Tài liêu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các Trường THCS, THPT

Tài liêu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các Trường THCS, THPT

MỤC LỤC

 Trang

Bảng kê các chữ viết tắt 2

Lời nói đầu 5

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà trường 7

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học 51

I. Mục tiêu 51

1. Mục tiêu chung 51

2. Mục tiêu cụ thể 51

II. Nội dung 51

1. Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục 51

2. Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 54

3. Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT 58

4. Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn 60

 

doc 198 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liêu tập huấn công tác tổ trưởng chuyên môn các Trường THCS, THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIÊU TẬP HUẤN
CÔNG TÁC TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
CÁC TRƯỜNG THCS, THPT
(Bản thảo để soát lần cuối, 03/7/2011)
HÀ NỘI, 7-2011
BAN SOẠN THẢO
1. Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD - Chủ biên
2. Bà Nguyễn Thị Minh Phương, NCVCC Viện KHGD Việt Nam - Đồng chủ biên
3. Ông Lê Trần Tuấn, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học.
4. Bà Trần Thị Minh Hằng, Trưởng khoa Quản lý giáo dục Học viện Quản lý giáo dục
5. Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Trưởng khoa Quản lý giáo dục Học viện QLGD
6. Bà Vũ Thị Ngọc Anh, NCVC Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
7. Ông Phạm Quang Huân, Phó Viện trưởng Viện NCSP -Trường ĐHSP Hà Nội
8. Bà Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9. Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng CBQLCSGD Cục NG&CBQLCSGD
10. Ông Nguyễn Đức Luyện, Chuyên viên chính Cục NG&CBQLCSGD
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ GD&ĐT
Đại học sư phạm
ĐHSP
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở GD&ĐT
Cao đẳng sư phạm
CĐSP
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng GD&ĐT
Trang
Tr
Giáo viên
GV
Học sinh
HS
Cán bộ quản lý giáo dục
CBQLGD
Trung học cơ sở
THCS
Hướng dẫn viên
HDV
Trung học phổ thông
THPT
Học viên
HV
Giáo dục
GD
Kế hoạch
KH
Đồng chí
Đ/c
Tổ chuyên môn
TCM
Tổ trưởng chuyên môn
TTCM
Kế hoạch cá nhân
KHCN
Trắc nghiệm khách quan
TNKQ
Kế hoạch chuyên môn
KHCM
Phương pháp dạy học
PPDH
Chương trình
CT
Sách giáo khoa
SGK
Giáo dục phổ thông
GDPT
Phổ thông
PT
Nhà xuất bản
Nxb
Công nghệ thông tin
CNTT
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Dạy học	
DH
Phương pháp 
PP
MỤC LỤC
Trang
Bảng kê các chữ viết tắt 
2
Lời nói đầu
5
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà trường
7
Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học
51
I. Mục tiêu
51
1. Mục tiêu chung
51
2. Mục tiêu cụ thể
51
II. Nội dung
51
1. Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục
51
2. Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
54
3. Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT
58
4. Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn
60
Chuyên đề 2. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. Nội dung
1. Những vấn đề chung xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân
4. Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng KHTCM và KHCN
5. Thực hành tổng hợp: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
Chuyên đề 3. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường tung học
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. Nội dung
1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông
2. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý dạy học
3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn
Chuyên đề 4. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường trung học
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. Nội dung
1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
2. Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên của trường THCS, THPT
3. Quản lý phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ chuyên môn
4. Kiểm tra, đánh giá giáo viên 
Hướng dẫn triển khai tập huấn ở địa phương
LỜI GIỚI THIỆU
Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy - học trong nhà trường. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học. Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường.
Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thì chưa có sự quan tâm thỏa đáng, chưa có những tài liệu mang tính đặc thù để tập huấn bồi dưỡng. Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn là vấn đề cấp thiết, là một trong những giải pháp có tính đột phá nâng cao chất lượng dạy - học ở các nhà trường nói chung và trường trung học nói riêng. 
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 19 tháng 5 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT triển khai tập huấn bồi dưỡng cốt cán các tỉnh, thành phố về công tác của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS, THPT với mục tiêu: Bồi dưỡng cho cốt cán cấp tỉnh, thành phố về kiến thức, kỹ năng công tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS, THPT; hướng dẫn đội ngũ cốt cán cấp tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS, THPT.
Thực hiện Kế hoạch trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tổ chức xây dựng tài liệu tập huấn với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông”. Tài liệu được mở đầu là nội dung “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục- quản lý nhà trường” cùng 4 chuyên đề:
1. Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học
2. Chuyên đề 4: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
3. Chuyên đề 2: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường trung học
4. Chuyên đề 3: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường trung học
Các chuyên đề nêu trên cố gắng bao quát kiến thức, kỹ năng quản lý chủ yếu của TTCM ở trường THCS, THPT. Tài liệu được trình bày đan xen, kết hợp giữa lý thuyết và tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường tối đa khả năng vận dụng, thực hành của các học viên tham gia tập huấn. Tài liệu được biên soạn bởi tập thể tác giả có nhiều kinh nghiệm từ các cơ quan: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục của một số trường THCS, THPT trong toàn quốc. Tài liệu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu của các nhà khoa học, các nhà giáo và các CBQL có bề dày kinh nghiệm ở các Sở GD&ĐT, các trường THCS, THPT.
Các tác giả dù đã có nhiều cố gắng, song trong sự vận động phát triển không ngừng về khoa học quản lý và thực tiễn giáo dục của trường THCS, THPT, chắc chắn tài liệu chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của đội ngũ TTCM, đồng thời khó tránh khỏi thiếu sót.
Trong quá trình triển khai, Hội đồng biên soạn mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý thực tiễn và học viên để bổ sung, điều chỉnh tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích. 
Hội đồng biên soạn chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc nâng cao chất lượng của tài liệu.
 HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN
QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO DẠY HỌC - GIÁO DỤC - QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
I. HỒ CHÍ MINH NHÀ GIÁO DỤC KIỆT XUẤT CỦA NHÂN DÂN VÀ THỜI ĐẠI
Bác Hồ được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới. Ông Hans D'orvin - P.Tổng Giám đốc UNESCO (đương nhiệm) gọi Hồ Chí Minh là người thày của Văn hoá hoà bình. Hồ Chí Minh cũng là nhà giáo dục kiệt xuất của nhân dân, thời đại. Người đã để lại cho nhân dân ta, đội ngũ người làm công tác giáo dục hiện nay và mai sau kho tàng vô giá những tư tưởng giáo dục cách mạng, bao quát nhiều lĩnh vực của sự nghiệp đào tạo lớp người mới của dân tộc.
Không chỉ là nhà tư tưởng giáo dục, Người còn là nhà quản lý giáo dục thực tiễn, nhà sư phạm tài năng, mẫu mực, trong sáng của một nhân cách vô cùng cao đẹp, những cử chỉ giáo dục nhân đạo hết lòng vì người học, tấm gương sáng về "Học không biết chán, dạy người không biết mỏi".
Tư tưởng giáo dục của Người định hình cho triết lý phát triển giáo dục Việt Nam ngay những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nó bao quát cả năm cấp độ: Nền giáo dục, Hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà trường, Bài học và Nhân cách. Tư tưởng này vừa kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, vừa thâu góp tinh hoa văn hoá của thời đại, hướng tới việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục Việt Nam toàn dân quán triệt các mục tiêu: Dân chủ, Nhân văn, Hiện đại, một nền giáo dục làm "Phát triển hài hoà những năng lực sẵn có" của thế hệ trẻ Việt Nam. Do tư tưởng giáo dục của Người, đất nước từ chỗ 95% nhân dân còn mù chữ thành đất nước có sức mạnh văn hoá làm thất bại hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... 
Bước vào thiên niên kỷ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: "Quốc gia nào, cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản".
Tư tưởng giáo dục của Bác Hồ là di sản vô giá cho các thế hệ người Việt Nam nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và làm giáo dục hiệu quả.
Tư tưởng này luôn luôn là kim chỉ nam cho việc thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục, chiến lược giáo dục chiến lược con người để đất nước vững bước hoàn thành công nghiệp hoá - hiện đại hóa và thực hiện sự hội nhập quốc tế.
II. TẤT THÀNH - ÁI QUỐC - CHÍ MINH : NẾP NHÀ - LẬP CHÍ - THÂN DÂN
1. Câu đối ngày Bác đi xa
Câu chuyện sau đây thường được kể lại: Ngày Bác đi xa, Sài Gòn còn nằm trong vòng kìm kẹp của Mỹ - Thiệu. Cần thông báo cho đồng bào, nhưng công khai thì không được. Một bộ phận kẻ thù của cách mạng tuy kính nể Bác nhưng bọn đầu sỏ còn ngoan cố. Một tờ báo Sài Gòn đã cho đăng đôi câu đối sau:
Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất
Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song.
Cái hay của đôi câu đối là chữ đầu của vế trên và vế dưới khớp lại thành tên Bác: "Chí Minh" và nội dung là tổng kết đánh giá sự nghiệp vĩ đại của Bác:
Chí khí quyện vào sông núi, anh hùng xưa nay hiếm có ai như Người
Ngôi sao sáng này bừng trong vũ trụ, hào kiệt từ Á sang Âu khó người nào sánh nổi.
Tác giả đôi câu đối còn khuyết danh. Có người nói một nhân sĩ Sài Gòn tưởng nhớ Bác, lại có tài liệu cho rằng đó là lời viếng Bác của lãnh tụ một nước lớn, bạn thân thiết của Bác. 
Ở thời điểm tháng 9-1969, đọc đôi câu đối trên, đồng bào ta tự hào về Bác, quý trọng tấm lòng và tài năng tác giả viết được hai vế đối hay, hàm súc, song cứ nghĩ liệu nhân loại này, thế giới này có đồng thuận ...  đỡ các đối tượng HS trong học tập và rèn luyện. Kiểm tra, xem xét việc GV tổ chức kiểm tra, chấm bài, trả bài cho HS theo đúng qui định của ngành, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, khách quan, động viên, khuyến khích tinh thần học tập cho HS, thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ của GV đối với các đối tượng HS trong học tập.
 - Kiểm tra GV trong việc thực hiện nền nếp sinh hoạt TCM về kỉ luật giờ giấc, thái độ tham gia sinh hoạt, chất lượng chia sẻ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động chuyên môn của GV. Thường xuyên kiểm tra GV trong TCM về việc tham gia sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch của của trường, của mạng lưới chuyên môn Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. 
- Kiểm tra việc giáo viên thực hiện thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, xem xét, đánh giá hoạt động thực hiện các tiết thực hành theo qui định, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các qui định về chuyên môn. Kiểm tra, nhắc nhở GV thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách được quy định đối với GV; giáo án, đồ dùng dạy học; sử dụng có hiệu quả và thường xuyên các giáo án điện tử, đồ dùng dạy học trong giờ dạy trên lớp, trong các hoạt động chuyên môn ở nhà trường và của ngành. 
Để kiểm tra các nội dung này thường tiến hành qua các hoạt động 
+ Dự giờ:
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn.
+ Thu thập thông tin phản hồi từ các đối tượng có liên quan
Sau dự giờ tổ chức họp rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy, hồ sơ chuyên môn được đánh giá dựa trên qui định chung về danh mục hồ sơ tại điều dựa trên các chuẩn đánh giá phù hợp để có kết luận đánh giá chính xác, khách quan và khoa học.
c- Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 
- Kiểm tra việc cập nhật những thông tin, những kiến thức mới, những hiểu biết của đời sống xã hội, ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng do ngành tổ chức, các buổi trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề do TCM, trường thực hiện. 
- Tổ chức kiểm tra việc tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục của GV thông qua các hoạt động: viết sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm lớp; Báo cáo chuyên đề trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
d- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên 
- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện ở việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS qua các lần kiểm tra chung của khối lớp. 
- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện ở việc đánh giá kết quả lên lớp, tốt nghiệp của các bộ môn mà GV dạy. 
- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của GV thể hiện ở việc đánh giá mức độ tiến bộ của HS qua quá trình học sinh được giáo dục trong từng tháng, học kỳ, năm học. 
e- Kiểm tra việc dạy thêm – học thêm 
- Kiểm tra việc dạy thêm – học thêm của giáo viên trong tổ và học sinh theo tinh thần của quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành qui định về dạy thêm, học thêm. .Căn cứ văn bản này, Ủy ban nhân dân các Tỉnh/ Thành phố, quận, huyện ra các văn bản hướng dẫn cụ thể để hướng dẫn thực hiện công tác này. Các trường căn cứ văn bản này để triển khai. 
- Tổ trưởng CM kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của GV trong tổ do mình quản lý thông qua thực hiện quản lý chương trình giảng dạy, đảm bảo mọi GV thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm học thêm, bảo đảm quyền lợi của người học. 
Qua tiến hành các hoạt động kiểm tra với các nội dung kiểm tra nêu trên, TTCM phải đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của GV, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo, phát huy năng lực của những GV giỏi làm đầu tàu cho hoạt động chuyên môn của TCM. Thực hiện tốt các kỳ kiểm tra chất lượng, kiểm tra chung để so sánh, phân tích kết quả giảng dạy, từ đó có kết luận xác đáng và và tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong khen thưởng, bồi dưỡng, sử dụng GV hợp lý và kịp thời. 
(ii) Kiểm tra giáo viên thực hiện qui định về đạo đức nhà giáo 
Tổ trưởng CM thực hiên kiểm tra nội dung này dựa theo quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 
Qua kiểm tra đề ghị tuyên dương, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện tốt và đề nghị xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các GV vi phạm. Tổ trưởng CM định kỳ hàng tháng, học kỳ và cuối năm học báo cáo kết quả thực hiện cho Hiệu trưởng. 
4.2.1.3. Sơ kết, tổng kết, điều chỉnh 
Tổ trưởng CM thực hiện sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra trong các cuộc họp chuyên môn của TCM trong tháng, theo từng đợt kiểm tra, từng học kỳ, tổng kết năm học. Lưu trữ và bảo quản các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn). 
Những kết luận kiểm tra về hoạt động chuyên môn của GV trong TCM là cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động điều chỉnh, uốn nắn sai lệch hay xử lý nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của GV trong tổ; cải tiến công tác quản lý hoạt động chuyên môn của TTCM; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của TCM trong nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TCM và của nhà trường. 
4.2.2. Đánh giá sự cống hiến xây dựng nhà trường và thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn của giáo viên 
Đây là một trong những hoạt động đánh giá quan trọng trong nhà trường. Đôi khi chúng ta chú trọng đến đánh giá thành tích mà chưa xem xét thỏa đáng đến sự cống hiến xây dựng nhà trường của mỗi cá nhân. Việc đánh giá đúng sự cống hiến là một trong những yếu tố tạo nên động lực làm việc trong tổ chức. Chẳng hạn: Có một GV chủ nhiệm nào đó có thể không có thành tích nổi trội là xây dựng tập thể HS lớp họ phụ trách thành một tập thể xuất sắc, nhưng nếu lớp họ được phân công phụ trách là một lớp trung bình sau một thời gian dưới sự dẫn dắt của GV chủ nhiệm lớp đã có nhiều tiến bộ thì sự đóng góp của GV chủ nhiệm cần được đánh giá một cách thỏa đáng để ghi nhận sự đóng góp của họ trong phát triển nhà trường.
Sự sáng tạo và mạnh dạn đổi mới của mỗi GV, nhóm, TCM trong nhà trường cũng cần được đánh giá một cách công bằng. Hoạt động này thường được thực hiện thông qua báo cáo các sáng kiến kinh nghiệm. Nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của GV hoặc tập thể GV. Điều quan trọng là các sáng kiến kinh nghiệm phải được tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc để xác nhận sự sáng tạo và cần được nhân rộng áp dụng trong những điều kiện phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các mặt hoạt động của nhà trường.
Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động chủ nhiệm lớp, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp giúp đỡ HS học lực yếu, kém.
4.2.3. Đánh giá tiềm năng của đội ngũ giáo viên và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường
Đây là một hoạt động đánh giá đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng. Mỗi cá nhân phải tự đánh giá kết hợp với đánh giá của tập thể. Hoạt động đánh giá tiềm năng của đội ngũ GV là một phần không thể thiếu được trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động phát triển nhà trường. Đây là một nội dung đánh giá khó, đòi hỏi phải kết hợp với khả năng phân tích và dự báo về tình hình phát triển đội ngũ để đưa ra những định hướng phát triển phù hợp với mỗi nhà trường. Từ những đánh giá này mỗi nhà trường sẽ lựa chọn được các giải pháp tích cực để phát triển đội ngũ, tăng cường khả năng thích ứng cho mỗi GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong môi trường nhiều thay đổi.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư TW Đảng, Quyết định về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức (Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Bộ Chính trị), 2010;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3. Bộ Giáo dục, Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) , Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Quy chế công nhận trường trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 21/2010/ TT-BGDĐT ngày 20/7/2010.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo quyết định số 40/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5/10/2006 (có sửa đổi bổ sung).
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
11. Nguyễn Ngọc Hợi – Thái Văn Thành: Về Qui trình đánh giá chất lượng giáo viên, Tạp chí Giáo dục, số 224, tháng 10/2009.
12.Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, 2004
13. Vũ Quốc Long (chủ biên), Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông - NXB Hà Nội, 2007.
14. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (2010), Tài liệu bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường Trung học.
15 .Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XI (2005), Luật Giáo dục (Luật số 38/2005/QH11), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khóa XII (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
16. Rebecca Tee- Phát triển nghề nghiệp (Managing Your Career)- NXB tổng hợp thành phố HCM, năm 2005
17. Robert Heller- Động viên nhân viên (Motivating People)- NXB tổng hợp thành phố HCM, năm 2005
18. Robert Heller- Phân công hiệu quả (How to Delegate)- NXB tổng hợp thành phố HCM, năm 2005
PHỤ LỤC:
- Phiếu trắc nghiệm khả năng làm việc nhóm 
- Phiếu trắc nghiệm năng lực lãnh đạo
- Phiếu trắc nghiệm năng lực quản lý

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu tap huan.doc