giúp cho việc tìm, thu thập tài liệu phục vụ bài dạy càng dễ dàng hơn.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Văn học 9 - Đặng Thị Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề
 ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy văn học 9
 Người viết: Đặng Thị Chung
 Tổ: KHXH
 Trường THCS Ba Đồn
I. Lý do chọn đề tài 
 Là thầy cô đã từng tâm huyết với nghề, ai cũng muốn mình thành công trong mỗi giờ dạy. Vậy làm thế nào để có được sự thành công đó? Ngoài năng lực sư phạm của giáo viên, sự tham gia tích cực của học sinh, sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp thì còn rất cần sự hỗ trợ đắc lực của đồ dùng dạy học. Đó là những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh ảnh chân dung tác giả, tác phẩm hay tranh vẽ từ trong SGK, máy ghi âm, băng đĩa ghi âmnhằm làm cho giờ học Ngữ văn thêm sinh động. Nhưng giờ đây, do yêu cầu của xã hội, những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS về việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW2 khoá VIII khẳng định: “phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” 
 Để đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học là một trong những biện pháp hiệu quả. CNTT là một phương tiện dạy học hiện đại bởi tính năng ưu việt, sự tiện ích nổi trội của nó so với các phương tiện dạy học khác. Giáo án điện tử là bước cải tiến lớn giúp giáo viên mang lại cho học sinh nhiều thông tin hơn và các thông tin đó có thể được chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh và các đoạn phim video. Có thể nói, CNTT đã cung cấp điều kiện và phương tiện thuận lợi hỗ trợ đắc lực cho công việc giảng dạy của giáo viên ở tất cả các bộ môn. Chúng ta biết rằng mỗi môn học làm cho học sinh có hiểu biết thêm về cuộc sống, về tri thức nhân loại, từ đó các em thêm yêu cuộc sống, có khả năng cải tạo cuộc sống. Ngữ văn là một môn học có vị trí, vai trò quan trọng. Chương trình Ngữ văn THCS giúp học sinh có được những tri thức, quy ước sử dụng Tiếng ViệtViệc dạy môn Ngữ văn không chỉ là thưởng thức văn học một cách đơn thuần mà đồng thời với việc nhận thức, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cảm thụ giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học từ đó các em có nhận thức đúng đắn về cuộc sống, vẽ đẹp của tâm hồn con người, tự bồi dưỡng tình cảm của mình, góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.
 Trước đây do quan niệm dạy môn Ngữ văn, môn học có tính nghệ thuật, vai trò ngôn ngữ diễn giảng của giáo viên có ý nghĩa to lớn. Vì vậy, thoạt đầu có không ít giáo viên đã nghĩ: Môn Ngữ văn không cần nhiều đồ dùng và thiết bị dạy học. Đồ dùng chỉ cần SGK, sách tham khảo hay tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ là đủ. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay không phải giáo viên nào cũng thực hiện bài dạy tốt và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa số học sinh say mê học môn Ngữ văn không nhiều, phần lớn các em ngại và không thích học Ngữ văn. 
Thực tế ban đầu, chúng tôi- những thầy cô giáo Ngữ văn rất ngại sử dụng máy vi tính vì mất thì giờ, tốn kém, ngại học cách sử dụng phương tiện hiện đại và nhiều lý do khác nữaSong , mấy năm gần đây, phong trào ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Ngữ văn ở huyện Quảng Trạch nói chung và trường THCS Ba Đồn nói riêng rất sôi nổi, phổ biến. Và nếu như trước đây, học ứng dụng CNTT chỉ là để biết thì bây giờ phải thành thạo. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn 9, cụ thể là phân môn văn học. Đây là môn học của khối lớp cuối vòng 2 của thay SGK, lớp cuối cấp THCS nên có vị trí hết sức quan trọng, vừa phải tổng kết được kiến thức, kỹ năng được học tập, rèn luyện trong bốn năm học, vừa phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THCS. Đồng thời tạo tâm thế, tiềm lực cho học sinh lên THPT hoặc đi vào cuộc sống.
 Từ thực tế hiệu quả bài dạy, từ ngại sử dụng ban đầu đến nay, chúng tôi cảm thấy máy vi tính với chức năng ưu việt của nó làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn do nhiều nguồn cung cấp thông tin và kiến thức, học sinh hứng thú học với giờ học. Xuất phát từ mục tiêu cần đạt của tiết học Ngữ văn THCS chuyên đề mong muốn giúp cho giáo viên sử dụng CNTT vào giờ dạy Ngữ văn( mà cụ thể là giờ giảng văn9) đạt hiệu quả cao nhất.
Từ việc xác định phạm vi nghiên cứu ở trên, chuyên đề sẽ tập trung vào nội dung chính: Xậy dựng một bài giảng Ngữ văn trên máy tính gồm các bước:
Tìm hiểu nội dung bài dạy.
Thu thập tài liệu bổ sung, mở rộng kiến thức.
Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài giảng trên máy vi tính.
Thể hiện kịch bản trên máy vi tính.
Điều chỉnh và kiểm tra.
Trong 5 bước trên, thì xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài giảng và thể hiện kịch bản trên máy vi tính là bước cơ bản quyết định thành công của giờ dạy. Các bước còn lại cũng rất quan trọng vào hiệu quả giờ dạy Ngữ văn.
 II. Nội dung cụ thể
Tìm hiểu nội dung bài dạy.
Đây là việc làm đầu tiên của giáo viên khi xây dựng một bài dạy Ngữ văn trên máy vi tính, nhất là phân môn văn học 9. Việc tìm hiểu nội dung bài dạy là rất cần thiết, giúp giáo viên định hướng được mục tiêu của bài dạy, xác định trọng tâm kiến thức để xây dựng hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh tiếp thu và chiếm lĩnh bài học.Khi xác định được trọng tâm kiến thức bài dạy, giáo viên phân bố thời gian từng phần cho hợp lý, phần nào cần giới thiệu lướt qua, phần nào cần tìm hiểu, thảo luận thống nhất và khắc sâu kiến thức, thời gian cho luyện tập, củng cố kiến thứcDo đó, bước tìm hiểu nội dung bài dạy giáo viên nên lưu tâm. Đây là bước khởi đầu cho sự thành công của bài dạy.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em Thuý Kiều”. Giáo viên phải đọc kỹ đoạn trích, tìm hiểu vị trí đoạn trích trong “Truyện Kiều”. Xác định mục tiêu cần đạt của bài dạy là giúp học sinh hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng và tính cách, số phận của Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển. Từ đó, giúp học sinh thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyệu Kiều là trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người. Và từ bài học các em biết vận dụng miêu tả nhân vật. Xác định được kiến thức trọng tâm của bài dạy là vẻ đẹp riêng của chị em Thuý Kiều qua nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du, giáo viên định thời lượng một tiết dạy 45 phút sao cho hợp lý.
 Ví dụ: - 5 Phút: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
5 phút: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
32 phút: Phân tích.
3 phút: Luyện tập, củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà. 
Như vậy, bước tìm hiểu nội dung bài dạy, từ xác định trọng tâm kiến thức bài giảng đến việc định lượng cho các hoạt động, lựa chọn phương pháp cho phù hợp là việc cần làm của giáo viên Ngữ văn giúp cho việc tìm, thu thập tài liệu phục vụ bài dạy càng dễ dàng hơn.
2. Thu thập tài liệu, mở rộng kiến thức.
Việc thu thập tài liệu cho bài dạy và học ở phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh cần chú ý: Không những giáo viên sưu tầm tài liệu mà học sinh cũng tham gia tích cực trong việc chuẩn bị này. Có được sự kết hợp đó, qua mỗi năm giảng dạy, giáo viên sẽ có nguồn tài liệu vô cùng quý giá được sử dụng trong nhiều năm, nhiều khối lớp Ngữ văn. Về phía giáo viên, khi thu thập tài liệu cần chon lựa tư liệu để minh hoạ và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tư liệu sưu tầm có thể là:
* Tranh ảnh, chân dung tác giả, đền thờ, quê hương, địa điểm được nhắc tới trong tác phẩmTác phẩm xuất bản, tái bản, dịch ra tiếng nước ngoàiTranh vẽ từ SGK, tranh tự vẽ minh hoạ những chi tiết trọng tâm bài, tranh sưu tầm từ nhiều nguồn.
*Những câu văn, đoạn văn hay của các nhà văn, nhà phê bình văn học về nội dung, nghệ thuật của bài dạy.
* Băng, đĩa ghi âm bài thơ, bài hát, kịch
* Đĩa mềm, đĩa CD
Ví dụ: Dạy bài: Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du, Giáo viên cần chuẩn bị các tài liệu: - Tranh, ảnh về khu lưu niệm Nguyễn Du ở Hà Tĩnh.
Chân dung các nhân vật trong tác phẩm.
ảnh chụp Truyện Kiều và các phiên bản.
Dạy bài: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, Giáo viên cần chuẩn bị:
ảnh chân dung nhà thơ Thanh Hải.
Một số hình ảnh về cố đô Huế.
ảnh chụp các tập thơ của Thanh Hải.
Một số hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước.
Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” Phổ thơ Thanh Hải.
Để khắc sâu nguyện ước chân thành, thầm lặng, tha thiết của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ hoà nhịp cùng mùa xuân đất nước giáo viên hướng dẫn học sinh nên sưu tầm thêm “Một khúc ca xuân” của nhà thơTố Hữu:
 “ Nếu là con chim, chiếc lá
 Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 	Lẽ nào vay mà không trả
	Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Ngoài những đoạn thơ, bài thơ sưu tầm để mở rộng kiến thức bài học, tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm một số đoạn văn bình luân của một số tác giả.
Vídụ: Đánh giá về bài thơ “Con cò”, Lê Đình Kỵ viết: “Hãy hứng lấy những sắc trời, hãy đón lấy những con sóng nhỏ đến ngã vào lòng người, chừng nào mà còn những người mẹ nghiêng xuống nôi con, gửi vào tiếng ru những yêu thương, mơ ước, lo âu thì chừng ấy còn có những bài thơ “Con cò”.
 Hay khi đánh giá về “Truyên Kiều của Nguyễn Du” Mộng Liên Đường, chủ nhân trong lời tựa “Truyên Kiều” đã viết: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”.
 Tất cả những tài liệu sưu tầm từ tranh ảnh, bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn đến băng hình phải phù hợp và có hiệu quả với bài dạy. Đặc biệt những hình ảnh này phải được đưa vào trong màn hình của máy vi tính, được thiết kế hài hoà giữa hình- âm - sắc-động thì bài dạy sẽ rất sinh động.
Còn việc hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, trước hết giáo viên phải là một “ thành viên tích cực” làm mẫu. Khi đã thu hút được học sinh, nên tranh thủ thời gian dặn dò cuối giờ để hướng dẫn học sinh ghi thư mục. Đối với những bài dạy không có tranh ảnh minh hoạ, giáo viên nên cố gắng sưu tầm tranh ảnh hoặc phát huy “vốn” tự vẽ của giáo viên, học sinh trong lớp, trường. Nhưng khi chuẩn bị tư liệu cũng cần cân nhắc xem tư liệu nào cần thiết, hiệu quả. Nếu là tranh thì phải đúng nội dung và phải có tính thẩm mỹ cao.
3. Xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài giảng trên máy vi tính.
Đây là bước rất quan trọng quyết định thành công của một giờ dạy. Để có được một kịch bản bài giảng trên máy vi tính thật hoàn hảo. Giáo viên phải thực sự kỳ công suy nghĩ, tìm tòi, đặc biệt là soạn bài, thiết kế giáo án. Soạn bài là công việc thường ngày của giáo viên nhưng soạn bài trên máy vi tính đòi hỏi tính khoa học, chính xác, lôgích cao.
 Khi xây dựng kịch bản thiết kế bài giảng trên máy vi tính cần chú ý 2 bước:
Xây dựng kịch bản bài học.
Xây dựng kịch bản hình ảnh, âm thanh.
Bản thiết kế bài giảng trên máy vi tính phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và phải kết hợp với lời giảng, lời bình, trình diễn của giáo viên, sự theo dõi của học sinh một cách nhuần nhuyễn, thích hợp. Khi soạn bài, Giáo viên cố gắng đưa kiến thức muốn truyền đạt bằng con đường ngắn nhất. Trong bài soạn giáo viên cần gợi mở nhiều ý tưởng để học sinh tìm tòi, sáng tạo giúp cho việc hiểu bài sâu hơn.
 * Giáo viên cần lưu ý
: - Tạo điều kiện khai thác tối đa tính năng, tác dụng của phương tiện.
 - Bảo đảm tính thẩm mỹ.
 - Bản thiết kế tạo tính linh hoạt trên máy vi tính, thể hiện được sự thuận lợi , phù hợp các kênh khác nhau trong quá trình dạy học, khi cần thay đổi chu trình, có thể dẽ dàng thực hiện.
 - Bảo đảm tính chính xác, khoa học, là nguồn đáng tin cậy cho người dạy , người học do đó phải có sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp.
 - Xây dựng kịch bản bài học trên máy vi tính là sự kết hợp hài hoà, phù hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương tiện giản đơn (phấn, bảng) và phương tiện máy móc, phức tạp (máy chiếu, máy vi tính), hoạt động của thầy và trò.
 - Giáo viên ghi bảng: Xây dựng dàn ý bài học phải được thể hiện ở trên bảng, nội dung này cần ngắn gọn, đầy đủ, sắp xếp khoa học làm nổi bật trọng tâm kiến thức bài học. Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi với yêu cầu học sinh trả lời.: Có thể là cá nhân hay đại diện nhóm thảo luận, tiếp đó là hướng trả lời với phần chốt, bình của giáo viên.
 - Nếu không chú ý xử lý khéo thì việc áp dụng phương tiện hiện đại vào bài giảng trở thành hạn chế, ảnh hưởng lớn đến chất lượng bài học.
Ngoài việc xây dựng kịch bản bài học, cần rất chú ý đến việc xây dựng kịch bản hình ảnh, âm thanh. Đây là việc tương đối khó đối với giáo viên dạy Ngữ văn-đặc biệt là Ngữ văn 9 với nhiều thay đổi về nội dung chương trình. Dạy văn đã là khó, việc xây dựng hình ảnh, âm thanh phù hợp, hiệu quả với nội dung bài học trên máy vi tính lại càng khó nếu chúng ta không có kiến thức tin học. Muốn lập trình được, bắt buộc chúng ta phải học hỏi, tìm tòi để tạo lập kịch bản hay, hấp dẫn.
 - Khi xây dựng kịch bản hình ảnh, âm thanh phải chú ý tới màu sắc: Nền phối màu các từ ngữ quan trọng. Sự xuất hiện các từ ngữ trên máy cũng phải lựa chọn cho phù hợp, khi nào cần lên chậm, từ từ, khi nào cần xuất hiện nhanh hoặc đồng thời.
 4. Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
Giáo viên sẽ phải kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác: Vừa dùng lời để giảng giải, hướng dẫn tổ chức học sinh hoạt động, vừa thao tác trên máy để thể hiện các nội dung dạy học đã được cài sẵn. Giáo viên vừa như là đạo diễn, vừa như là người dẫn chương trình truyền hình.
5. Điều chỉnh, kiểm tra
Sau khi hoàn tất việc thực hiện kịch bản trên máy vi tính cần điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung, thời lượng cũng như yêu cầu của bài giảng. Trước khi lên lớp, giáo viên cần phải kiểm tra lại toàn bộ bài giảng trên máy, kiểm tra lại máy vì trên thực tế, đã có giáo viên vào lớp, bật máy thì tất cả chữ đều bị đảo ngược, vỡ chữ hoặc mất nétNgoài ra, giáo viên nên dự kiến các tình huống máy bị trục trặc hay mất điện, chuẩn bị sẵn bảng phụ, giấyAo đề phòng.
 Mặc dù không thể phủ nhận tính năng ưu việt, sự hiện đại và lợi ích nổi trội của việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào giảng văn, chúng ta vẫn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Cần hướng dẫn cụ thể học sinh cách chuẩn bị tư liệu, soạn bài.
Cần nắm vững trình độ học sinh để đưa ra các câu hỏi, bài tập phù hợp, hướng dẫn thảo luận kết hợp với nội dung trên máy, lời giảng, bình của giáo viên để học sinh ghi bài chủ động, sáng tạo.
Khâu soạn bài của giáo viên đặc biệt kỹ lưỡng, chu đáo, lường trước những tình huống khó đối với những câu hỏi thảo luận, bài tập sáng tạo, giáo viên phải chuẩn bị kiến thức vững vàng, bình sâu chi tiết đặc sắc, trọng tâm
Việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào bài dạy văn học gây hứng thú học sinh vì yếu tố hình, màu, động đặc biệt là học sinh khá, giỏi. Song với học sinh yếu, trung bình, với những câu hỏi thảo luận khó các em còn lúng túng, rụt rè, hạn chế tham gia thảo luận. Giáo viên cần có cách gợi mở, động viên các em hứng thú tham gia hoạt động.
Để sử dụng máy thuần thục trong quá trình chuẩn bị giáo viên cần phải luyện tập các thao tác trên máy, dự kiến các tình huống và cách xử lý.
Tóm lại: Việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào dạy văn học là rất cần thiết. Nhưng việc sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong giờ dạy là cả một vấn đề lớn, phụ thuộc vào yếu tố khách quan, chủ quan. Trong đó quan trọng nhất là trình độ kiến thức, khả năng linh hoạt, sáng tạo của thầy. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giờ dạy giảng văn là bước đáng kể trong đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức bài học, đồng thời bộc lộ được khả năng và sự sáng tạo của bản thân, nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó giúp các em phát triển được năng lực của mình và tự tin hơn để thể hiện. Thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn, mà đặc biệt là giờ giảng văn không còn là vấn đề mới mẻ đối với giáo viên phổ thông nữa, nhưng để thực hiện được một tiết dạy trên lớp có ứng dụng CNTT thành công vẫn còn là vấn đề khó đối với nhiều người. Tôi rất mong với vấn đề mà tôi đặt ra trong chuyên đề cùng với sự đóng góp của đồng nghiệp sẽ giúp giáo viên văn chúng ta thành công hơn trong các tiết dạy giảng văn. Bởi ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học là con đường ngắn nhất nâng cao chất lượng dạy học.
 Ba Đồn, Ngày 10/10/2009
 Người viết: Đặng Thị Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de CNTT Van 9.doc