Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 20 - Tiết 41 - Mở đầu về phương trình

Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 20 - Tiết 41 - Mở đầu về phương trình

- Học sinh nắm được các khái niệm “phương trình 1 ẩn”, “ẩn số”, “nghiệm của phương trình”, “giải phương trình”.

- Học sinh thấy được phương trình có thể có hữu hạn nghiệm, có thể có vô số nghiệm, hay vô nghiệm.

II. Chuẩn Bị:

- Bài tập luyện tập

- Xem trước bài ở nhà

III. Tiến Trình Dạy Học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Đại số - Tuần 20 - Tiết 41 - Mở đầu về phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 	Ngày soạn: 25/12/2009
Tiết: 41	Ngày dạy: 29/12/2009
MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục Tiêu:
- Học sinh nắm được các khái niệm “phương trình 1 ẩn”, “ẩn số”, “nghiệm của phương trình”, “giải phương trình”.
- Học sinh thấy được phương trình có thể có hữu hạn nghiệm, có thể có vô số nghiệm, hay vô nghiệm.
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập luyện tập
- Xem trước bài ở nhà
III. Tiến Trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
Ta đã làm quen nhiều với bài toán tìm x, 2x + 5 = 4. Ta goi là phương trình một ẩn.
- Hãy lấy ví dụ về phương trình?
?2 Yêu cầu học sinh thực hiện.
Ta thấy x = 6 làm cho dấu bằng xảy ra. Ta nói x = 6 là nghiệm của phương trình.
?3 yêu cầu học sinh thực hiện.
Hs làm ?4 yêu cầu học sinh thực hiện
Thế nào là hai phương trình tương đương?
- Đây là 3 phương trình tương đương. Gọi vài hs xét tìm thử xem các phương trình sau có tương đương không.
a. x - 2 = 0 và 2x = 4
b. x2 = 4 và = 2
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện:
4u – 3 = 6u -2
6y + 4 = 7y – 2
- Học sinh thực hiện:
VT = 2.6 + 5 = 17
VP = 3(6 – 1) + 2 = 17
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hiện.
a) 2(-2 + 2) – 7 = -7
3 – (-2) = 5
Vậy x = - 2 không là nghiệm
b) 2(2 + 2) – 7 = 1
3 – 2 = 1
Vậy x = 2 là nghiệm của phương trình.
- Học sinh thực hiên
a. S = {2}
b) S = Æ
- Học sinh tra lời
- Học sinh tra lời:
a) x – 2 = 0 2x = 4
có cùng S = { 2 }
b) Hai pt có cùng tập nghiệm: S = {-2; 2}
x2 = 4 | x | = 2.
1. Phương trình 1 ẩn:
- Một phương trình ẩn x luôn có dạng A(x) = B(x) trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
Vd: 2x + 1 = x là pt ẩn x.
2t - 5 = 3 - 4t là pt ẩn t
a) Hệ thức x = m (với m là một số thực nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ ràng m là nghiệm duy nhất của nó.
b) Một phương trình có thể có một, hai nghiệmnhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.
2. Giải phương trình
- Ký hiệu S gọi là tập nghiệm của phương trình. Vậy giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm (hay tìm tập nghiệm) của phương trình.
3. Phương trình tương đương
- Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là hai phương trình tương đương.
Ký hiệu: “Û”
Vd:
x + 1 = 0 Û x = - 1
4x + 5 = 3 (x + 2) - 4
Û x + 3 = 0
Û x = - 3
4. Củng cố:
- Bài tập 1, 4.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học thuộc bài
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 20 	Ngày soạn: 25/12/2009
Tiết: 42	Ngày dạy: 29/12/2009
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
I. Mục Tiêu:
- Học sinh nắm được qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân.
- Biết giải phương trình bậc nhất một ẩn.
II. Chuẩn Bị:
- Bài tập củng cố.
- Chuẩn bị trước ở nhà.
III. Tiến Trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phương trình một ẩn là gì? Cho ví dụ phương trình ẩn y.
- Thế nào là hai phương trình tương đương?
+ Xét xem hai phương trình sau có tương đương không?
a. x - 3 = 0 và - 3x = 9
b. 4x - 12 = 0 và x2 - 9 = 0
3. Nội dung bài dạy:
- Giải phương trình là ta biến đổi phương trình này phương trình khác tương đương với nó thành đơn giản hơn. Muốn vậy ta cần áp dụng những qui tắc nào?
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Giới thiệu định nghĩa pt bậc nhất. Cho ví dụ: 2x + 3 = 7
- Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa.
- Để giải được pt nay thi ta can áp dụng các qui tắc sau.
- Trong một đẳng thức số, khi chuyển vế một hạng tử từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu hạng tử đó. Đối với pt cũng tương tự, em nào phát biểu qui tắc chuyển vế.
- ?1 yêu cầu học sinh thực hiện.
- Trong đẳng thức số, ta có thể nhân cả hai vế phương trình cùng một số. Đối với phương trình ta cũng làm tương tựu như thế.
Em nào có thể phát biểu qui tắc nhân dối với phương trình.?
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Ta có thể dùng hai qui tắc đã học để giải phương trình.
- Phân tích ví dụ trong sgk cho hoc sinh.
- Yêu cầu học sinh làm ?3
- Học sinh lắn nghe.
- Học sinh đọc định nghĩa.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh thực hiện:
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh phát biểu qui tắc.
- Học sinh thự hiện:
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
?3 –0,5x+2,4=0
-0,5x=-2,4
x=-2,4:(-0,5)
x=4,8
Vậy S=
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn:
Định nghĩa: Phương trình dạng ã + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Hai qui tắc biến đổi phương trình
a) Qui tắc chuyển vế :
Qui tắc : Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
b) Qui tắc nhân:
Qui tắc: Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0
* Chú ý : Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế với cùng một số khác 0
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn:
- Từ một phương trình, dùng qui tắc chuyển vế hay qui tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
4. Củng cố:
- Bài tập 7
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc định nghĩa và qui tắc
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc