Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú học môn Toán 6 - Năm học 2009-2010 - Phan Minh Trí

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú học môn Toán 6 - Năm học 2009-2010 - Phan Minh Trí

II PHẦN NỘI DUNG:

Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí

I) Các khái niệm có liên quan:

 1) Phương pháp: cách thức nhận thức, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và của đời sống xã hội; là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó.

 2) Hứng thú: sự ham thích hoặc cảm thấy có sự ham thích, hào hứng.

3) Lý thuyết về quá trình học tập của học sinh: theo chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin thì quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư suy trừ tượng đến thực tiễn”.

- Các mức độ hiểu biết của học sinh:

 + Biết: nhận thức sự tồn tại trong tự nhiên, XH.

 + Hiểu: các nguyên tắc cơ bản.

 + Vận dụng: áp dụng các nguyên tắc cơ bản.

 + Phân tích thông tin: tổng hợp để chứng minh một vấn đề, một định lí.

 + Tổng hợp, đánh giá thông tin.

- Hứng thú đối với bộ môn: thực tế cho thấy hứng thú đối với bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn đó. Khi học sinh cảm thấy yêu thích môn học thì động lực học tập của học sinh rất lớn giúp học sinh vượt qua những khó khăn để lĩnh hội kiến thức. Các em sẽ luôn tìm tòi khám phá thế với xung quanh trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng có sáng tạo những kiến thức đó để giải thích thế giới. Chính điều này nâng cao kiến thức cho các em từ đó nâng cao kết quả học tập.

 

doc 35 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú học môn Toán 6 - Năm học 2009-2010 - Phan Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I) PHẦN MỞ ĐẦU: 
1) Lí do chọn đề tài: 
- Sản phẩm của giáo dục là nhân cách của người học, của thế hệ trẻ. Về mục tiêu giáo dục phổ thông, Luật giáo dục xác định: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy sản phẩm của giáo dục, sản phẩm của sự đào tạo của nhà trường là nhân cách người lao động mới có văn hóa, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
	- Bên cạnh giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc dạy cho học sinh có chuyên môn vững vàng là việc làm thường xuyên của đội ngũ cán bộ giáo viên nhất là giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Mà dạy học Toán là dạy một ngôn ngữ, một ngôn ngữ đặc biệt, có tác dụng to lớn trong việc diễn tả các sự kiện các phương pháp trong các lĩnh vực rất khác nhau của khoa học và phục vụ cho hoạt động thực tiễn xung quanh cuộc sống chúng ta. Ở trường phổ thông, dạy học toán giúp cho học sinh hình thành kỹ năng tư duy, sáng tạo, lập luận bằng ngôn ngữ toán học, do đó để giúp học sinh đam mê học Toán là một việc làm rất khó và phải có phương pháp thích hợp ứng với trình độ học sinh từ đó phát huy tính tích cực học Toán của học sinh .
- Trong xu hướng ngày nay thì việc học ngày càng quan trọng có ý nghĩa sống còn của mỗi dân tộc nhưng học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều trò chơi dẫn đến các em thường xuyên ít quan tâm đến việc học, thì làm sao để các em thấy hứng thú học nhất là môn Toán là một việc không dễ dàng. Do có vấn đề trăn trở, bức xúc trước tình trạng học sinh ngày càng không muốn hoặc không thích học mà trong đó có môn Toán nên tôi mạnh dạng chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp học sinh hứng thú học môn Toán 6” để rút ra kinh nghiệm cho bản thân và hỗ trợ tích cực phần nào trong quá trình dạy học toán cho giáo viên và học sinh .
2) Mục đích : 
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên cần phải tích cực tìm tòi nghiên cứu tìm ra biện pháp phù hợp và hiệu quả. Từ đó xây dựng một phương pháp giảng dạy tác động tích cực đến học sinh làm cho các em thấy việc học không còn là nhiệm vụ mà là sự say mê học tập và nghiên cứu từ đó tác động đến sự tư duy mạnh mẽ của bản thân được phát huy ở mức cao nhất.
3) Nhiệm vụ của đề tài:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài. Các vấn đề liên quan đến sự hứng thú học tập của học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy học môn Toán.
4) Phạm vi đề tài : 
Phân tích, tìm hiểu một số phương pháp để giúp học sinh hứng thú học môn Toán đặc biệt là khai thác một số bài toán phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong chương trình Toán 6 .
II PHẦN NỘI DUNG: 
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí
I) Các khái niệm có liên quan:
	1) Phương pháp: cách thức nhận thức, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và của đời sống xã hội; là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó.
	2) Hứng thú: sự ham thích hoặc cảm thấy có sự ham thích, hào hứng.
3) Lý thuyết về quá trình học tập của học sinh: theo chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin thì quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư suy trừ tượng đến thực tiễn”.
- Các mức độ hiểu biết của học sinh: 
	+ Biết: nhận thức sự tồn tại trong tự nhiên, XH.
	+ Hiểu: các nguyên tắc cơ bản.
	+ Vận dụng: áp dụng các nguyên tắc cơ bản.
	+ Phân tích thông tin: tổng hợp để chứng minh một vấn đề, một định lí.
	+ Tổng hợp, đánh giá thông tin.
- Hứng thú đối với bộ môn: thực tế cho thấy hứng thú đối với bộ môn tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn đó. Khi học sinh cảm thấy yêu thích môn học thì động lực học tập của học sinh rất lớn giúp học sinh vượt qua những khó khăn để lĩnh hội kiến thức. Các em sẽ luôn tìm tòi khám phá thế với xung quanh trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng có sáng tạo những kiến thức đó để giải thích thế giới. Chính điều này nâng cao kiến thức cho các em từ đó nâng cao kết quả học tập.
II) Cở sở lí luận: 
Dạy cho học sinh sự say mê, sự tò mò, thấy được học Toán là một niềm sung sướng, giờ học Toán là một giờ học vô cùng nhẹ nhàng.
Điều quan trọng nhất khiến một ai đó làm tốt một công việc chính là niềm say mê giành cho công việc đó. Ngay cả trẻ con cũng biết điều đó: những món nó thích thì nó ăn hăm hở, nhiệt tình, ngồi ăn cặm cụi, gù cả lưng, còn những món mà nó không thích thì có bành mồm nó ra nhét vào thì nó cũng không chịu; những bài hát nó thích thì không cần dạy nó cũng tự thuộc, còn không thì đố mà bắt được nó hát. Thế có nghĩa là, khi đem đến cho học sinh sự say mê, cũng có nghĩa là đem đến cho các em điều quan trọng nhất trong “công việc” chính của các em, công việc mà rất nhiều em cho là nặng nề: việc học.
Ngược lại, sự sợ hãi việc mình phải làm khiến kết quả rất tồi tệ. Sợ việc học sẽ làm cùn mòn đầu óc, làm chai lỳ tư duy. Một trong những điều tối kỵ trong dạy học là khiến học sinh thấy sợ học. Nhưng sự say mê thì ngược lại, nó sẽ khai phá khả năng tiềm tàng và sự thăng hoa trong con người ta hết mức có thể. 
Vấn đề là làm sao để tạo được sự say mê. Câu trả lời nằm ở hai chữ: “Tò mò”. 
Sự tò mò thúc đẩy con người ta tìm tòi hiểu biết, làm cho não tiếp thu kiến thức và khám phá thế giới nhanh hơn. Khi tò mò tức là trong đầu đặt ra các câu hỏi, và não “thèm khát” thông tin trả lời các câu hỏi đó, khi “vớ được” câu trả lời sẽ nhập vào đầu rất nhanh vì trong đầu đã “dọn chỗ” sẵn để đón nhận nó. Học sinh có bản năng tò mò, và học rất nhanh. Vấn đề là làm sao giữ được tính tò mò đó mà không đánh mất mà không ngừng phát huy nó. Theo một số nghiên cứu về giáo dục học – thần kinh học  thì trẻ em trung bình mỗi ngày học được một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mấy chục từ mới trong lúc làm các việc khác, tuy rằng lúc học ở trường thì có khi vất vả một ngày không học nổi vài từ mới. Một trong các lý do mà các nhà giáo dục học đưa ra để giải thích sự học kém hiệu quả ở trường, chính là cách giáo dục hình thức ở trường làm giảm đi sự tò mò của học sinh. Khi chán học, không có sự tò mò, thì học rất khó vào.
Albert Einstein, người được hậu thế bầu là con người vĩ đại nhất của thế kỷ XX, có nhiều câu nói rất hay. Trong đó có câu “I have no special talent. I am only passionately curious”. Ý là bí quyết thành công của ông chính là sự “tò mò một cách đam mê”.
Theo những nghiên cứu về thần kinh học trong giáo dục, thì con người ta khi học, không những chỉ nhớ “kiến thức” được học, mà còn nhớ cả trạng thái tâm lý, cảm giác  khi học “kiến thức” đó. Nếu như nhớ rằng học cái gì đó là “nhàm chán” hay “đau khổ”, thì sẽ không muốn học nữa, vì phản xạ tự nhiên của con người là không muốn có cảm giác nhàm chán hay đau khổ. Ngược lại, nếu nhớ rằng học cái gì đó là “vui” là “sướng”, thì muốn được lặp lại cái cảm giác đó, tức là muốn được học tiếp. Khi trẻ em chơi một cái gì đó mà nó thích, thì nó tập trung cao độ. Nếu làm sao để “trò học” cũng hấp dẫn như “trò trơi”, thì học sẽ rất hiệu quả. 
Ngoài ra, sự thoải mái trong khi học, dù tập trung cao độ nhưng không căng thẳng cũng là điều rất cần thiết trong học tập nhất là môn Toán. Vì thế trong giờ học cố gắng để cho học sinh phát biểu mọi suy nghĩ mà chúng muốn về vấn đề đang nêu, chúng được tự mình nêu ý tưởng của mình. Ai mà không thích được nói, được thể hiện mình như thế. 
Tất nhiên, với từng đối tượng mà có những phương pháp khác nhau, nhưng chung quy lại, cái quan trọng nhất chính là ở việc tạo động lực cho sự học, tạo niềm say mê, hứng thú và sự thoải mái trong giờ học, ấy là đã nắm chắc 50% phần chiến thắng trong công cuộc giảng dạy môn học đầy gian khổ và vinh quang này.
III) Cơ sở pháp lí:
Điều 2. Mục tiêu giáo dục ( Luật GD 2005 )
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục ( Luật GD 2005 )
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác ư Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 
Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục ( Luật GD 2005 )
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Điều 6. Chương trình giáo dục ( Luật GD 2005 )
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo ( Luật GD 2005 )
Nhà giá ... thì được một số có 6 chữ số toàn chữ số 2: 
	777 . 286 = 222 222 
Hãy tìm xem phải nhân 777 với số nào để được số có 6 chữ số viết toàn chữ số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9? 
( Bí quyết: 777 . (143 . 1) 	= 111 111 
	 777 . (143 . 2 ) 	= 222 222
	 777 . (143 . 3 )	= 333 333 
	 ) 
Ngoài các vấn đề trên thì giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh: Biện pháp rèn kỹ năng trình bày bài làm môn Toán.
Học Toán cũng nhưng học các môn khoa học khác, việc rèn cho học sinh có thói quen trình bày bài làm một cách logic, khoa học và chặt chẽ là cần thiết. Quan trọng hơn, qua việc rèn luyện đó, học sinh dần dần thói quen suy nghĩ nghiêm túc, cẩn thận và tác phong làm việc khoa học. 
Qua thực tế giảng dạy môn Toán, tôi nhận thấy một số biện pháp hay yêu cầu đơn giản và hiệu quả cao. Đặc biệt, các biện pháp này tỏ ra rất hiệu quả với đối tượng học sinh có tư duy tốt nhưng cách trình bày bài làm và kĩ năng tính toán thì ẩu thả. Thú vị hơn nữa, ngay cả với những học sinh có chữ viết xấu, rất xấu, sau một thời gian rèn theo các biện pháp này thì chữ viết được cải thiện đáng kể. 
Buổi học đầu tiên của khóa học/năm học, bạn hãy dành một lượng thời gian thỏa đáng để bạn và các học sinh có thể hiểu nhau, bạn hãy "thỏa thuận" với học sinh một cách rõ ràng và nghiêm túc các yêu cầu dưới đây, có thể yêu cầu các em ghi ngay vào trang đầu của quyển vở. Trong quá trình giảng dạy của mình, bạn thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra việc học sinh thực hiện các yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là các buổi học đầu tiên. 
Các yêu cầu 
Vở nháp phải dày, thước kẻ phải có 
Ghi chép đầy đủ, chính xác những gì giáo viên yêu cầu ghi chép. 
Không tẩy, xóa trong bài làm, dù trong vở ghi hay trong bài làm kiểm tra. Mỗi chỗ tẩy, xóa đều bị trừ điểm. 
Trình bày hay, được làm mẫu, bài làm có lối trình bày hay được biểu dương và trình bày trước tập thể. 
Khuyến khích phong cách riêng, hãy đề cao việc học sinh có lối, phong cách trình bày riêng của mình. 
Giải thích các yêu cầu:
- Yêu cầu (1) là tiền đề bắt buộc để thực hiện các yêu cầu khác. Hãy nhấn mạnh cho học sinh rằng, KHÔNG được xé vở nháp. Hãy phân tích cho các em hiểu rằng, vở nháp còn giá trị hơn cả vở ghi, vì vở nháp thể hiện cả quá trình tư duy, tìm tòi lời giải bài toán còn vở ghi chỉ thể hiện được kết quả của cả quá trình đó. Ví dụ dễ hiểu là, hãy so sánh 2 bài làm cùng được điểm 10 có cùng cách giải giống nhau của hai học sinh khác nhau, vậy bạn nào học tốt hơn. Câu trả lời là, chỉ căn cứ vào bài làm thì không phân biệt được ai hơn ai, nhưng nếu tham khảo thêm vở nháp ta sẽ biết ai giỏi hơn! Nhưng nếu cả hai đều không ghi nháp thì sao? 
 	- Yêu cầu (2) là mức độ thấp nhất, mức độ bắt chước chính xác những chuẩn mực về cách trình bày của giáo viên. Giáo viên nên chuẩn bị sẵn và có thói quen trình bày các bài giải một cách mẫu mực. 
- Yêu cầu (3), nghe có vẻ lạ. Một yêu cầu không có trong bất cứ quy chế nào, vì thế chúng ta mới "thỏa thuận" với học sinh về điều này, hãy làm cho các em hiểu giá trị của nó và chấp nhận nó một cách tự nhiên. Đây là yêu cầu "cốt lõi" trong tất cả các yêu cầu, học sinh sẽ phải nháp, nháp và nháp trước khi nhấc bút ghi vào bài làm. Nếu coi quá trình nháp chính là quá trình phân tích, mày mò, tìm tòi lời giải thì việc chép vào bài làm là tổng hợp, nhìn lại tư duy. Nó không chỉ giúp bài làm của học sinh mạch lạc, sạch sẽ mà còn giúp học sinh kiểm tra lại, chính xác hóa lời giải và đôi khi là phát hiện hướng đi, lời giải khác. 
Thêm nữa, với học sinh "ẩu thả", nếu có điều kiện thời gian, bạn hãy thường xuyên yêu cầu các em trình bày ra nháp và bạn kiểm tra, đến khi nào các em trình bày trong vở nháp mà cũng không hề có tẩy xóa và hợp lý thì mới cho trình bày vào vở ghi. Hãy lặp lại yêu cầu này, càng nhiều lần càng tốt ngay từ những buổi học đầu tiên. 
- Yêu cầu (4), là hiển nhiên. Hãy dạy cho các em biết trân trọng cái hay cái đẹp và ghi nhận những nỗ lực, cố gắng tạo ra cái hay, cái đẹp và có thái độ, việc làm tích cực tạo cái hay, cái đẹp. 
- Yêu cầu (5), đây là yêu cầu cao nhất là kết quả cần đạt tới của cả quá trình học tập, yêu cầu thể hiện tính sáng tạo, thể hiện cái tôi. Nếu như các yêu cầu (2), (3), (4) ít nhiều vẫn mang tính "bắt chước", thì yêu cầu này là "thói quen". Tư duy là tư duy của cái tôi, mỗi người đều có lối tư duy khác nhau, học sinh cũng vậy. Nhiệm vụ của các nhà giáo chúng ta là phát hiện ra đặc thù tư duy của các em, giúp các em hoàn thiện và phát triển nó một cách phù hợp nhất. 
	Khi các yêu cầu đã được quy ước rõ ràng thì học sinh cảm thấy mình được giáo viên đối xử công bằng và tôn trọng, học sinh sẽ chú ý trình bày hơn, đa phần giáo viên trách học sinh không biết cách học, không biết cách trình bày một bài toán đơn giản mà thật sự giáo viên có hướng dẫn cho học sinh khi nào đâu.
	Tóm lại, trong đời sống hiện nay thì môn Toán được xem là chìa khóa mở đầu cho quá trình nghiên cứu khoa học, do đó việc học sinh ít hoặc không hứng thú học môn Toán là một lỗ hỏng kiến thức khó có thể bù đắp được và càng về sau thì học sinh sẽ bị bỏ lại phía sau của sự phát triển. Cho nên ngay khi học sinh còn học THCS, học sinh cần lĩnh hội những tinh tuý nhất mà môn Toán đem lại từ đó tự bản thân các em phát triển hơn những điều mình đã lĩnh hội được từ đó góp phần làm cho môn Toán phát triển hơn nữa. Là một giáo viên dạy Toán bản thân tôi luôn không ngừng cố gắng trao dồi vốn kiến thức của mình và tìm tòi các phương pháp thích hợp với đặc thù học sinh vùng sâu mà mình đang dạy để từ đó tạo cho mình kiến thức phong phú truyền đạt cho các em để từ đó góp một phần làm cho các em say mê học Toán. Làm cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của môn Toán trong cuộc sống, giúp cho học sinh ít nhất cũng phải học để phục vụ cho bản thân nếu không có điều kiện học tiếp, xa hơn nữa là phục vụ cho công cuộc xây dựng góp phần đưa đất nước tiến xa hơn nữa trong mọi lĩnh vực. 
	Với phương pháp dạy học như trên, tôi đã áp dụng cho các em ngay từ đầu năm học, ban đầu các em còn chưa quen nhưng dần dần các em thích nghi và có chuyển biến rất tốt. Tôi nhận thấy rằng các em tích cực và có sự đam mê thấy rõ thể hiện qua các mặt: các em say mê phát biểu ý kiến, những chỗ nào không hiểu mạnh dạng hỏi giáo viên và đặc biệt là kết quả học tập của các em dần nâng lên. Và ở học kì 2 kết quả môn Toán được tốt hơn, các em thích học môn Toán hôn và nó không trở thành môn khô khan nhàm chán nữa. Kết quả học môn Toán năm học 2009 – 2010 đạt được kết quả như sau: 
Lớp
Học kì
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
6A1
1
10
27,0
6
16,1
13
35,1
8
21,8
0
0,0
6A1
2
III) PHẦN KẾT LUẬN: 
Để đạt được kết quả cao trong công tác giảng dạy môn Toán 6 ở trường THCS&THPT Bình Phong Thạnh, tôi xin rút ra một số kết luận nhằm giúp các em say mê học tập như sau: 
I) Đánh giá khái quát về thực trạng:
	1) Ưu điểm: 
	- Giáo viên vận dụng những phương pháp trên cùng với phương pháp đặc trưng của môn Toán để truyền thụ kiến thức cho học sinh.
	- Giáo viên thường xuyên uốn nắn, động viên, tìm hiểu các đối tượng học sinh của mình, đồng thời giáo viên phải không ngừng nghiên cứu sâu hơn cũng như nâng cao kiến thức để từ đó đưa ra phương pháp thích hợp từ đó kích thích học sinh tích cực học môn Toán. 
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh nghiên cứu sách giáo khoa còn vận động học sinh tìm hiểu thêm lịch sử toán học, đọc những cuốn sách hay về toán từ đó giúp học sinh mở mang thêm kiến thức toán học đồng thời sự hữu ích của nó trong đời sống xung quanh chúng ta. 
- Trong các tiết học, giáo viên dành một ít thời gian ( nếu được ) để giúp các em lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động : trò chơi, kể chuyện, thực hành ,  đề giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Thường xuyên trao đổi với học sinh về mức độ tiếp thu kiến thức cũng như phương pháp của giáo viên để từ đó giáo viên điều chỉnh cho thích hợp.
- Thường xuyên tăng cường các tiết ngoài trời hoặc các tiết trò chơi Toán học, hoặc nói chuyện về những câu chuyện vui Toán học qua giờ nghỉ giải lao, 
- Giáo viên để cho học sinh nói ra những suy nghĩ của mình về môn Toán nhất là đối với học sinh yếu từ đó giáo viên uốn nắn kịp thời, mà thường những mục đố vui, hay “Có thể em chưa biết” học sinh yếu rất hăng say phát biểu ý kiến có thể đó là những ý kiến sai, nhưng đây là quãng thời gian ít hỏi để học sinh yếu được phát biểu, được nói ra suy nghĩ của mình. Do đó giáo viên cần kiên trì khuyến khích các em để em được phát biểu nhiều hơn trong học tập.
2) Khuyết điểm:
- Là trường vùng sâu còn rất nhiều khó khăn mà chuyện học sinh nghỉ học chiếm tỉ lệ cao .
- Học sinh thường xuyên nghỉ học nên việc hỏng kiến thức dẫn đến chán học vẫn còn nhiều.
- Có quá ít thời gian để tham gia các hoạt động vì thời gian học chính thức rất nhiều.
- Trình độ kiến thức học sinh rất chênh lệch.
 II) Những bài học kinh nghiệm:
	- Giáo viên phải nhiệt tình trong công tác, luôn không ngừng học hỏi, tự nâng cao trình độ.
	- Phải quan tâm đến học sinh yếu kém nhiều hơn nhưng cũng phải quan tâm đến học sinh khá giỏi, làm cho học sinh yếu kém cảm thấy mình không bị bỏ rơi.
	- Tìm hiểu thông tin về môn học thông qua học sinh vì chỉ có các em mới đánh giá đúng mức về giáo viên mà vấn đề làm sao để cho các em nhận xét về bản thân là cả một quá trình.
	- Tâm lý học sinh thích khen hơn chê, động viên giáo viên có tác dụng cao hơn dọa nạt. Việc đánh giá, khen thưởng kịp thời nhanh chóng, nghiêm túc, công bằng mới đem lại hiệu quả tốt.
III) Đề xuất kiến nghị:
	- Ban giám hiệu cần tác động nhiều hơn đến PHHS đề giúp họ có cách hướng dẫn con em học tập cũng như thái độ học tập đúng đắn.
	- Chương trình học của các em rất nặng cho nên các giáo viên bộ môn cần yêu cầu học sinh ở mức độ vừa phải để các em có thời gian học và suy nghĩ, vui chơi chứ đừng nghĩ môn mình là quan trọng mà quên đi các môn khác.
	- Tạo nhiều sân chơi bổ ích, vì học sinh hiện giờ ngoài chơi game thì không biết chơi gì khác.
Nhận xét đánh giá của HĐ KH GD Trường :
-	Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm :
-	Tính thực tiễn , sư phạm , khoa học :
-	Hiệu quả :
-	Xếp loại :
	Bình Phong Thạnh, ngày ... tháng 5 năm 2010
 	CT. HĐKH GD
Nhận xét đánh giá của HĐ KH GD Phòng GD Mộc Hóa:
-	Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm :
-	Tính thực tiễn , sư phạm , khoa học :
-	Hiệu quả :
-	Xếp loại :
	Mộc Hóa, ngày ... tháng 5 năm 2010
 	CT. HĐKH GD
Nhận xét đánh giá của HĐ KH GD Sở GD&ĐT Long An:
-	Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm :
-	Tính thực tiễn , sư phạm , khoa học :
-	Hiệu quả :
-	Xếp loại :
 	Tân An, ngày ... tháng ... năm 2010
 	CT. HĐKH GD

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TOAN 6 NAM 2010.doc