Tài liệu ôn tập và thi vào Lớp 10 - Môn Ngữ văn - Năm học 2009-2010

Tài liệu ôn tập và thi vào Lớp 10 - Môn Ngữ văn - Năm học 2009-2010

Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều.

1. Kiều ở lầu Ngưng Bích

I/ VỊ TRÍ ĐỌAN TRÍCH

Sau khi nhận Kiều từ tay Mã giám sinh, Tú Bà buộc nàng tiếp khách nhưng Kiều không chịu. Mụ đã đánh đập thúc ép nên nàng đã tự sát để mong thóat khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Tú Bà đành giam lỏng nàng trong lầu Ngưng Bích nói là để tìm nơi xứng đáng gả chồng cho nàng nhưng kì thật là đợi để thực hiện mưu ma chước quỷ băt nàng phải làm gái lầu xanh kiếm lợi cho mụ. Đọan trích gồm 22 câu từ câu 1033 đến câu 1054.

II/ ĐẠI Ý trích đọan :

Tả cảnh nơi lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn, buồn khổ, nhớ nhà, nhớ người yêu của Kiều

III/ BỐ CỤC :

a/ 6 câu đầu : Giới thiệu thời gian không gian.

b/ 8 câu kế : Tâm trạng cô đơn, buồn khổ nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều.

c/ 8 câu cuối : Ngọai cảnh trong mắt Kiều.

IV/ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN .

1/Hòan cảnh cô đơn của Kiều :

Sáu câu đầu là bức tranh thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích . Gợi tả hòan cảnh cô đơn của Kiều

Trước hết là hình ảnh bị giam lỏng : “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”.

Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói là bị cấm cung. Hai chữ cấm cung cho thấy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích như co gái bị cấm cung . Nàng trơ trọi giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút , không một bóng người :

“Vẻ non xa tấm trăng gần soi chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.

Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm xa.

Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng đó càng làm nổi bật hơn nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Kiều khiến nàng thêm bẻ bàng chua xót :

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn . Có thể nói đây là lúc nàng cô đơn tuyệt đối.

2/ Tâm trạng Thúy Kiều :

a/ Buồn và nhớ:

Trong xúc cảm, trước hết, nàng nhớ đến Kim Trọng. Nàng hình dung ra người yêu đang sầu tư ngóng đợi. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong lúc này, Kiều thương Kim Trọng vô hạn. Trong tình thương ấy có một chút ân hận ,nàng cảm thấy như mình có lỗi với chàng. Để chàng phải ngày đêm trông ngóng, đau khổ, mòn mõi “rày trông mai chờ”, Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

Càng thương nhớ người yêu , càng tiếc nuối mối tình đầu không trọn vẹn, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người của mình và càng hiểu tấm lòng sắt son của mình đối với Kim sẽ không bao giờ phai nhạt.

“Bên trời góc bểbơ vơ. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.

Ở bốn câu thơ còn lại , Kiều xót xa thương nhớ cha mẹ :

“Xót người tựa cửa hôm mai . Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa. Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Với cha mẹ, nỗi nhớ thương của Kiều cũng ngập tràn xót xa, da diết . Tuy đã bán mình cứu cha và em khỏi cảnh ngục tù nhưng Kiều vẫn thấy mình chưa trọn đạo làm con . Nàng hình dung ra bóng song thân giàyếu đang ngày đên “tựa cửa” ngóng trông mình và xót xa tự nghĩ ai sẽ là người thay mình chăm sóc cha mẹ . Chỉ với bốn câu thơ độc thọai nội tâm, tác giả đã thể hiện một cách sinh động , cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

Trong đọan thơ này , tài năng của thi hào Nguyễn du còn thể hiện ở chỗ đã đặt tình trước hiếu khi viết về tâm trạng Kiều. Để nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Điều này thật chuẩn xác và khách quan vì đối vơi cha mẹ Kiều đả tự bán mình, như vậy cũng đã đền đáp được một phần chữ hiếu, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Còn đối với Kim Trọng, Kiều đã thấy mình lỗi hẹn như một người bạc tình:

“Kim lang ơi, hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nó cho thấy cái tinh tế trong tâm lý nhân vật mà Nguyễn Du nhận ra đã thể hiện một cách cực kỳ chính xác.

b/ Buồn và lo :

Tám câu cuối là tâm trọang buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :

“Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông nội cỏ dàu dàu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.

“Buồn” và “trông”. Buồn và cô đơn, nhìn đâu cũng thấy cảnh vật như có hồn, như cũng buồn theo mình. Cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng trong lòng Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh buồm, chân mây, tiếng sóng ” nhưng đều chứa đựng nhiều nghĩa ẩn dụ , gợi mở những liên tuởng phản ảnh nỗi lòng Kiều . Lúc này nàng đang cảm thấy số phận cô đơn mong manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp như đang chực chờ, đe dọa:

“Buồn trông gió cuốm mặt ghềnh. Ào ào tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Nàng tưởng tượng như mình đang ở giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm sóng vỗ . sóng dữ gào thét, cuồng nộ, tiếng dội bên tai dâng tràn dội cả vào tâm hồn , vây bủa nàng như dự báo cơn giông bão sẽ đổ ập xuống đầu không biết vào lúc nào

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đọan tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều.

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập và thi vào Lớp 10 - Môn Ngữ văn - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP VÀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN NAÊM HOÏC 2009- 2010 
Phần thứ nhất
PHẦN VĂN HỌC
Chị em Thuý Kiều 
I. MỞ BÀI
“ Chị em Thúy kiều” là đoạn trích từ truyện Kiều của Nguyễn Du. Đoạn trích miêu tả bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Những bức chân dung ấy thể hiện tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
II. THÂN BÀI:
Đoạn thơ đầy tính sáng tạo, cách miêu tả phong phú. Đây là bức chân dung của hai nhân vật chính mà Nguyễn Du đã dành cho tất cả sự ưu ái trân trọng.
Trình tự giới thiệu, miêu tả của nhà thơ rất cổ điển: mở đầu giới thiệu chung, sau đó miêu tả riêng và cuối cùng kết luận chung.
Mở đầu đoạn trích, tác giả viết : “ Đầu lòng hai ả Thúy Vân”
Cách giới thiệu của nhà thơ thật tài tình, chỉ bằng hai câu lục bát người đọc hiểu được lai lịch, vai vế của hai chị em. Đó là hai người con gái xinh đẹp “tố nga” của gia đình Vương Viên Ngoại: Thúy Kiều là chị; Thúy Vân là em.
Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã gợi được mối thiện cảm cho người đọc “ Mai cốt cáchvẹn mười” / Đừng nghĩ rằng hễ bắt tay vào vẻ chân dung là người ta vẻ mặt, mắt, miệng Ở Nguyễn Du, nhà thơ chú ý trước hết đến “ cốt cách” và “ tinh thần”. Bằng biện pháp đảo ngữ, kết hợp tương trưng và ẩn dụ người đọc hình dung vóc dáng thanh tao, mảnh dẻ duyên dáng và tâm hồn trong sáng tinh sạch của họ. vẻ đẹp của mỗi người đều có những nét riêng và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười”
Chân dung của Thúy Vân được nhà thơ miêu tả chỉ bốn câu “ Vân xem màu da”
Ở bốn câu thơ người đọc thấy được sự miêu tả tinh tế và toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười , tiếng nói và phong thái ứng xử. Nàng có khuôn mặt xinh đẹp, đầy đặn tươi sáng như vầng trăng tròn, lông mày thanh tú như nét mày ngài, miệng nàng cười tươi như đóa hoa mới nở, tiếng nàng thốt ra nhẹ nhàng đằm thắm trong trẻo như viên ngọc qúy sáng lấp lánh , tóc nàng là làn mây bồng bềnh nhẹ tênh trên nền trời xanh thắm, làn da mượt mà mịn màng tắng sáng. Bằng cách sử dụng sáng tạo những biện pháp có tính ước lệ, tác giả đã khắc họa một Thúy Vân thùy mị đoan trang phúc hậu, khiêm nhườngMột vẻ đẹp khiến cho mọi người kính nể, chấp nhận một cách êm đềm. Thật vậy, cười nói đoan trang trang là ngay thật, đúng mực, không quanh co châm chọc làm người ta phật lòng, Từ những thông điệp nghệ thuật” mây thua” , “tuyết nhường” Thúy Vân tất sẽ có một tương lai hạnh phúc, một cuộc sống yên vui.
Vân là vậy còn Kiều ? Bức chân dung của cô chị được nhà thơ khắc họa trong mười hai dòng thơ tiếp theo trên hai bình diện tài và sắc . Với Kiều nhà thơ vẻ : “ Kiều càng kém xanh” / Nàng có đôi mắt sáng trong veo thăm thẳm như làn nước mùa thu . Cửa sổ tâm hồn Kiều là thế - là thăm thẳm những nỗi niềm chất chứa . Nét mày của đôi mắt ấy xanh tươi nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nàng làm cho hoa, liễu phải ghen hờn, nước thành nghiêng đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân trên đời kh6ng ai sánh bằng. rất khác và hơn hẳn vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Vân.
Có sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa “ Thông minhnão nhân”/ Tài của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê: tài thơ, tài họa, tài đàn , tài hát catài nào cũng cũng siêu tuyệt . Đáng chú ý là các từ “vốn sẵn tính trời” , “ pha nghề, đủ mùi, ăn đứt”làm cho tài nào cũng đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “ Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng buồn thảm đớn đau. Với sắc đẹp “ chim sa cá lặn” , rồi tài hoa trí tuệ thiên bẩm, một tâm hồn đa sầu đa cảm của nàng làm sao tránh khỏi sự hủy diệt của định mệnh nghiệt ngã . Cũng như đoạn tả Thúy Vân, đoạn tả Kiều chức năng dự báo còn phong phú và rõ rệt hơn : dự báo tấn bi kịch “ hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng.
Bốn câu thơ cuối của đoạn trích, Nguyễn Du kết luận lại phẩm hạnh của họ : “ Phong lưumặc ai” / Tuoåi tuy đã đến độ lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương , lễ giáo “Êm đềm” chỉ tư thế đài các, “ mặc ai” là thái độ điềm tĩnh , cao giá của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ.
Cả vẻ đẹp lẫn tài năng của nhân vật tuy đều được vẽ rất khéo, bút pháp đa dạng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật trung đại với những đường nét ước lệ, cao quý, hoàn hảo, lí tưởng. Đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật là nhấn mạng nét này, bỏ qua nét kia làm hiện rõ hai bức chân dung , dự báo số phận về sau của mỗi người. nàng Vân rồi sẽ hưởng đầy hạnh phúc, còn nàng Kiều sẽ bị tạo hóa đố kị, ghen ghét. Đó là nghệ thuật “tả ý” tinh vi, thâm thúy của Nguyễn Du. Điều mà không một tác giả nào có thể vượt qua là mỗi nhân vật người đọc cảm nhận được vẻ đẹp bên ngoài hiểu được phẩm chật, đạo đức , tâm hồn họ, và đặc biệt là dự báo tương lai số phận về sau. Chính sự tài ti2ng đó Nguyễn Du được tôn vinh là “ bậc thầy của nghệt tả người”
III. KẾT BÀI:
Tóm lại, bằng nghệ thuật tả độc đáo và nhất là với tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho nhân vật, Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều.
Kiều ở lầu Ngưng Bích
I/ VỊ TRÍ ĐỌAN TRÍCH 
Sau khi nhận Kiều từ tay Mã giám sinh, Tú Bà buộc nàng tiếp khách nhưng Kiều không chịu. Mụ đã đánh đập thúc ép nên nàng đã tự sát để mong thóat khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Tú Bà đành giam lỏng nàng trong lầu Ngưng Bích nói là để tìm nơi xứng đáng gả chồng cho nàng nhưng kì thật là đợi để thực hiện mưu ma chước quỷ băt nàng phải làm gái lầu xanh kiếm lợi cho mụ. Đọan trích gồm 22 câu từ câu 1033 đến câu 1054. 
II/ ĐẠI Ý trích đọan : 
Tả cảnh nơi lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn, buồn khổ, nhớ nhà, nhớ người yêu của Kiều 
III/ BỐ CỤC : 
a/ 6 câu đầu : Giới thiệu thời gian không gian. 
b/ 8 câu kế : Tâm trạng cô đơn, buồn khổ nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Kiều. 
c/ 8 câu cuối : Ngọai cảnh trong mắt Kiều. 
IV/ ĐỌC VÀ HIỂU VĂN BẢN . 
1/Hòan cảnh cô đơn của Kiều : 
Sáu câu đầu là bức tranh thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích . Gợi tả hòan cảnh cô đơn của Kiều 
Trước hết là hình ảnh bị giam lỏng : “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”. 
Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói là bị cấm cung. Hai chữ cấm cung cho thấy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích như co gái bị cấm cung . Nàng trơ trọi giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút , không một bóng người : 
“Vẻ non xa tấm trăng gần soi chung. 
Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. 
Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm xa. 
Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng đó càng làm nổi bật hơn nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Kiều khiến nàng thêm bẻ bàng chua xót : 
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” 
Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là từ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn . Có thể nói đây là lúc nàng cô đơn tuyệt đối. 
2/ Tâm trạng Thúy Kiều : 
a/ Buồn và nhớ: 
Trong xúc cảm, trước hết, nàng nhớ đến Kim Trọng. Nàng hình dung ra người yêu đang sầu tư ngóng đợi. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong lúc này, Kiều thương Kim Trọng vô hạn. Trong tình thương ấy có một chút ân hận ,nàng cảm thấy như mình có lỗi với chàng. Để chàng phải ngày đêm trông ngóng, đau khổ, mòn mõi “rày trông mai chờ”, Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình. 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”. 
Càng thương nhớ người yêu , càng tiếc nuối mối tình đầu không trọn vẹn, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người của mình và càng hiểu tấm lòng sắt son của mình đối với Kim sẽ không bao giờ phai nhạt. 
“Bên trời góc bểbơ vơ. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. 
Ở bốn câu thơ còn lại , Kiều xót xa thương nhớ cha mẹ : 
“Xót người tựa cửa hôm mai . Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa. Có khi gốc tử đã vừa người ôm” 
Với cha mẹ, nỗi nhớ thương của Kiều cũng ngập tràn xót xa, da diết . Tuy đã bán mình cứu cha và em khỏi cảnh ngục tù nhưng Kiều vẫn thấy mình chưa trọn đạo làm con . Nàng hình dung ra bóng song thân giàyếu đang ngày đên “tựa cửa” ngóng trông mình và xót xa tự nghĩ ai sẽ là người thay mình chăm sóc cha mẹ . Chỉ với bốn câu thơ độc thọai nội tâm, tác giả đã thể hiện một cách sinh động , cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Kiều. 
Trong đọan thơ này , tài năng của thi hào Nguyễn du còn thể hiện ở chỗ đã đặt tình trước hiếu khi viết về tâm trạng Kiều. Để nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Điều này thật chuẩn xác và khách quan vì đối vơi cha mẹ Kiều đả tự bán mình, như vậy cũng đã đền đáp được một phần chữ hiếu, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Còn đối với Kim Trọng, Kiều đã thấy mình lỗi hẹn như một người bạc tình: 
“Kim lang ơi, hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” 
Đây là một chi tiết nhỏ nhưng nó cho thấy cái tinh tế trong tâm lý nhân vật mà Nguyễn Du nhận ra đã thể hiện một cách cực kỳ chính xác. 
b/ Buồn và lo : 
Tám câu cuối là tâm trọang buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình : 
“Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa. 
Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu. 
Buồn trông nội cỏ dàu dàu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. 
“Buồn” và “trông”. Buồn và cô đơn, nhìn đâu cũng thấy cảnh vật như có hồn, như cũng buồn theo mình. Cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng trong lòng Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh buồm, chân mây, tiếng sóng” nhưng đều chứa đựng nhiều nghĩa ẩn dụ , gợi mở những liên tuởng phản ảnh nỗi lòng Kiều . Lúc này nàng đang cảm thấy số phận cô đơn mong manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp như đang chực chờ, đe dọa: 
“Buồn trông gió cuốm mặt ghềnh. Ào ào tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” 
Nàng tưởng tượng như mình đang ở giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm sóng vỗ . sóng dữ gào thét, cuồng nộ, tiếng dội bên tai dâng tràn dội cả vào tâm hồn , vây bủa nàng như dự báo cơn giông bão sẽ đổ ập xuống đầu không biết vào lúc nào 
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đọan tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. 
Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nh ... ế Lan Viên (1920-1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
 Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với một hồn thơ “kỳ dị” (Hoài Thanh).
 Sau Cách mạng ông tiếp tục có nhiều tìm tòi sáng tạo, trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
 Thơ Chế Lan Viên mang tính trí tuệ và triết lý sâu sắc.
 Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 Các tập thơ chính: Điêu tàn (1937), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967)
Lưu ý, khi làm bài, nếu không nhớ tác giả quê ở huyện, xã nào thì chỉ viết tên tỉnh cũng được.
Đối với bài tập yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn xuôi, các em nên tóm tắt theo nhân vật chính với các chi tiết quan trọng (tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, tản mạn).
Ví dụ, nhân vật kể chuyện trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ông Ba nhưng khi tóm tắt nên theo nhân vật chính là anh Sáu, cha bé Thu.
Câu 2 . Có 2 dạng:
 2,1. Thường yêu cầu viết một đoạn văn từ 8-10 câu theo một trong các phương pháp viết đoạn văn (diễn dịch, quy nạp), bình luận về một câu nói, trong đó có thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc sử dụng phép liên kết đã học.
 Khi làm những dạng bài tập này các em nên tập trung viết đoạn văn hoàn chỉnh trước rồi sau đó thêm thành phần biệt lập, khởi ngữ hoặc phép liên kết sau.
 Khi đã hoàn thành, một yêu cầu bắt buộc là các em phải chỉ ra cụ thể, đâu là câu chủ đề, đâu là các thành phần mà đề tài yêu cầu.
 Đề bài thường ra những câu tục ngữ hoặc danh ngôn mang tính triết lý như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên”
 Khi bình luận những câu như vậy, các em nên theo các bước sau:
 -Giới thiệu câu tục ngữ, danh ngôn (trích nguyên văn)
 -Giải thích
 -Đánh giá đúng sai
 -Bình luận mở rộng: liên hệ thực tế, liên hệ bản thân
 -Rút ra ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ
Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập, 1 phép liên kết đã học.
Bài làm: 
 Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Và bản thân Hồ Chủ Tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
 Sau đó phải ghi rõ:
vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: là thành phần biệt lập, thành phần phụ chú
có lẽ: thành phần biệt lập, thành phần tình thái
và: phép liên kết, phép nối
 2,2. Phân tich giá trị sử dụng của các phép tu từ, từ loại trong đoạn văn hoặc đoạn thơ.
 Khi làm đề này các em cần:
 - Đọc kĩ đoạn thơ đó, nhớ, và ghi vào bài làm: Đoạn thơ đó năm ở bài thơ nào? của tác giả nảo? nội dung của bài thơ đó nói về vấn đề gì? nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì?
 - Ghi ra nháp các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ đó, xác định xem phép tu từ hoặc từ loại nào là chủ công làm toát lên nội dung của đoạn thơ đó.
 - Ghi rõ các từ ngữ biểu hiện các phép tu từ đó
 - Tác dụng của các phép tu từ, từ loại, cách hiệp vần trong các câu thơ đó là gì đối với cảnh, nhân vật trữ tình và với toàn bộ bài thơ và trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả
 - Đọc lại nháp nếu thấy yên tâm và tin tưởng thì chép vào bài làm. Còn nếu chưa yên tâm thì tạm dừng ở mức làm nháp. chuyển sang làm các phần tiếp theo và sẽ làm tiếp sau khi đã hoàn thành các phần khác của bài làm.
VÍ DỤ: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: 
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Chúng ta phải làm như sau:
	 - Ñaâây là 4 câu thơ trong đoạn “Cảnh ngày xuân” trích truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 câu thơ đã sử dụng các từ láy như: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. trong đó các từ láy “nao nao, rầu rầu” là các từ láy góp phần quan trọng tạo nên sắc thái cảnh vật và tâm trạng con người.
 - Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng trong đoạn thơ, cụ thể là:
	+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. 
	+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). 
	+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người.  
Câu 3 (5 điểm): Thường yêu cầu phân tích thơ hoặc phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi.
Yêu cầu bắt buộc là trước khi thi, các em phải đọc kỹ SGK 
Đọc Kết quả cần đạt để biết những đơn vị kiến thức cần nắm
Đọc kỹ văn bản tác phẩm: đối với thơ, yêu cầu thuộc lòng, với văn xuôi thì phải nhớ 
các chi tiết và tóm tắt lại được.
Đọc chú thích để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Đọc chú thích để hiểu từ khó (đặc biệt là điển tích, điển cố, từ khó trong văn học cổ, những từ địa phương)
         Xem lại Đọc – hiểu văn bản và trả lời lại các câu hỏi.
         Nhớ kỹ phần ghi nhớ.
 Đối với dạng bài phân tích một đoạn thơ hoặc một đoạn trích thì phải nhắc lại vị trí của đoạn, khi phân tích phải đặt trong chỉnh thể tác phẩm để hiểu hơn đoạn trích.
 Khi đề bài yêu cầu phân tích nhân vật hoặc những vấn đề liên quan đến nội dung, các em cũng phải nhắc đến những yếu tố nghệ thuật mà tác giả sử dụng để chuyển tải nội dung (nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật)
 Về thời gian làm bài, các em cần phân bố thời gian hợp lý cho các câu. Không nên mất quá nhiểu thời gian cho câu ít điểm, đến khi làm câu nhiều điểm hơn lại không còn thời gian.
 Tránh tình trạng làm bài “đầu voi, đuôi chuột” sự phân bố thời gian không hợp lý.
 Sự cẩu thả trong một bài văn rất dễ đem lại sự phản cảm cho người chấm, dù bài làm tốt. 
 Vì vậy, chữ các em có thể không đẹp nhưng phải dễ nhìn và trình bày sạch sẽ.
 Nên làm dàn ý trước khi viết bài để bài làm không bị lộn xộn, thiếu ý.
 Hãy viết văn giản dị, trong sáng. Tránh diễn đạt quá cầu kỳ, hoa mỹ bởi rất dễ sa vào sáo rỗng.
Phần thứ tư
MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (1,5 điểm)
Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Câu 2: (6 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: (2,5 điểm)
Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm...
+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát.
Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu : bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh đánh giá, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca con người lao động trong không khí làm chủ. Cụ thể :
Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la.
2.Cảm nhận về con người và biển cả theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá 
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :
- Hoàng hôn trên biển : đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Cảnh người lao động ra khơi : mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động : Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
b. Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm :
- Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người : Lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng...
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về :
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hoá nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
3. Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 
GIAÙO VIEÂN BIEÂN SOAÏN : PHAÏM LEÂ THANH –LYÙ TÖÏ TROÏNG –HOAØ THAØNH- TAÂY NINH

Tài liệu đính kèm:

  • docPHUONG PHAP LAM BAI THI VAN TUYEN 10.doc