PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh. Giúp học sinh biến kiến thức bài học thành hiểu biết của mình.
Hoà cùng phong trào thi đua đổi mới dạy học, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm kiếm, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy qua mỗi bài học, nhằm giúp học sinh dễ dàng phát hiện, ghi nhớ, tổng hợp kiến thức và khắc phục những tồn tại trong giờ dạy của mình.
Đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là trong tiết dạy và học tác phẩm văn học, để đạt được hiệu quả cao thì vai trò của thầy trong việc chuẩn bị và tổ chức tiết học là vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp các em tiếp cận, làm quen và khơi dậy trong các em năng lực cảm thụ, sự tự tin và khả năng truyền đạt, trình bày những cảm nhận, những suy nghĩ và rung động riêng.
Phần i - Đặt vấn đề. Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh. Giúp học sinh biến kiến thức bài học thành hiểu biết của mình. Hoà cùng phong trào thi đua đổi mới dạy học, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm kiếm, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy qua mỗi bài học, nhằm giúp học sinh dễ dàng phát hiện, ghi nhớ, tổng hợp kiến thức và khắc phục những tồn tại trong giờ dạy của mình. Đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là trong tiết dạy và học tác phẩm văn học, để đạt được hiệu quả cao thì vai trò của thầy trong việc chuẩn bị và tổ chức tiết học là vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp các em tiếp cận, làm quen và khơi dậy trong các em năng lực cảm thụ, sự tự tin và khả năng truyền đạt, trình bày những cảm nhận, những suy nghĩ và rung động riêng. Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không có tham vọng viết về tất cả các phương pháp đổi mới bởi nó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu lâu dài. Trong quá trình dạy học, tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy một cách hợp lí giữa truyền thống và hiện đại; và mạnh dạn đưa phương tiện hiện đại là vi tính và projector vào việc dạy học tác phẩm văn chương nhằm đạt được kết quả trong bài dạy. Đó chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy học tác phẩm văn chương”. Phần ii – nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Cơ sở lý luận: Dựa trên định hướng hoạt động chuyên môn năm học 2001-2002 của Sở giáo dục đào tạo Hà Nội về việc “ Tích cực đổi mới trong dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”. Vận dụng tư tưởng trên vào thực tiễn dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS, giáo viên không thể là người “rót” hay “cung cấp” kiến thức tới học sinh và học sinh chỉ đóng vai trò nghe, ghi, chấp nhận làm theo mẫu một cách thụ động. Theo tiến sĩ Nguyễn Thuý Hồng – Viện Khoa học giáo dục thì giờ học theo tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học không chỉ chú trọng tới hoạt động dạy của giáo viên mà còn chú trọng tới hoạt động của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức kỹ năng văn học, ngôn ngữ học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của giờ học. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả trong nhà trường là một trong những vấn đề luôn được đặt ra về lý luận, thể nghiệm trong thực tiễn với những thành công và thất bại tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức và kỹ năng, kỹ xảo thực hành của người giáo viên. Tiến sĩ Nguyễn Văn Đường – Trường CĐSP Hà Nội trong Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt (Tháng 4/2000) đã đưa ra đề nghị: “Phương hướng tìm hiểu nghiên cứu để sử dụng các phương tiện hiện đại kết hợp với các phương pháp, biện pháp dạy học văn truyền thống trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh thực tế (Học sinh, giáo viên, bài học) nhằm rút ngắn và sinh động hoá con đường tiếp nhận tác phẩm văn chương, không chỉ làm cho giờ dạy học văn tươi vui, hấp dẫn, mới mẻ hơn mà còn thực sự nâng cao chất lượng dạy học văn. Đó là phương hướng dạy học có cơ sở lý luận khoa học và thực tế vững chắc trong hiệ tại và tương lai nhất định trở thành phương hướng chủ đạo trong dạy học ở nhà trường phổ thông”. Như vậy, phương tiện nghe, nhìn tạo nên hiệu quả rõ rệt trong dạy học, trước hết là nâng cao năng suất lao động của thầy và trò mà khâu then chốt là tích cực hoá quá trình học tập, một vấn đề đang được khoa học giáo dục các lớp rất chú ý, coi đó là vấn đề chủ yếu của lý luận dạy học hiện đại. Và một trong những yêu cầu của tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi giờ Văn hiệu quả nhất là: Tăng cường sử dụng các thiết bị, đồ dùng và phương tiện dạy học theo phương châm phục vụ thiết thực nhất, hiệu quả nhất cho mỗi giờ học. Hướng tới việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại nhằm tăng cường tác động của các kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ tới học sinh. Trong quá trình đổi mới dạy học và học Ngữ văn hiện nay, đồng thời với việc đổi mới phương pháp là sử dụng máy vi tính và projector vào dạy học tác phẩm văn chương. Tôi thấy, đây là một bước tiến quan trọng vì theo tôi sử dụng phương tiện hiện đại này sẽ kích thích được hứng thú, sự tích cực, chủ động của học sinh và có được sự “Cộng hưởng” thực sự giữa giáo viên và học sinh trong chiếm lĩnh, cảm thụ và vận dụng tri thức. Tuy nhiên chúng ta cần thận trọng khi sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại đối với từng bài nhằm đem lại hiệu quả thực sự. Do vậy, thông qua bài dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về sử dụng máy vi tính và projector vào dạy học tác phẩm văn chương. II. Thực tế giảng dạy: Trước đây (từ 1998 trở về trước) trong nhà trường THCS, sử dụng phương tiện đại là máy vi tính và projector để hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn được xem xét rất rụt rè và kết quả còn rất khiêm tốn, hạn chế. Rồi, người giáo viên do không sử dụng thành thạo với máy móc; chỉ đến giờ dạy thi mới cố công để tập nên thường dẫn đến lúng túng khi dụng máy, kém hiệu quả và thậm chí còn phải ”Dở khóc, dở cười” khi máy xảy ra sự cố. Hiện nay, nhiều trường học đã đưa đồ dùng dạy học hiện đại là máy vi tính và projector vào giờ học rất có hiệu quả. Và thực tế đã chứng minh sử dụng phương tiện hiện đại như: máy chiếu, máy đa vật thể và đặc biệt là máy vi tính, projector hợp lý, khoa học, kết hợp với các phương pháp, biện pháp dạy học văn đổi mới- truyền thống;chắc chắn kết quả là tốt đẹp. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là đồ dùng trực quan sinh động nhất và sẽ đem lại hiệu quả tiếp nhận cao nhất, gây nhiều hứng thú với học sinh. Với phương tiện dạy học này, trên màn hình sẽ lần lượt hiện ra một hệ thống như: câu hỏi, đoạn văn, thơ, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, tiểu kết,tổng kết và cả âm thanh nữa dưới sự điều khiển bằng con chuột (bàn phím) của giáo viên; kết hợp với việc cô viết bảng, hỏi, giải thích đọc sáng tạo, bình giảng. Học sinh được làm việc nhiều, khẩn trương, đa dạng và hứng thú. Màn hình sinh động với màu sắc của những dòng chữ được nhấp nháy, đổi màu khi hiệu ứng đã thực sự cuốn hút, hấp dẫn các em. Sử dụng phương tiện hiện đại là máy vi tính và projector trong dạy học đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, trong xu thế phát triển chung của nền giáo dục thế giới. Nhờ sử dụng phương tiện hiện đại này mà giáo viên nói ít, làm ít hơn, chủ yếu nhờ vào máy móc giúp đỡ, kích hoạt được năng lực làm việc của học sinh. Việc sử dụng nó giúp giờ học tiết kiệm được thời gian, giáo viên đưa ra được nhiều dạng bài tập, học sinh được hoạt động tích cực, nhờ đó mà khắc sâu kiến thức, kỹ năng. Hơn nữa, thông qua việc sử dụng máy vi tính và projector vào bài học, người giáo viên sẽ có ý thức hơn trong việc thiết kế bài học từ khâu soạn bài đến đổi mới giảng dạy trên lớp. Thông qua đó người giáo viên sẽ tích luỹ được kinh nghiệm để trở thành người giáo viên đạt tiêu chuẩn toàn diện, lý tưởng là có kiến thức và có tay nghề. Cái được trong việc sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy học tác phẩm văn chương không phải là sự vui mắt, vui tai, sôi động, linh hoạt, mới mẻ, hành động mà chính là đã lôi cuốn các em một cách tự nhiên, hoàn toàn tự nguyện và hứng thú để tích cực hoạt động, suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm văn học. Điều đó cũng đồng nghĩa với con đường đến với tác phẩm văn chương của các em đã được rút ngắn lại. III. Kinh nghiệm vận dụng phương tiện Hiện đại: sử dụng máy vi tính và projector vào dạy học tác phẩm văn chương. Theo tôi, để thiết kế một tiết học trên máy vi tính có sử dụng projector được chia ra các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài giảng. Tôi xác định: * Chuẩn bị của giáo viên: 1- Đọc kĩ nội dung bài,căn cứ vào SGK giáo viên xác định: Mục tiêu chính của bài dạy? Trọng tâm bài dạy? Phần nào,kiến thức nào học sinh có thể tự học,nên lướt? Kiến thức nào cần khắc sâu,thảo luận? 2- Tìm ra hướng khai thác tác phẩm sao cho thật hợp lí,hiệu quả và tổ chức giờ học cho phù hợp vói đối tượng học sinh để tích cực hoá quá trình học tập của học sinh,giúp các em hiểu nhanh và có cách cảm thụ riêng. Ví dụ: ở bài “Khúc hát ru những em bé lớn trrên lưng mẹ”-Nguyễn Khoa Điềm-SGK Ngữ văn9-tập1-NXBGD-2005, có thể có nhiều con đường để tiếp cận tác phẩm, bám sát vào đặc trưng về nghệ thuật và nội dung của bài thơ, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo trình tự: 1. Lời ru và âm điệu của bài thơ. 2. Hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi. 3. Tình yêu và ước vọng của người mẹ Tà ôi. Dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật- SGK Ngữ văn 9- tập1- NXBGD-2005, tôi khai thác tác phẩm theo trình tự: 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính. 2. Hình ảnh người lính, “trái tim” cầm lái. Nhờ đó mà học sinh thấy hứng thú,không bị nhàm chán trong giờ học;đặc biệt là ở những câu hỏi tình huống, học sinh thảo luận hoặc bổ sung, bác bỏ ý kiến rất sôi nổi, hào hứng.Nhờ đó,các em được rèn về cách diễn đạt,kĩ năng trình bày,sự tự tin và năng lực thẩm thấu tác phẩm văn chương. 3- Tìm tư liệu để hỗ trợ,minh hoạ cho bài dạy sinh động,có hiệu quả. Đây là khâu chuẩn bị tương đối khó khăn,đòi hỏi thời gian,công sức và lòng yêu nghề của người giáo viên.Tôi xác định hai loại tư liệu cơ bản để đưa vào giờ dạy: Tư liệu động như băng hình,tôi đã tìm kiếm bằng nhiều cách như: Sao chép, thu từ đĩa DVD, CD, tự quay camera; mượn, sao chép tư liệu của Bảo tàng, Cục điện ảnh Quân đội, đài truyền hình,; mượn băng hình của môn Mỹ thuật, môn Nhạc, Trong tư liệu động này, tôi lại phải sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh dàn trải, làm loãng kiến thức bài học. Ví dụ: Dạy bài ánh trăng, kết thúc bài học tôi liên hệ với bài hát “Bài ca không quên” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Đối với đề tài về chiến tranh và người lính thì có khá nhiều ca khúc như: Đồng đội của Hoàng Hiệp, Bài ca Trường Sơn của Trần Cung nhưng tôi lựa chọn ca khúc này bởi nó có sự đồng điệu với nội dung văn bản để gợi nhắc và ngân vang mãi trong mỗi chúng ta hôm nay về một thời máu lửa. Tư liệu tĩnh như tranh, ảnh, bảng biểu, sơ đồ, tôi có thể tự làm hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Ví dụ: Dạy bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tôi đã giao bài tập về nhà cho học sinh chuẩn bị trước đó một tuần để vẽ tranh minh hoạ về hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi đang địu con trên lưng gắn với công việc làm rẫy của mẹ (làm theo 2 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh) * Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu, soạn kỹ bài học theo hệ thống câu hỏi trong SGK để có thể tích cực, chủ động tham gia vào giờ học. Chuẩn bị theo yêu cầu tổ chức, phân công của giáo viên. Bước 2: Đưa các nội dung, tranh ảnh, băng hình,...đã chọn lọc lên máy vi tính (sử dụng chương trình powerpoint). Ví dụ: Dạy bài: “Cảnh ngày xuân” – Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du_Sách Ngữ văn 9-tập1, tôi mượn băng tư liệu của môn Mỹ thuật có hình ảnh, âm thanh về lễ hội truyền thống của dân tộc để quét lên máy projector. Tôi đã dành thời gian khoảng 5’ cho học sinh xem băng hình này và quả thực chỉ có 5’ thôi nhưng đã đem lại hiệu quả rất cao cho bài dạy, bởi không có ngôn ngữ nào có thể tái hiện được bằng chính những hình ảnh đó với màu sắc, âm thanh, khung cảnh hiện ra cụ thể, như thật, đang diễn ra trước mắt học sinh. ở bài “Thuý Kiều báo ân báo oán”, theo quá trình phát hiện, nhận xét của học sinh khi đi vào phân tích cuộc đối đáp giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, ở cảnh báo oán, tôi sử dụng hiệu ứng lần lượt những kiến thức trọng tâm sẽ được hệ thống hoá bằng sơ đồ: Kiều Hoạn Thư Con ở Tiểu thư- danh giá Quan toà -xét xử Oai nghiêm - đầy quyền uy Bị cáo - bị trừng phạt Sợ hãi- lo lắng Hồn lạc- phách xiêu Quyết tâm trừng trị: Mưu sâu-trả nghĩa sâu Mỉa mai - khinh thường “tiểu thư”- “chào thưa” Khấu đầu- kêu ca Tiếp đó học sinh tìm hiểu về ngôn ngữ, thái độ của Kiều và ngôn ngữ - giọng điệu của Hoạn Thư. Phần ngày tôi cũng cụ thể hoá bằng sơ đồ. Từ đó học sinh dễ dàng nhận thấy tấm lòng nhân hậu, ân oán phân minh của Kiều và miệng lưỡi giảo hoạt, “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma” của Hoạn Thư. Dạy bài “Đồng Chí” của Chính Hữu – Sách Ngữ văn 9 – tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2005. Tôi xác định những nội dung để đưa lên màn hình: Tôi tìm ảnh chân dung của Chính Hữu rồi quét lên màn hình. Quét ảnh về 2 người linh đứng sát bên nhau trong tư thế đợi giặc đến: nòng súng chĩa lên trời và vầng trăng như đang treo nơi đầu súng trong một cánh rừng già khi hướng dẫn học sinh phân tích ba dòng thơ cuối bài. đ Nhờ đó, học sinh rất thích thú, ngay lập tức bị cuốn hút, say mê vào bài học. Với bài: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Với bài này tư liệu về người lính thì rất phong phú nhưng cái khó là tư liệu bằng băng hình mà lại phải về người lính lái xe. Và đọc những dòng thơ của Phạm Tiến Duật: “ Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước” thì không gì cụ thể hơn là trước mắt học sinh có hình ảnh thật của những chiếc xe đó. Và tôi đã lựa chọn: Quét hình ảnh của Phạm Tiến Duật lên màn hình – hình ảnh của một chàng lính lái xe năm xưa với chiếc mũ lính đội đầu và một khuôn mặt dài, trẻ trung, hóm hỉnh, tươi sáng, đậm chất línhđ học sinh dễ dàng cảm nhận được điều này. Đưa đoạn băng về hình ảnh đoàn xe với cành lá ngụy trang không kính, không mui, không đèn vượt đèo, núi muôn vàn gian khổ. Kết thúc bài dạy, tôi đưa bài hát “Tôi - người lái xe” với hình ảnh của Nghệ sĩ Trung Đức trong trang phục người lính cầm vô lăng lắc lư theo nhịp lắc chông chênh của chiếc xe.Kết quả là học sinh thấy rất thích thú, vui sướng và hình ảnh về những chiếc xe không kính với những người lính trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, kiên cường,bất chấp mọi khó khăn, gian khổ trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đó cứ tự nhiên mà khắc sâu ấn tượng đậm nét trong tâm hồn các em. Bước 3: Sắp xếp trình tự theo ý đồ bài giảng. Lưu ý: Khi soạn trên máy, nên sử dụng màu sắc sinh động để có thể nhấn vào những nội dung quan trọng cần nêu vấn đề, khắc sâu kiến thức cơ bản. Với cách chuẩn bị như vậy, tôi thấy giờ dạy luôn đạt kết quả cao và còn giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung thích hợp để đổi mới phương pháp. IV. Minh họa trong bài dạy Lớp 9 Bài 12 – Tiết 58: “ánh trăng” – Nguyễn Duy. Sau khi đã chuẩn bị, tôi tiến hành tiết dạy như sau: 1. Giới thiệu bài mới: Tôi bật màn hình có quét ảnh về ánh trăng – một khung cảnh của nông thôn, làng quê Việt Nam và giới thiệu về trăng là một trong những đề tài quen thuộc của thơ ca; từ đó dẫn vào bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy mang dáng vẻ, màu sắc riêng. Bởi”trăng” đó không chỉ là một hình ảnh đẹp của thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống của con người mà trăng còn là lời nhắc nhở về lẽ sống ân tình, thủy chung với quá khứ để thức tỉnh trong mỗi người thứ tình cảm đằm thắm. Hình ảnh trực quan sinh động giúp tôi vào bài mới tự nhiên hơn và đặc biệt gây hứng thú cho học sinh, thổi vào tâm hồn các em tình yêu những vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của quê hương. 2. Bài mới. Trong hoạt động I – Giới thiệu về tác giả - tác phẩm, sau khi đưa câu hỏi để học sinh trình bày những hiểu biết về tác giả - tác phẩm (dựa vào kiến thức – chú thích SGK), tôi đưa ra ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Duy đã được quét trên màn hình. Đồng thời giới thiệu thêm với các em về chân dung nhà thơ: Nguyễn Duy mặt vuông, trán rộng, người lùn mập, bàn tay gồ ghề thô ráp. Hình dáng bên ngoài của Nguyễn Duy giống như mảnh đất hoang nhưng thơ Nguyễn Duy thực sự là “Thứ cây quý mọc trên đám đất hoang” đó. Các em sẽ hứng thú và chủ động tham gia vào tiết học. Trong hoạt động II: Đọc và tìm hiểu chung. Sau khi đọc câu hỏi – học sinh trả lời, tôi nhấn chuột, cùng với thao tác này, những kiến thức cơ bản sẽ hiện ra, gây được ấn tượng để học sinh tiếp nhận một cách thoải mái, dễ dàng. Trong hoạt động III: Đọc và tìm hiểu văn bản. Trong phần này, tôi lựa chọn những nội dung sau để đưa vào máy projector: - Học sinh trình bày đồng thời tôi nhấn chuột, màn hình hiện văn bản thơ. - Tôi đưa ra câu hỏi khái quát để tìm hiểu, phân tích bài thơ. - Học sinh theo dõi văn bản trên màn hình, nêu cảm nhận của mình. Khi học sinh phát hiện, phân tích được những từ ngữ, hình ảnh có ý nghĩa, đặc sắc. Tôi ấn hiệu ứng, những từ ngữ, dòng thơ đó sẽ lần lượt đổi màu theo phát hiện của học sinh. Nhờ đó, kiến thức cơ bản được khắc sâu một cách thật dễ dàng. Bài học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, thu hút học sinh, tạo tâm lý cho các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. - Tôi sử dụng bảng biểu, sơ đồ để cụ thể hoá và hệ thống hoá kiến thức bài học cho hoạt động IV: Tổng kết và hoạt động V: Luyện tập. Cuối cùng, kết thúc buổi học,sau khi khắc sâu kiến thức cơ bản bằng một đoạn bình ngắn, tôi liên hệ với bài hát “Bài ca không quên” của Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và bật một đoạn nhạc trong bài hát đó vang lên trên nền phông màn hình là hình ảnh ánh trăng với cánh cò trắng quen thuộc thân thương biểu tượng cho quê hương, đất nước, dân tộc. Tiết học kết thúc nhưng đọng lại trong tâm hồn các em biết bao cảm xúc say mê. Qua đó, các em đã cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng một cách chủ động chứ không phải sự gò ép, nhồi nhét kiến thức vào đầu của giáo viên. Từ đó, học sinh càng hiểu và thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của thế hệ những người lính như Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình một cách hoàn toàn tự giác. V. Kết quả. Với cách dạy này, tôi đã thu được một số kết quả. So với những năm học trước, năm nay tôi dạy lớp 9A3 có hiệu quả rõ rệt: - Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ những cảm nhận riêng của mình; kể cả những em nhút nhát, ít khi giơ tay. - Dưới sự định hướng của cô giáo, các em chủ động phát hiện kiến thức, nắm bắt kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. - Cuối giờ kiểm tra lại bài, phần lớn các em đều nắm bắt được bài ngay tại lớp 75% Phần iii- Kết luận và kiến nghị Dạy học tác phẩm văn chương bằng máy vi tính và projector đã đem lại kết quả cao trong việc truyền thụ và thẩm thấu thơ văn; tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập. Để đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp bởi thiết kế một bài dạy bằng máy vi tính và projector đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị về thời gian, về tư liệu Song, tôi thiết nghĩ, với lòng tâm huyết,yêu trẻ và sự quan tâm hơn nữa của các cấp,các ngành để trang bị cho người giáo viên những tranh ảnh, tư liệu có sẵn thì chúng ta có thể khiến việc dạy bằng máy vi tính và projector trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy tác phẩm văn chương. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy tác phẩm văn chương. Rất mong được sự đóng góp, nhận xét của các thầy cô và đồng nghiệp để có được những bài dạy hoàn thiện hơn và tôi có thể nâng cao được tay nghề. Hà nội, ngày 14 tháng 04 năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Cẩm Vân Phần iv – phụ lụcMục lục Nội dung Trang PhầnI- Đặt vấn đề 1 Phần II-. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 I. Cơ sở lý luận 2 II. Thực tế giảng dạy 4 III. Kinh nghiệm vận dụng phương tiện hiện đại 6 IV. Minh hoạ trong bài dạy 12 V. Kết quả 15 Phần III- Kết luận chung 16 Phần VI- Phụ lục 17
Tài liệu đính kèm: