Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự

 I. LỜI MỞ ĐẦU

 Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nếu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Cách hiểu này cho thấy rõ vai trò của phương thức tự sự đối với học sinh trong việc học tập và trong cuộc sống thường ngày. Bởi trong học tập, sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, con người luôn gặp những yêu cầu, như: kể lại một sự việc, một người, một tâm trạng đã gặp, đã trải qua trong quá khứ; kể lại ấn tượng,cảm nghĩ của mình sau khi xem một chương trình, đọc một tác phẩm cho người thân, bè bạn nghe, hay ghi lại những dòng nhật kí sự kiện Trong sáng tạo nghệ thuật, hoạt động báo chí, hay chương trình học tập cũng vậy: một văn sĩ viết một thiên tiểu thuyết, một kí giả thực hiện một bài phóng sự, một cậu học trò thực hiện một kĩ năng làm văn đều cần phải sử dụng phương thức tự sự và văn bản tự sự. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự cho học sinh là rất cần thiết.

 

doc 17 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1924Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 a.đặt vấn đề
 I. lời mở đầu
 Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nếu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Cách hiểu này cho thấy rõ vai trò của phương thức tự sự đối với học sinh trong việc học tập và trong cuộc sống thường ngày. Bởi trong học tập, sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, con người luôn gặp những yêu cầu, như: kể lại một sự việc, một người, một tâm trạng đã gặp, đã trải qua trong quá khứ; kể lại ấn tượng,cảm nghĩ của mình sau khi xem một chương trình, đọc một tác phẩm cho người thân, bè bạn nghe, hay ghi lại những dòng nhật kí sự kiệnTrong sáng tạo nghệ thuật, hoạt động báo chí, hay chương trình học tập cũng vậy: một văn sĩ viết một thiên tiểu thuyết, một kí giả thực hiện một bài phóng sự, một cậu học trò thực hiện một kĩ năng làm vănđều cần phải sử dụng phương thức tự sự và văn bản tự sự. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự cho học sinh là rất cần thiết.
 Mục tiêu của sáng kiến này là nhằm giúp học sinh có những kỹ năng trong việc tạo lập văn bản tự sự nói chung và bài văn kể chuyện đời thường nói riêng. Để làm được điều đó, trước hết phải tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn đến chất lượng làm bài văn tự sự của học sinh còn chưa cao. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra nhưng phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm giúp học sinh có những kỹ năng cơ bản khi làm văn tự sự.
 II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Đối với học sinh lớp 6, là đối tượng mới chuyển từ bậc học Tiểu học lên bậc học Trung học cơ sở nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy, trong bài làm của học sinh thường mắc nhiều lỗi về cả nội dung và hình thức. Trong khi đó, đối tượng học sinh lại hết sức đa dạng, phần lớn học sinh của nhà trường chưa có điều kiện tiếp xúc với các tư liệu tham khảo, thời gian dành cho việc học lại ít vì các em phải phụ giúp gia đình công việc đồng áng. Phần lớn nhiều học sinh lại có tâm lí ngại học văn và do xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhiều bậc phụ huynh và học sinh không đầu tư nhiều cho môn Ngữ văn. Chính vì vậy, việc dạy học văn gặp rất nhiều khó khăn.
 Từ những thực trạng trên, tôi nghĩ rằng việc việc tìm ra phương pháp để rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã luôn tìm tòi và rút ra những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự cho học sinh.
 B- Giải quyết vấn đề
 I - Các giải pháp thực hiện
1/ Khảo sát trên bài là của học sinh để tìm ra những nhược điểm của học sinh khi làm bài. Qua khảo sát tại đơn vị, phát hiện ra những lỗi học sinh thường mắc là:
- Bài làm không có bố cục rõ ràng, trình bày lộn xộn. Việc chia tách các đoạn thiếu chính xác, thậm chí một số bài không chia đoạn.
- Bài làm chỉ nêu ra được các sự việc, chứ chưa xâu chuỗi thành cốt truyện; chưa có những tình tiết hấp dẫn nên chưa làm nổi bật được ý nghĩa của truyện; các chi tiết trong truyện không có sự chọn lọc nên có nhiều chi tiết thừa, không tạo được tình huống hấp dẫn cho truyện.
- Một số bài làm lạc đề, hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung của đề.
- Sử dụng ngôi kể, lời kể chưa phù hợp và chưa có hiệu quả trong việc thể hiện chủ đề.
- Bài làm còn thiếu tính sáng tạo, thiếu sức truyền cảm, chưa gây được ấn tượng sâu sắc ở người đọc.
2/ Dùng câu hỏi trên phiếu để điều tra nguyên nhân của những nhược điểm trong bài làm của học sinh khối 6
- không đọc kĩ đề trước khi làm bài.
- 100% học sinh được hỏi đều trả lời là ngại làm dàn bài trước khi viết.
- 95% học sinh lập dàn bài không đạt yêu cầu, thậm chí có em không biết lập dàn bài.
- 90% không lập dàn bài trước khi viết bài.
- không đọc kĩ đề trước khi làm bài.
- bắt trước những bài văn mẫu.
- không xác định được ý nghĩa cho câu chuyện của mình.
II - Các biện pháp thực hiện
1/ Nhận thức rõ mục đích, yêu cầu tự sự và xác lập hướng triển khai ý chính, chủ đề của văn bản.
 Cái quan trọng của làm văn kể chuyện là phải làm sao để "có chuyện", nghĩa là phải có cốt truyện, hoặc ít nhất thì cũng phải có tình tiết, tình huống và có ý nghĩa, tức là truyện phải nói được một điều gì đó có ý nghĩa mới mẻ đối với người đọc. Vì vậy, làm bài văn tự sự trước hết phải xác định ý nghĩa, chủ đề cho văn bản truyện sẽ viết. Vậy, phải làm thế nào để học sinh làm được điều này?
 Bước vào lớp 6, học sinh được tiếp xúc với những văn bản tự sự có kết cấu rõ ràng và đơn giản. Đây chính là bước đầu để học sinh làm quen với thể loại này. Qua các tiết Đọc - hiểu văn bản, học sinh đã nhận biết được ý nghĩa của các văn bản. Đó thường là sự ca ngợi hay lên án, sự yêu hay ghét, Cần cho học sinh hiểu rằng: ý nghĩa của truyện không phải là điều mà người viết nói toạc ra, mà đó là điều mà người đọc tìm thấy qua các chi tiết, các tình huống, các nhân vật trong chuyện. Từ đó, học sinh sẽ thấy được thế mạnh của văn học. Và điều mà văn bản tự sự phải đạt tới là sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe, để người đọc người nghe cảm nhận một cách sâu sắc và thấm thía tư tưởng của tác giả. Chẳng hạn, trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của A.Puskin, tác giả không hề dùng từ "tham lam", hay "bội bạc" để nói về mụ vợ ông lão, nhưng người đọc lại cảm nhận được điều đó một cách sâu sắc, thấm thía qua nghệ thuật xây dựng tình huống lặp lại có chủ ý và tăng tiến của tác giả. Hay trong truyện cổ tích "Thạch Sanh", qua những lần thử thách của Thạch Sanh, người đọc cảm nhận được phẩm chất của các nhân vật, qua đó truyện thể hiện ý nghĩa ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta thông qua hình ảnh Thạch Sanh; đồng thời, truyện cũng lên án những kẻ cơ hội, vong ân bội nghĩa thông qua nhân vật Lí ThôngQua phần đọc hiểu các văn bản trong sách giáo khoa, giáo viên cần nhấn mạnh những nghệ thuật kể chuyện có trong văn bản, như: lựa chọn ngôi kể, tạo tình huống, xây dựng nhân vật, chọn lọc chi tiếtđể học sinh có thể vận dụng khi viết bài văn tự sự.
 Cần cho học sinh thấy rằng một chủ đề nhưng có thể có nhiều cách thể hiện, nghĩa là một yêu cầu của đề sẽ có nhiều cách kể khác nhau. Ví dụ: cùng nói về sự tham lam và sự trả giá do tính tham lam nhưng trong truyện cổ tích "Cây khế"(Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) và trong truyện "Phần thưởng" của Lép Tôn - xtôi lại có những cách thể hiện khác nhau. Nhận biết được điều này học sinh có thể thoát li được những bài văn mẫu để sáng tạo ra những câu chuyện hấp dẫn.
 Đối với học sinh lớp 6 thì việc nhận ra chủ đề mà đề bài yêu cầu làkhông khó, bởi điều này thường được gợi ý cụ thể trong đề bài. Cái quan trong là cần hướng học sinh triển khai các ý chính và chủ đề đó như thế nào.
 Ví dụ: Khi đề bài yêu cầu "kể về một việc làm tốt em đã làm", giáo viên cần hướng cho học sinh hiểu rằng: qua câu chuyện kể phải làm toát lên được bài học về nhận thực. Đứng trước một yêu cầu như vậy, thường học sinh sẽ nghĩ đến những việc lớn- những điều mà các em ở ngoài xã hội hay trên các phương tiện thông tin, thậm chí là những điều không phù hợp với lứa tuổi, như là cứu người bị chết đuối, băng ra trước đầu xe đề cứu ngườiChính điều này đã làm cho câu chuyện thiếu tự nhiên, chân thật và không thuyết phục được người đọc. Khi gặp kiểu bài như vậy, giáo viên cần hướng học sinh kể những hành vi nhỏ, phù hợp với lứa tuổi nhưng rất giàu ý nghĩa đối với mọi người, nhất là lứa tuối của các em. Các hành vi có thể kể như: nhặt cái đinh, dọn một hòn đá, nhặt một nhành cây giữa đường), tuy nhỏ nhặt nhưng hoàn toàn có thể làm toát lên bài học nhận thức: những việc nhỏ nhặt nhiều khi lại thể hiện được bản chất của con người; hoặc: Lòng tốt của con người không phải chỉ bộc lộ qua những hành động và việc làm to tát, ghê gớm mà còn bộc lộ ngay trong cả những việc làm, hành vi cụ thể, nhỏ nhặt.
 Giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh, đặc biệt là học sinh khá, giỏi thấy rằng: trong một văn bản tự sự có thể hướng tới nhiều ý nghĩa, chủ đề. Chẳng hạn, trong truyện "Thạch Sanh", tác giả dân gian vừa ca ngợi người dũng sĩ với những phẩm chất quí báu: thật thà, chất phác; dũng cảm và tài năng; lòng nhân đạo và yêu hoà bình. Nhưng chuyện cũng đồng thời lên án những kẻ cơ hội, vong ân bội nghĩa. 
 Trên thực tế, trong một số bài làm của học sinh cũng có đề cập đến nhiều ý nghĩa, nhiều chủ đề, nhưng thực chất đó thường là sự vô tình, sự ngẫu nhiên mà thôi. Chính vì vậy mà mọi thứ hết sức mờ nhạt, không rõ nét dẫn đến kém hiệu quả khi thể hiện ý nghĩa, chủ đề của câu truyện. Vì thế, việc hướng cho học sinh hiểu được trong văn bản tự sự có thể một lúc đề cập tới nhiều ý nghĩa, chủ đề. Tất nhiên là những ý nghĩa, chủ đề này phải thống nhất.
 Như vậy, bước đầu tiên này là hết sức quan trong bởi nó giúp học sinh định hướng cho bài làm của mình.
2/ Xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức tình tiết cho văn bản tự sự.
 Trong một văn bản tự sự, có thể không có cốt truyện với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nhưng bao giờ cũng phải có sự kiện, tình tiết hoặc tình huống. Vậy, để có một văn bản tự sự thì một trong những điều cần thiết là phải xây dựng được cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức tình tiết sao cho phù hợp thì mới có thể diễn đạt tư tưởng của người kể một cách hấp dẫn và có hiệu quả. Tuy nhiên đây không phải là việc mà học sinh nào cũng có thể làm được. 
 Để xây dựng được cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức tình tiết cho văn bản tự sự , cần lưu ý các điểm sau:
 Trước hết cần giúp học sinh hiểu thế nào là cốt truyện? Thế nào là tình huống truyện? Thế nào là tình tiết truyện?
 Khi học sinh đã nhận biết được những yếu tố trên, giáo viên cần giúp học sinh biết cách lựa chọn và tổ chức, tạo lập một cách phù hợp nhằm bộc lộ chủ đề một cách đầy đủ, sáng rõ và sâu sắc nhất.
 Ví dụ: Khi đề bài yêu cầu "kể về một việc tốt em đã làm", học sinh có thể lựa chọn chủ đề "nhặt được của rơi trả người đánh mất" và xây dựng một cốt truyện kiểu như: trên đường đi học, nhặt được một ví tiền và tìm cách trả cho người bị mất. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa giáo dục, nhưng khi đã mang nó vào văn thì phải có sức lôi cuốn người đọc. Những ý nghĩa của truyện phải đến với độc giả một cách tự nhiên và hấp dẫn, chứ không phải là những lời giáo huấn khô khan. Muốn vậy, truyện phải có những tình huống, tình tiết thật sự hấp dẫn. Thông thường học sinh ít tạo tình huống, tình tiết nên truyện đọc xong mà cứ trôi tuồn tuột, chẳng đọng lại chút gì. Các em chỉ chú trọng vào sự việc và cốt truyện mà quên đi việc tạo ra tình huống, tình tiết cho câu truyện. Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh ... y, sự chậm chãi trong lời kể với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng đã thể hiện được cái cảm giác day dứt, ân hận của con người khi đã nhận ra những việc làm sai trái của bản thân.
 Ví dụ: "Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước"- "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh". Trong đoạn văn này giọng kể khoẻ khoắn, gấp gáp; lời kể trùng điệp, dồn dập. Giọng kể, lời kể đó đã thể hiện thật rõ nét cơn thịnh nộ của Thuỷ Tinh và hậu quả của nó.
 Qua những ví dụ trên, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra tác dụng của việc sử dụng lời kể, giọng kể phù hợp trong văn kể chuyện. Từ đó, các em sẽ biết cách lựa chọn giọng kể, lời kể phù hợp với yêu cầu của bài làm.
8/ Kết hợp kể với một số phương thức khác.
 Đây là việc mà lên lớp 8, lớp 9 các em sẽ học. Nhưng giáo viên cũng nên cho các em làm quen; bởi thực chất trong bài làm, các em cũng đã có kết hợp với một số yếu tố biểu cảm và miêu tả - đây là những yếu tố các em đã học ở bậc Tiểu học, mặc dù đó chỉ là sự ngẫu nhiên. Vậy nên giáo viên cần hướng dẫn để học sinh thấy rõ tác dụng của việc làm này, để các em sử dụng một cách có ý thức, nhằm đạt được giá trị cao hơn trong khi kể chuyện. Đối với yêu cầu về văn tự sự, đặc biệt là phần kể chuyện đời thường, thì các yếu tố miêu tả và biểu cảm là rất cần thiết. Chẳng hạn, khi kể về người, vật, hay các sinh hoạt trong cuộc sốngthì không thể thiếu yếu tố miêu tả; khi kể về kỉ niệm đáng nhớ, về một lần mắc lỗithì không thể thiếu những yếu tố biểu cảm.
 Ví dụ: 
 Đoạn tả chị Dậu: "Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi, chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long nan. Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong đáy tim. Nét mặt rầu rầu, chị im lặng nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con nhỏ".
 Đoạn văn biểu cảm trong truyện "Mợ Du" - Nguyên Hồng: "Nhìn sự chia lìa đau xót của hai mẹ con Dũng, tôi đã có cảm tưởng chính tôi là Dũng, và tôi đã có ý muốn ôm ghì lấy mợ Du, ôm ghì mãi mãi, ôm ghì lấy rồi dù bị chết cũng cam tâm"
 Từ nhưng ví dụ trên, học sinh có thể học hỏi và tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm phù hợp với câu chuyên của mình.
 Ví dụ:
 Đoạn van miêu tả trong bài kể về sự đổi mới của quê hương:"Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở."
 (Bài của đồng nghiệp)
Đoạn văn biểu cảm trong bài kể về một việc làm tốt: "Nhìn đứa bé ăn xin kém tôi chừng ba tuổi, với manh áo tả tơi đang run cầm cập vì mưa và rét, nước mặt tôi trào ra, lòng trào dâng lên niềm thương cảm. Tôi chợt nghĩ nếu đó là mình thì, mới nghĩ đến đó toàn thân tôi đã ớn lạnh. Tôi muốn chạy đến ôm lấy em thật chặt mong xoa dịu đi phần nào nỗi đau mà em phải gánh chịu."
9/ Thực hiện các khâu chuẩn bị trước khi làm bài.
Trước hết, giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh đọc kĩ đề đề thực hiện đúng yêu cầu của đề, tránh việc lạc đề, hoặc không trúng vào trọng tâm của đề. Ví dụ: Đề bài "Quê em đổi mới". Với đề bài này, nếu không đọc kĩ, học sinh sẽ dễ đi vào việc kể về quê mình một cách chung chung, mà quên rằng việc cần làm là kể về sự đổi mới của quê hương.
Bước tiếp theo, các em sẽ suy nghĩ để tìm ý, chọn ý. Ví dụ: Đề bài "Kể một kỉ niệm với thầy (cô) giáo của em". Với đề bài này, học sinh có thể chọn các loại kỉ niệm: một bài giảng sâu sắc, một lần em gặp khó khăn được thầy giúp đỡ tận tình, một lần mắc lỗi với thầy côNhư vậy, kỉ niệm có nhiều loại, nhưng nhìn chung, để trở thành kỉ niệm làm lay động lòng người và có ý nghĩa sâu sắc thì người kể phải rơi vào tình huống khó khăn rồi được thầy, cô vô tư giúp đỡ, khiến em cảm động, suy nghĩ, nhớ mãi.
Trong khi tìm ý cần hướng dẫn học sinh xác định ý nghĩa cho câu chuyện của mình. Bởi học sinh thường tìm ra những câu chuyện để kể nhưng lại không hay đặt câu hỏi: Kể ra để là gì? Chính vì vậy, bài làm của các em thường không có cái đích cụ thể, không có những chi tiết đắc địa, thậm chí có những chi tiết thừa chẳng ăn nhập gì vào việc phát triển cốt truyện và chủ đề của truyện
Sau khi đã tìm và chọn được ý, học sinh phải lập dàn bài sơ lược và dàn bài chi tiết. Đây là phần bắt buộc học sinh phải thực hiện trước khi viết bài.
Ví dụ: Đề bài "Kể một kỉ niệm với thầy (cô) giáo của em". Các em đã tìm và chọn được ý: em là một cậu bé nghịch ngợm, hay làm ngược lại lời khuyên của mọi người, do vậy đã mấy lần vi phạm kỉ luật, bị thầy phê bình. Một lần đi lao động trồng cây trên một bãi ven sông, thầy qui định không được tắm sông. Em không nghe, rủ bạn ra tắm, suýt chết đuối, may mà có thầy cứu. Sau lần đó em hiểu tấm lòng thầy, biết ơn thầy và quyết tâm tu dưỡng.
Với những ý như trên thì dàn bài sẽ là:
Dàn bài sơ lược:
A. Mở bài: giới thiệu kỉ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
B. Thân bài:
- Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy.
- Tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm.
- Diễn biến sự việc.
C. Kết bài: ý nghĩ của em về sự việc xảy ra.
Dàn bài chi tiết:
A. Mở bài: giới thiệu kỉ niệm với thầy chủ nhiệm lớp 5 và ý nghĩa của nó (giúp em hiểu mình, hiểu thầy)
B. Thân bài: 
Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy:
- Em học lớp 5, học sinh nghịch ngợm.
- Thầy chủ nhiệm theo dõi em, em tỏ ý không thích thầy.
Tình huống xảy ra sự việc:
- Lớp em đi trồng cây trên một bãi ven sông.
- Nội qui cấm ra tắm giữa sông. Em rủ bạn ra tắm giữa sông và bị cuốn trôi.
Thầy cứu:
- Các bạn hô hoán.
- Thầy bơi ra cứu.
- Em được cứu nhưng thầy bị ốm.
C. Kết bài:
- Em nhận ra sự nghịch ngợm của mình.
- Em hiểu thầy, kính trọng thầy.
- Em nhớ mãi tinh thần dũng cảm, yêu thương trò của thầy.
10/ Triển khai các ý.
 Khi các em đã xây dựng được dàn bài thì việc triển khai các ý sẽ là bước tiếp theo. Đây là bước mà học sinh phải vận dụng nhiều kĩ năng. Từ những sự kiện đã có trong dàn bài, các em sẽ phải triển khai thành các đoạn văn, nghĩa là cần phải cho sự kiện đó vận động. Sự vận động đó có hợp lí, hấp dẫn và có hiệu qủa hay không đều phụ thuộc vào khả năng dựng đoạn của học sinh. Để dựng được một đoạn văn hay, học sinh phải có những kiến thức về yêu cầu của một đoạn văn, phải sử dụng các yếu tố như: miêu tả, lời kể, lời bình một cách hiệu quả.
 Trong chương trình lớp 6 có đưa ra khái niệm về đoạn văn: "Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên." Với khái niệm này, tôi e rằng để học sinh hiểu và viết được một đoạn văn là không dễ. Theo tôi, để học sinh viết được một đoạn văn thì giáo viên cần cho các em hiểu rõ thêm về đặc điểm và yêu cầu của một đoạn văn.
 Về hình thức, học sinh cần : Một đoạn văn sẽ mở đầu bằng việc viết hoa, lùi vào và hết đoạn thì chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn nói chung có nhiều câu, có chủ đề thống nhất, có liên kết giữa các câu.
 Đối với văn tự sự, học sinh cần nắm được những đặc điểm sau:
 Cốt truyện của bài văn tự sự được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết, thông thường mỗi tình tiết được kể thành một đoạn văn. Bởi vậy, đoạn văn tự sự có thể giới thiệu nhân vật ( lai lịch, tên họ, quan hệ, tính tình, tài năng), hoặc kể về việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. Trong đoạn đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn thoại, tức là đoạn thoại ấy hướng tới một nội dung nào đó trong toàn bộ nội dung của văn bản. Đoạn thoại có thể gồm nhiều cặp thoại cùng hướng tới nội dung nào đó trong cuộc thoại.
 Ví dụ: Đoạn văn giới thiệu nhân vật: "Trong lớp tôi thuộc một trong số con nhà giàu, với tôi mọi thứ đều dễ dàng muốn áo quần mới tôi chỉ cần nói một tiếng là bố mẹ lập tức mua cho, muốn có tiền mua sách mẹ cũng cho ngay, tóm lại tôi chẳng bao giờ thiếu bất cứ thứ gì. Và cũng bởi quá đầy đủ nên tôi chẳng bao giờ để ý đến nỗi khó khăn của các bạn xung quanh."
 Ví dụ: Đoạn văn kể việc: "Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước"- "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh". ("Sơn Tinh, Thuỷ Tinh").
 Ví dụ: Đoạn văn hội thoại: "Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm toan vứt đi thì đứa con bảo:
 - Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. Nghĩ lại thấy thương con, bà đành để lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa." ( "Sọ Dừa").
 Giữa các đoạn văn trong bài cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đi vào văn bản, đoạn văn không đứng biệt lập, tách rời các đoạn văn khác. Trong văn bản, mỗi đoạn văn vừa phải được tách ra một cách hợp lí, đúng chỗ, lại vừa phải liên kết chặt chẽ với các đoạn văn khác. Đoạn văn này phải nằm trong mối quan hệ với các đoạn văn khác, hoặc làm rõ ý, hoặc bổ sung ý, hoặc theo quan hệ liệt kê, hoặc theo quan hệ nhân quả, hoặc theo quan hệ tương phản, đối chiếu
 Đoạn văn phải phù hợp với phong cách của văn tự sự. Điều này rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp học sinh tránh được việc sa đà vào các phương thức biểu đạt khác. Muốn có một đoạn văn tự sự đúng phong cách, cần phải có sự lựa chọn về phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp.
 Để tạo lập được một đoạn văn tự sự, học sinh cần thực hiện được các bước sau:
- Bước 1: Xác định sự việc chọn để kể.
- Bước 2: Chọn ngôi kể thống nhất trong cả câu chuyện.
- Bước 3: Xác định trình tự kể (bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào, kết thúc ra sao)
- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn (dùng bao nhiêu? ở vị trí nào?)
- Bước 5: Viết thành đoạn văn.
* Lưu ý: Trong SKKN này có sử dụng một số tư liệu của các thầy, cô giáo và bài làm của học sinh. Mong các bạn góp ý. Xin cảm ơn.
Địa chỉ: hoangtienhinh@yahoo.com
ĐT: 0973533668

Tài liệu đính kèm:

  • docREN LUYEN KY NANG LAM BVTS.doc