Tài liệu củng cố ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 6

Tài liệu củng cố ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 6

ÔN TẬP PHẦN VĂN.

1. Em hãy đọc những bài thơ, câu thơ, bài ca dao đã học hoặc em biết nói về cảnh đẹp quê hương đất nước.

GV có thể cho thi để thử tài trí nhớ của các em.

2. Trong số những bài ấy, em thích bài nào nhất? Vì sao?

3. Ca dao có bài:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

* Cảnh trong bài ca dao là cảnh ở đâu? Vào thời điểm nào trong ngày?

* Căn cứ vào đâu em biết đây là cảnh buổi sáng sớm?

* Những âm thanh và hình ảnh: tiếng chuông, tiếng gà gáy, tiếng chày giã giấy và sương khói trên mặt nước Tây Hồ đem đến cho em cảm nhận về một cảnh vật như thế nào? Thái độ của tác giả dân gian ở đây như thế nào?

* Từ bài ca dao này, em có cảm xúc ra sao về quê hương đất nước mình?

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu củng cố ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiến thức phần 2: Câu
A. các thành phần chính của câu.
I. Kiến thức cần nắm:
VD: Xác định các thành phần câu trong đoạn văn sau:
Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát như lúc này. Bọ ve rạo rực cả người. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lý toả xuóng thơm ngát và tiếng những bạn ve ánh ỏi.
C1: Không lúc nào nó// thèm bay bổng, thèm ca hát như lúc này.
	CN	VN
C2: Bọ ve// rạo rực cả người.
	CN	VN
C3: Từ tít trên cao kia,/ mùi hoa lý// toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve// ánh ỏi.
	TN	CN1	VN1	CN2	 VN2
* So sánh đối chiếu về số lượng CN và VN trong mỗi câu.
* Chỉ ra đâu là câu đơn và đâu là câu ghép?
- câu 1, 2 là câu đơn; câu 3 là câu ghép.
1. Câu đơn:
* HS tự đặt câu đơn và nêu lên cấu tạo.
* Nhận xét về câu đơn sau:
Hà Nội, mùa đông năm 1946.
- Cháy!
=> Chúng là những câu không xác định được thành phần câu vì vậy, chúng được gọi là câu đặc biệt. Về hình thức, câu đặc biệt không xác định thành phần và cũng không khôi phục được chủ ngữ vị ngữ. Về nội dung, nó thường được dùng để chỉ sự xuất hiện, tồn tại, hoặc tiêu biến.
* So sánh chúng với những câu sau:
a.Tôi đi đến trường. Cả Hoa nữa.
Bạn đã ăn cơm chưa?
- Rồi.
=> đó là kiểu câu tỉnh lược. Kiểu câu này về hình thức giống câu đặc biệt nhưng nó có thể khôi phục được thành phần và thường có quan hệ nghĩa với câu đứng trước. Trong giao tiếp, câu tỉnh lược thường được dùng trong đối thoại trực tiếp nhằm nhấn mạnh thông tin cần trao đổi. Cần sử dụng các trợ từ để tăng sắc thái biểu cảm khi trò chuyện với người hơn tuổi. (ạ). Khi viết đôi khi cũng sử dụng câu tỉnh lược để tránh lặp lại, lủng củng nhưng cần chú ý quan hệ với câu đứng gtrước chặt chẽ về nội dung.
VD: Hàng đàn chim bay về trên những cánh đồng. Trên cả những vườn cây ăn quả.
b. đằng xa, nơi chân trời xanh biếc.
Khi mây đen kéo đến.
=> Câu sai ngữ pháp.
Hs biết giải thích vì sao chúng không phải là câu đặc biệt.
2. Câu ghép.
* Phân tích CV các câu sau và so sánh chúng:
- Lúa //đã chín vàng, làng quê // bắt đầu vào mùa gặt.
- Nếu trái tim mình // còn đập thì tôi// còn chiến đấu vì Tổ Quốc.
- Một hôm bỗng đâu trên cành cây // báo ra một tin thắm và mùa hoa phượng// bắt đầu.
- Sóng nhè nhẹ // liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.
a. câu ghép không có từ chỉ quan hệ.
b. Câu ghép có từ chỉ quan hệ.
c. Câu ghép đẳng lập.
d. Câu đơn có thành phần vị ngữ song song.
3. Câu ghép đẳnglập:
là kiểu câu ghép có hai cụm chủ vị trở lên được nối với nhau bởi các kết từ: và, còn, mà , nhưng,và dấu (,)
3. Các kiểu câu ghép chính phụ:
Câu ghép chính phụ là kiểu câu ghép có từ hai cụm chủ vị trở lên trong đó cứ sử dụng các cặp quan hệ từ:
- Câu ghép chỉ nguyên nhân - kết qủa: Vì, tại, bởi...nên...
- Câu ghép chỉ điều kiện - kết quả: Nếu, giá, tưởng...thì...
- Câu ghép chỉ ý nhượng bộ: Tuy....nhưng...
- Câu ghép chỉ mục đích: Để...............nên, thì....
GV lưu ý: 
Trong một bài văn hoặc khi nói chuyện, em cần biết sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu: câu đơn, câu ghép. ngay cả việc sử dụng câu ghép cũng biết linh hoạt, khong nhất nhất lúc nào cũng sử dụng câu ghép chính phụ dễ tạo sự nặng nề trong lời văn.
II.Luyện tập:
1. Phân biệt câu đơn và câu rút gọn:
a. Những đọt măng trúc đội đất nhoi lên. Rồi nảy nhành, nở lá.
b. Nhà Hoà. Buổi tối. Một bảng con treo tường. Một ấm nước. Một vẻ sốt ruột trên gương mặt.
c. Cà Mau. Cái Cấm. Cái Nước. 
d. Cái mặt y bặm lại. Khó đăm đăm như một khuôn chì đúc.
2. Cho đoạn văn sau:
Mọi cây cối đều đầy đặn, rợp bóng và rậm rạp, đang trở những chồi non xanh mịn. Nếu bên trái, cánh rừng tối sẫm với những bóng cây rợp mát, thì bên phải ẩm ướt, bóng lộn, lá cây óng ánh dưới nắng, khẽ đu đưa trong gió nhẹ. Cảnh vật đều nở hoa, tiếng hoạ mi hót khi xa khi gần. Cây sồi già đã biến đổi hẳn, toả rộng thành một vòm lá sum suê xanh tốt đang như say sưa ngây ngất, khẽ đu đưa trong ánh nắng chiều.
a. xác định từ đơn, từ ghép, từ láy.
b. xác định danh, động, tính từ.
c. xác định câu đơn, câu ghép bằng việc phân tích các thành phần câu.
3. Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt, câu nào sai ngữ pháp:
a. Mùa thu năm 1945.
b. Mùa xuân xinh đẹp, mong ước.
c. Khi nắng vàng rực rỡ toả xuống ấm áp.
d. Một ngày nắng đẹp.
4. BVN: Viết một đoạn văn ngắn (5 -7 câu) tả hình dáng một cây cổ thụ đang mùa rụng lá.
(Cây bàng, cây phượng...)
Ôn tập phần văn.
1. Em hãy đọc những bài thơ, câu thơ, bài ca dao đã học hoặc em biết nói về cảnh đẹp quê hương đất nước.
GV có thể cho thi để thử tài trí nhớ của các em.
2. Trong số những bài ấy, em thích bài nào nhất? Vì sao?
3. Ca dao có bài:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
* Cảnh trong bài ca dao là cảnh ở đâu? Vào thời điểm nào trong ngày?
* Căn cứ vào đâu em biết đây là cảnh buổi sáng sớm?
* Những âm thanh và hình ảnh: tiếng chuông, tiếng gà gáy, tiếng chày giã giấy và sương khói trên mặt nước Tây Hồ đem đến cho em cảm nhận về một cảnh vật như thế nào? Thái độ của tác giả dân gian ở đây như thế nào?
* Từ bài ca dao này, em có cảm xúc ra sao về quê hương đất nước mình? 
Tuần 3:
Ôn tập về câu(tiếp)
Câu phân loại theo mục đích nói.
I. Kiến thức cần củng cố:
Xác định CN, VN của các câu trong đoạn văn sau:
Thanh đi bên bà, người thẳng mạnh, cạnh bà cụ gày còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ. 
- Nhà không có ai ư bà?
- Vẫn có thằng Nhân, hôm nay nó đi đong thóc bên kia xóm. Con đã ăn cơm chưa?
- Dạ, chưa. Con ra tàu là về nhà ngay. Nhưng con không thấy đói.
Bà nhìn cháu giục:
- Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ kẻo mệt.
Thanh cảm động đến ứa nước mắt. Bà thương yêu cháu quá, nhất là từ khi chỉ còn mình cháu với bà.
* Các câu văn 3, 5 được dùng với mục đích gì?
- Dùng để hỏi.
* Các câu văn 1, 2, 4, 6, 7, 8 có chung một mục đích là gì?
- để thuật hoặc tả, kể.
* Câu 10 nhằm điều gì?
- Giục giã: cầu khiến.
* Còn mục đích dùng trong câu 12?
_ Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
* Dựa vào kiến thức lớp dưới, em hãy phân biệt các kiểu câu ấy theo mục đích giao tiếp của chúng?
1. Câu trần thuật:
bao gồm những câu dùng để giới thiệu, tả, kể hay nhận xét, đánh giá một sự việc, sự vật.
a. Câu giới thiệu:
VD: đây là người bạn mới cuả con
+ Trường con học nằm trên đường Nguyễn Đức Cảnh.
+ Hôm nay, con xem phim hoạt hình.
b. Câu miêu tả dùng nêu đặc điểm, tính chất của sự vật,hiện tượng:
VD: + Thảm cỏ xanh mươt trải ra trước mắt.
	+ Đôi càng tôi mẫm bóng.
c. Câu đánh giá, nhận xét:
VD: Bố bao giờ cũng nghiêm khắc như thế.
	+ Nó bỏ học sớm là một sự thiệt thòi.
2. Câu nghi vấn:
Nêu điều còn hoài nghi, thắc mắc, cần dược giải đáp
VD: Chẳng lẽ bạn cho tôi là người tồi hay sao?
	+ bây giờ là mấy giờ?
* Cần phân biệt câu hỏi dùng để hỏi với câu hỏi tu từ dùng đẻ khẳng định hạơc bộc lộnthái độ, tình cảm :
VD: Các anh ấy đã hy sinh khi nào?
	+ Trên đời còn có sự hy sinh nào đẹp hơn thế nữa?
3. Câu cảm thán:
Dùng để thể hiện cảm xúc thái độ của người nói và gợi lên cảm xúc ở người nghe.
VD: ồ, vui quá rộn ràng trên vạn nẻo.
	- Có gì đẹp trên đời hơn thế!
- Khi viết câu cảm thường dùng từ cảm thán: ôi, a ối, chà, thay, quá...biết bao, ...kèm với dấu chấm cảm.
- Đôi khi căn cứ vào ngữ điệu, câu hỏi lại được dùng như câu cảm.
4. Câu cầu khiến:
Nêu điều mong muốn, khuyên bảo hay yêu cầu người khác thực hiện.
VD: Tiến lên chién sỹ đồng bào!
	+ Đừng dại dột tin vào lời hứa hão huyền.
II. Luyện tập:
Viết đoạn văn giới thiệu về quê hương em có sử dụng các kiểu câu đã học.
Khi nào có dịp, mời các bạn hãy đến thăm quê hương tôi, thành phố Hoa phượng đỏ! Bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp của một đô thị đang trên đà phát triển và nhất là sẽ được đón gió và ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vỹ của biển Đồ Sơn trong nắng sớm mùa hè. Bạn sẽ có cảm giác thế nào khi đối diện với một không gian trời nước mênh mông và tráng lệ, phẳng lặng và thanh bình. Những đoàn thuyền đánh cá đêm đã trở về, ồn ào tiếng người cười nói, tiếng gọi nhau í ới, tiếng sóng nhẹ vỗ mạn thuyền ì oạp. và khi những dải mây hồng mềm mại và mỏng mảnh biến mất nhường chỗ cho vầng mặt trời rực rỡ rắc nắng xuống mặt biển khiến nó sáng rực lên thì cũng là lúc biển đem lại niềm sướng vui, sảng khoái cho du khách. Thật tự hào biét bao nhiêu về thành phó biển của chúng tôi.
III. BVN:
Viết đoạn văn giới thiệu về bản thân mình trong khoảng 6 -8 câu.
Luyện tập về
từ tượng hình - từ tượng thanh.
I. Nhắc lại kiến thức:
- GV đưa ra một nhóm từ láy: lập cập, sằng sặc, ồm ồm, duyên dáng, mập mạp, oang oang...
* Dấu hiệu nào cho biết chúng là các từ láy?
* Chia chúng thành hai nhóm : Tượng hình và tượng thanh?
* Vì sao nhóm thứ nhất gọi là từ tượng hình?
* Chúng khác gì với nhóm từ thứ hai?
+ Từ tượng hình: Những từ có tác dụng gợi sự liên tưởng về hình dáng, màu sắc, tính chất của sự vật, hiện tượng.
+ Từ tượng thanh: những từ có tác dụng gợi sự liên tưởng về âm thanh.
* So sánh hai cách diễn đạt sau:
a. Một tiếng đàn vang lên. Không gian bỗng như rộng ra, yên lặng. Mọi người không ai nói chuyện nữa mà đều tập trung vào giai điệu khúc nhạc.
b. Một tiếng đàn thánh thót ngân lên. Không gian đang ồn ào bỗng lắng xuống, như rộng ra mênh mông. Không nghe thấy tiếng người, chỉ thấy dìu dặt bổng trầm một nhạc khúc trữ tình...
* Từ đó, em rút ra được nhận xét về tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh trong diễn đạt?
+ TRong diễn đạt, từ tượng hình và từ tượng thanh luôn giúp cho lời văn trở nên sinh động, giàu sức gợi tả, gợi cảm, tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc, người nghe.
+ Phần lớn các từ láy là từ tượng hình, tượng thanh.
II. Bài tập:
1. Tìm các từ tượng thanh mô phỏng:
- Âm thanh tiếng nói, tiếng cười của con người:
- Âm thanh tiếng kêu của các loài vật: chó, gà, chim, ve, trâu, bò.
- Âm thanh của tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ, tiếng gió thổi...
2. Điền từ tượng thanh thích hợp vào chỗ trống:
Các cô gái vừa làm cỏ lúa vừa cười......................Các bà già vừa nhai trầu vừa chuyện trò ....................................Còn mấy anh thanh niên kéo xe cải tiến la hét ........................Không khí thật..................................
3. Tìm các từ tượng hình gợi tả:
- Hình dáng của cây:
- Hình dáng của người:
- Chiều cao của núi:
- Bề mặt con đường: 
4. Tìm các từ tượng thanh và tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống dưới đây:
A
B
- cười:
- nói:
- sủa:
- gáy:
- thổi:
- kêu:
-rộng
- dài: 
- ngắn:
- cao 
- thấp
- xanh:
5. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả cảnh buổi sáng mùa hè trên phố em ở có dùng các từ tượng hình và từ tượng thanh.
GV gợi ý học sinh thực hành tại lớp.
Câu 1: Giới thiệu cảnh phố lúc bình minh hoặc hoàn cảnh giúp em ngắm đực cảnh phố lúc bình minh.
Câu 2, 3, 4, 5, 6: tả cảnh phố theo trình tự: trên cao xuống thấp hoặc từ xa đến gần.
Câu 7: Nói lên tình cảm của em đối với cảnh vật.
6. Bài về nhà:
Ôn tập về các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá...

Tài liệu đính kèm:

  • doccung co he 6.doc