Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục học sinh cá biệt

Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục học sinh cá biệt

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1. Thuận lợi:

 Mỗi giáo viên đều ấp ủ chung một tâm huyết là đào tạo ra những thế hệ học sinh có đủ tài- đức phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Với lòng yêu nghề và bản lĩnh sư phạm ( hầu hết đều được chuẩn hoá kiến thức)- tất cả giáo viên đều muốn dâng cho đời những sản phẩm đẹp, nguyên vẹn Người giáo viên đã không ngại khó khăn- khổ nhọc, một lòng hiến dâng đời mình vì sự nghiệp giáo dục .Và đó là con đường ngắn nhất để xây dựng đất nước, đưa đất nước thuận lợi bước vào dòng chảy chung của con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, giáo viên còn được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh- đó là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để đội ngũ Thầy- Cô giáo chúng tôi hoàn thành xuất sắc sự nghiệp: “trồng người” mà trước lúc đi xa, Bác Hồ đã ân cần trao lại.

2. Khó khăn:

 Giáo viên nhiệt tình, năng nổ, yêu học sinh điều đó cũng chưa là đủ để có một kết quả giảng dạy mong muốn. Ngoài một đội ngũ học sinh tích cực, phối hợp nhịp nhàng với giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy thì vẫn còn rơi rớt lại một bộ phận học sinh chưa thật sự hợp tác với giáo viên. Các em thụ động, quậy phá hoặc sống khép kín vì rất nhiều lý do. Xã hội luôn vận động, phát triển đi lên. Sự thụ động, quậy phá, sống khép kín kia ( dù chỉ mang tính tạm thời) nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, hình thành nhân cách các em sau này. Học sinh cá biệt ở mỗi một năm học đều có và nó biến thiên tuỳ thuộc theo từng thời điểm khác nhau của hoàn cảnh xã hội. Phong trào bi da, banh bàn, bắn đạn ăn tiền một thời bùng phát dữ dội ở phạm vi học đường rồi đến dịch: “ vi tính” Các Thầy- Cô giáo đã từng đau đầu tìm giải pháp khắc phục, giảm thiểu tối đa hiện tượng tiêu cực này. Học sinh cá biệt ở mỗi cấp lớp chiếm số lượng không nhiều( chỉ một vài em trên một cấp lớp). Thế nhưng con số ấy lại đủ sức lan toả, làm tha hoá, ô nhiểm không khí thanh sạch của trường học. Một thời những tay anh- chị: Hàng Phong Bảo, Ngô Minh Nhật, Nguyễn Văn Nhàn của những năm: 2007- 2008; 2008- 2009, 2009- 2010 từng là nỗi khiếp sợ cho học sinh trường làng Các em đến lớp mà tập vở, bài học thiếu hụt Vậy mà? Trong cặp da lại có sẵn con dao thái và cửa miệng các em lại có đủ thứ những lời tục tĩu, doạ dẫm, những trò xin đễu lớp học, bài giảng của giáo viên trở nên xa lạ với các em Cả những học sinh như: Ngô Thuận Triều, Trần Ngọc Ẩn, Phạm- Trần Hoài Duy, Lê Văn Linh, Nguyễn Thị Hải Yến Các em trốn học nhiều hơn đến lớp

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Khách quan:
 Việt Nam đang ở giai đoạn mở cửa, hoà nhập với nền kinh tế thế giới- Vì thế Việt Nam đòi hỏi phải có một lực lượng, một đội ngũ trí thức giỏi tay nghề, thạo công việc để đảm đương, để gánh vác trọng trách xây dựng và phát triển đất nước. Muốn thế, ngay từ bây giờ trên ghế nhà trường các em phải được rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tri thức. Chỉ khi có được một đạo đức chuẩn mực, một tri thức vững vàng các em mới có thể trở thành những chủ nhân ông, đích thực đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”- ước mơ mà cả một đời Bác đã ôm ấp, gầy dựng. Và để làm được điều này, nhất thiết nhà trường buộc không còn học sinh “ cá biệt”. Phải dạy dỗ, giáo dục, cảm hoá các em như thế nào? Câu hỏi nhức nhối đã làm tôi trăn trở nhiều đêm và đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “ giáo dục học sinh cá biệt”.
Chủ quan:
Là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục các em tôi luôn có một niềm day dứt khôn nguôi khi một số ít học sinh tôi vẫn còn có hiện tượng bỏ học vì nhiều lý do khác nhau. Vì sao lại phát sinh hiện tượng này? Các em học dỡ, bị hỏng kiến thức rồi đâm chán? Nhà trường, cha mẹ chưa thật sự quan tâm các em? Các em khó khăn, không đủ điều kiện đến trường vì chén cơm, manh áo hay những tụ điểm Internet mời gọi các em? Hàng loạt câu hỏi chưa có được lời giải đáp luôn thúc giục tôi để tôi chọn đề tài: “ GD học sinh cá biệt”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Thuận lợi:
 Mỗi giáo viên đều ấp ủ chung một tâm huyết là đào tạo ra những thế hệ học sinh có đủ tài- đức phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Với lòng yêu nghề và bản lĩnh sư phạm ( hầu hết đều được chuẩn hoá kiến thức)- tất cả giáo viên đều muốn dâng cho đời những sản phẩm đẹp, nguyên vẹn Người giáo viên đã không ngại khó khăn- khổ nhọc, một lòng hiến dâng đời mình vì sự nghiệp giáo dục .Và đó là con đường ngắn nhất để xây dựng đất nước, đưa đất nước thuận lợi bước vào dòng chảy chung của con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, giáo viên còn được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh- đó là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao để đội ngũ Thầy- Cô giáo chúng tôi hoàn thành xuất sắc sự nghiệp: “trồng người” mà trước lúc đi xa, Bác Hồ đã ân cần trao lại. 
Khó khăn:
 Giáo viên nhiệt tình, năng nổ, yêu học sinh điều đó cũng chưa là đủ để có một kết quả giảng dạy mong muốn. Ngoài một đội ngũ học sinh tích cực, phối hợp nhịp nhàng với giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy thì vẫn còn rơi rớt lại một bộ phận học sinh chưa thật sự hợp tác với giáo viên. Các em thụ động, quậy phá hoặc sống khép kín vì rất nhiều lý do. Xã hội luôn vận động, phát triển đi lên. Sự thụ động, quậy phá, sống khép kín kia ( dù chỉ mang tính tạm thời) nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, hình thành nhân cách các em sau này. Học sinh cá biệt ở mỗi một năm học đều có và nó biến thiên tuỳ thuộc theo từng thời điểm khác nhau của hoàn cảnh xã hội. Phong trào bi da, banh bàn, bắn đạn ăn tiền một thời bùng phát dữ dội ở phạm vi học đường rồi đến dịch: “ vi tính” Các Thầy- Cô giáo đã từng đau đầu tìm giải pháp khắc phục, giảm thiểu tối đa hiện tượng tiêu cực này. Học sinh cá biệt ở mỗi cấp lớp chiếm số lượng không nhiều( chỉ một vài em trên một cấp lớp). Thế nhưng con số ấy lại đủ sức lan toả, làm tha hoá, ô nhiểm không khí thanh sạch của trường học. Một thời những tay anh- chị: Hàng Phong Bảo, Ngô Minh Nhật, Nguyễn Văn Nhàn của những năm: 2007- 2008; 2008- 2009, 2009- 2010 từng là nỗi khiếp sợ cho học sinh trường làng Các em đến lớp mà tập vở, bài học thiếu hụt Vậy mà? Trong cặp da lại có sẵn con dao thái và cửa miệng các em lại có đủ thứ những lời tục tĩu, doạ dẫm, những trò xin đễu lớp học, bài giảng của giáo viên trở nên xa lạ với các em Cả những học sinh như: Ngô Thuận Triều, Trần Ngọc Ẩn, Phạm- Trần Hoài Duy, Lê Văn Linh, Nguyễn Thị Hải Yến Các em trốn học nhiều hơn đến lớp
III. GIẢI PHÁP:
 Trong quá trình chủ nhiệm từ nhiều năm, tôi đã có thể rút ra cho mình những giải pháp cơ bản để giáo dục học sinh cá biệt như sau:
Tìm hiểu, lắng nghe:
 Dù phải nhọc nhằn lội bộ nhiều cây số để đến được nhà các em, tôi cũng đã không ngại ngần. Tiếp đón tôi là những bậc phụ huynh với những hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ: đa số đều rất quan tâm đến con em mình( dù đó là sự quan tâm rất phiến diện). Tất cả phụ huynh đều than thở, rầu lo vì con cái mình không ham học- trốn tiết, nghỉ học hoặc còn học thì học rất dỡ. Nguyên nhân do đâu và vì đâu? Đa phần, hoàn cảnh sống của các em đều khó khăn( vì phụ huynh chủ yếu sống bằng nghề nông chân lấm, tay bùn; một số ít lại sống bằng nhiều nghề khác nhau: buôn bán, làm thuê ở những tỉnh thành xa- họ thường xuyên vắng mặt gia đình). Một ít tiền để lại cùng lời nhắn nhủ: “ con cố gắng học giỏi”. Phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của con nhưng đó là sự quan tâm rất mực sơ sài nếu không nói là chưa đúng cách, chưa tới mức. Hàng ngày, ngoài hai bữa cơm đạm bạc và lời nhắc nhở máy móc: “ nhớ ráng học, học bài cho tốt”; phụ huynh tự cho mình đã làm tròn nghĩa vụ với con và họ lại tiếp tục công việc: “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Phụ huynh tiếp tục bươn chảy, vật lộn với đủ mọi thứ nhọc nhằn để con họ có được chén cơm no, manh áo ấm. Ít khi phụ huynh kiểm tra tập vở, thời khoá biểu cũng như giờ giấc con mình đến lớp. Chỉ khi giáo viên gởi thư mời( mà gởi cũng vài ba thư), lúc ấy những bậc cha mẹ này mới lục tục đến gặp giáo viên. Nước mắt lưng tròng, nghẹn ngào họ phân bua, đổ lỗi: Vì nghèo, vì công việc, vì hoàn cảnh Và còn vì một nỗi: họ hoàn toàn tin tưởng con cái họ sẽ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ của một học sinh gương mẫu. Nhìn cha mẹ một nắng, hai sương tảo tần- các em thương lắm và nảy sinh ý định muốn nghỉ học để phụ giúp( đó là lời tâm sự của một số học sinh có dấu hiệu sa sút học tập- theo hướng tích cực mà tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh). Dĩ nhiên, nguyện vọng này bị khước từ. Không một bậc phụ huynh nào lại đành lòng cho con mình nghỉ học vì phải san sẻ gánh nặng gia đình. Nhưng rồi cũng sẽ chẳng có một sự quan tâm, hỗ trợ nào khác với các em ngoài một đời sống vật chất vất vả vô cùng. Một số trường hợp của một số học sinh khác thoạt nhìn vào thì vô cùng đáng trách vì các em trốn học vô số hoặc có đến lớp thì chưa bao giờ thuộc bài nhưng khi đã chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh kỹ càng chúng ta lại thấy nghẹn ngào thương xót. Các em gần như không nhận được sự quan tâm, ủng hộ, động viên nào từ gia đình. Từ quan niệm hết sức cổ hũ của một tầng lớp mà ta tạm gọi là: “ nông dân nòi”, các bậc cha mẹ này không hề thấy cũng như không hề ý thức được giá trị của việc học. Một đời lam lũ quần quật, bát cơm và đồng tiền được làm ra cứ như là “ xương máu, là khúc ruột”. Các bậc cha mẹ ở con số ít đó luôn chắt chiu, góp nhặt, tích cóp và cứ muốn bảo quản, giữ gìn mớ của cải mà họ đã khổ nhọc một đời dành lại cho con. Họ đã sai lầm khi không nhận ra một điều: tiền bạc sẽ mất, sẽ hết nếu con cái hoang phí nhưng tri thức mãi mãi vẫn còn. Ta có thể tận dụng tri thức ở bất kỳ thời điểm, tình huống nào. Một ngành nghề ổn định có được từ quá trình đầu tư cho học tập sẽ là một tài sản bảo đảm cuộc sống các em suốt đời. Và đó mới là thứ tài sản vô giá mà cha mẹ đã khéo léo, khôn ngoan để lại cho con. Không nhận được sự cổ vũ nào, các em cứ như cỏ dại ven đường theo ngày tháng lớn dần lên mà chẳng ai động viên, giúp đỡ những khi lười học hoặc những lúc không hiểu bài. Bài giảng cứ trôi theo bài giảng, kiến thức cứ chồng kiến thức; các em ngày càng cảm thấy xa lạ, lạc lõng với trường lớp từ đó. Quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho con không phải chỉ là vấn đề về: “ cái ăn, cái mặc” mà nhất thiết phụ huynh còn phải đầu tư cho con mình một tri thức: phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, cố gắng tạo mọi điều kiện cần và đủ hỗ trợ học tập để mai sau con mình có một tương lai tươi sáng vừa giúp bản thân vừa giúp ích cho đời. Ít có phụ huynh nào sáng suốt nhận ra và làm được điều đó. Hoạ hoằn, một số rất ít phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc học và muốn đầu tư cho con. Thế nhưng: “ lực bất tòng tâm”, điều kiện kinh tế khó khăn không cho phép họ chu đáo lo cho con. Họ đành nuốt nước mắt, đầu hàng hoàn cảnh, đầu hàng số phận. Ngược lại với những cảnh huống đoạn trường- thương tâm, một số phụ huynh đời sống kinh tế tạm ổn thì lại chắc lưỡi, cam chịu: “ con người có số , con không chịu học, học dỡ là cái số của nó, thôi thì về nhà làm ruộng tiếp tục nghề nghiệp ông cha hoặc buôn bán nhỏ cũng sống được”. Đã qua rồi thời kỳ đen tối với một hệ ý thức phong kiến cắm rễ sâu xa trong lòng quãng đại quần chúng nhân dân: 
 “ Con vua thì lại làm vua
 Con sải ở chùa lại quét lá đa”. ( Ca dao)
 Quan niệm chỉ cần học vài ba lớp, có một vài cái chữ để bằng người, bằng đời đã trở thành một quan niệm cổ hũ, sai lầm. Không thể cứ đời cha là nông dân thì đời con lại tiếp tục cuốc đất, trồng khoai. Những mãnh bằng, những học vị; những chỗ đứng tốt nhất trong xã hội không còn riêng dành cho đám người giàu có, quyền cao chức trọng mà tất cả đều ưu tiên cho những con người thực sự có tài. Học sinh ở một số trường hợp nêu trên các em lơ là học tập, ham chơi một phần rất lớn vì quan niệm lỗi thời của cha mẹ rồi thêm những tác động của môi trường xã hội em đã đánh mất tương lai của mình tự lúc nào, em có biết?
Đồng cảm, Chia sẻ:
 Thông hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng em, giáo viên chủ nhiệm sẽ có điều kiện thể hiện bản lĩnh, sự nhân hậu, bao dung của người làm Thầy. Có những học sinh co rúm người lại, nước mắt rưng rưng khi giáo viên tìm và gặp em ngay ở phòng: “ Internet” hoặc những tụ điểm bi da- một sự hối lỗi, ăn năn vì em đã bỏ bài, trốn tiết. Thật đáng giận và cũng hết sức đáng thương cho những trường hợp đó. Nghe bạn rủ rê hoặc chủ động rủ rê bạn, các em chỉ vô tư nghĩ rằng: cúp một tiết sẽ chẳng có sao Nhưng ông cha xưa có câu: “ Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”, một lần trốn học thật sự sẽ chẳng có sao nhưng thói quen xấu sẽ rất dễ hình thành từ lần trốn tiết đầu tiên. Các em trốn tiết liên tục và liên tục nói dối vì vô số những lý do( mà em cho là rất chính đáng). Tôi đã từng ăn không ngon, ngủ không yên; phập phồng lo sợ vì những cuốc điện thoại các em gọi đến xin nghỉ học với muôn nghìn lý do khác nhau: bệnh, bận việc nhà, nhức đầu- sổ mũi, mẹ nằm viện Thật đáng trách khi tất cả đều là gian dối. Các em chưa đủ khôn ngoan để nhận ra rằng các em đã nông nổi phạm một sai lầm không đáng được tha thứ: tự đốt cháy và huỷ hoại tương lai mình vì những lần trốn học, cúp tiết ấy. Từ trong tiềm thức non nớt của mình, các em đã có sự thoả hiệp, đồng tình với định hướng rất đổi: “ nông dân, cổ xưa” của cha mẹ: học giỏi, học nhiều rồi cũng thế, trước sau gì cũng quay về với con trâu, mãnh ruộng, cái cày Thật tai hại nếu đất nước lại xuất hiện một thời đại, một thế hệ con người an thân , cam chịu đến thế! Hãy gần gũi, hãy khích lệ, củng cố lòng tin nơi các em rồi nhẹ nhàng khuyên bảo; nhắc nhở các em về bổn phận và trách nhiệm của một học trò, một đứa con ngoan. Tâm lý của lứa tuổi này, các em không sợ hình phạt mà rất thích chứng tỏ, thể hiện mình. Một tờ kiểm điểm, năm ba thư mời cũng sẽ chẳng có tác dụng bằng việc ta khuyến khích, cổ vũ các em. Hãy để các em thể hiện, chứng tỏ và tự nhận ra rằng: các em cũng là một phần tử quan trọng không thể thiếu ở gia đình, không thể thiếu ở lớp học và nhất là các em chính là: “ hạt giống” mà thời đại, mà lịch sử hôm nay đã chọn để xây dựng cho một ngày mai tươi đẹp:
 “ Nếu được làm, hạt giống để mùa sau
 Nếu lịch sử, chọn ta làm điểm tựa
 Vui gì hơn, làm người lính đi đầu
 Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.”- (Tố Hữu)
Giúp đỡ, hỗ trợ:
* . Về Phía GVCN: Bằng việc làm cụ thể và hết sức thực tế, GVCN sẽ tiến hành đồng bộ các công việc sau đây để giúp đỡ, giáo dục học sinh cá biệt:
- Phối hợp với giáo viên bộ môn hỗ trợ kiến thức: chịu khó giảng lại những bài học mà các em đã bỏ trôi, đã mất căn bản vì những lần em trốn tiết, nghỉ học.
- Phân công các bạn cùng lớp chép phụ, phục hồi những bài học trên lớp vào vở các em cá biệt.
- Quản lý giờ giấc học tập của các em chặt chẽ hơn.
- Biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng; đáp ứng những đề xuất hợp lý; tạo môi trường học tập phù hợp cho các em cá biệt.
*. Về phía BGH cùng Ban ngành- Đoàn thể:
- Hỗ trợ quần áo, sách vở.
- Thường xuyên động viên- nhắc nhở gia đình cũng như bản thân học sinh cá biệt về nhiệm vụ, giờ giấc học tập.
- Phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ: “Giáo dục học sinh cá biệt.”
*. Về phía học sinh:
- Không kỳ thị, không tẩy chai với những học sinh cá biệt.
- Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ: 
+ Nhắc nhở khi bạn không thuộc bài, không làm bài tập hoặc có biểu hiện biếng học.
+ Giảng giải lại bài học khi bạn chưa hiểu bài.
 Bằng những giải pháp trên và bằng một trái tim yêu thương các em chân thành, chúng ta tin rằng tập thể chúng ta sẽ đủ sức làm những: “ ngọn đèn sáng”, soi đường đưa các em cá biệt bước vào vòm trời rộng mở của tương lai.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã có nhiều cô- cậu học trò được liệt vào danh sách học sinh cá biệt. Đa số các em đều lơ là việc học( thậm chí bỏ học, hoặc liên tục trốn tiết). Điển hình tôi đã có những thông số cụ thể về học sinh như sau ở các năm học:
- Năm học 2006- 2007: Ngô Thuận Triều- Cha mẹ ly hôn, sống với ông bà nội- mặc cảm thua sút bạn bè, thường xuyên trốn tiết, học rất dở.
- Năm học 2007- 2008: Hồ Trung Quốc- Nhà thành phố , quậy quạng chuyển về quê, sống cô lập, khép kín với bạn bè.
- Năm học 2008- 2009: Trần Ngọc Ẩn- nhà nghèo, nghe bạn rủ rê, thích tỏ ra mình là đại ca- học mất căn bản, thường lơ là trong tiết học.
 - Năm học: 2009- 2010: Phạm- Trần Hoài Duy- Cha mẹ nghèo phải làm thuê ở thành phố HCM; bản thân sống với bà nội già, thường xuyên trốn học.
 Bằng thái độ quan tâm, chịu khó lắng nghe; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em và nhất là chia sẻ với các em những khó khăn: em không hiểu bài vì nghỉ nhiều, em bị chủ tiệm giam xe vì thiếu tiền la cà ở các phòng vi tính; thậm chí chia sẻ với em cả những roi vọt mà người thân không kềm được đã giận dữ trút lên da thịt emBù đắp những khiếm khuyết về tình cảm gia đình, tôi đã giữ được các em ở lại với trường lớp. Mong rằng, môi trường thanh sạch của học đường cộng với tình yêu của Thầy- Cô, sự quan tâm của bạn bè và xã hội sẽ là động lực giữ em ở lại, chắp thêm đôi cánh để ước mơ em bay cao, bay xa; em sẽ là người có ích với một tương lai tươi sáng vào đời.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Gần gũi các em, thâm nhập vào thế giới của những học sinh: “ cá biệt”, bản thân tôi như được trang bị thêm hiểu biết, kinh nghiệm về tâm- sinh lý lứa tuổi, giới tính Những điều này góp phần hoàn chĩnh thiên chức làm mẹ, thiên chức làm những: “Kỹ sư tâm hồn” trong con đường giảng dạy trước mắt và cả sau này. Giáo dục những học sinh cá biệt trở thành người có ích cũng có nghĩa là đội ngũ Thầy- cô giáo chúng tôi đã góp phần xây dựng đất nước; góp phần tô điểm quê hương- Đó là cái đích phấn đấu, cái đích hiến dâng mà Thầy- Cô chúng tôi dã tự nguyện dấn thân, lựa chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn(1).doc