Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông - Nguyễn Thnah Bình - Quyển 1

Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông - Nguyễn Thnah Bình - Quyển 1

 MỤC LỤC

 Nội dung Trang

Lời nói đầu

Một số từ viết tắt

1. Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học

2. Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

3. Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

4. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

5. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân

6. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp

7. Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục

 

doc 167 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông - Nguyễn Thnah Bình - Quyển 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU 
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
 VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
********
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Quyển 1
Chủ biên : PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Tham gia: PGS.TS. Đào Thị Oanh
 TS. Nguyễn Kim Dung
 TS. Lục Thị Nga
Hà Nội, tháng 6/2011
LỜI MỞ ĐẦU
Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như mong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục học sinh (HS), Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học tại TP Đà Lạt (tháng 01/2011) nhằm thăm dò nhu cầu về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVCN ngay trong dịp hè năm 2011. Theo đó có13 kĩ năng được chọn ở mức độ ưu tiên hơn (đa số ý kiến cho là rất cần) đó là:
(1) Nhóm kĩ năng giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm
Vai trò, chức năng của GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lý tập thể HS
Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS
Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp
Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi
Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần)
Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục
Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh
Đặc điểm tâm lí- xã hội của HS THCS/ THPT hiện nay
Giáo dục kỉ luật tích cực và xây dựng lớp học thân thiện
(2) Nhóm kĩ năng mềm
Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thông
Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân
Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN
Trên cơ sở đó, Vụ Giáo dục Trung học và nhóm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu sư phạm, ĐHSPHN đã thống nhất những nội dung này được biên soạn thành: Tài liệu tập huấn và tài liệu tự đọc cho GVCN
Tài liệu tập huấn bao gồm những nội dung sau:
Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm nhân cách học sinh 
Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần)
Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS (dưới góc độ của GVCN)
Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp
Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục
Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân
Tài liệu được viết dưới dạng hướng dẫn giáo viên (GV) cốt cán triển khai tập huấn cho GVCN ở địa phương theo phương pháp tập huấn tích cực, tổ chức hoạt động và khai thác triệt để trải nghiệm, ý kiến của người tham gia và tạo cơ hội để họ được thực hành vận dụng những kĩ năng được trang bị vào giải quyết các tình huống. Những hướng dẫn trong tài liệu này mang tính định hướng, gợi ý và khuyến khích sự sáng tạo và điều chỉnh nội dung (đặc biệt là các tình huống), phương pháp và thời lượng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi, nhưng cần đảm bảo mục tiêu của module và mục tiêu của từng hoạt động. 
Chắc chắn tài liệu này còn những điều chưa đáp ứng nhu cầu của GVCN. Rất mong được sự chia sẻ, góp ý của những người đọc và người sử dụng.
Thay mặt nhóm tác giả
 Chủ biên
 	PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
 MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
Lời nói đầu
Một số từ viết tắt
Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học
Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp
Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp
Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
Ban giám hiệu
BGH
Cha mẹ học sinh
CMHS
Kĩ năng hợp tác
KNHT
Hoạt động hợp tác
HĐHT
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
HĐNGLL
Học sinh
HS
Học viên
HV
Hội đồng giáo dục 
HĐGD
Giáo dục 
GD
Giáo dục-Đào tạo
GD-ĐT
Giáo viên
GV
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Giáo dục học 
GDH
Giáo dục và thời đại
GD & TĐ
Kĩ năng sống
KNS
Lực lượng giáo dục
LLGD
Người dẫn chương trình
NDCT
Thanh niên cộng sản
TNCS
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THPT
MODULE 
KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC PGS.TS Đào Thị Oanh – Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội
A. MỤC TIÊU MODULE:
 Sau khi kết thúc đợt tập huấn module, học viên có thể tập huấn cho giáo viên cốt cán tại các cơ sở giáo dục những vấn đề sau:
 - Học viên PHÁT BIỂU được quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học, làm cơ sở để tổ chức tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh một cách phù hợp;
 - Học viên KỂ được nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh;
 - Học viên SỬ DỤNG được một số phương pháp, kĩ thuật đơn giản, ỨNG DỤNG vào tìm hiểu học sinh và bước đầu TỰ ĐƯA RA được các cách thức riêng, phù hợp để tìm hiểu học sinh ở mức độ nhất định.
 - Học viên có thái độ KHÁCH QUAN, KHOA HỌC, THẬN TRỌNG đối với việc tìm hiểu, đánh giá tâm lí học sinh và có ý thức TỰ RÈN LUYỆN thường xuyên để nâng cao trình độ kĩ năng tìm hiểu học sinh của bản thân.
B. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ: 
 - Máy Projector và phông hình; 
 - Bảng viết;
 - Giấy trắng khổ A0, A4;
 - Bút dạ, bút viết;
 - Giấy mầu khổ vuông, nhỏ (loại dính được vào bảng);
 - Kéo nhỏ; 
 - Băng dính giấy;
 - Phiếu học tập;
 - Phiếu thăm dò nhu cầu học tập của học viên;
 - Phiếu đánh giá.
C. NỘI DUNG: Hướng dẫn tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu hoạt động 1:
 - Làm quen. Tạo không khí thoải mái, thân thiện giữa các thành viên lớp học;
 - Tìm hiểu nhu cầu học tập và cam kết của học viên khi tham gia module này;
 - Thống nhất chung phương pháp học tập module này.
Phương pháp: 
 - Động não;
 - Làm việc cá nhân.
Cách tiến hành:
 Bước 1:
 - Xác định mục đích chung của việc học viên và giảng viên được tập hợp tại đây;
 - Xây dựng quy ước của lớp về sự tham gia vào học (dưới dạng một trò chơi nhỏ: khi điểm danh, thay vì nói “Có”, học viên sẽ nêu ra một con số. Giảng viên cũng vậy).
 Bước 2: 
 - Phát phiếu tìm hiểu nhu cầu học tập module này cho học viên để học viên tự điền vào phiếu thật nhanh (phiếu trưng cầu ý kiến số1);
 - Thu phiếu từ học viên. Sau đó mời một số học viên nêu lên nhu cầu của mình. 
Kết luận:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 1
1. Nội dung cơ bản của Module:
 - Một số khái niệm cơ bản: “Tìm hiểu tâm lí học sinh”, “Cấu trúc nhân cách”; “Đặc điểm tâm lí”.
 - Nguyên tắc, các bước tiến hành, các điều kiện cần thiết để tìm hiểu tâm lí học sinh.
 - Các phương pháp, kĩ thuật, cách thức tìm hiểu tâm lí học sinh đơn giản, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học.
2. Phương pháp học tập module: “Động não”, “Thực hành”, “Chia sẻ kinh nghiệm” 
Hoạt động 2: Xác định quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS và THPT 
Mục tiêu hoạt động 2:
 - Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS và THPT;
 - Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS và THPT hiện nay;
 - Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học sinh THCS và THPT. Phân biệt được sự khác nhau về nội dung phát triển của một số mặt/lĩnh vực nhân cách giữa học sinh THCS và học sinh THPT;
Phương pháp: 
 - Phát vấn;
 - Giải quyết tình huống theo nhóm nhỏ;
 - Động não. 
Cách tiến hành:
Bước 1:
 - Chia nhóm học viên theo lứa tuổi học sinh mà họ đang làm chủ nhiệm (cấp THCS/THPT); 
 - Chiếu lên màn hình hình ảnh một cái cây với nhiều quả to/nhỏ, xanh/chín khác nhau để học viên quan sát;
 - Giảng viên đặt câu hỏi, yêu cầu/chỉ định một số học viên trả lời nhanh, ngắn gọn;
 Câu hỏi 1: Học viên nhìn thấy gì? (Yêu cầu học viên lần lượt kể ra tất cả những gì họ nhìn thấy ở trên cây).
 Câu hỏi 2: Học viên giải thích như thế nào về những gì họ nhìn thấy? Vì sao qủa ở trên cây không giống nhau? (Yêu cầu một số học viên lần lượt giải thích thật nhanh theo suy nghĩ của mình về nguyên nhân của những gì họ được nhìn thấy).
 Câu hỏi 3: Học viên có thấy mối liên hệ nào giữa hình ảnh cái cây với học sinh của mình không? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh dưới dạng “có” hay “không”). 
Bước 2:
 - Phát giấy trắng khổ Ao, bút viết cho các nhóm; 
 - Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm (các tình huống có sẵn); 
 - Các nhóm trao đổi, phân tích, rút ra những dấu hiệu thể hiện các quy luật phát triển tâm lí của học sinh ở lứa tuổi THCS và lứa tuổi THPT và những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong công tác chủ nhiệm lớp nếu không hiểu rõ các quy luật đó. Yêu cầu các nhóm ghi lại vào tờ giấy trắng khổ Ao;
Bước 3: 
 - Các nhóm chia sẻ kết quả hoạt động của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe: đại diện nhóm nêu các dấu hiệu thể hiện quy luật về tính không đồng đều trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học và quy luật về tính mất cân đối tạm thời và tính mâu thuẫn/hai mặt trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS ở trong tình huống của nhóm mình;
 - Học viên phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi THCS và THPT;
 - Học viên nêu những khó khăn gặp phải do không hiểu rõ các quy luật phát triển tâm lí đó ở học sinh;
 - Giảng viên đặt câu hỏi yêu cầu học viên so sánh, chỉ ra một số khác biệt giữa học sinh THCS và học sinh THPT ở một số mặt phát triển tâm lí, làm cơ sở để tìm hiểu, đánh giá, tác động giáo dục học sinh một cách phù hợp:
 Câu hỏi 1: Có gì khác biệt ở mặt phát triển “Tự ý thức”? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh, ngắn gọn);
 Câu hỏi 2: Có gì khác biệt ở mặt phát triển “Giao tiếp”? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh); 
 Câu hỏi 3: Có gì khác biệt ở mặt phát triển về “Xúc cảm – ý chí và động cơ”? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh);
 - Chiếu slide sơ đồ về sự phát triển nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển để học viên quan sát (phiếu học tập số 2).
Bước 4: Giảng viên tổng hợp ý kiến và kết luận. 
Kết luận:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2
Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách.
Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi). 
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi ... dụng các kiến thức và kỹ năng vào giảng dạy. 
- Lắng nghe tích cực để bổ sung những ý kiến khác với mọi người.
- Đặt câu hỏi ( nếu có)
3. GV giám sát sự tập trung của học viên và lắng nghe ý kiến thu hoạch của HV để phát hiện những hiểu lầm cần điều chỉnh
- Chốt lại những nội dung cơ bản của 3 hoạt động trong module này
PHỤ LỤC
Phiếu bài tập số 1
Đọc mẩu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi sau:
1.Có sự khác biệt nào giữa Bách và Đức trong cách diễn giải và ứng xử đối với hiện tượng An cười ? Có mối liên hệ nào giữa việc nhận dạng (hay diễn giải) hành vi ( hoặc sự việc) và thái độ và hành vi ứng xử ?
Bách và Đức vừa đi ngang qua chỗ nhóm bạn cùng lớp đang đứng thì thấy An ( người mà Bách không ưa) đưa mắt về phía Bách và Đức và cười. Bách nghĩ rằng An cười đểu mình nên rất tức giận và muốn xông vào đánh An. May quá Đức đã kịp kéo Bách đi qua và giải thích việc An nhìn về phía họ và cười chỉ là sự ngẫu nhiên, mà không hàm chứa ẩn ý nào. Đức còn giải thích thêm, Đức hiểu An không phải là người thiếu thiện chí và nhỏ nhen đâu. Trong số bạn bè cùng lớp Bách tin Đức nhất, vì vậy sự tức giận đã qua đi.
Phiếu bài tập số 2
Đọc mẩu chuyện dưới đây rồi trả lời câu hỏi sau:
Cần tính đến những yếu tố, yêu cầu nào khi quyết định giải quyết vấn đề trong tình huống có liên quan đến học sinh? 
 'Thầy tặng em 20.000 đồng...' 
Tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Không xử thì không được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Còn nếu xử thì sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.
Năm đầu tiên dạy học, trong giờ Giáo dục Công dân, có 1 em hoc sinh đứng dậy:
- Thưa thầy, em bị mất 20.000 đồng.
- Em xem lại có để quên ở đâu không?
- Dạ thưa thầy, em bị mất lần này là lần thứ ba. Lần một là 20.000 đồng, lần hai là 10.000 đồng và bây giờ là 200.000 đồng. Giờ ra chơi, em còn ký tên vào tờ tiền 20.000 đồng để làm dấu. Vậy mà bạn cũng lấy của em.
Thật sự lúc đó, tôi bối rối, vì chưa bao giờ gặp tình huống như thế. Không xử thì không được vì em học sinh rất bức xúc và lại trình bày trước lớp. Còn nếu xử thì sẽ mất thời gian, cháy giáo án và chưa hẳn tìm ra được em lấy cắp.
Tôi đã nói trước lớp: 
Bạn nào lỡ lấy của bạn mình thì cuối giờ gặp riêng thầy và trả lại cho bạn, thầy sẽ giấu tên em. Nếu em cần thì thầy sẽ tặng cho em 20.000 đồng khác.Còn em không nói thì thật sự thầy không biết em là ai nhưng bản thân em biết và người ta sẽ đánh giá là cha mẹ giáo dục mình không tốt. Chỉ có 20.000 đồng mà làm ảnh hưởng đến cha mẹ thì thật là tội lỗi.
Rồi tôi lại tiếp tục bài giảng. 
Ngày hôm sau, tôi gặp em bị mất tiền và nói:
- Bị mất tiền rồi, sao em không cảnh giác, lại để mất đến 3 lần?
- Dạ thưa thầy, bạn ấy đã trả lại em 20.000 đồng rồi ạ.
Biết được tên của học trò lấy tiền của bạn, tôi gặp riêng em:
- Như đã hứa, thầy tặng lại em 20.000 đồng.
- Thưa thầy em không có lấy, chỉ lượm được thôi.
- Thầy gặp riêng là đã tôn trọng em, sao em không nhận lỗi? Còn 2 lần trước sao em không trả cho bạn, hay là em đã xài hết rồi? Thầy sẽ cho để em trả lại cho bạn.
- Dạ, em xin lỗi, em không nhận tiền của thầy. Em sẽ nhịn tiền quà sáng để trả lại cho bạn.
Và tuần sau, tôi gặp lại em bị mất cắp, em ấy cho biết là bạn đã trả lại đủ 3 lần.
Từ đó, tôi rút ra cho bản thân mình bài học quý giá: Hãy dùng tình thương giáo dục, cảm hóa học sinh.
Trần Tuấn Anh (giáo viên Giáo dục công dân, Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM) 
Phiếu bài tập số 3
Tình huống 1
Hôm đó, tôi được phân công dạy 1 tiết tại chính lớp mình chủ nhiệm. Tiết dạy có các thầy cô trong tổ ngoại ngữ, các thầy của tôi ở trường ĐH đến dự giờ cùng các bạn trong nhóm thực tập.
Trước giờ lên lớp, mọi người vào lớp ngồi nghe thầy giáo hướng dẫn thực tập giới thiệu về tiết dạy của tôi.
Tôi vừa ngồi xuống ghế (dành riêng cho giáo viên thực tập sắp lên lớp) thì phát hiện ai đó đã kịp bôi mấy cục hắc ín lên mặt ghế và dĩ nhiên là mặt sau của cái quần dài của tôi đã bị "lâm nạn". 
Thấy không thể lên lớp với cái đít quần bị dính bẩn như vậy (dĩ nhiên sẽ làm trò cười cho cả lớp trước mặt các thầy cô dự giờ và tiết dạy sẽ bị ảnh hưởng), tôi lập tức xin gặp riêng thầy hướng dẫn để báo sự việc và xin hoãn tiêt dạy hoặc hủy luôn và thay vào đó bằng 1 tiết dạy môn khác. Nhưng thầy hướng dẫn không đồng ý mà bảo tôi hãy để thầy xử lý.
Thầy trở vào lớp và "sạc" cho cả lớp 1 bài về chuyện ai đó trong lớp đã làm cái chuyện "tày đình" vô văn hóa kia. Xong, thầy bảo tôi bắt đầu giờ dạy.
Tôi đành phải nghe theo và lên lớp trong tâm trạng vừa bực vừa ngượng. 
Còn cả lớp ngồi nghe trong không khí thật nặng nề ngột ngạt. Cuối cùng, giờ giảng cũng kết thúc. Và dĩ nhiên đó là giờ lên lớp tệ nhất trong cuộc đời đi dạy của tôi.
Tình huống 2
Trong lớp có một HS tên là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn toán. Một lần, thầy đang giảng bài, Minh ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn.
Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay: “Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh".
Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy. 
Nếu thày, cô ở trong tình huống như thầy dạy toán trong mẩu chuyện trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 3
Tiết học thứ 2 của buổi sáng hôm ấy, cô giáo Nhung đến lớp sớm hơn một chút nhưng ở lớp lại xẩy ra một hiện tượng lạ. Cửa sổ lẫn cửa chính đều được khép kín. 
Học sinh lớp cô dạy đều đứng ngồi ngoài hành lang, các em đang bàn tán chuyện gì đó, mấy đứa túm tụm lại cửa sổ kính ngó vào trong. Nhưng khi cô lại gần thì lại im lặng, chỉ có đôi ba tiếng thì thầm nho nhỏ. 
Cô Nhung bước vào cửa lớp, cất tiếng hỏi: “Sao lớp mình lại đứng ở ngoài cả thế này?”.
Cả lớp không một tiếng trả lời. Một bạn nam cất tiếng nhưng giữa chừng lại đứt quãng: “Thưa cô, bạn Tuấn và bạn Hiền đang...!”
Cô giáo giật mình, mở cửa lớp. Vừa vào được mấy bước, cô sững người trước cảnh tượng dang diễn ra trước mắt: Tuấn và Hiền đang ôm siết lấy nhau và hôn nhau đắm đuối
Nếu thày, cô ở trong tình huống như cô Nhung trong mẩu chuyện trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 4
Vào giờ học, một thầy giáo đang viết trên bảng, ở dưới lớp có tiếng pha trò ồn ào và tiếng cười khúc khích. Thầy bực mình quay xuống thì gặp một bạn đang nói chuyện. Sau đây là cuộc đối thoại giữa hai thầy trò:
- GV: Em đang làm cái gì vậy? Tại sao em cười trong giờ học?
- HS: Chẳng có gì cả! Không phải em!
- GV: ( Bực tức hơn) Nếu không phải em, vậy ai cười?
- HS: Em không biết
- GV: Nếu không biết, mời em ra khỏi lớp.
- HS: Không...vô lý! Em không có lỗi, tại sao em phải ra khỏi lớp.
Không khí lớp lúc này trở nên cực kì căng thẳng. Nếu ở trong tình huống đó Thầy ( cô) sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 5
Trong lớp thày, cô có HS thường tìm con nhà giàu để kết thân rủ rê vào nhiều trò chơi mới. Ban đầu HS này là người chi tiền, sau khi chơi quen HS này hướng dẫn bạn cách lấy tiền của bố mẹ, người thân để lấy tiền chơi bời. HS này còn bày cách cho bạn bỏ nhà đi với mục đích đe dọa gia đình.
Thầy ( cô) sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 6
 T thường chủ động cho bạn vay tiền để đánh bao, đánh đề. Khi chưa có tiền trả thường bị T khống chế. Trong lớp T thường trêu các bạn nữ một cách thiếu tế nhị, hoặc gây mất trật tự gây khó chịu, bức xúc cho GV, ảnh hưởng đến việc tiếp th bài của bạn cùng lớp
Nếu T là học sinh của lớp thày, cô thì thầy ( cô) sẽ giải quyết như thế nào?
ĐỌC THÊM NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN SAU
I. Các cách biểu lộ thái độ và cảm xúc
1. Cương quyết:
- Nói với giọng chắc chắn, mạnh mẽ
- Khi bắt đầu câu nói với chủ ngữ” Tôi”, người nói sẽ đảm bảo trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của mình. Vì vậy, thay vì nói rằng: “Bạn làm cho tôi rất tức giận”, hãy nói rằng” Tôi đang rất tức giận”. Điều quan trọng là nhấn mạnh bạn có cảm giác như thế nào khi nói từ “ Tôi” thay cho từ “ Bạn”. Điều này giúp cho người nói thể hiện được cảm xúc của bản thân mình mà không cần đổ lỗi cho bất cứ ai. Hãy xem thử một số ví dụ như:”Tôi cảm thấy bực mình.Tôi thật sự rất buồn. Tôi hết sức thất vọng, bối rối và giận dữ”
Khẳng định nguyên nhân của cảm xúc đó và mong muốn tình trạng đó phải thay đổi
- Không nên ép buộc người khác phải thay đổi theo ý mình, nên nhấn mạnh quan điểm của mình chứ không điều khiển người khác
- Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác, qua đó nắm được thái độ và quan điểm của họ
- Khi cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh hoặc tình huống đã trở nên không thể kiểm soát nổi, hãy nhẹ nhàng rút ra khỏi tình huống đó đúng lúc bằng cách thực hiện phương pháp thở sâu hoặc rời khỏi nơi đó.
- Mỗi con người sẽ trở nên tốt hơn và các mối quan hệ cũng bền vững hơn khi biết quan tâm tới cảm xúc của người khác.
2. Tiêu cực:
- Đề đạt ý kiến với giọng yếu ớt hoặc không nói gì cả
- Không trực tiếp đưa ra ý kiến mà hy vọng rằng người khác sẽ hiểu được cảm xúc của mình thông qua những lời lẽ bóng gió
- Trút hết cảm xúc của mình ra ngoài tức là chẳng nhấn mạnh cảm xúc nào cả
- Không đối mặt trực tiếp vì sợ xảy ra mâu thuẫn, luôn nói sau lưng người khác, và như vậy dù có thể hiện thái độ song không giải quyết được vấn đề
- Khi bạn cố gắng trình bày ý kiến của mình, nhưng người đối thoại lại tỏ ra quá khích và không thèm quan tâm tới. Bạn cảm thấy bất tiện và rút lại ý kiến của mình để tránh xung đột. Bạn là người không có chính kiến
3. Quá khích
- La hét hoặc nói to để chen ngang ý kiến của người khác
- Lăng mạ hoặc dùng những lời lẽ không hay khi nói về người khác
- Không để cho người khác nói, tự độc thoại trong suốt buổi nói chuyện
- Trong những trường hợp kích động, tỏ thái độ đe doạ người khác
- Bộc lộ hết cảm xúc của mình qua hành động và lời nói. đây có thể được gọi là hành vi quá khích tiêu cực.
- Làm một số hành động gây tổn thương cho người khác và cho bản thân
- Trút hết bực tức lên người khác bằng cả lời nói và hành động để nhanh chóng giải toả tâm lý cho bản thân
II. Các bước của kĩ năng thương lượng
Hãy nói rõ điều mình muốn/ hoặc không muốn
Nếu người kia vẫn có thuyết phục, hãy giải thích lí do khiến mình quyết định như vậy
Nếu người kia vẫn có thuyết phục, hãy nói về cảm xúc của người kia, để họ thấy mình hiểu và quan tâm đến những gì họ nghĩ, nhưng không thay đổi ý kiến của mình
Tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được ( nếu có)
Nếu người kia vẫn cố thuyết phục, hãy quyết định và ngừng thương lượng

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu tap huan GVCN quyen 1.doc