TIẾNG VIỆT 6
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
1. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn sau và phân loại chúng thành hai loại: từ ghép và từ láy:
Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, tròi tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.
2. Các từ sau đây có phải là từ láy không? Vì sao?
Ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, trong trắng, tươi tốt, vùng vẫy, non nước, tội lỗi.
TỪ MƯỢN
1. Đọc lại đoạn văn đầu trong “Con Rồng, cháu Tiên” (đoạn “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt.cung điện Long Trang”) và tìm các từ Hán Việt trong đoạn văn đó.
2. Hãy tìm các từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau: quốc kì, giang sơn, huynh đệ, thiên địa, quốc gia, sinh tử, phụ huynh, thê tử, cao điểm.
NGHĨA CỦA TỪ
1. Giải nghĩa các từ sau đây: khán giả, thính giả, độc giả, yếu lược, yếu nhân, yếu điểm, thi nhân, độc lập, bệnh nhân, ân nhân.
2. Hãy cho biết cách giải thích nghĩa của từ sau:
nhạc sĩ: người chuyên soạn hoặc biểu diễn âm nhạc.
Tiếng Việt 6 từ và cấu tạo của từ tiếng việt 1. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn sau và phân loại chúng thành hai loại: từ ghép và từ láy: Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, tròi tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ. 2. Các từ sau đây có phải là từ láy không? Vì sao? Ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, trong trắng, tươi tốt, vùng vẫy, non nước, tội lỗi. Từ mượn 1. Đọc lại đoạn văn đầu trong “Con Rồng, cháu Tiên” (đoạn “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt...cung điện Long Trang”) và tìm các từ Hán Việt trong đoạn văn đó. 2. Hãy tìm các từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau: quốc kì, giang sơn, huynh đệ, thiên địa, quốc gia, sinh tử, phụ huynh, thê tử, cao điểm. Nghĩa của từ 1. Giải nghĩa các từ sau đây: khán giả, thính giả, độc giả, yếu lược, yếu nhân, yếu điểm, thi nhân, độc lập, bệnh nhân, ân nhân. 2. Hãy cho biết cách giải thích nghĩa của từ sau: nhạc sĩ: người chuyên soạn hoặc biểu diễn âm nhạc. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1. Tìm nghĩa của từ xuân trong các trường hợp sau: a. Mùa xuân1 là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2. (Hồ Chí Minh) b. Tuổi xuân3 chẳng tiếc sá chi bạc đầu. (Tố Hữu) 2. Dãy từ nào sau đây là những từ nhiều nghĩa? A. rau cải, cá chép, nhà cửa, bàn ghế B. Cà Mau, Nguyễn Văn Trỗi, Hòn Gai C. pháp luật, đạo đức, chính trị, học tập D. đi, ăn, chân, mũi, đầu 3. Trong các từ mũi sau, từ mũi nào có nghĩa gốc, từ mũi nào có nghĩa chuyển? a. Con chó có cái mũi rất thính. b. Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau. (Xuân Diệu) c. Chúng ta đánh bằng ba mũi giáp công. d. Cậu ấy đã tiêm ba mũi vắc xin. 4. Đặt câu với mỗi từ sau: hi sinh, chết, mất, lung linh, rực rỡ. Chữa lỗi dùng từ 1. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong những câu sau đây: a. Bạn Hoa rất chăm học và hay giúp đỡ bạn bè nên em rất quý bạn Hoa. b. Các em cố gắng học tập tốt để sau này ra kiến thiết xây dựng đất nước. c. Tôi nghe phong phanh ngày mai lớp mình học buổi sáng. d. Hôm nay, lớp em được đi thăm quan nhà máy sản xuất mì gói. e. Trên màn hình chỉ nhìn thấy Hoàng nhấp nháy đôi môi. 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu “Tập thể lớp 6A chúng em.... bạn Nam làm lớp trưởng.” là từ: A. đề bạt B. đề xuất C. đề đạt D. bầu 3. Từ điền thích hợp vào trỗ chống của câu “ở lứa tuổi học sinh, việc học tập là rất...” là từ: A. quan trọng B. trầm trọng C. nghiêm trọng D. long trọng Danh từ 1. Hãy tìm các danh từ có trong đoạn văn sau: Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ. (Cây bút thần) 2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Dưới cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. (Nguyễn Thế Hội) Em hãy tìm và phân loại các danh từ có trong đoạn văn trên theo bảng mẫu sau đây: Danh từ Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ sự vật cánh x chú x ... 3. Em hãy đặt một câu có danh từ làm chủ ngữ và một câu có danh từ làm vị ngữ. 4. Các danh từ riêng trong bài ca dao sau đã bị viết sai. Em hãy viết lại cho đúng. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông trấn vũ, canh gà thọ xương. Mịt mù khói toả ngàn sương, Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ. Cụm danh từ 1. Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua Hán Việt. Cho ví dụ minh hoạ. 2. Chọn dãy tên riêng viết hoa đúng dưới đây. A. trường đại học sư phạm Hà nội, Mátxcơva, Lênin B. Trường đại học sư phạm Hà Nội, Mát-xcơ-va, Lê-nin C. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Mát-xcơ-va, Lê-nin D. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Mát-xcơ-va, Lenin 3. Em hãy tìm các danh từ đơn vị thích hợp (mét, lít, cân, mảnh, cái, con, lá, ngôi, ngọn) để điền vào trước các danh từ sự vật sau đây: ...nhà, ... vải, ... cá, ... bàn, ... thịt, ... thư, ... núi, ... vườn 4. Từ máy móc là danh từ trong câu nào sau đây: a. Xí nghiệp phải thay thế toàn bộ máy móc hiện nay đã cũ kĩ, hư hỏng. b. Ông chủ nhiệm câu lạc bộ giải quyết sự việc một cách máy móc. 5. Cho đoạn văn sau: Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống lại mèo. Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ,... (Đeo nhạc cho mèo) Em hãy: a. Tìm danh từ chỉ đơn vị có trong đoạn văn. b. Tìm danh từ riêng trong đoạn văn và nói rõvì sao những danh từ này lại được xác định là danh từ riêng? 6. Cho các động từ, tính từ: nhớ, ngủ, may mắn, độc lập, mơ ước, đấu tranh, yêu thương, trò chuyện. Em hãy chọn các từ thích hợp như: nỗi, niềm, giấc, sự, cuộc, nền đặt vào phía trước các động từ, tính từ đã cho trên để chúng được dùng như một danh từ. 7. Hãy đặt ba câu có sử dụng danh từ đơn vị. 8. Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác thuộc dãy từ nào sau đây: A. tháng, ngày, xã, ông, bà, ngài. B. hồi, dạo, tấm, miếng, mảnh, lá. C. cân, lít, tạ, ki-lô-mét, ki-lô-gam. D. nắm. mớ, thúng, đàn,gang, hũ, sải, bó, vốc. 9. Xác định cụm dnah từ có trong đoạn trích sau: a. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. (Thầy bói xem voi) b. Một ông cắp ngang thanh bảo kiếm chuôi đỏ, vỏ vàng dây đeo có nạm ngọc ónh ánh. Một ông cắp hộp màu son đựng ấn ngọc. (ấn kiếm Tây Sơn) 10. Em hãy thêm lần lượt từ ngữ vào phía trước và phía sau danh từ học sinh để tạo thành những cụm danh từ từ dạng cấu tạo đơn giản đến cấu tạo đầy đủ nhất. Em cũng làm như thế với các danh từ: bàn, ghế, mèo, nhà. 11. Điền các cụm danh từ đã tìm được trong các câu sau vào vào mô hình cấu tạo của cụm danh từ. a. Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. (Đẽo cày giữa đường) b. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. (Nguyễn Phan Hách - Kì diệu rừng xanh) c. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. (Tô Hoài - Mưa rào) 12.Tìm và xác định phần trung tâm của các cụm danh từ trong đoạn văn sau: Nhưng ở trong rừng hoặc cánh đồng ăn mãi cỏ già cũng chán. Nghĩ đễn cỏ non ngoài bờ sông và nước sông trong mát đã đủ thèm rỏ rãi. Một hôm, Thỏ đành liều, vừa đi vừa nghĩ thầm: “Lâu này chắc Cá Sấu cũng quên việc cũ rồi. Ta cứ thử ra bờ sông đánh chén một bữa xem sao” . (Thỏ dùng mưu thoát Cá Sấu trả thù) 13. Làm thế nào để nhận biết một cụm danh từ? 14. Viết cụm danh từ sau vào mô hình của cụm danh từ: a. toàn bộ sách giáo khoa của lớp 6A b. mấy con vịt nhà bác An c. Chiếc cặp sách màu đen kia d. các bạn đạt học sinh giải học kì một 15. Tổ hợp nào không phải cụm danh từ? A. hai anh em nhà kia C. Tất cả chúng tôi đều ngồi xuống B. cây bàng em trồng trước cửa lớp D. chiếc đồng hồ mới 16. Xác định phần phụ sau của cụm danh từ được gạch dưới trong các câu sau đây: a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. b. Thành là cậu học trò mà cả lớp đều nể phục. c. Bài tập cô giao về nhà tôi đã làm xong. 17. Trong câu “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Số từ và lượng từ 1. Tìm số từ trong hai câu tục ngữ sau và cho biết chúng thuộc số từ chỉ lượng hay thứ tự? Vì sao em biết? - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. 2. Tìm số từ có trong các câu sau đây: - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) - Một nong tằm là năm nong kén Một nong kén là chín kén tơ. (Tục ngữ) 3. Các từ được gạch dưới trong các câu sau đây có phải là số từ không? Vì sao? a. Lớp em được bác An tặng ba tá bút chì. b. Tết này nhà bạn Hoa chỉ có năm cặp bánh chưng. c. Trong chạn bát chỉ còn mười đôi đũa. 4. Tìm lượng từ trong các câu sau và phân biệt ý nghĩa của mỗi loại lượng từ tìm được. - Những em học sinh này có thành tích học tập tốt. - Chào các cụ bạch đầu quân trồng cây chống Mĩ Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ Chào các em, những đồng chí của tương lai Mang mũ rơm đi học đường dài... (Tố Hữu, Bài ca xuân 68) 5. Phân biệt lượng từ và số từ. Cho ví dụ minh hoạ. Chỉ từ 1. Hãy tìm chỉ từ có trong đoạn văn sau: a. Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. (Sự tích Hồ Gươm) b. Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông dọn một mâm cơm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo: - Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì bận cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. (Thạch Sanh) 2. Dãy từ nào sau đây gồm các chỉ từ? A. này, kia, ấy, nọ, nãy, đó, hắn, nó C. kia, thế, ấy, nọ, ông, bà B. này, kia, ấy, nọ, thế, đó D. kia, thế, anh, em, chúng tôi 3. Xác định chỉ từ trong câu ca dao sau: Đấy vàng, đây cũng đồng đen Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. 4. Thay những từ ngữ được gạch chân dưới đây bằng những từ ngữ thích hợp và giải thích vì sao nên thay như vậy. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi thấy có ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết ánh sáng lạ trên ngọn cây đa là một chuỗi gươm nạm ngọc. (Sự tích Hồ Gươm) Động từ 1. Tìm các động từ trong đoạn văn sau: Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng,nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) 2. Hãy kể một số động từ tình thái và cho biết đặc điểm của loại động từ này. 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu) có sử dụng nhiều động từ. Cụm động từ 1. Mở rộng các động từ sau đây thành các cụm động từ: ngủ, nghỉ, học, làm việc. 2. Vạch ranh giới các cụm động từ trong đoạn trích sau: Bỗng nhiên bọ ve khẽ co mình. Lưng nó bị nứt ra một quãng như bị chích... Chú ve [...] rùng mình từng đợt, rút hai chân, rồi bốn chân khỏi xác. Người chú mềm oặt, xanh nõn treo lơ lửng, đầu chú thõng xuống, chỉ còn phần cuối mình chú và đôi cánh ướt nhũn dính vào cái xác bọ ve. (Theo Vũ Tú Nam, Cây gạo) 3. Làm thế nào để nhận diện cụm động từ trong câu? 4. Tìm cụm động từ trong các câu sau và điền cụm động từ vừa tìm được vào mô hình cấu tạo của cụm động từ: a. ếch cứ tưởng bầu troqừi trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. (ếch ngồi đáy giếng) b. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. (Em bé thông minh) Tính từ và cụm tính từ 1. Tìm tính từ có trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng... (Tố Hữu, Lượm) Những tính từ trên có vai trò gì trong việc miêu tả hình ảnh chú bé Lượm? 2. Xếp các tính từ sau đây thành hai nhóm, nhóm tính từ chỉ đặc điểm tương đối và nhóm tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: xấu, to, trắng muốt, đỏ rực, lạnh, cứng, cao, xanh, thấp, dài, siêng năng, chót vót, xiêu vẹo, nhăn nhúm, nhiều, khôn, thăm thẳm, nhạt thếch, thơm phức, dũng cảm, hèn nhát, dày cộp, xanh ngắt, khiêm tốn, đen sì, kiêu ngạo, trống, mái. 3. Tìm cụm tính từ có trong các câu sau: a. Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn. (Cây bút thần) b. Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. (Bánh chưng, bánh giày) c. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) d. Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. (Đẽo cày giữa đường) e. Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. (Hồ Chí Minh) g. Biển rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi. (Cây bút thần) 4. Tìm các cụm tính từ có trong đoạn trích sau rồi điền vào mô hình cấu tạo của cụm tính từ: Người anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc trò chuyện, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình. (Nguyễn Khắc Trường, Anh hùng Núp tại Cu-ba) Phó Từ 1. Tìm phó từ trong đoạn văn sau: a. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. (Bài học đường đời đầu tiên) b. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau. (Bài học đường đời đầu tiên) 2. Cho các động từ, tính từ sau. Hãy thêm vào phía trước mỗi từ những phó từ phù hợp. - Tính từ: xanh, mềm, cao, mạnh, dày, khô, non. - Động từ: uống, chạy, đánh, trồng, cày, cấy. So sánh Mô hình cấu tạo đầy đủ cuả phép so sánh: Vế A(tên sự vật, sự việc được so sánh) Từ ngữ chỉ phương diện so sánh Từ ngữ so sánh Vế B(tên sự vật, sự việc dùng để so sánh) mặt tươi như hoa mây trắng như bông 1. Tìm phép so sánh trong đoạn văn sau và chỉ rõ đâu là so sánh ngang bằng, đâu là so sánh không ngang bằng: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt. quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ. 2. Tìm 10 thành ngữ có sử dụng phép so sánh. 3. Phép so sánh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung bài thơ sau: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. (Quê hương, Đỗ Trung Quân) Nhân hoá 1. Tìm từ ngữ thể hiện phép nhân hoá trong đoạn thơ sau: Thân gầy guộc, lá monh manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chất dồn kâu hoá hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm (Nguyễn Duy, Tre Việt Nam) 2. Tìm một số câu ca dao có sử dụng phép nhân hoá và phân tích tác dụng của phép nhân hoá đó. ẩn dụ 1. Kể tên các kiểu ẩn dụ đã học. Mỗi loại cho một ví dụ. 2. Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng phép ẩn dụ? Hoán dụ 1. Kể tên các kiểu hoán dụ đã học. Mỗi loại cho một ví dụ. 2. Tìm những từ ngữ hoán dụ trong các câu thơ sau: Đầu xanh có tội tình gì? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Nguyễn Du) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà (Hồ Chí Minh) Các thành phần chính của câu 1. Tìm chủ ngữ của các câu sau: a. Thầy Thành đã bước vào lớp. b. Bức tranh Đông Hồ treo trên tường rất đẹp. c. Những cái vuốt ở chân ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài) 2. Tìm vị ngữ của các câu sau: a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. b. Cả lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài. c. Nam, Hải và Lan vừa là một nhóm học tập, vừa là bạn thân của nhau. d. Nhà Rông là linh hồn của bản làng Tây Nguyên. 3. Câu nào trong đoạn trích dưới đây có một cụm C-V chính? a. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (I. Ê-ren-bua) b. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì dắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. (Hồi kí của bà Nguyễn Thị Định) Câu trần thuật đơn 1. Câu nào sau đây là câu trần thuật đơn? Vì sao em biết được điều đó? a. Buổi sáng mùa xuân mát mẻ và dễ chịu. b. Cà Mau là đất mưa dông. c. Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc và sà xuống cành lựu. (Vân Long) d. Nam đi tước, con trâu đủng đỉnh theo sau. 2. Viết một đoạn văn(khoảng từ 5-7 câu) có sử dụng những câu trần thuật đơn để kể lại những công việc em đã làm trong ngày. CÂU TRầN THUậT ĐƠN Có Từ Là 1. Các câu dưới đây được dùng làm gì ? (giới thiệu, tả hoặc kể về sự vật, sự việc hay để nêu ý kiến) a. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (Thép Mới) b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (Thép Mới) c. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) d. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. (Sự tích Hồ Gươm) e. Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. (Đẽo cày giữa đường) g. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. (Con hổ có nghĩa) h. Có một con ếch sống lâu ngày trong giếng nọ. (ếch ngồi đáy giếng) i. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài) 2. Xác định kiểu câu trần thuật đơn có từ là (câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu miêu tả, câu đánh giá) sau đây : a. Thánh Gióng là người anh hùng chống giặc ngoại xâm. b. “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là cuốn truyện đồng thoại. c. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử. d.Thạch Sanh là một con người có tình, có nghĩa. e. Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. g. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. h. Thiếu bánh chưng, bánh giày là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. i. Hôm ấy là một ngày nắng đẹp, bầu trời trong xanh không một gợn mây. k. Hải Thượng Lãn ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. 3. Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp quê hương em (khoảng từ 5-7 câu) có sử dụng câu trần thuật đơn giới thiệu và câu trần thuật đơn miêu tả có từ là. Câu trần thuật đơn không có từ là 1. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và cho biết đâu là câu miêu tả, đâu là câu tồn tại. a. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xnah. (Tạ Duy Anh) b. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng) c. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (Thép Mới) d. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi) e. Từ trong hang, lao ra hai người đàn ông. g. Giữa biển lúa vàng nhấp nhô những chiếc nón trắng. h. Ngang trời, vút qua một bóng chim. 2. Viết một đoạn văn (5-7 câu) miêu tả cảnh ra chơi ở trường em, trong đó có sử dụng ít nhất một câu tồn tại. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. 1. Những câu sau sai vì lỗi gì? Em hãy nêu cách sửa và sửa lại cho đúng. a. Buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng đáng nhớ. b. Nga, bạn gái mà tôi rất quý mến. c. Bức thư mà Mai vừa gửi cho ba. d. Về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi. 2. Những câu sau sai vì lỗi gì? Em hãy nêu cách chữa từng câu. a. Chân bé vừa chạy vừa khóc gọi mẹ. b. Tay chị đưa chiếc liềm thoăn thoắt và khe khẽ hát. c. Cây bút của Ngọc đang đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại hỏi cô. d. Chiếc xe đưa Toàn từ nhà đến trường và bước vào lớp.
Tài liệu đính kèm: