II. Cơ sở thực tiễn.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, lí thuyết gắn với thực hành vì thế thực hành hoá học làm rất quan trọng.
Trong các bài thực hành hoá học, đặc biệt là hoá học 9, các em phải tự làm các thí nghiệm để củng cố lại tính chất đặc trưng của các hợp chất và đơn chất quan trọng như: Axit, bazơ, Oxit, muối các hợp chất hữu cơ, kim loại và phi kim.
Trong các tiết thực hành các em gặp một số trở ngại như: Kiến thức nhiều, nhiều thí nghiệm cần sáng tạo, ngược lại điều kiện về thời gian và hoá chất còn rất hạn chế về cả số lượng và chất lượng.đặc biệt là kĩ năng thực hành của các em còn rất hạn chế.
Trong các tiết thực hành tôi thường thầy đa số các thí nghiệm chỉ được thực hiện ở một số học sinh tích cực trong đó phần lớn các em trong nhóm lại ngại làm thí nghiệm do học kém, sợ tiếp xúc, mặc cảm bản thân.thiết bị lại thiếu, hoá chất không đảm bảo vì thế hiệu quả các thí nghiệm, chất lượng bài thực hành chưa cao.
Trên thực tế đó tôi nhận thấy việc định hướng cho các hoạt động thực hành là là hết sức cấp thiết, cần tạo cho các em một thói quen thực hành một lối đi chung. Khi đó các em dễ dàng thực hiện theo nhiệm vụ của mình, phát huy tính tích cực cho các em. Để làm được điều này tôi thường sử dụng tốt các loại phiếu hoạt động cùng với việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng các buổi thực hành.
B. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ.
*******
Trong quá trình nghiên cứu , tìm hiểu về cách sử dụng phiếu học tập và thiết bị trong các giờ thực hành tại nhà trường tôi đã kết hợp nhiều phương pháp để phát huy tốt vai trò định hướng của phiếu nhóm và thiết thiết bị.
1. phương pháp thực hành thí nghiệm: Đây là phương pháp cơ bản của môn hoá học, tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm nhỏ.
2. Phương pháp hoạt động nhóm: đặc trưng trong các môn thực nghiệm, đặc biệt trong các tiết thực hành.
3. phương pháp điều tra: Sử dụng cách điều tra tâm lí, ý thức, thái độ học tập của học sỉnhồi phân loại tổng kết đánh giá chung: Sở thích bộ môn; mức đọ hoạt động, chất lượng học tập bộ môn.
4. Phương pháp thực nghiệm: Tích cực trao đổi với các đồng nghiệp, đặc biệt nhóm bộ môn: Vật lí, sinh học và công nghệ.dạy học thực nghịêm ở khối 9 trường THCS Hồng Hưng, từ đó đánh giá chuyên đề.
Chuyên đề: " Sử dụng phiếu học tập trong các bài thực hành hoá học 9" *********************** A. Lí do chọn chuyên đề. ***** I. Cơ sở lí luận. Đổi mới chương trình giáo dục là việc làm cấp thiết mang tính cải cách giáo dục, chúng ta đã bắt đầu cải cách từ năm 2002 - 2003, năm học này là năm thứ 7 liên tiếp thực hiện công việc đổi mới. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, nên việc đổi mới là thiết thực, trong đó đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Năm học 2008 - 2009 với chủ điểm của năm học là: " Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích cực", cùng với cuộc vận động" Mỗi thày cô là một tấm gương sáng về đạo đức, năng lực tự học và sáng tạo", phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" , năm tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung của bộ trưởng giáo dục. Trong quá trình dạy học theo hướng đổi mới thì việc lựa chọn phối hợp các phương phpá thích hợp trong từng bài học là rất quan trọng - quyết định lớn đến kết quả dạy học như: Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp thí nghiệm hoá học, phương pháp nêu- giải quyết vấn đề, phương pháp sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoá học.... Trong các bài thực hành hoá họcviệc sử dụng đúng phương pháp đem lại hiệ quả rất cao trong đó cần phối hợp tốt các phương pháp đặc trưng như: phương pháp hoạt động nhóm và phương pháp thí nghiệm hoá học cùng với việc định hướng sử dụng thiết bị dạy học như : phiéu học tập, máy chiếu, phần mềm, máy vi tính....do đó tôi đã nghiên cứu về cách tổ chức có hiệu quả cho các nhóm trong các bài thực hành hoá học. II. Cơ sở thực tiễn. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, lí thuyết gắn với thực hành vì thế thực hành hoá học làm rất quan trọng. Trong các bài thực hành hoá học, đặc biệt là hoá học 9, các em phải tự làm các thí nghiệm để củng cố lại tính chất đặc trưng của các hợp chất và đơn chất quan trọng như: Axit, bazơ, Oxit, muối các hợp chất hữu cơ, kim loại và phi kim.. Trong các tiết thực hành các em gặp một số trở ngại như: Kiến thức nhiều, nhiều thí nghiệm cần sáng tạo, ngược lại điều kiện về thời gian và hoá chất còn rất hạn chế về cả số lượng và chất lượng....đặc biệt là kĩ năng thực hành của các em còn rất hạn chế. Trong các tiết thực hành tôi thường thầy đa số các thí nghiệm chỉ được thực hiện ở một số học sinh tích cực trong đó phần lớn các em trong nhóm lại ngại làm thí nghiệm do học kém, sợ tiếp xúc, mặc cảm bản thân...thiết bị lại thiếu, hoá chất không đảm bảo vì thế hiệu quả các thí nghiệm, chất lượng bài thực hành chưa cao. Trên thực tế đó tôi nhận thấy việc định hướng cho các hoạt động thực hành là là hết sức cấp thiết, cần tạo cho các em một thói quen thực hành một lối đi chung. Khi đó các em dễ dàng thực hiện theo nhiệm vụ của mình, phát huy tính tích cực cho các em. Để làm được điều này tôi thường sử dụng tốt các loại phiếu hoạt động cùng với việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng các buổi thực hành. B. phương pháp thực hiện chuyên đề. ******* Trong quá trình nghiên cứu , tìm hiểu về cách sử dụng phiếu học tập và thiết bị trong các giờ thực hành tại nhà trường tôi đã kết hợp nhiều phương pháp để phát huy tốt vai trò định hướng của phiếu nhóm và thiết thiết bị. 1. phương pháp thực hành thí nghiệm: Đây là phương pháp cơ bản của môn hoá học, tiến hành thí nghiệm theo từng nhóm nhỏ. 2. Phương pháp hoạt động nhóm: đặc trưng trong các môn thực nghiệm, đặc biệt trong các tiết thực hành. 3. phương pháp điều tra: Sử dụng cách điều tra tâm lí, ý thức, thái độ học tập của học sỉnhồi phân loại tổng kết đánh giá chung: Sở thích bộ môn; mức đọ hoạt động, chất lượng học tập bộ môn... 4. Phương pháp thực nghiệm: Tích cực trao đổi với các đồng nghiệp, đặc biệt nhóm bộ môn: Vật lí, sinh học và công nghệ...dạy học thực nghịêm ở khối 9 trường THCS Hồng Hưng, từ đó đánh giá chuyên đề. C. Nội dung cụ thể. ********** I. Kế hoạch thực hiện. - Lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, tiến hành thực hiện điều tra, thực nghiệm, viết cơ sở dạy thực nghiệm. - Sử dụng phiếu thực hành trong các bài thực hành hoá học 9, một số bộ môn liên quan như Vật lí, sinh học và công nghệ... - đánh giá tổng kết chuyên đề, ứng dụng chuyên đề. II. Nội dung cụ thể. 1.Tầm quan trọng của phiếu học tập và thiết bị dạy học. - Giúp định hướng làm rõ chức năng công việc hoạt động thực hành cho học sinh và nhóm học sinh. - Đánh giá được kết quả thực hành của nhóm để đưa ra kết luận chung. - Khẳng định vai trò từng thành viên trong nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Tiết kiệm thời gian, đem lại hiệu quả cho các thí nghiệm. 2. xây dựng các loại phiếu học tập trong các bài thực hành. a. Phiếu phân công nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm. Phiếu này được in sẵn trong các nhóm ngay từ đầu năm học, thường trực trong các bài thực hành. Học sinh thực hiện theo một cách chung, có thể linh hoạt trong việc lựa chọn nhóm trưởng thư ký... Mẫu phiếu như sau: Các thành viên Nhiệm vụ Nhóm trưởng Phân công, điều khiển, chỉ đạo thực hành, báo cáo trước lớp Thư ký Ghi chép ý kiến các thành viên Các thành viên: Thành viên(TV)1 TV 2 TV3 .... Các thành viên - Nhiệm vụ 1 - Nhiệm vụ 2 - Nhiệm vụ 3 ..... Cùng quan sát, đưa ý kiến chủ quan của mình về vấn đề nghiên cứu. Lưu ý: Các thành viên trong nhóm phải nắm rõ chức năng nhiệm vụ của mình, từ đó thể hiện năng lực hợp tác, năng lực lãnh đạo và khả năng thâu tóm ý kiến của các thành viên. - Tránh được học sinh làm việc theo ngẫu hứng và một số học sinh không tích cực hoạt động, thống nhất được hoạt động tránh đơn điệu. b. Phiếu hoạt động thực hành các thí nghiệm.(Mỗi nhóm một phiếu) - Phiếu được sử dụng theo mẫu chung, song nội dung từng bài lại khác nhau, GV in sẵn mẫu cho các nhóm. - Phiếu sẽ định hướng được các hoạt động và kết quả hoạt độngcủa nhóm trong bài thực hành. Mẫu phiếu thực hành của nhóm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ các thành viên Nội dung báo cáo 1, Mục đích thí nghiệm. HS1 nêu - bổ xung ......................................... 2, Dụng cụ hoá chất HS2: - nêu dụng cụ HS3: - nêu hoá chất dụng cụ:......... Hoá chất:..... 3, Cách tiến hành thí nghiệm HS4: nêu cách tiến hành HS5: nêu điểm cần lưu ý Tiến hành:...................... Lưu ý:................. 4, Thực hành thí nghiệm(GV chiếu cách tiến hành cho HS điều chỉnh và điểm lưu ý) HS1: Lấy dụng cụ. HS2: Lấy hoá chất HS3: Làm thí nghiệm lấy và lắp dụng cụ. Lấy và cho hoá chất tiến hành thí nghiệm theo cách tiến hành 5, Hiện tượng- giải thích. Các thành viên quan sát, đưa ra ý kiến nhóm trưởng cho thảo luận thống nhất ý kiến báo cáo Thư ký ghi chép các ý kiến thống nhất trong nhóm - ý kiến 1. - ý kiến 2. - ý kiến 3 ............. PTHH:.................. 6, Báo cáo nhóm trưởng báo cáo nhận xét nhóm khác GV tổng kết chiếu kết quả- đánh giá các nhóm điều chỉnh báo cáo - Có phiếu này HS hoạt động chủ động hơn, giáo viên tiết kiệm thời gian để quan sát được nhiều hơn, điều chỉnh cho các nhóm, không mất nhiều thời giảntình bày trên bảng. - Các nhóm được tự làm việc, kết quả rõ ràng, đánh giá công bằng hơn. c. Phiếu tường trình: Dành cho mỗi thành viên trong nhóm. Phiếu này nhằm đánh giá ý thức làm việc, nhận thức của từng thành viên trong nhóm đối với bài. Phần nào đánh giá thái độ học tập của học sinh đối với môn học. Mẫu phiếu Họ và tên: ..................... Lớp: ........... Bản tường trình Bài thực hành:............................. I. Báo cáo thí nghiệm. STT Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng - giải thích Ghi chú II, Nhận xét bài thực hành. Trả lời các câu hỏi: ? Tính chất hoá học của ...... ? So sánh với chất ......... ? ứng dụng của phản ứng .......... 3. Cách sử dụng phiếu trong các hoạt động nhóm. - Có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với từng bài từng đối tượng nhóm học sinh. - Sử dụng đúng lúc, phát huy có hiệu quả của việc định hướng hoạt động dạy và học. - Sử dụng kết hợp các phương tiện hiện đại khác : Máy chiếu, phần mềm, máy vi tính, tránh đơn điệu dập khuôn. - Chuẩn bị từ trước, chủ động thực hiện. 4. Các bài cụ thể. 4.1, Trong bài. Bài 23. Thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và Sắt." A. Mục tiêu. - Học sinh nắm được tính chất hoá học của Nhôm và Sắt, tính chất hoá học chung của kim loại. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành thí nghiệm. Biết cách tiến hành nhận biết chất theo phương pháp hoá học. - Giáo dục cho HS tính cẩn trọng, sáng tạo tinh thần hợp tác trong học tập và lao động. B.Chuẩn bị. Dụng cụ: kẹp, ống nghiệm, đèn cồn, muỗng sắt, tờ bìa cứng. - Hoá chất: Nhôm bột (Al), Bột Sắt (Fe), Lưu huỳnh bột ( S), dung dịch NaOH - Mẫu phiếu học tập in sẵn. C. Tiến trình thực hành. I. ổn định lớp- chia nhóm (2phút). - Chia nhóm theo lớp 4 nhóm - Phân công nhiệm vụ của nhóm theo mẫu in sẵn. II. Tiến hành thực hành. - GV thông báo mục tiêu bài, HS nắm được nhận nhiệm vụ. - HS lên nhận nhiệm vụ. - GV chiếu lên màn hình theo mẫu. Thí nghiệm 1. Tác dụng của Nhôm với Oxi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ các thành viên Nội dung báo cáo 1, Mục đích thí nghiệm. HS1 nêu - bổ xung Tính chất của nhôm tác dụng với oxi 2, Dụng cụ hoá chất HS2: - nêu dụng cụ HS3: - nêu hoá chất dụng cụ: Tờ bìa cứng, đèn cồn, muỗng sắt Hoá chất: Bột Al 3, Cách tiến hành thí nghiệm HS4: nêu cách tiến hành HS5: nêu điểm cần lưu ý Tiến hành: Lấy một ít bột Al lên tờ bìa, gạt nhẹ bột Al lên ngọn lửa đèn cồn. Lưu ý: gạt nhẹ một ít một. 4, Thực hành thí nghiệm(GV chiếu cách tiến hành cho HS điều chỉnh và điểm lưu ý) HS1: Lấy dụng cụ. HS2: Lấy hoá chất HS3: Làm thí nghiệm Lấy đèn cồn Lấy bột Al Gạt nhẹ bột Al lên ngọn lửa đèn cồn Quan sát 5, Hiện tượng- giải thích. Các thành viên quan sát, đưa ra ý kiến nhóm trưởng cho thảo luận thống nhất ý kiến báo cáo Thư ký ghi chép các ý kiến thống nhất trong nhóm - ý kiến 1: Bột Nhôm cháy sáng - ý kiến 2. Cháy giống pháo hoa. - Nhôm phản ứng với Oxi to PTHH: 2Al(r) + 3/2 O2(k) Al2O3(r) 6, Báo cáo nhóm trưởng báo cáo nhận xét nhóm khác GV tổng kết chiếu kết quả- đánh giá các nhóm điều chỉnh báo cáo Học sinh so sánh đối chiếu, rút ra kết luận. Thí nghiệm 2. Tác dụng của Sắt với lưu huỳnh. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ các thành viên Nội dung báo cáo 1, Mục đích thí nghiệm. HS1 nêu - bổ xung Tác dụng của sắt với phi kim khác. 2, Dụng cụ hoá chất HS2: - nêu dụng cụ HS3: - nêu hoá chất dụng cụ:bát sứ, đèn cồn,kẹp, ống nghiệm,muỗng sắt, nam châm Hoá chấ ... ến hành thí nghiệm HS4: nêu cách tiến hành HS5: nêu điểm cần lưu ý Tiến hành: Lấy 2 ống nghiệm đánh số 1, 2 cho vào đó 2 mẫu bột Al và bột Fe rồi trao đổi cho nhóm đối diện Lưu ý: Tránh để bám vào thành ống nghiệm 4, Thực hành thí nghiệm(GV chiếu cách tiến hành cho HS điều chỉnh và điểm lưu ý) HS1: Lấy dụng cụ. HS2: Lấy hoá chất HS3: Làm thí nghiệm Lấy 2 ống nghiệm, đánh số Lấy bột Al, Bột Fe - Lấy dd NaOH. - Cho vào ống nghiệm 1,2 đã nhận. Quan sát 5, Hiện tượng- giải thích. Các thành viên quan sát, đưa ra ý kiến nhóm trưởng cho thảo luận thống nhất ý kiến báo cáo Thư ký ghi chép các ý kiến thống nhất trong nhóm - ý kiến 1: ống 1 có bọt khí sủi lên - ý kiến 2. ống 2 không có hiện tượng gì - ống 1 là kim loại Al - ống 2 là kim loại Fe Vì Al phản ứng được với dd NaOH, còn Fe không phản ứng to PTHH: 2Al(r) + NaOH(dd) + H2O(l) Na AlO2(dd) + 3/2 H2(k) 6, Báo cáo nhóm trưởng báo cáo nhận xét nhóm khác GV tổng kết chiếu kết quả- đánh giá các nhóm điều chỉnh báo cáo Học sinh so sánh đối chiếu, rút ra kết luận. III. Đánh giá và dọn vệ sinh. - GV nhận xét kết quả các nhóm thực hiện, cho điểm, nêu điểm cần lưu ý cho các nhóm. - HS hoàn thiện phiếu nhóm, cử trực nhật dọn vệ sinh. - GV tổng kết. IV. Tường trình: HD HS về nhà làm theo cá nhân. 1. Báo cáo thí nghiệm. STT Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng - giải thích Ghi chú 1 2 3 TN 1..... TN 2 TN 3 ............... ...................... ........ 2. Nhận xét. Tính chất hoá học của Nhôm? Tại sao NHôm lại coi là kim loại lưỡng tính? Tính chất hoá học của Sắt ? So sánh tính chất của Fe với Al? Tính chất chung của kim loại ? IV. HDVN: - xem lại tính chất hoá học của kim loại, Al và Fe. - Xem trước bài tính chất của phi kim. - hoàn thành bài tường trình. ******************** 4.2, Trong bài Thực hành: " Tính chất của Hiđro cac bon" A. Mục tiêu. - Học sinh nắm được tính chất lí - hoá của hiđrocac bon - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành thí nghiệm. Biết cách tiến hành nhận biết chất theo phương pháp hoá học. - Giáo dục cho HS tính cẩn trọng, sáng tạo tinh thần hợp tác trong học tập và lao động. B.Chuẩn bị. Dụng cụ: kẹp, ống nghiệm, bô can, ống dẫn, bật lửa - Hoá chất: CaC2, H2O, dd Br2, Benzen. - Mẫu phiếu học tập in sẵn. C. Tiến trình thực hành. I. ổn định lớp- chia nhóm (2phút). - Chia nhóm theo lớp 4 nhóm - Phân công nhiệm vụ của nhóm theo mẫu in sẵn. II. Tiến hành thực hành. - GV thông báo mục tiêu bài, HS nắm được nhận nhiệm vụ. - HS lên nhận nhiệm vụ. - GV chiếu lên màn hình theo mẫu. Thí nghiệm 1. Điều chế Axetilen. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ các thành viên Nội dung báo cáo 1, Mục đích thí nghiệm. HS1 nêu - bổ xung Biết điều chế Axetilen trong phòng thí nghiệm, cách thu. 2, Dụng cụ hoá chất HS2: - nêu dụng cụ HS3: - nêu hoá chất dụng cụ: ống nghiệm, giá sắt, ống dẫn, bô can nước Hoá chất: CaC2; H2O 3, Cách tiến hành thí nghiệm HS4: nêu cách tiến hành HS5: nêu điểm cần lưu ý Tiến hành: Cho CaC2 khô vào ống nghiệm. - Lắp ống dẫn theo mẫu SGK. - Lấy 4-5 ml H2O vào công tơ hút cho vào nút ống nghiệm. - Nhỏ từ từ xuống CaC2. Lưu ý: đất đèn khô, ống dẫn kín. 4, Thực hành thí nghiệm(GV chiếu cách tiến hành cho HS điều chỉnh và điểm lưu ý) HS1: Lấy dụng cụ. HS2: Lấy hoá chất HS3: Làm thí nghiệm Lấy đèn cồn Lấy ống nghiệm nước. Lấy bô can nước. Lấy ống nghiệm cho CaC2. Lắp dụng cụ, nhỏ công tơ hút nước vào ống nghiệm, đạy kín. Quan sát 5, Hiện tượng- giải thích. Các thành viên quan sát, đưa ra ý kiến nhóm trưởng cho thảo luận thống nhất ý kiến báo cáo Thư ký ghi chép các ý kiến thống nhất trong nhóm - ý kiến 1: CaC2 tan ra có bọt khí. - ý kiến 2. khí Axetilen đẩy nước ra khỏi ống nghiệm. - Khí không màu, không mùi tan rất ít trong nước. to PTHH: CaC2(r) + 2H2O(l) Ca(OH)2(dd) + C2H2(k) 6, Báo cáo nhóm trưởng báo cáo nhận xét nhóm khác GV tổng kết chiếu kết quả- đánh giá các nhóm điều chỉnh báo cáo Học sinh so sánh đối chiếu, rút ra kết luận. Thí nghiệm 2. Tính chất hoá học của Axetilen. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ các thành viên Nội dung báo cáo 1, Mục đích thí nghiệm. HS1 nêu - bổ xung xác định thính chất đặc trưng của Axetilen 2, Dụng cụ hoá chất HS2: - nêu dụng cụ HS3: - nêu hoá chất dụng cụ:ống nghiệm, kẹp, ống dẫn,ống vuốt nhọn, bật lửa. Hoá chất: CaC2, H2O, dd Br2 3, Cách tiến hành thí nghiệm HS4: nêu cách tiến hành HS5: nêu điểm cần lưu ý Tiến hành:TN1- Dẫn Axetilenquadung dịch nước Br2. TN 2. dẫn Axetilen qua ống vuôt nhọn, bật lửa đốt 4, Thực hành thí nghiệm(GV chiếu cách tiến hành cho HS điều chỉnh và điểm lưu ý) HS1: Lấy dụng cụ. HS2: Lấy hoá chất HS3: Làm thí nghiệm - lấy ống nghiệm khô dầy - lấy CaC2 khô cho vào 2 ống nghiệm. Lấy công tơ hút có nước có nút đạy. - lắp ống dẫn vào dd Br2 - Lắp ống vuốt nhọn - Bật lửa đốt quan sát 5, Hiện tượng- giải thích. Các thành viên quan sát, đưa ra ý kiến nhóm trưởng cho thảo luận thống nhất ý kiến báo cáo Thư ký ghi chép các ý kiến thống nhất trong nhóm - ý kiến 1: Axetilen sinh ra làm mất màu dd Br2. - ý kiến 2: tạo dd không màu. - ý kiến 3: Cháy với ngọn lửa xanh, toả nhiệt mạnh to PTHH: to 2C2H2(k) + 5O2(k) 4CO2(k)+ 2H2O(h) C2H2(k) + 2Br2(dd) CHBr2-CHBr2(dd) 6, Báo cáo nhóm trưởng báo cáo nhận xét nhóm khác GV tổng kết chiếu kết quả- đánh giá các nhóm điều chỉnh báo cáo Học sinh so sánh đối chiếu, rút ra kết luận. Thí nghiệm 3. Tính chất vật lí của Benzen Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ các thành viên Nội dung báo cáo 1, Mục đích thí nghiệm. HS1 nêu - bổ xung Tính chất vật lí của Benzen 2, Dụng cụ hoá chất HS2: - nêu dụng cụ HS3: - nêu hoá chất dụng cụ: ống nghiệm, giá, công tơ hút Hoá chất: Benzen, nước, dd Br2 3, Cách tiến hành thí nghiệm HS4: nêu cách tiến hành HS5: nêu điểm cần lưu ý Tiến hành: Lấy 1 ống nghiệm chứa khoảng 2ml nước. - Cho 1 ml Benzen vào ống nghiệm . - Cho tiếp 2ml dd Br2 vào, quan sát màu. 4, Thực hành thí nghiệm(GV chiếu cách tiến hành cho HS điều chỉnh và điểm lưu ý) HS1: Lấy dụng cụ. HS2: Lấy hoá chất HS3: Làm thí nghiệm Lấy ống nghiệm. Lấy 2ml nước. Lấy 1ml Benzen. cho vào ống nghiệm. Cho tiếp 2ml ddBr2 vào Quan sát màu dung dịch 5, Hiện tượng- giải thích. Các thành viên quan sát, đưa ra ý kiến nhóm trưởng cho thảo luận thống nhất ý kiến báo cáo Thư ký ghi chép các ý kiến thống nhất trong nhóm - ý kiến 1: có lớp phân cắt benzen ở trên , nước ở đưới - ý kiến 2. Benzen không tan trong nước. Br2 có màu nhạt ở dưới. - Do Benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước( khối lượng riêng). - Benzen không phản ứng với dd Br2 6, Báo cáo nhóm trưởng báo cáo nhận xét nhóm khác GV tổng kết chiếu kết quả- đánh giá các nhóm điều chỉnh báo cáo Học sinh so sánh đối chiếu, rút ra kết luận. III. Đánh giá và dọn vệ sinh. - GV nhận xét kết quả các nhóm thực hiện, cho điểm, nêu điểm cần lưu ý cho các nhóm. - HS hoàn thiện phiếu nhóm, cử trực nhật dọn vệ sinh. - GV tổng kết. IV. Tường trình: - HD HS về nhà làm theo cá nhân. 1. Báo cáo thí nghiệm. STT Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng - giải thích Ghi chú 1 2 3 TN 1..... TN 2 TN 3 ............... ...................... ........ 2. Nhận xét. ? Phương pháp điều chế Axetilen trong phòng thí nghiệm? ? Tính chất hoá học điển hình của Axetilen? So sánh với Mêtan và Etilen? ? Tính chất vật lí của Benzen? Tại sao nói Benzen là một dung môi hữu cơ? IV. HDVN: - xem lại tính chất hoá học của Hiđro cacbon - Xem trước bài Rượu Etylic - Hoàn thành bản tường trình. D. Kết quả đánh giá. ********** Kết quả dạy thực nghiệm tại khối 9. theo phương pháp đối chứng 1. Dạy học theo cách thức thông thường, GV nêu hướng dẫn cách tiến hành. 2. Dạy học co định hướng theo phiếu. Tiết 29 Thực hành tính chất hoá học của Nhôm và Sắt. Lớp 9B- Dạy theo cách thông thông thường. Lớp 9A - Dạy theo hướng đổi mới. Đánh giá qua thực hành và kết quả tường trình Lớp(sĩ số) <5 5< ... < 8 > 8 SL % SL % SL % 9A(39) o O% 34 87% 5 13% 9B (40) 2 5% 38 95% 0 O% Khối 9 2 3% 72 91% 5 6% Đánh giá qua khảo sát 7 phút. - Gọi HS tự tiến hành thí nghiệm : 3 HS bất kì. - Gọi HS nêu và dự đoán sản phẩm, hiện tượng của phản ứng: 3 HS bất kì Kết quả: Học sinh Không làm được Làm được 9A 0 6 9B 2 4 tổng 2 10 Dạy tiết 53 . Tính chất của Hiđrocacbon Lớp 9A Dạy theo cách thông thông thường. Lớp 9B -Dạy theo hướng đổi mới. Đánh giá qua thực hành và kết quả tường trình Lớp(sĩ số) <5 5< ... < 8 > 8 SL % SL % SL % 9A(39) 9B (40) Khối 9 Đánh giá qua khảo sát 7 phút. - Gọi HS tự tiến hành thí nghiệm : 3 HS bất kì. - Gọi HS nêu và dự đoán sản phẩm, hiện tượng của phản ứng: 3 HS bất kì Kết quả: Học sinh Không làm được Làm được 9A 9B tổng Qua sự đóng góp của các bộ môn khác: Môn Vật lí: Môn Sinh học: E. Bài học rút ra từ chuyên đề. ************ Chuyên đề đã được xây dựng và dạy thực nghiệm vì thế có thể vận dụng tốt cho các tiết thực hành hoá học 8 và 9 cùng với một số tiết giảng dạy có nhiều thí nghiệm nghiên cứu về tính chất hoá học của chất. Việc sử dụng đòi hỏi hoạt động tích cực ở cả phía GV và đặc biệt là hoạt động tích cực của học sinh thì mới phát huy hết vai trò của phiếu học tập. Giáo viên có khả năng đánh giá công bằng và chính xác mức độ hoạt động của học sinh, nhóm học sinh vì thế có thể điều chỉnh kịp thời thái độ học tập phát hiện năng khiếu môn học. Giáo viên có thể chủ động kết hợp với phương tiện hiện đại như ứng dụng phần mềm, máy vi tính, màn chiếu và làm rõ nhiệm vụ của từng thành viên từng nhóm qua từng thí nghiệm các em kịp thời nắm bắt và điều chỉnh khả năng tiếp thu của mình. Tạo hứng thú làm việc cho các đối tượng học sinh kể cả HS học kém vẫn được tham gia và đóng góp ý kiến của mình thể hiện tinh thần hợp tác nhóm, khả năng lãnh đạo và thâu tóm của các thành viên. Chuyên đề có thể linh hoạt ở các bộ môn thực hành và một số tiết dạy có nhiều thí nghiệm cần cho học sinh thực hiện. Chuyên đề do ý kiến chủ quan của các nhân tôi nên cón có thể có nhiều sơ xuất và chưa thực sự sâu sắc nên rất cần sự quan tâm đặc biệt của các đồng nghiệp và sự tham gia cộng tác của các em học sinh. Quá trình chuẩn bị phiếu xây dựng các phiếu đòi hỏi GV phải linh hoạt có định hướng trước các hoạt động và những vướng mắc trong các thí nghiệm của bài. Hồng Hưng, ngày.... Tháng ... năm..... Người thực hiện Giáo viên: Đoàn An Dưỡng
Tài liệu đính kèm: