3. Các biện pháp thực hiện:
Thảo luận ở đây là trao đổi tự do tạo điều kiện cho Hs bộc lộ quan điểm và ý kiến riêng, đồng thời lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bạn học khác, thể hiện mối quan hệ học sinh với học sinh.
a) Khi nào thì sử dụng thảo luận?
Thảo luận thường được coi là phương pháp có giá trị trong những tình huống sau đây:
- Khi giáo viên cần biết ý kiến, kinh nghiệm của Hs hoặc những ý kiến kinh nghiệm đó có giá trị và lý thú đối với các Hs khác trong nhóm.
- Trong đó chủ đề thường bao hàm những giá trị, thái độ, tình cảm và nhận thức, chứ không dừng lại ở tư liệu, sự kiện.
- Trong đó cần để Hs thực hành việc hình thành và đánh giá các ý kiến .
Những đề tài dựa trên sự kiện thực tế không thích hợp với việc học bằng phương pháp thảo luận.
Những buổi thảo luận có quản lý tốt thường thú vị, hấp dẫn và tích cực. Một khi quan điểm của Hs được chấp nhận một cách hào hứng, thảo luận sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh cho Hs khảo sát và hình thành ý kiến riêng của mình đối với những vấn đề đang nghiên cứu.
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA THẢO LUẬN NHÓM Ở MÔN TOÁN Giáo viên: Đơn vị: Trường THCS Phú Túc. Nhiệm vụ: Toán 61,62; Toán 83,84. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Xã hội phát triễn ngày càng cao cùng với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão. Khoa học chứng minh nhưng thành tựu đó không tác rời các kiến thức với toán học vật lý, hoá học. Mặt khác, nhưng kiến thức này luôn được vận dụng trong đời sống hằng ngày. Nhằm định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn phương pháp học tập phù hợp đồng thời nâng cao hiểu quả giáo dục đòi hỏi giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhằm đào tạo con người trong xã hội mới: xã hội năng động, sáng tạo. Vì vậy thông qua các buổi học giáo viên rèn luyện tính tự chủ năng động, phát huy tinh thần tích cực vai trò của từng cá nhân học sinh. Một trong nhưng phương pháp phát huy nhiều nhất tinh thần đoàn kết của tập thể, tính tự lực của bản thần, giúp đỡ bạn bè cùng nhau lĩnh hội kiến thức đó là phương pháp hoạt động nhóm. Nhưng tổ chức hoạt động nhóm như thế nào để có hiệu quả? Đó là lý do tôi chọn đề tài: “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA THẢO LUẬN NHÓM Ở MÔN TOÁN” II. NỘI DUNG. 1. Đặc điểm: a. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía BGH cũng như đồng nghiệp. Được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phụ vụ cho việc giảng dạy Đa số học sinh ngoan, chăm học. Phần lớn các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. Ban thân có vốn kinh nghiêm tương đối, được phân công đúng chuyên môn. b. Khó khăn: Do đặc thù bộ môn đòi hỏi tính hệ thống, liên tục về kiến thức nhiều em bị mất căn bản dẫn đến hiện tượng học sinh không ham học, lười học. Chất lượng đầu vào có nhiều học sinh yếu kém, một số em không thuộc cửu chương hoặc viết chữ không đọc được. Là học sinh vừa chuyển sang môi trường mới chưa quen cách học một số em còn ỷ lại vào giáo viên. Phụ huynh cưng chiều con không đúng cách, một số em gia đình không thể dạy được. Đời sống khó khăn, có một số em vừa học vừa phụ giúp việc nhànên khâu chuẩn bị bài ở nhà không tốt. 2. Tình trạng ban đầu: Khảo sát đầu năm: 100 Hs Nội dung Thường xuyên Ít khi Không bao giờ (không có) Có đầy đủ Không đầy đủ Tự soạn bài 50 30 20 Tự làm bài tập 50 35 15 Dụng cụ học tập 10 70 20 Phát biểu 33 40 27 Học bài 65 17 18 Tự giác Bị ép buộc Thích Không thích Ghét học Đi học 80 20 Môn toán 15 70 15 Chất lượng học kì I: Giỏi Khá Tb Yếu Kém 3. Các biện pháp thực hiện: Thảo luận ở đây là trao đổi tự do tạo điều kiện cho Hs bộc lộ quan điểm và ý kiến riêng, đồng thời lắng nghe ý kiến, quan điểm của các bạn học khác, thể hiện mối quan hệ học sinh với học sinh. Khi nào thì sử dụng thảo luận? Thảo luận thường được coi là phương pháp có giá trị trong những tình huống sau đây: Khi giáo viên cần biết ý kiến, kinh nghiệm của Hs hoặc những ý kiến kinh nghiệm đó có giá trị và lý thú đối với các Hs khác trong nhóm. Trong đó chủ đề thường bao hàm những giá trị, thái độ, tình cảm và nhận thức, chứ không dừng lại ở tư liệu, sự kiện. Trong đó cần để Hs thực hành việc hình thành và đánh giá các ý kiến . Những đề tài dựa trên sự kiện thực tế không thích hợp với việc học bằng phương pháp thảo luận. Những buổi thảo luận có quản lý tốt thường thú vị, hấp dẫn và tích cực. Một khi quan điểm của Hs được chấp nhận một cách hào hứng, thảo luận sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh cho Hs khảo sát và hình thành ý kiến riêng của mình đối với những vấn đề đang nghiên cứu. Lập kế hoạch cho một cuộc thảo luận. Giáo viên hướng dẫn thảo luận cần có những mục tiêu dự trù sẽ đạt được trong giờ học. Khi đã xác định xong mục tiêu thì phải vạch ra một kế hoạch. Kế hoạch có thể chỉ ở dưới dạng một số tư liệu thông tin sự kiện để khơi mào cho cuộc thảo luận và một bảng kê những điểm chủ chốt có sắp xếp theo thứ tự. Các cuộc thảo luận có hiệu quả thường được trù liệu rất kỹ càng. Trước hết cần xem xét có phê phán các chứng cứ, sau đó yêu cầu Hs đưa ra quan điểm về chứng cứ đó. Cần thảo luận cả thuận lợi và bất lợi. Trong quá trình thảo luận cần đưa ra những kết luận quan trọng và cũng nên ghi lại những kết luận này. Chọn câu hỏi thích hợp: Có hai loại câu hỏi: Câu hỏi hẹp chỉ có một câu giải đáp thích hợp. Câu hỏi rộng( câu hỏi mở) đòi hỏi trả lời chi tiết hơn. Bố trí sao cho trình tự câu hỏi và kết luâïn đưa tới việc hoàn tất các mục tiêu đã đề ra cho cuộc thảo luận. Nếu không vạch kế hoạch kỹ, thảo luận sẽ rơi vào một trình trạng nhiều ý kiến không biết đi về đâu. Cách thức hướng dẫn thảo luận. Muốn thảo luận thành công cần có kỹ năng: Bố trí chỗ ngồi cho Hs Khởi đầu: Gv đừng để lộ ý kiến cá nhân về vấn đề sẽ được thảo luận, vì như vậy có thể ngăn trở Hs đưa ra ý kiến đối lập. Sau khi có thông tin ban đầu, giáo viên hướng dẫn nên đề ra câu hỏi. Câu hỏi nên để ngõ, phải rõ ràng và súc tích. Đừng hỏi mơ hồ, khuyến khích Hs trả lời dạng đầy đủ bằng cách hỏi thêm câu hỏi phụ. Có thể khuyến khích Hs trả lời bằng cách: Khi một Hs phát biểu thì đưa mắt nhìn và gật đầu. Khi Hs sắp kết thúc Gv vẫn theo dõi để động viên Hs nói thêm chút nữa. Khi Gv nói nên đưa mắt nhìn cả nhóm. Khi đặt xong câu hỏi Gv nên nhìn vào một Hs chưa từng phát biểu và chờ đợi. Hs đó sẽ có một cảm giác bị một áp lực thúc bách phải trả lời. Đừng phát biểu với vẻ trầm lặng, căng thẳng sẽ làm cho không khí thảo luận lắng xuống mà phải dùng giọng nói mạnh mẽ, bộc lộ hứng khởi nhiệt tình. Gv có thể động viên Hs bằng lời với những câu hỏi có tính chất tranh luận như: Gv nói: “Hay đấy, em có thể nói đầy đủ hơn không? Tại sao em lại cảm thấy như vậy? Em có thể nói thêm về điều đó hay không?” Dùng cách phản biện, khích bác hoặc phóng đại ý kiến của Hs nào đó để tạo cho không khí vui tươi. Phong cách. Trong thảo luận không có sự ganh đua mà chỉ có tính chất lí giải. Cần nổ lực hợp tác đi đến một kết luận cùng nhau xây dựng. Vì vậy, Gv cần xây dựng những nguyên tắc làm nền tảng với nhóm Hs như sau: Không ngắt lời Không ai được phát biểu mỗi lần quá 1 phút. Mọi quan điểm đều phải được tôn trọng. Không đưa ra những nhận xét cá nhân có tính phủ định. Vai trò của Gv hướng dẫn trong quá trình thảo luận Gv có thể tham gia cùng thảo luận với Hs bằng cách hỏi những câu bắt đầu có từ “ Chúng ta ?” hoặc đứng ngoài cuộc thảo luận của Hs bằng câu hỏi: “Các em ?”. Vai trò tổng kết cũng rất quan trọng, bảo đảm là Hs đã hiểu rõ nhưng gì học được trong buổi thảo luận. Những quan điểm chính cần được củng cố bằng ghi chép. Gv đừng bộc lộ những ý kiến của mình về vấn đề đang thảo luận mà hãy dành đến cuối buổi. Kết quả Nội dung Thường xuyên Ít khi Không bao giờ (không có) Có đầy đủ Không đầy đủ Tự soạn bài 75 20 5 Tự làm bài tập 77 15 8 Dụng cụ học tập 3 85 17 Phát biểu 50 40 10 Học bài 75 17 8 Tự giác Bị ép buộc Thích Không thích Ghét học Đi học 90 10 Môn toán 50 40 10 Kết quả cuối năm: Giỏi Khá Tb Yếu Kém III. KẾT LUẬN. Để hoạt động nhóm mang lại hiệu quả tích cực đòi hỏi giáo viên phải tổ chức hợp lý các bước phân tích. Bên cạnh đó, quá trình dạy học không chỉ đơn thuần ở giáo viên mà đòi hỏi rất nhiều ở học sinh. Học sinh đóng vai trò quyết định. Do đó học sinh phải tích cực tham gia hoạt động, phải chủ động suy nghĩ tìm tòi kiến thức. Sau khi đã có kết quả, học sinh phải mạnh dạng nêu ý kiến của mình vận dụng thích hợp. Muốn đạt hiểu quả cao trong phương pháp hoạt động nhóm, đòi hỏi giáo viên – học sinh phải hợp tác đồng điệu, hướng dẫn hoạt động cụ thể, tích cực tìm hiểu kiến thức, mạnh dạng trong phát biểu. Bài học rút ra: Thảo luận có thể huy động Hs vào hoạt động, phát huy ý kiến, thái độ và giá trị. Thảo luận nên để ngỏ, nhưng thường cần có tổ chức, tốt nhất là bằng một loạt câu hỏi. Các câu hỏi nên mở rộng, mang tính tranh luận đối kháng và cần nêu một cách rõ ràng, súc tích. Có thể dùng lời khen ngơiï, quan tâm và chấp nhận ý kiến của Hs để khuyến khích Hs hưởng ứng. Tránh dùng lời nạt nộ và lấn át thời gian. Khuyến khích đưa ra quyết định và tóm tắt những điểm chính khi đã đề cập tới hoặc đồng ý. Khi đã có sự nhất trí hoặc đã bàn hết ý về một quan điểm nào đó thì chuyển sang vấn đề khác. Đánh giá của hội đồng khoa học Phú túc, ngày 02 tháng 05 năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Trúc Lũy
Tài liệu đính kèm: