Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong phân môn tập viết lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong phân môn tập viết lớp 3

 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN.

 1.Cơ sở lý luận.

 Chương trình Tập viết ở lớp 3 chủ yếu là ôn tập và khắc sâu các biểu tượng về chữ, đặc biệt là chữ hoa. Do đó, chữ mẫu là trực quan ở tất cả các bài tập viết ở lớp 3. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều

kiện để các em nhớ lại hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài.

 Trong dạy học người giáo viên biết sử dụng, phát huy tối đa thiết bị dạy học là đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp. Bên cạnh đó, thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để học sinh duy trì sự chú ý và hứng thú đối với bài học, giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức.

 2.Cơ sở thực tiễn.

 Năm học 2008-2009 là năm học thứ năm thực hiện chương trình thay sách lớp 3, trong những năm học này mỗi lớp đều đã được cấp phát một bộ thiết bị cho giáo viên. Điều này đã phần nào thúc đẩy mỗi giáo viên chúng tôi tích cực sử dụng thiết bị trong các giờ dạy, song để áp dụng vào thực tế mỗi nhà trường, mỗi lớp và với từng đối tượng học sinh thì những gì mà chúng tôi tiếp thu được qua các đợt tập huấn mới chỉ mang tính định hướng chung; chất lượng của việc sử dụng thiết bị cơ bản còn phụ thuộc vào sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của mỗi giáo viên. Trong thực tế vẫn còn một số giáo viên mới chỉ thực hiện cách máy móc, đối phó mà không có sự sáng tạo; đối với những bài chưa có đồ dùng cấp phát giáo viên còn ngại đầu tư về thời gian, trí tuệ và vật chất. Chính vì vậy, chất lượng của việc sử dụng thiết bị dạy học còn một số hạn chế, chủ yếu chỉ mang tính trình diễn mà chưa thực sự phát huy được khả năng tư duy của học sinh.

 Bản thân tôi sau 5 năm thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị trong dạy học, tôi nhận thấy: để sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn Tập viết Lớp 3 thực sự có hiệu quả thì người giáo viên cần phải có những biện pháp sát thực phù hợp với cơ sở vật chất của trường, lớp; phù hợp với năng lực của bản thân cũng như khả năng học tập của học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong phân môn tập viết lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG PHÂN MÔN TẬP VIẾT LỚP 3
aaaa000bbbb
A.MỞ ĐẦU
 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Mục tiêu dạy phân môn Tập viết cấp Tiểu học đó là: Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh, kết hợp dạy viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát triển tư duy, góp phần rèn luyện những phẩm chất: tính cẩn thận,óc thẩm mĩ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. Vì vậy, sử dụng thiết bị dạy học là rất cần thiết trong việc thực hiện mục tiêu của phân môn Tập viết. Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học có tác dụng quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Nó vừa phù hợp quy luật nhận thức"Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tường đến thực tiễn” vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi làm cho giờ học nhẹ nhành hơn, tự nhiên hơn và chất lượng hơn.
 Do vậy, hoạt động sử dụng thiết bị dạy học phân môn Tập viết có một vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình học ở cấp Tiểu học. Hoạt động sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu-nội dung-phương pháp dạy học, là một trong các vấn đề đang được cải tiến,đổi mới đồng bộ, toàn diện giáo dục cấp Tiểu học nói chung, phân môn Tập viết nói riêng.
 Trong những năm gần nay, mỗi giáo viên Tiểu học đều tích cực hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh”. Kết quả của việc đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó sử dụng thiết bị dạy học là một điều kiện quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công. Qua việc tiếp cận sách giáo khoa, các phương tiện đồ dùng dạy học, học sinh có thể tự tìm tòi phát hiện kiến thức mới. Học sinh được hoạt động, được tiếp thu kiến thức mới trên nhiều kênh thông tin; tạo được sự hứng thú, tự tin vào niềm vui trong học tập; cá thể hoá được quá trình dạy học để phát huy được khả năng của từng học sinh; học sinh được rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức và có điều kiện phát huy, sáng tạo trong học tập.
 Trong phân môn Tập viết, thiết bị dạy học có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học làm cho việc truyền dạt kiến thức và kỹ năng của giáo viên tới học sinh được dễ dàng hơn. Bản thân tôi, với vai trò là người trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hoạt động không thể thiếu của người giáo viên trong quá trình dạy học. Trong những năm gần đây, việc sử dụng thiết bị dạy học đã được các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên quan tâm, thực hiện, bước đầu đã thu được những kiết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong đợi.
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi xác định rõ trách nhiệm của mình đối với chất lượng giảng dạy trước học sinh, phụ huynh học sinh và nhà trường; tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để sử dụng thiết bị dạy học trong từng tiết dạy đạt hiệu quả cao nhằm giúp học sinh hứng thú trong học tập cũng như nâng cao chất lượng giờ dạy. Trong quá trình thực hiện tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về việc sử dụng thiết bị dạy học trong trong phân môn tập viết ở lớp 3 nhằm hoàn thiện hơn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học phân môn Tập viết cũng như góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời gian tới.
 II.MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn Tập viết ở lớp 3 từ đó nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Khi nghiên cứu đề tài này tôi dã sử dụng phương pháp điều tra, sưu tầm tài liệu và khảo sát thực nghiệm. Đề tài này đã được áp dụng vào việc giảng dạy phân môn Tập viết ở lớp 3, do tôi phụ trách và các lớp 3 trong nhà trường thì chất lượng chữ viết của học sinh tăng lên.
B.NỘI DUNG
 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN.
 1.Cơ sở lý luận.
 Chương trình Tập viết ở lớp 3 chủ yếu là ôn tập và khắc sâu các biểu tượng về chữ, đặc biệt là chữ hoa. Do đó, chữ mẫu là trực quan ở tất cả các bài tập viết ở lớp 3. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều 
kiện để các em nhớ lại hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài.
 Trong dạy học người giáo viên biết sử dụng, phát huy tối đa thiết bị dạy học là đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp. Bên cạnh đó, thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để học sinh duy trì sự chú ý và hứng thú đối với bài học, giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức.
 2.Cơ sở thực tiễn.
 Năm học 2008-2009 là năm học thứ năm thực hiện chương trình thay sách lớp 3, trong những năm học này mỗi lớp đều đã được cấp phát một bộ thiết bị cho giáo viên. Điều này đã phần nào thúc đẩy mỗi giáo viên chúng tôi tích cực sử dụng thiết bị trong các giờ dạy, song để áp dụng vào thực tế mỗi nhà trường, mỗi lớp và với từng đối tượng học sinh thì những gì mà chúng tôi tiếp thu được qua các đợt tập huấn mới chỉ mang tính định hướng chung; chất lượng của việc sử dụng thiết bị cơ bản còn phụ thuộc vào sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của mỗi giáo viên. Trong thực tế vẫn còn một số giáo viên mới chỉ thực hiện cách máy móc, đối phó mà không có sự sáng tạo; đối với những bài chưa có đồ dùng cấp phát giáo viên còn ngại đầu tư về thời gian, trí tuệ và vật chất. Chính vì vậy, chất lượng của việc sử dụng thiết bị dạy học còn một số hạn chế, chủ yếu chỉ mang tính trình diễn mà chưa thực sự phát huy được khả năng tư duy của học sinh.
 Bản thân tôi sau 5 năm thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị trong dạy học, tôi nhận thấy: để sử dụng thiết bị dạy học trong phân môn Tập viết Lớp 3 thực sự có hiệu quả thì người giáo viên cần phải có những biện pháp sát thực phù hợp với cơ sở vật chất của trường, lớp; phù hợp với năng lực của bản thân cũng như khả năng học tập của học sinh.
 II.ĐIỀU TRA CƠ BẢN
 Bắt đầu từ năm học 2004-2005 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 3. trong những năm học này, mỗi lớp được cấp phát 1 bộ chữ viết hoa, 1 bảng mẫu tên riêng, 2 bảng chữ viết trong khung chữ(chữ đứng và chữ nghiêng). Qua khảo sát thực tế hầu hết giáo viên trường tôi và các trường bạn đều đã tích cực sử dụng thiết bị được cấp phát. Tuy nhiên, bộ thiết bị được cấp phát chưa gắn được trực tiếp lên bảng nên một 
số giáo viên đôi khi còn ngại sử dụng. Bên cạnh đó, giáo viên có tự làm thiết bị dạy học, nhưng thiết bị chưa đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính chính xácvì vậy hiệu quả chữ viết chưa cao.
 Qua khảo sát học sinh lớp 3 ở trường tôi , tôi nhận thấy những giờ học giáo viên quan tâm đến việc sử dụng thiết bị dạy học thì học sinh hứng thú học tập, chất lượng chữ viết cao hơn đặc biệt là chữ viết hoa. Còn những giờ học mà giáo viên chưa chú ý đến việc sử dụng thiết bị dạy học thì học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động, kém hiệu quả, chất lượng chữ viết thấp. Học sinh không hào hứng trong học tập.
 III.NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠT RA CẦN GIẢI QUYẾT
 Từ kết quả điều tra trên tôi đã đặt ra cần được giải quyết đó là:
 -Giáo viên sử dụng thiết bị dạy học được cấp phát như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
 -Tự làm thiết bị dạy học trong phân môn Tập viết lớp 3 như thế nào, gồm những thiết bị gì để bổ sung vào bộ thiết bị đã được cấp phát?
 IV.BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT Ở LỚP 3
 1.Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Tập viết lớp 3 và bộ thiết bị được cấp phát.
 Sau khi được giao nhiệm vụ dạy lớp 3, tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để tìm ra mối liên hệ giữa chương trình phân môn Tập viết lớp 3 với phân môn Tập viết lớp 1 và lớp 2 xác định kiến thức trọng tâm và mục tiêu cần đạt được của chường trình phân môn tập viết lớp 3, phân loại các dạng bài từ đó lựa chọn thiết bị, phương pháp dạy học cho phù hợp.
 Ngay sau khi nhận được bộ thiết bị tôi đã nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vào các bài dạy. Qua tìm hiểu bộ thiết bị tôi thấy những thiết bị hiện có mới đáp ứng được việc giảng dạy ở phần hướng dẫn viết hoa. Như vậy so với nội dung chương trình thì còn thiếu đồ dùng để hướng dẫn dạy cách viết các câu ứng dụng.
 Bộ thiết bị được cấp phát có ưu điểm đẹp, tính khoa học, tính chính xác, tính trực quan cao.
 Hạn chế: các thiết bị chưa gắn trực tiếp được lên bảng lớp và mẫu chữ hoa thì chưa phù hợp với độ cao theo kiểu chữ nhỏ ở lớp 3.
 2.Sử dụng thiết bị được cấp phát có hiệu quả
 -Mỗi thiết bị dạy học có tác dụng nhất định để đưa nguồn thông tin cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh. Song không có nghĩa là tiết học nào cũng dùng thiết bị dạy học. Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học tuỳ thuộc vào nội dung và phương pháp của tiết dạy.
 -Sau khi đã lựa chọn đồ dùng cho một tiết dạy thì cần kiểm tra sự vận hành của chúng. Nếu cần phải thử trước khi trình bày trên lớp.
 -Xác định vị trí và thời điểm sử dụng từng phương tiện, thiết bị dạy học cho phù hợp. Khi sử dụng xong, tôi phải cất đi ngay, tránh sự phân tâm của học sinh.
 -Phương tiện thiết bị dạy học phải đảm bảo phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, năng lực quan sát chính xác của học sinh đảm bảo yêu cầu vệ sinh, thẩm mỹ và an toàn cho học sinh.
 -Khi sử dụng thiết bị dạy học cần phối hợp với việc giới thiệu các phương tiện đó với việc hướng dẫn học sinh quan sát, thao tác khi sử dụng.
 Để sử dụng bộ thiết bị dạy học Tập viết lớp 3 được cấp phát có hiệu 
 quả bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung bài học, chuẩn bị trước thiết 
 bị dạy học cho thầy và hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng của từng 
 em; xem xét kĩ cách thức sử dụng phù hợp với từng nội dung kiến thức 
 bài học.
Ví dụ : Khi sử dụng thiết bị dạy học để dạy tiết Tập viết Tuần 3:
 Chữ hoa: B
 Tên riêng : Bố Hạ
 Câu ứng dụng: 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 Trong bộ đồ dùng của giáo viên có sẵn mẫu chữ tên riêng được viết 
 trên bảng kẻ ô. Khi tổ chức hoạt động cho học sinh để tìm ra cách viết õ 
 tên riêng tôi đã tiến hành như sau:
Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét mẫu tên riêng:
 -Tên riêng gồm mấy chữ, mấy con chữ ?
 -Các con chữ nào cao 2,5 li?
 -Các con chữ nào cao 1 li ?
 -Khoảng cách giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh?
 Sau khi cho học sinh nhận xét nhanh xong. Giáo viên viết mẫu và kết hợp nêu lại cách viết để học sinh quan sát lắng nghe.
 Tên riêng Bố Hạ gồm 2 chữ ,4 con chữ
 +Những có độ cao 2,5 li: B,H
 +Những có độ cao1 li: ô, a
 +Cách đặt dấu thanh: dấu sắc đặt trên đầu chữ ô, dấu nặng đặt trên đầu chữ a.
 +Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết một con chữ.
 3.Tự làm thiết bị dạy học trong phân môn Tập viết lớp 3
 3.1 Chữ mẫu có gắn nam châm.
 Hiện nay nhà trường đã được trang bị bảng từ nên tôi đã cải tiến bộ chữ mẫu bằng cách gắn thêm nam châm vào sau mỗi thẻ chữ để tiện cho việc thao tác nhanh, chính xác và sinh động.
 Khi nào tôi thấy cần sử dụng thiết bị dạy học thì mới đưa ra chứ không để học sinh nhìn thấy trước, sử dụng trước.
 3.2 Bảng kẻ sẵn ô vuông có gắn nam châm.
 Trong quá trình tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Tập viết Lớp 3 cũng như tìm hiểu bộ thiết bị được cấp phát tôi thấy thiết bị dùng cho môn tập viết không cầu kì vì ở lớp 3 chủ yếu là ôn cho học sinh viết chữ hoa và viết những câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ để học sinh nắm vững cỡ chữ, thao tác viết (đạt bút, rê bút, lia bút theo đúng quy trình viết ) biết nối các chữ hoa với chữ thường trong một tiếng.
 Tôi đã tự làm bảng kẻ sẵn ô vuông có gắn nam châm để giáo viên viết chữ mẫu, câu ứng dụng để học sinh có thể dễ dàng quan sát và nhận xét cách viết chữ.
Ví dụ: Khi dạy bài tập viết tuần 3
 Chữ hoa: B 
 Tên riêng : Bố Hạ
 Câu ứng dụng: 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 1.Hướng dẫn học sinh quan sát chữ B hoa. 
 -Giáo viên treo mẫu chữ B hoa để học sinh nhận xét. Giáo viên viết mẫu và nhắc lại cách viết.
 +Độ cao (2,5 li)
 +Gồm 2 nét (Nét 1 giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn; nét 2 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở thân chữ).
Chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:
 -Giáo viên vừa viết mẫu chữ Bõ hoa vừa nêu cách viết 
 +Nét 1: Đặt bút khoảng giữa đường kẻ3,4; dừng bút khoảng giữa đường kẻ 1, 2.
 +Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trên đường kẻ 3, viết 2 nét cong liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ, dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
 -Yêu cầu học sinh viết bảng con chữ B hoa 2 lần, giáo viên nhận xét sửa sai. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm các con chữ được viết hoa trong bài.
 Các chữ hoa trong bài: H, T
 -Hỏi độ cao của 2 chữ hoa đó rồi yêu cầu học sinh viết bảng con 1 lần.
 Sau khi đã hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét luyện viết chữ B,H,T hoa. đến phần hướng dẫn viết câu ứng dụng giáo viên cũng gắn mẫu yêu cầu học sinh nhận xét nhanh.
 Tôi đã viết câu ứng dụng trên bảng kẻ ô để học sinh dễ dàng quan sát và nhận xét.
 + Các chữ cao 1 li: a,âu, ơ,i, ư, n,ă,a, c,ô .
 +Chữ cao 1,25 li: r
 +Chữ cao 1,5 li: t
 +Chữ cao 2,5: B, b, h,g,y,l,T,k
 +Cách đạt dấu thanh ở các chữ .
 -Giáo viên viết mẫu chữ Bầu và chữ Tuy vào bảng ô li hoc sinh quan sát tập viết chữ Bầu và chữ Tuy vào bảng con.
 -Như vậy bảng ô li có tác dụng rất lớn có thể sử dụng ở tất cả các bài của phân môn Tập viết.
 3.3 Bảng trưng bày vở sạch chữ đẹp.
 Viết chữ đúng và đẹp tháng
 Lớp 3 A
..
.
.
 Tôi đã làm một bảng trưng bày góc học tập và gắn những bài đẹp nhất của lớp trong tuần, trong tháng lên để học sinh cả lớp học tập. Nhờ việc trưng bày chữ viết mà các em lấy đó làm mức độ để phấn đấu nên đã động viên khuyến khích các học sinh trong lớp viết đẹp hơn. Sau 1 tháng của năm học, tôi lại tổng kết phong trào viết chữ của lớp và tuyên dương những học sinh có chữ viết đẹp nhất.
V.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học vào trong các tiết dạy tôi nhận thấy:
 +Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cách viết chữ: Quy trình viết, viết chữ hoa đúng quy định, điểm đạt bút, điểm dừng bút, cách nối chữ
 +Huy động được sự tham gia ở nhiều các giác quan của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ,dễ vận dụng.
 +Phát triển ở học sinh năng chú ý, quan sát, gây được tính tò mò khoa học.
 +Tạo điều kiện cho các em liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn.
 Ví dụ: Khi dạy bài tập viết tuần 3: Chữ B, Tên riêng : Bố Hạ
 Câu ứng dụng: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 Tôi đã tiến hành thử nghiệm ở 2 lớp có trình độ nhận thức của học sinh tương đương nhau: Lớp 3B không sử dụng đồ dùng dạy học, lớp 3A có sử dụng đồ dùng dạy học.
 Ơû lớp 3B khi giáo viên giảng bài thì học sinh thụ động các em lúng túng trong khi thực hành viết.
Ơû lớp 3A học sinh được quan sát, nhận xét mẫu chữ cả chữ hoa và cụm từ ứng dụng trên bảng ô vuông nên phần lớn các em chủ động viết và viết đúng cỡ chữ, quy trình viết chữ ghi tiếng và nối chữ đúng quy định.
Kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng viết chữ của lớp 3 như sau:
Lớp
Số học sinh
Kết quả khảo sát
Loại A
Loại B
Loại C
3A
35
25
 71,4
 10
 28,6
 0
 0
3B
34
22
 64,7
 12
 35,3
 0
 0
 Đặc biệt sau nhiều năm giảng dạy và sử dụng có hiệu quả thiết bị đồ dùng dạy học, lớp do tôi phụ trách năm nào chất lượng chữ viết cũng đạt kết quả cao. Cụ thể, năm học 2007-2008 lớp tôi có 2 học sinh đạt ïgiải trong kỳ thi viết chữ đẹp vòng trường.
 Sau khi phổ biến sáng kiến kinh nghiệm cho các đồng nghiệm cho các đồng nghiệp trong trường thì chất lượng chữ viết được nâng cao. Kết quả khảo sát cho thấy trong số học sinh của trường mà tôi đã khảo sát tỉ lệ học sinh viết đúng và đẹp là à70ø%.
 VI.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua thực tế 4 năm sử dụng thiết bị, dạy học trong phân môn Tập viết lớp 3 tôi thấy để thực hiện có hiệu quả thiết bị khi dạy học phân moan Tập viết, mỗi giáo viên cần phải: 
 1.Có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng thiết bị, dạy học; thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường Tiểu học nói chung và phân moan Tập viết nói riêng. Từ đó cần thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường về sử dụng thiết bị dạy học đồng thời vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách.
 2.Bố trí thời gian hợp lý để nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn bị thiết bị dạy học và làm bổ sung cho các tiết dạy.
 3.Báo cáo kế hoạch làm thêm thiết bị dạy học với lãnh đạo nhà trường để hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí và thời gian.
 4. Khi sử dụng thiết bị dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, thao tác chính xác, hợp lý với hệ thống câu hỏi trong khi truyền tải các nội dung kiến thức với học sinh.
 5. những thiết bị tự làm phải chuẩn mực về nhiều mặt thuận tiện cho thác , hình thức phải đẹp, đảm bảo tính sư phạm và tính khoa học.
C.KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ
 Thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng trong dạy học ở Tiểu học nói chung và phân môn Tập viết lớp 3 nói riêng. Nó không chỉ thực hiện chức năng minh hoạ mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập và phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp. Việc sử dụng các thiết bị dạy học, tự làm tuỳ thuộc nội dung, phương pháp đồng thời cần đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, tính thẩm mỹ.
 Để hoạt động sử dụng thiết bị đạt kết quả cao chúng tôi đề nghị: Các cấp quản lý giáo dục tăng cường hỗ trợ các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị dạy học.
 Ví dụ:
 Ghi hình những tiết học đạt chuẩn về việc sử dụng thiết bị dạy học để giáo viên có thể tham khảo.
 Bổ sung những thiết bị dạy học còn thiếu để việc sử dụng thiết bị được thống nhất ,đồng bộ:
 -Bổ sung bảng ô vuông để giáo viên và học sinh viết từ ứng dụng, cụm từ ứng dụng.
 -Bảng trưng bày chữ viết cho từng lớp.
 - Đầu tư kinh phí cho các nhà trường để làm thêm thiết bị tự làm./.
 Cam Chính, ngày 25 tháng 5 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Gái

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(3).doc