Tuyển tập câu hỏi định tính môn Vật lý - Nguyễn Quang Đông

Tuyển tập câu hỏi định tính môn Vật lý - Nguyễn Quang Đông

MỤC LỤC

Câu hỏi Hướng dẫn

Lời nói đầu 1

1. Các câu hỏi phần cơ học 2 50

2. Các câu hỏi phần nhiệt học 19 67

3. Các câu hỏi phần điện từ 27 75

4. Các câu hỏi phần quang học 38 88

5. Các câu hỏi phần vật lý hạt nhân, thiên

văn học.

48 102

Tài liệu tham khảo 105

pdf 106 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập câu hỏi định tính môn Vật lý - Nguyễn Quang Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 0
NguyÔn Quang §«ng 
 TuyÓn tËp 
 C©u hái ®Þnh tÝnh 
 vËt lý 
THÁI NGUYÊN 2010 
MỤC LỤC 
 Câu hỏi Hướng dẫn
Lời nói đầu 1 
1. Các câu hỏi phần cơ học 2 50 
2. Các câu hỏi phần nhiệt học 19 67 
3. Các câu hỏi phần điện từ 27 75 
4. Các câu hỏi phần quang học 38 88 
5. Các câu hỏi phần vật lý hạt nhân, thiên 
văn học. 
48 102 
Tài liệu tham khảo 105 
 1
LỜI NÓI ĐẦU 
Vật lý học là một môn học lý thú. Các hiện tượng vật lý xuất hiện và 
ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, sản xuất. Để việc học vật lý đạt kết quả 
tốt, bên cạnh việc giải các bài tập tính toán thì việc vận dụng kiến thức để giải 
thích các hiện tượng thực tế đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng, 
tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. 
Tập sách nhỏ này tập hợp một số câu hỏi định tính vật lý trong chương 
trình THPT, thuộc các phần: Cơ học, nhiệt học, điện từ, quang học và vật lý 
hạt nhân, thiên văn học. Các em học sinh hãy cố gắng vận dụng kiến thức 
được học để trả lời các câu hỏi và chỉ nên xem hướng dẫn giải để đối chiếu 
với câu trả lời của mình. 
Do thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, chắc chắn cuốn sách 
không tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để sách 
được hoàn thiện hơn. 
Chúc các em học sinh có nhiều niềm vui khi học vật lý và đạt được kết 
quả cao trong học tập. 
 Tác giả 
 NGUYỄN QUANG ĐÔNG – ĐH Thái Nguyên 
 Email: nguyenquangdongtn@gmail.com 
 Mobile : 0974974888 
 2
PHẦN CÂU HỎI 
I. CÁC CÂU HỎI PHẦN CƠ HỌC 
1. Một phi công vũ trụ đang làm việc trong một khoang kín của tàu vũ trụ. 
Anh ta không biết là anh ta có chuyển động cùng với tàu vũ trụ trên quỹ đạo 
không. Cảm giác của anh ta có đúng không? Tại sao? 
2. Một người đang thả cho thuyền của mình trôi trên sông. Anh ta phát hiện 
thấy có một cái bè gỗ trôi sát thuyền mình và đã quyết định chèo thuyền để tách 
khỏi bè gỗ. Hỏi trong trường hợp này chèo thuyền tiến lên phía trước hay giữ 
cho thuyền lùi lại phía sau (cùng một khoảng cách so với bè gỗ) có lợi hơn? Vì 
sao? 
3. Từ tâm một cái đĩa đang quay người ta búng một viên bi lăn theo lòng 
màng đặt trên một bán kính của đĩa. Hỏi quỹ đạo của viên bi đối với đĩa và đối 
với Trái Đất có hình gì? 
4. Hai em bé đứng ở hai đầu của một toa tàu đang chuyển động, cùng ném 
bóng về phía nhau. Coi động tác ném của cả hai đều giống nhau và tàu hoả 
chuyển động thẳng đều. Hỏi em bé nào bắt được bóng trước: Em đứng đầu toa 
hay cuối toa? 
5. Đặt một viên gạch lên trên mặt một tờ giấy rồi cho chúng rơi tự do. Hỏi 
trong quá trình rơi viên gạch có “đè” lên tờ giấy không? Câu trả lời sẽ như thế 
nào nếu cho chúng rơi trong không khí? 
6. Để các tia nước từ các bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe, phía 
trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn những cái chắn 
bùn như thế nào? 
7. Quan sát những tia lửa đỏ (Thực chất là những hạt bụi đá mài) bắn ra khi 
mài một vật kim loại trên một đá mài quay tròn, hình ảnh đó cho ta liên tưởng 
đến đại lượng vật lý nào của chuyển động tròn? 
8. Một vệ tinh phải có chu kỳ quay là bao nhiêu để nó trở thành vệ tinh địa 
tĩnh của Trái Đất? 
 3
9. Quan sát một bánh xe đạp đang lăn trên đường ta thấy các nan hoa ở phía 
trên trục quay đang quay như hoà vào nhau, trong khi đó ta lại có thể phân biệt 
từng nan hoa ở phần dưới của trục bánh xe. Hãy giải thích? 
10. Một hành khách đi trên xe buýt cho biết, khi xe còn ít khách khi qua 
chỗ đường xấu, xe bị xóc nhiều làm người ngồi trên xe rất khó chịu. Nhưng khi 
xe đã đông khách, lại thấy êm hơn kể cả khi qua những chỗ đường xấu. Cảm 
giác ấy có đúng không? Hãy giải thích? 
11. Trong cuốn sách “Vật lý vui”, tác giả IA Perenman có đề cập đến 
“Phương pháp rẻ nhất để du lịch”. Đó là chỉ cần được nâng cao khỏi mặt đất nhờ 
một khí cầu, chờ đến khi Trái Đất quay đến vị trí mong muốn rồi hạ xuống! 
Phương pháp đó có thể thực hiện được không? Hãy giải thích. 
12. Lực hút của Mặt Trời lên Mặt Trăng lớn hơn lực hút của Trái Đất lên 
Mặt Trăng khoảng hai lần. Nhưng tại sao Mặt Trăng lại là vệ tinh của Trái Đất 
mà nó không phải là hành tinh quay quanh Mặt Trời? 
13. Tại sao khi dùng cân đòn không thể phát hiện được sự thay đổi trọng 
lượng của các vật khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác trên Trái Đất? 
14. Có thể làm cho số chỉ của lực kế nhỏ hơn hoặc lớn hơn trọng lượng một 
vật treo vào nó không? 
15. Bôi dầu mỡ có tác dụng làm giảm ma sát. Nhưng tại sao người ta không 
bôi dầu cho các thanh ray đường sắt? 
16. Trong những thí nghiệm chế tạo đạn của ngành kĩ thuật quân sự người 
ta thấy viên đạn hình nón luôn bay xa hơn viên đạn hình cầu trong những điều 
kiện như nhau. Hãy giải thích tại sao? 
17. Một quả bóng nếu bơm căng quá khi đá sẽ rất khó khăn, thậm chí cầu 
thủ có thể bị đau chân khi đá vào quả bóng này. Vì sao vậy? 
18. Một vật nặng 10 kg được đặt trên đĩa cân của một cái cân lò xo. Cân 
được đặt trong thang máy. Hỏi cân sẽ chỉ bao nhiêu nếu thang máy rơi tự do? 
 4
19. Một khẩu súng tiểu liên đặt nòng súng theo phương ngang. Khi súng 
bắn ra một viên đạn, cái gì sẽ rơi xuống đất trước: đầu đạn hay vỏ đạn (catút)? 
Bỏ qua sức cản của không khí. 
20. Một cậu bé từ trong toa xe lửa đang chuyển động, ném ra theo phương 
ngang một mẩu phấn theo hướng ngược với hướng chuyển động của tàu với tốc 
độ bằng tốc độ của tàu. Viên phấn sẽ chuyển động thế nào đối với tàu và đối với 
người đứng dưới đất? 
21. Khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được một vật nặng hơn so với trường 
hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang. Tại sao? 
22. Những công nhân khi vác những bao hàng nặng, họ thường chúi người 
về phía trước một chút. Hãy giải thích vì sao? 
23. Người ta thường nói: “Không thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên 
được”. Câu nói này có cơ sở khoa học không? Hãy giải thích? 
24. Một nhà du hành vũ trụ đã ra ngoài không gian vũ trụ, sau khi làm việc, 
họ muốn trở lại con tàu của mình. Làm thế nào có thể di chuyển về phía con tàu, 
khi mà trong không gian vũ trụ không có vật nào có thể đạp chân lên đó mà đẩy 
cả. Hãy tìm một phương án giúp các nhà du hành vũ trụ ? 
25. Vì sao các sân bay vũ trụ thường đặt ở những nơi gần với xích đạo và 
người ta luôn phóng các vệ tinh nhân tạo cùng chiều với chiều quay của Trái 
Đất ? 
26. Người ta vác một bó củi lên tầng ba rồi đốt bó củi đó. Khi mang bó củi 
lên tầng 3, bó củi đã có một thế năng. Khi ta đốt bó củi, vì năng lượng không thể 
tự mất đi nên phần thế năng mà bó củi thu được cũng phải biến thành nhiệt. Vậy 
khi đốt củi càng cao thì nhiệt lượng tỏa ra càng lớn. Điều khẳng định đó có đúng 
không ? Giải thích ? 
27. Một quả bóng sau khi đạp xuống sàn nhà, nó nảy lên cao hơn so với vị 
trí ban đầu. Hỏi phải làm như thế nào để bóng có thể nảy được như vậy? 
28. Để có thể tung người lên cao, các diễn viên xiếc đã làm như sau: Một 
diễn viên đứng ở đầu một tấm ván đặt trên giá đỡ, đầu kia của tấm ván được 
 5
nâng lên cao; một diễn viên khác nhảy dậm lên đầu đã nâng cao đó. Kết quả là 
diễn viên thực hiện được cú tung người lên cao. Hãy giải thích cơ sở của cách 
làm trên? 
29. Để nước trong ống có thể phun ra xa hơn người ta thường bịt một đầu 
ống chỉ để một lỗ nhỏ cho nước phun ra. Hãy giải thích cơ sở của cách làm trên? 
30. Những người chèo thuyền trên sông cho biết một kinh nghiệm của 
mình: nếu thuyền đi xuôi dòng nên đi ở giữa sông, còn ngược dòng nên đi sát bờ 
sông. Vì sao lại làm như vậy? 
31. Quan sát một đoàn tàu đang chạy với vận tốc lớn, thấy những mảnh 
giấy vụn ở hai bên bị hút vào tàu. Ở các nhà ga người ta luôn yêu cầu hành 
khách đứng cách xa đường sắt khi tàu đang tiến vào ga. Hãy giải thích? 
32. Vì sao trong các bến cảng, các tàu bè đậu thường treo những lốp xe ôtô 
cũ ở hai bên thành tàu? 
33. Một em bé khi ăn lạc (đậu phụng) luộc, muốn chọn được những củ to, 
em đã khôn ngoan cầm rổ lạc lắc mạnh nhiều lần, những củ lạc to đã trồi lên 
trên. Hãy giải thích cơ sở của cách làm đó? 
34. Hai người bạn ở khoảng cách tương đối xa gọi cho nhau. Hỏi âm thanh 
sẽ nghe rõ hơn khi họ ở vùng không khí ấm (như ở sa mạc) hay vùng không khí 
lạnh (như trên mặt băng)? 
35. Nếu thả rơi một hòn bi thép lên phiến đá cứng thì nó sẽ nảy lên một số 
lần. Đôi khi có một trong những lần nảy lên lại cao hơn lần trước đó (nhưng 
không cao hơn độ cao mà từ đó người ta thả rơi hòn bi). Giải thích? Ở đây có gì 
mâu thuẫn với định luật bảo toàn năng lượng hay không? 
36. Hai vật bất kì luôn hút nhau bằng lực hấp dẫn. Tại sao các vật để trong 
phòng như bàn, ghế, giường, tủ mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không bao 
giờ di chuyển lại gần nhau được? 
37. Cho một chiếc gậy dài, hãy tìm trọng tâm gậy mà không dùng thêm bất 
kì một dụng cụ nào khác? 
 6
38. Có một hòn bi đặt trên bàn và một cái lọ úp lên nó. Làm thế nào nâng 
hòn bi lên mà không đụng vào nó? 
39. Dựa vào kiến thức cơ học, có thể phân biệt quả trứng sống với quả 
trứng luộc mà không phải đập trứng ra bằng cách nào? 
40. Làm thế nào xác định được thể tích bên trong của một chiếc xoong nếu 
chỉ có một chiếc cân? 
41. Một chiếc cốc thuỷ tinh hình trụ chứa một chất lỏng đầy tới mép. Chỉ 
dùng một chiếc cốc có dạng khác và có thể tích hơi nhỏ hơn, làm thế nào để chia 
lượng chất lỏng trong cốc thành hai phần bằng nhau? 
42. Làm thế nào để đo đường kính của một quả bóng đá chỉ bằng một 
chiếc thước cứng thẳng? 
43. Làm thế nào có thể đo được đường kính của một viên bi nhỏ nếu bạn có 
trong tay một bình có chia độ? 
44. Tại sao kéo đứt một sợi dây ẩm bện bằng giấy dễ hơn so với khi sợi dây 
khô? 
45. Trong một cuộc đua xe, một ôtô bất ngờ bị nổ săm, lốp không thể giữ 
được hơi. Hỏi người lái có cách nào chạy xe mà vành bánh xe không chạm mặt 
đường được không? Tại sao? (Không xét phương án xe chạy nghiêng bằng 2 
bánh) 
46. Một người muốn xác định khối lượng của một chiếc xuồng mà anh ta 
đang ở đó. Hỏi người đó phải làm thế nào nếu trong tay chỉ có một sợi dây 
thừng và người đó biết số cân nặng của chính mình? 
47. Chỉ dùng một cái cân và một bình có chia độ, làm thế nào có thể xác 
định được một viên bi nhôm là đặc hay có một hốc chứa khí ở bên trong? Có thể 
bằng cách nào đó xác định được là hốc đó nằm ở tâm hòn bi hay lệch về phía bề 
mặt không? 
48. Trong một toa tàu đang chuyển động trên đường sắt tại bất cứ 
thời điểm nào của chuyển động cũng có những điểm không chuyển 
 7
động và những điểm chuyển động theo chiều ngược với chuyển động 
của toa. Đó là những điểm nào? 
49. Có thể xác định khối lượng riêng của một hòn đá có hìn ... lỗ càng tốt. 
443. Ảnh sẽ tới gần bờ. 
444. Nếu mặt gương nghiêng với mặt bàn một góc 450 và giao tuyến của 
các mặt này vuông góc với quỹ đạo chuyển động của quả cầu. 
445. Để người lái có thể quan sát những gì xảy ra hai bên thành toa xe. 
446. Nếu có chùm tia hội tụ tới gương. 
447. Tăng lên 2 lần. 
448. Có thể được, nếu đặt mắt gần sát mặt gương. 
450. Do những giọt nước bé làm tán xạ (phản xạ) ánh sáng. 
451. Các tia sáng được phản xạ gương từ mặt đó. 
452. Bảng sơn đen phản xạ gương ánh sáng, mặc dù với hệ số phản xạ bé; 
hệ số phản xạ tăng khi gốc tới tiến dần đến góc vuông. 
453. Bằng cái gương như thế có thể đốt cháy vật nào đó chỉ ở vị trí cách 
đó gần 50cm, bởi vì tiêu điểm chính cách gương một khoảng bằng nửa bán kính 
cong. 
454. Vị trí nhìn thấy của mỗi ngôi sao bị dịch xa thiên đỉnh một ít. Những 
ngôi sao thấy được gần đường chân trời trở nên không thấy được. 
455. Do sự khúc xạ khí quyển. 
456. Ánh sáng từ các ngôi sao này đi vào khí quyển với con đường dài 
hơn ánh sáng từ các ngôi sao ở gần thiên đỉnh và nó bị tán xạ mạnh hơn. 
 99
457. Bề mặt ở vật khô gồ ghề. Vì vậy ánh sáng phản xạ là ánh sáng tán xạ. 
Nếu vật hơi nhúng ướt thì tính gồ ghề giảm. Ngoài ra trong màng nước mỏng 
ánh sáng phải phản xạ toàn phần nhiều lần và bị hấp thụ. 
458. Khi đặt vật sát tờ giấy vào bản vẽ thì ở những miền khác nhau của nó 
"phát ra" theo mọi hướng những quang thông khác nhau. Vì vậy ta thấy rõ bản 
vẽ. Nếu đặt tờ giấy xa bản vẽ, lúc đó vì ánh sáng đi từ bản vẽ bị tán xạ, mọi chỗ 
của tờ giấy sẽ được chiếu sáng gần như nhau, và ta không thấy rõ bản vẽ. 
460. Ta nhận được ảnh của ngọn nến khi có hiện tượng phản xạ ánh sáng 
từ mặt sau (có tráng bạc) và mặt trước của kính. Ngoài ra sự phản xạ nhiều lần ở 
cả hai mặt của tia sáng đi bên trong kính tạo ra một oạt ảnh phụ của ngọn nến. 
461. Cần phải thu được ảnh rõ của dây tóc đèn trên tường. Khi đó thấy 
kính nào đặt gần tường hơn thì có độ tụ lớn hơn. 
462. Tiêu cự tăng lên vì bán kính cong của thấy kính tăng và chiết suất 
giảm. 
463. Cần đặt thấu kính này lên thấu kính kia sao cho trục chính trùng 
nhau. Nếu hệ thấu kính làm hội tụ các tia thì độ tụ của thấu kính hội tụ lớn hơn 
thấu kính phân kỳ; nếu hệ thấu kính làm phân kỳ các tia sáng thì độ tụ của thấu 
kính hội tụ nhỏ hơn thấu kính phân kỳ. Độ tụ của thấu kính như nhau, nếu hệ 
làm khúc xạ các tia sáng như bản mặt song song. 
464. Phải đựng ảnh của một số điểm nằm trên đoạn thẳng đó và nối các 
điểm tìm được bằng một đường liên tục. 
465. Chiết suất tương đối của thuỷ tinh thể mắt cá ở trong nước không lớn. 
Vì vậy, muốn tăng độ tụ của thuỷ tinh thể thì bề mặt của nó phải có độ cong lớn. 
466. Do sự quáng mắt cho nên nguồn sáng hình như có kích thước lớn hơn 
trong thực tế. Vì vậy ta có cảm giác như nó được đặt gần hơn. 
467. Để thay kính vật có thể làm một lỗ nhỏ giống như trong buồng tối 
đơn giản nhất. 
468. Nước giới hạn bởi mặt phẳng đáy cốc và mặt nằm ngang được chứa 
đầy trong góc nhị diện. Vì vậy ánh sáng khi đi qua nước bị tán sắc. 
 100
469. Lăng kính cho nhiều ảnh đơn sắc của vật xê dịch đối với nhau. Vì các 
ảnh chồng lên nhau ở phần giữa vật nên mắt cảm thụ được tổng của các màu, 
nhưng ở mép vật không tổng hợp được tất cả các màu: một phía thì thấy dải sáng 
màu lam - tím, còn phía kia thì thấy màu da cam - đỏ. 
470. Màu đỏ, vì khi chuyển từ môi trường này sang môi trường khác tần 
số của ánh sáng không thay đổi và tần số đó xác định màu của các tia. 
471. Màu đen, vì nó hấp thụ tất cả các tia tới nó. 
472. Mũ sắt dùng để bảo vệ, tránh các tác dụng cơ học trong thời gian 
chữa cháy, và đồng thời để bảo vệ tránh các bức xạ hồng ngoại mạnh. 
474. Cường độ các tia Mặt trời lúc hoàng hôn hay lúc Mặt trời mọc nhỏ 
hơn lúc ban ngày nhiều, vì lúc đó các tia đi qua lớp không khí dày và bị hấp thụ 
nhiều. 
475. Vì hơi nước làm tán xạ các tia có bước sóng nhỏ hơn (tia tím, xanh, 
lam, lục, vàng). 
476. Với ánh sáng đèn dầu hoả, vì phổ ánh sáng của nó khác với phổ của 
ánh sáng Mặt trời. Năng lượng bức xạ cực đại của đèn dầu hoả (có nhiệt độ 1000 
- 15000C) ứng với miền hồng ngoại của phổ. Vì vậy trong phổ ánh sáng của nó 
hầu hết năng lượng tập trung ở các tia đỏ và da cam, còn một phần năng lượng 
không đáng kể thì ở các tia xanh và tím. 
477. Đĩa tròn sẽ có màu xám. 
478. Màu của bề mặt được xác định bởi thành phần quang phổ của các tia 
phản xạ trên mặt đó. Khi bề mặt khô thì ngoài các tia ứng với màu bề mặt của 
vật còn có cả các tia sáng trắng bị tán xạ từ bề mặt gồ ghề. Vì vậy màu trên bề 
mặt ít sáng hơn. Khi mặt bị thấm ướt nước, màng nước mỏng sẽ phủ lên bề mặt 
không bằng phẳng của vật và không còn sự tán xạ. Vì vậy màu sắc chính trên bề 
mặt mà ta cảm thụ được hình như tốt hơn. 
479. Màu tím (hầu như đen), lục, xanh. 
480. Tia có màu lục. 
 101
481. Ở các chỗ cạn sóng ánh sáng bị tán xạ chủ yếu không phải do phân tử 
nước mà là do các hạt lớn hơn (cát, đất bùn, các bọt không khí) các cơ thể sống. 
Các hạt này làm tán xạ ánh sáng có bước sóng lớn hơn (màu lục). 
482. Các tia Mặt trời khác xạ qua khí quyển Trái đất rõi lên Mặt trăng ánh 
sáng màu đỏ nhạt. 
483. Thuỷ tinh làm tán xạ các tia màu lục, nhưng điều đó chỉ thấy rõ ở 
kính có bề dày lớn. Vết xây xát trên kính làm cho bề mặt gồ ghề nên làm tán xạ 
mọi bước sóng của ánh sáng thấy được và ta thấy nó hình như có màu trắng sữa. 
484. Có phát ra các tia đỏ. 
485. Các tia hồng ngoại không tán xạ trong không khí. 
486. Đất đen bị các tia mặt trời đốt nóng nhiều hơn và ban đêm bị nguội đi 
do bức xạ nhiều hơn. 
487. Chì và muối chì hấp thụ tia Rơnghen. 
488. Có thể bằng các tia tử ngoại hay hồng ngoại. 
489. Cây xanh không hấp thụ tia hồng ngoại mà phản xạ và tán xạ chúng. 
V. CÁC CÂU HỎI PHẦN HẠT NHÂN, THIÊN VĂN HỌC 
490. Khi nhiệt lượng Q truyền qua thìa, năng lượng của thìa tăng thêm một 
lượng: 
 ∆E = Q. Theo thuyết tương đối, năng lượng thông thường gần như không 
đổi, như vậy năng lượng nghỉ tăng làm khối lượng của thìa cũng tăng theo. ∆E 
cỡ vài Jun, c2 cỡ 1017( m2/s2 ), do đó độ tăng khối lượng ∆m là rất nhỏ, khó nhận 
thấy được. 
491. Chỉ cần dùng một tấm phim ảnh, một tấm kim loại dày và một tấm bìa 
cáctông là đủ. Các tia α , β , γ đều tác dụng lên phim ảnh, tuy nhiên chúng cũng 
có những điểm khác nhau: Tia γ có thể xuyên qua tấm kim loại dày vài mm, tia 
β có thể xuyên qua tấm bìa dày, tia α chỉ xuyên qua được tờ giấy đen bọc 
phim. Do đó, muốn xem chất có phóng xạ γ , ta đặt nó gần phim, nhưng ngăn 
cách với phim bằng một tấm kim loại dày vài mm, nều phim bị tác dụng thì chắc 
 102
chắn có tia γ . Muốn xem một chất có phóng xạ β không ta thay tấm kim loại 
bằng tấm bìa dày cỡ 2 mm. Nếu có tia β thì phim bị tác dụng mạnh hơn rõ rệt. 
Muốn xem một chất có phóng xạ α không ta bỏ tấm bìa đi, phim chỉ được bọc 
bằng một tờ giấy đen, nếu thấy phim bị tác dụng mạnh hơn nữa thì ta khẳng 
định là có phóng xạ α . 
492. Thực hiện phản ứng hạt nhân. 
HAuHgHgn 11
198
79
199
80
198
80
1
0 +→→+ 
Do các nơtron ít khi phóng trúng vào hạt nhân thuỷ ngân nên lượng vàng 
thu được ít không đáng kể. Vì hao phí năng lượng là rất lớn nên quá trình này 
không có lợi về kinh tế. 
493. Vận tốc ánh sáng trong chân không: c ≈ 3.108 (m/s). Hằng số Planck: 
h = 6,62.10-34 (J.s) 
494. Vận tốc ánh sáng trong chân không c và không độ tuyệt đối (0K) là 
hai trong số những giá trị giới hạn mà một vật có thể tiến tới nhưng không bao 
giờ đạt được. 
495. Đó là sự sắp xếp theo khoảng cách từ gần đến xa của các hành tinh 
trong hệ Mặt Trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh,... 
496. Mầu đen. Vì mặt trăng không có khí quyển. 
497. Về nguyên tắc, nói như vậy là chính xác. Cacbon trong khí cacbonic 
của khí quyển có chứa C14 phóng xạ. Thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí 
quyển để chuyển hóa thành hiđrô cacbon. Động vật lại ăn thực vật, nên cơ thể 
của bật kỳ sinh vật nào cũng chứa cacbon C14 và đều là nguồn phóng xạ β − . 
Tuy vậy trong 1012 nguyên tử cacbon mới có một nguyên tử C14. Nên mỗi 
người, mỗi con vật thậm chí cả một cánh rừng cũng chỉ là một nguồn phóng xạ 
rất yếu, không thể gây ảnh hưởng nào đáng kể đối với môi trường xung quanh. 
498. hạt nơtrinô eν và phản hạt của nó. 
499. Đó là do chu kỳ tự quay của Mặt Trăng đúng bằng chu kỳ Mặt Trăng 
chuyển động quanh Trái Đất và quay cùng chiều với nhau. 
 103
500. Vì Trái Đất tự quay quang trục, mọi phần trên Trái Đất đều quay theo 
một đường tròn. Nhưng hai cực của nó quay theo đường tròn nhỏ, ở xích đạo lại 
quay theo đường tròn lớn. Trong quá trình quay quanh trục, mọi phần của Trái 
Đất đều chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm và đều có xu hướng văng ra 
ngoài. Mặt khác lực ly tâm tỷ lệ thuận với khoảng cách từ chỗ đó đến trục Trái 
Đất, nghĩa là chỗ nào trên vỏ Trái Đất càng xa trục thì lực ly tâm càng lớn. Bởi 
vậy phần vỏ Trái Đất ở gần đường xích đạo chịu lực ly tâm nhiều hơn phần ở địa 
cực. Do đó trong quá trình hình thành Trái Đất, do chịu tác động khác nhau của 
lực ly tâm mà “bụng” Trái Đất phình to ra, còn hai cực thì dẹt. Bán kính ở đường 
xích đạo lớn hơn bán kính hai cực khoảng 21,395 km. 
 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker – Fundamentals of 
physics (Sixth Edition) - John Wiley & Sons, Inc, 2003. 
[2] Cutnell and Johnson – Physics (7th Edition) - John Wiley & Sons, Inc, 
2007. 
[2] L.D.Landau, A.L.Kitaigorodxki - Vật lí đại chúng - NXB KHKT 2001. 
[3] V.Langué - Những bài tập hay về thí nghiệm vật lí - NXB GD 2001. 
[4] IA.I. Pêrenman - Cơ học vui - NXB GD 2001. 
[5] IA.I. Pêrenman - Vật lí vui tập 1, 2 - NXBGD 2001. 
[6] B.P.Riabikin - Những câu chuyện về điện - NXBGD - 2001. 
[7] I.SH.SLOBODETSKY, V.A.ORLOV - Các bài thi học sinh giỏi vật lí 
toàn Liên Xô, tập 1 - NXB GD 1986. 
[8] ME. TUNCHINXKI - Những bài tập định tính về vật lí cấp ba tập 1, 2 - 
NXB GD 1979. 
[9] ME. TUNCHINXKI - Những bài toán nghịch lí và nguỵ biện vui về vật 
lí - NXB VHTT 2001. 
[10] Nguyễn Đức Minh, Ngô Quốc Quýnh - Hỏi đáp về những hiện tượng 
vật lí tập 1, 2, 3, 4 - NXB KHKT 1976. 
[11] Nguyễn Thượng Chung - Bài tập thí nghiệm vật lí THCS - NXB GD 
2002. 
[12] Đào Văn Phúc, Thế Trường, Vũ Thanh Khiết - Truyện kể về các nhà 
bác học vật lí - NXBGD 2001. 
[13] Phạm Viết Trinh - Thiên văn phổ thông - NXBGD 2001. 
[14] Dương Trọng Bái (chủ biên) – Tuyển tập đề thi olimpic vật lý các 
nước tập 1,2 – NXBGD 2006 
[15] Hội vật lí Việt Nam - Vật lí và tuổi trẻ 2004 – 2009. 
 105

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuyentapcauhoi-vatly-thiva2oytruongchuyenlop10 và daihoc-tuyet.pdf