Sáng kiến kinh nghiệm môn Mỹ thuật THCS - Năm học 2010-2011

Sáng kiến kinh nghiệm môn Mỹ thuật THCS - Năm học 2010-2011

Thế giới trong con mắt trẻ thơ thật lung linh và huyền diệu, các em khao khát được miêu tả nó bằng một nét vẽ, một bức tranh, pho tượng

 Thưởng thức nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật và bồi dưỡng năng khiếu vẽ là nhu cầu lớn của lứa tuổi học trò. Hàng năm, ngành giáo dục nói chung, và ngành giáo dục các tỉnh, thành phố nói riêng đều tổ chức thi học sinh giỏi môn Mỹ thuật, nhằm phát huy tinh thần học tập hoàn thiện Đức - Trí - Thể - Mỹ, và phát hiện năng khiếu thực sự, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, hy vọng các em sau này sẽ trở thành hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư trong tương lai. Để đạt được điều đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh, sự say mê học tập của các em, lòng nhiệt tâm cũng như kinh nghiệm, kiến thức vững vàng của người thầy giáo - vấn đề quan trọng bậc nhất trong giáo dục thẩm mỹ chính là đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác.

 Vì sao phải nói đến điều này? bởi tình trạng không ít bài vẽ của học sinh, thầy này đánh giá thấp - thầy khác lại đánh giá cao, tạo sự không thống nhất trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

 Để có sự thống nhất trong quan điểm chấm bài vẽ tranh của học sinh, cần có những tiêu chí đánh giá, xếp loại có căn cứ, tránh tình trạng các thầy chấm bài vẽ tranh chỉ nói: " đẹp hoặc chưa đẹp ", hay phân tích thiếu kiến thức hội họa " chỗ này phải khác, chỗ kia phải giống " mà người muốn phản biện chỉ cần nói " giống nhau quá thì đơn điệu, khác nhau quá thì lủng củng " thì đã hoang mang không biết chấm thế nào cho đúng, và chỉ cần chấm theo ý muốn chủ quan của thầy giáo mà thôi. Từ đó, đánh giá sai lệch chất lượng bài vẽ của học sinh, dẫn đến học sinh thờ ơ, mất hứng thú, chán nản với môn Mỹ thuật, làm thui chột năng khiếu, cảm xúc của các em.

 

doc 23 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm môn Mỹ thuật THCS - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.2
2. Mục đích của đề tài.3
II. nội dung nghiên cứu
	1. Thực trạng...............3
1.1. Cơ sở lý luận.....3
1.2. Thực trạng5
2. Những giải pháp..6
2.1. Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS6
2.2. Những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh THCS..10
2.2.1. Hình.10
2.2.2. Nét...12
2.2.3. Màu sắc...14
2.2.4. Đậm nhạt.14
2.2.5. Yếu tố không gian...15
III. Kết quả đạt được và đề xuất, kiến nghị
1. Kết quả đạt được....17
2. Kết luận.17
3. Đề xuất, kiến nghị.18
Tài liệu tham khảo..19
	 I. Phần mở đầu
	1. Lý do chọn đề tài: 
	Thế giới trong con mắt trẻ thơ thật lung linh và huyền diệu, các em khao khát được miêu tả nó bằng một nét vẽ, một bức tranh, pho tượng
 	Thưởng thức nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật và bồi dưỡng năng khiếu vẽ là nhu cầu lớn của lứa tuổi học trò. Hàng năm, ngành giáo dục nói chung, và ngành giáo dục các tỉnh, thành phố nói riêng đều tổ chức thi học sinh giỏi môn Mỹ thuật, nhằm phát huy tinh thần học tập hoàn thiện Đức - Trí - Thể - Mỹ, và phát hiện năng khiếu thực sự, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, hy vọng các em sau này sẽ trở thành hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư trong tương lai. Để đạt được điều đó, ngoài năng khiếu bẩm sinh, sự say mê học tập của các em, lòng nhiệt tâm cũng như kinh nghiệm, kiến thức vững vàng của người thầy giáo - vấn đề quan trọng bậc nhất trong giáo dục thẩm mỹ chính là đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác.
	Vì sao phải nói đến điều này? bởi tình trạng không ít bài vẽ của học sinh, thầy này đánh giá thấp - thầy khác lại đánh giá cao, tạo sự không thống nhất trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	Để có sự thống nhất trong quan điểm chấm bài vẽ tranh của học sinh, cần có những tiêu chí đánh giá, xếp loại có căn cứ, tránh tình trạng các thầy chấm bài vẽ tranh chỉ nói: " đẹp hoặc chưa đẹp ", hay phân tích thiếu kiến thức hội họa " chỗ này phải khác, chỗ kia phải giống " mà người muốn phản biện chỉ cần nói " giống nhau quá thì đơn điệu, khác nhau quá thì lủng củng " thì đã hoang mang không biết chấm thế nào cho đúng, và chỉ cần chấm theo ý muốn chủ quan của thầy giáo mà thôi. Từ đó, đánh giá sai lệch chất lượng bài vẽ của học sinh, dẫn đến học sinh thờ ơ, mất hứng thú, chán nản với môn Mỹ thuật, làm thui chột năng khiếu, cảm xúc của các em.
	Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi nghĩ rằng; nêu ra những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh là cần thiết, và là những ý kiến để những đồng nghiệp có tâm với nghề cùng xây dựng, hoàn chỉnh trách nhiệm và kiến thức, giúp cho mỗi người có kết quả giáo dục thẩm mỹ hoàn thiện hơn, giải thích được một cách rõ ràng cho học sinh - thế nào là đạt, thế nào là chưa đạt cho dù " thuật ngữ hội hoạ mơ hồ. Bởi hội hoạ có một ngôn ngữ tạo hình cơ bản, dù nó thuộc trường phái phong cách, chủ nghĩa nào chăng nữa. Mà đối với học sinh THCS thì tranh của các em chỉ mang phong cách mà thôi.
	2. Mục đích của đề tài:
	- Làm rõ tiêu chí đánh giá và vẽ tranh của học sinh THCS
	- Nâng cao chuẩn mực về đánh giá, nhận xét tranh của học sinh THCS
II. nội dung nghiên cứu
	1. Thực trạng
	1.1 Cơ sở lý luận:
	- Để thực hiện tốt việc đánh giá bài vẽ tranh của học sinh THCS, chỉ có một cách để đạt hiệu quả tốt nhất - đó chính là yếu tố người thầy giáo.
	Cô giáo Lê Thị Quyên- Hoạ sĩ - Trưởng khoa Hội hoạ trường Đại học SP Mỹ thuật Hà Nội nói - " Đào tạo mỹ thuật chính là nghề truyền nghề, thực hành giỏi mới có lý luận tốt ". Thực hành giỏi ở đây không phải là cái giỏi của một người thợ khéo tay, mà là của một hoạ sĩ biết sáng tạo ra cái mới tuân theo quy luật của cái đẹp một cách có phương pháp.
	Thật nguỵ biện khi thầy giáo nào đó nói rằng " có thể tôi học không tốt nhưng nhờ có phương pháp mà tôi dạy tốt ". PGS - Tiến sĩ Đỗ Xuân Hà nói " Năng lực của người thầy chính là học giỏi và nói giỏi ". Có năng lực mới sử dụng được phương pháp và tạo ra phương pháp.
 	Phương pháp là gì? Phương pháp là cách lối, ghép, cách thức hoặc phương sách, phương thức để giải quyết một vấn đề. Nói gọn lại, phương pháp là cách thức để làm một việc nào đó. Phương pháp dạy học là phương pháp truyền thụ của thầy và phương pháp học của trò nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học, phương pháp dạy và học có những vấn đề chung, nhưng cũng có những vấn đề riêng mang tính đặc thù cho từng môn học, cho từng giáo viên.
	Đối với môn Mỹ thuật, thường vận dụng một số phương pháp sau:
	+ Phương pháp quan sát
	+ Phương pháp trực quan
	+ Phương pháp vấn đáp
	+ Phương pháp gợi mở
	+ Phương pháp làm việc theo nhóm
	+ Phương pháp tổ chức trò chơi
	+ Phương pháp luyện tập
	+ Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống
	Ngoài ra còn có phương pháp dạy phân môn vẽ theo mẫu, thường thức mỹ thuật, vẽ trang trí, vẽ tranh.
	Trong phương pháp dạy vẽ tranh đề tài, đối với các bài thực hành, giáo viên cần đánh giá có trọng tâm từng nội dung ở một thời gian nhất định. Ví dụ: Thời gian này chú ý hơn về bố cục mảng, sau đến cách xây dựng hình tượng, và vẽ màu như thế nào? Tranh đề tài phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ: bố cục, hình vẽ, màu sắc Muốn vẽ tranh đề tài học sinh cần nắm vững được kiến thức cơ bản, chăm quan sát, chịu khó đọc và tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Kiến thức cơ bản là một trong các tiêu chí cần đạt được ở một bài vẽ tranh, đó là yếu tố cảm xúc, sáng tạo và ngôn ngữ hội hoạ. Và để học sinh hiểu được những tiêu chí cần đạt được ở một bài vẽ tranh, điều quan trọng là người thầy giáo phải có kiến thức sâu sắc về chuyên môn mới có thể truyền đạt được cho học sinh hiểu. Cần hướng dẫn cụ thể: Bố cục đẹp - những yếu tố nào tạo nên bố cục đẹp? Màu sắc hài hoà - vì sao lại nói là hài hoà? Hình đẹp - hình như thế nào được gọi là đẹp ?... có nghĩa là người thầy phải giải thích được rõ ràng những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh, vì những tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh của học sinh cũng chính là những tiêu chí cần đạt được trong một bài vẽ tranh.
	Như vậy, người thầy giáo phải luôn tự rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực sáng tạo thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường, đánh giá đúng chất lượng bài vẽ tranh của học sinh. Đó cũng là cách giúp người thầy giáo có được lòng tin trong lòng các em học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
	1.2 Thực trạng:
	- Đối với học sinh THCS hiện nay, do các em được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nên các em cũng có hiểu biết ít nhiều về Mỹ thuật, rất hay có những thắc mắc khi cảm thấy thầy giáo giải thích chưa được ngọn ngành, nhất là khi chấm bài vẽ tranh, vì phần đông các em vẽ tranh đều cho tranh của mình là đẹp (đôi khi nhiều người lớn cũng có tâm lý như vậy). Nếu thầy giáo không có khả năng đáp ứng những câu hỏi chính đáng của các em về kiến thức hội hoạ, thì chính những người thầy giáo ấy đã tự đánh mất mình, cho dù thầy có dạy dỗ theo cách thức đối phó nào đi chăng nữa. Có giáo viên giảng dạy một cách mơ hồ cho học sinh, chấm bài qua loa, đại khái. Việc ấy xảy ra một phần do thầy lười biếng, một phần do thầy lơ mơ với ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình, không hiểu nên không biết phải làm thế nào cho tốt.
 Thực tế trong những năm đầu tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá bài vẽ của học sinh, dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa khả quan. Bản thân còn lúng túng đối với nhiều cách thể hiện nội dung-bố cục- màu sắc trong bài các em vẽ làm sao đẻ đảm bảo được độ chính xác cao 
Tất cả những thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của nhà trường, điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả của điểm thi học kỳ I năm học 2009-2010 của lớp 6A:
Môn
Lớp
Số HS
Điểm thi học kỳ I năm học 2009 - 2010
Mỹ thuật
6A
36
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8%
10
26%
20
53%
5
13%
	2. Những giải pháp
	 Để đánh giá bài vẽ tranh của học sinh một cách khách quan hơn, học thuật hơn, cần hiểu được đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS và những tiêu chí sau đây.
	2.1 Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh THCS
	- Đối với các em, vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kỳ lạ, mọi em đều thích vẽ, có thể vẽ bất cứ lúc nào. Những hình vẽ của các em làm chúng ta từ ngạc nhiên đến cảm động, từ vui mừng đến hi vọng. Các em có một thế giới nội tâm, cảm xúc riêng biệt, mà những người lớn hình như không thể hình dung nổi.
	- Những nét ngây thơ và đáng yêu ấy là hình ảnh về thế giới tuổi thơ, những mảng màu táo bạo, hồn nhiên, tươi vui, bừng sáng, từng bố cục không bị lệ thuộc bởi lý tính, những hình vẽ không tuân thủ quy luật đúng tự nhiên, có thể không cần không gian và viễn cận.
Ví dụ: Tranh của em Lê Hiếu Anh
( H.1 )
- Cái ô tô em vẽ dù nhìn nghiêng nhưng vẫn nhìn thấy cả hai đèn pha, bánh trước nhỏ, bánh sau to. Nếu góp ý ngay là sai phối cảnh tức là chưa hiểu các em, làm các em cụt hứng. Các em vẽ như vậy là có lý của các em, bánh sau ô tô vẽ to vì thân ô tô chở nặng, nhìn nghiêng đèn bên kia tuy che khuất, nhưng theo em - đã là ôtô, phải có đủ hai đèn thì chạy mới an toàn. ( H1 )
	Cái vô lý trong hình vẽ, nhưng lại đúng với cảm xúc trực tiếp của các em, tranh của các em thường được giải quyết theo cảm xúc của mình. Tất nhiên ở lứa tuổi THCS, các em đã có sự quan tâm về chi tiết, một số em bước đầu đã tuân thủ quy luật tự nhiên của sự vật, hình tượng cứng cáp, tranh có chiều sâu không gian, chi tiết như quần áo, giày dép, mắt, mũi, miệng, tay, chân được quan tâm cẩn thận.
	Vậy ta cần đánh giá như thế nào? nếu một tranh có phong cách hồn nhiên, còn tranh kia lại tỏ ra cứng cáp già dặn.
	Ví dụ tranh: " An toàn giao thông "
( H. 2 )
	- Tranh vẽ 3,4 em đi cùng một làn đường mất an toàn . đề tài thật hợp với trí tưởng tượng và cảm xúc phong phú của các em. Em vẽ ra cảm xúc sôi nổi, bút pháp hối hả, khoẻ mạnh, màu sắc rực rỡ, tương phản, đường nét, đậm nhạt mạnh mẽ,. Bức tranh có một bố cục cơ bản, vững vàng. Sự thay đổi phong phú của hình vô cùng tự nhiên, hợp lý, không gò ép, gượng gạo. Tất cả thể hiện một lối vẽ có học thuật cơ bản rõ ràng mà cơ bản đó không thể ảnh hưởng đến không khí đậm đà tình cảm, hồn nhiên của bức tranh ( H2 )
	- Tranh " Trung thu" của em Nguyễn Đức Tưởng - 
( H3 )
	- Tranh vẽ một các em bé tay cầm đền ông sao, đội mũ, trên trời những đám mây hồng bồng bềnh trôi, dưới đất - cỏ cây hoa lá như đang reo vui đón chào người bạn. Với cái nhìn khái quát tổng hợp, thiếu học thuật mà thậm chí người lớn vẫn còn mắc phải. Bố cục tạo ra buổi vui chơi thật nên thơ. Cuộc sống ở nông thôn. Xúc cảm chân thực với cuộc sống đã cho em thành công trong tác phẩm ( H3 ).
	- Bức tranh " An toan giao  ... eo bản năng tự nhiên. Với các em có năng khiếu - tự nhiên nét vẽ sẽ hoạt và mềm mại, rất tình cờ tạo nên sự hợp lý cho bức tranh.
	2.2.3. Màu sắc:
	- Đối với học sinh, các em thường vẽ màu theo ý thích chủ quan, tự nhiên, ví dụ: trời phải xanh, mây phải trắng, bướm phải vàng, ( ngoại trừ một số em có lẽ được học vẽ từ nhỏ ở các nhà văn hoá thiếu nhi vẽ màu mang tính học thuật rõ ràng - không còn lệ thuộc vào tự nhiên ). Nhưng vì thế mà màu sắc trong tranh của các em rất trong trẻo, tươi tắn, mỗi em mỗi vẻ tuỳ vào cá tính của từng em, em có cá tính mạnh mẽ thì màu sắc trong tranh cũng tương phản mạnh mẽ, em nào tính cách nhẹ nhàng thì màu sắc cũng êm dịu, nhẹ nhàng, màu sắc của các em đưa người lớn vào kỷ niệm tuổi thơ với những cánh đồng vàng màu xanh bát ngát.
	Sự hài hoà về màu sắc trong tranh của học sinh ngoài việc được học tập và rèn luyện qua các bài thực hành mỹ thuật, một phần là sự thành công tình cờ qua năng khiếu cảm nhận thị giác. Để đánh giá chính xác hơn về sự hài hoà của màu sắc, ta cần quan tâm đến yếu tố đậm nhạt trong ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình sau đây.
	2.2.4. Đậm nhạt:
	- Đậm nhạt tạo sự thành công về nhiều mặt cho bức tranh, nó có thể làm hợp lý hơn hoặc hư hỏng sự cân bằng bố cục, màu sắc và cũng có thể khắc phục được những sai sót, khiếm khuyết về hình - giúp cho bức tranh hoàn thiện hơn.
	Nhìn nhận yếu tố đậm nhạt trên tranh của học sinh cơ bản như sau:
	+ Những hình tượng ở tiền cảnh bức tranh có tương quan màu sắc mạnh mẽ hơn, độ tương phản cao hơn - tức là độ đậm nhạt giữa hình tượng và nền tranh ( hoặc các yếu tố hình khác ) chênh lệnh nhau nhiều hơn, giúp cho những hình tượng muốn vẽ ở phía trước tranh có cảm giác đứng gần ta hơn.
	+ Những hình tượng ở hậu cảnh bức tranh, càng xa càng có độ đậm nhạt ( sáng tối ) chênh lệch nhau ít hơn, để những vật phía sau không tạo cảm giác đứng bật lên phía trước.
	+ Nhìn nhận được đậm nhạt để chấm bài vẽ tranh cho học sinh là tối quan trọng, bởi đậm nhạt tốt gần như giải quyết được toàn bộ cho sự hài hoà của màu sắc, tạo nên xa gần, cân bằng bố cục, đem lại thành công cho bức tranh. ở người lớn cũng vậy, khi sáng tác tranh, sau khi tìm được hình, hoạ sĩ chỉ cần quan tâm đến đậm nhạt là giải quyết được hầu hết trong việc hoàn thiện bức tranh.
	+ Yếu tố đậm nhạt rất đơn giản khi được giải thích, nhưng không phải ai cũng rõ điều này, thường thì người ta quên mất hoặc không biết, bởi hiểu được điều này thì thầy giáo phải có khả năng sáng tác mới vỡ ra được. Vì thế mà phần lớn các thầy, khi đánh giá bài vẽ tranh của học sinh - chủ yếu ưu tiên cho các bài vẽ nặng hình thức và yếu tố trang trí, mà thực ra những bài vẽ tranh mang yếu tố màu sắc hội hoạ - để có được sự thành công thì khó hơn nhiều, vì nó còn phải có thêm một yếu tố vô cùng quan trọng - đó là yếu tố không gian, trong đó diễn tả được không gian đa chiều trên mặt phẳng.
	2.2.5. Yếu tố không gian:
	- Tranh có hậu cản nghĩa là tạo không gian theo luật viễn cận - có không khí hơn tranh theo kiểu " đơn tuyến bình đồ ". Vẽ được hậu cảnh là rất khó, bởi làm sao hình ảnh phụ làm phong phú thêm cho bức tranh, làm chắc bố cục, tạo không gian, làm hình ảnh chính sinh động hơn.
	Khi vẽ màu, diễn tả được hình tượng và hậu cảnh theo phương pháp hội hoạ để tạo không gian cho bức tranh cũng rất khó xử lý đậm nhạt, ngoài việc khó khăn khi diễn tả khối của sự vật thì hậu cảnh và hình ảnh phụ rất khó làm át đi, làm mất tập trung cho hình ảnh chính thể hiện nội dung đề tài. Đối với học sinh THCS, tranh của các em chủ yếu vẽ theo hình thức trang trí, tô những mảng màu phẳng lên hình vẽ. Không gian chỉ được thể hiện khi các em vẽ những hình tượng ở tiền cảnh to lớn hơn những hình tượng ở hậu cảnh, và nhờ sợ giải quyết đậm nhạt tốt tạo nên sự xa gần cho bức tranh.
	- Khi đánh giá bài vẽ, cần lưu ý rằng, sự phối hợp giữa cảm xúc, đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh mang đặc điểm tâm lý lứa tuổi và những yếu tố học thuật cơ bản của hội hoạ đó là sự kết hợp hài hoà, và càng không có sự cứng nhắc khi đánh giá tác phẩm của các em, yếu tố học thuật đôi khi nằm trong cảm xúc một cách tình cờ và ngược lại, cảm xúc - sự hồn nhiên của các em khi nhìn nhận sự vật tình cờ tạo nên những yếu tố học thuật thành công trong bức tranh.
	Có thể động viên khuyến khích cho những bức tranh có ý tưởng trong sáng, tích cực, hình thức thể hiện táo bạo, tính sáng tạo cao, dù bố cục hay màu sắc còn có những hạn chế nhỏ. Đặc biệt, khi đánh giá bài vẽ trong các kỳ thi học sinh giỏi môn vẽ tranh, không nên đánh giá cao những bức tranh các em tìm cách chép lại tranh đạt giải cấp in trong sách báo, tạp chí, hay những bức tranh có đến 70% là hình vẽ và màu sắc của giáo viên hướng dẫn ( vì học sinh khi chép lại tranh của giáo viên đã có sai lệch khoảng 30%), hoặc các em cóp nhặt những hình vẽ minh hoạ trong truyện hay sách giáo khoa các bộ môn khác để đưa vào bài vẽ của mình. Nếu ưu ái cho sự chép lại, vô tình ta đã đi ngược lại với định hướng giáo dục thẩm mỹ, làm mất tư duy sáng tạo của học sinh và lớn hơn là làm hại khiếu thẩm mỹ - khiếu thưởng ngoạn của những thế hệ sau. Giáo dục thẩm mỹ ở trường THCS là rèn luyện cho các em tư duy hình tượng, sáng tạo, phương pháp làm việc khoa học, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập và những công việc cụ thể. Vì thế mà tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá bài vẽ tranh luôn phải là " khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có " ( Nam Cao)
.III. Kết quả đạt được và đề xuất, kiến nghị
1. Kết quả đạt được:
	- Trong quá trình thực hiện, tôi thấy rằng, đánh giá bài vẽ tranh của học sinh một cách chính xác là một trong những biện pháp tốt nhất tạo nên được niềm tin, cảm hứng sáng tạo, sự đam mê học vẽ cho các em, ( lưu ý rằng: Việc đánh giá bài vẽ tranh ở lớp học khác với chấm thi học sinh giỏi vẽ các cấp. ở lớp học thầy giáo là người giúp các em tự đánh giá tác phẩm của các em)
	Qua các bài học, các em vẽ đẹp hơn nhiều. Tôi chưa có thời gian in màu những bức tranh đẹp của học sinh trường THCS nơi tôi công tác để giới thiệu với mọi người cùng đồng nghiệp, chỉ đang dừng lại ở việc lưu trữ, bảo quản để làm đồ dùng dạy học và triển lãm tranh cho học sinh cuối năm.
	Điều nhận thấy rõ ràng nhất là không khí học tập của học sinh trong trường đối với môn Mỹ thuật, ngày càng có nhiều em thích học, bộc lộ thêm nhiều năng khiếu đáng quý giúp tôi đạt được kết quả giáo dục thẩm mỹ đại trà và có được kế hoạch bồi dưỡng, dự nguồn đối tượng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp môn Mỹ thuật sau này
	Và không khí phấn khởi học tập của học sinh chính là nguồn cổ vũ động viên lớn, giúp tôi có thêm sự phấn khởi, hăng hái trong công việc dạy học và các công việc khác mà nhà trường giao cho. Tôi nhận thấy trên thực tế đánh giá bài vẽ tranh của học sinh khách quan, chính xác là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng bài vẽ tranh của học sinh, bởi qua đánh giá bài vẽ học sinh tiếp cận được với ngôn ngữ tạo hình một cách dễ dàng hơn, vì khi thầy giáo là người giúp các em tự đánh giá các tác phẩm của mình. Sau khi đã áp dụng tiêu chí đánh giá bài vẽ tranh trong việc dạy - học để thực nghiệm trong năm học 2008 - 2009; 2009 - 2010, tôi đã lấy bảng điểm học sinh lớp 7A - Môn Mỹ thuật trong hai năm học để so sánh, kết quả thu được như sau:
Môn
Lớp
Số HS
 Điểm thi học kỳ I năm học 2008 - 2009
Mỹ thuật
6A
36
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8%
10
26%
20
53%
5
13%
 Môn
Lớp
Số HS
 Điểm thi học kỳ I năm học 2009 - 2010
Mỹ thuật
7A
(6A cũ)
36
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0%
3
8%
25
66%
10
26%
	- Kết quả trên cho ta thấy với sự đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác là động lực tốt nhất để học sinh mau tiến bộ, không những học sinh có được kiến thức và cảm xúc sáng tạo mà người thầy giáo qua sự tích cực đó cũng tích luỹ thêm được nhiều kiến thức hơn sự mong muốn trong quá trình dạy học. Tất nhiên, kết quả đạt được trên cũng cần phải phụ thuộc vào sự tích cực của các phương pháp dạy học khác.
2 .Kết luận:
	- Tranh của các em học sinh phản ánh sự vật khách quan một cách dễ dàng, ngộ nghĩnh và đầy chất thơ. Bằng sự mô phỏng tự nhiên, không chút câu nệ theo thực tế, các em giữ được trên giấy vẽ cái tinh thần làm chủ diễn đạt phóng khoáng, táo bạo, tung hoành, nhiều nghệ sĩ lớn đã mê tranh của các em vì thấy ở đó mọi giá trị chân thực của ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật hội hoạ. Nghệ thuật hội hoạ ở lứa tuổi thơ cần phải bảo vệ hơn hết sự hồn nhiên, cái bản năng đặc biệt của mỗi em. Đó là biểu hiện những tâm hồn sáng tạo không ngừng.
	Một cái nhìn không đúng thực lại hết sức tế nhị, có duyên làm sao. Một bảng màu bôi không đều lại mềm mại, dễ yêu và vô cùng gợi cảm cho người thưởng thức. Trong đó có yếu tố ngẫu nhiên mà lại ăn ý, đúng chỗ, rất thực và đáng yêu, táo bạo mà nhuần nhuyễn. Xem tranh các em, ta như bắt gặp cái gì đó trong tâm hồn mình, cái chân thực trên tác phẩm tuổi thơ hồ hởi của các em.
	- Tôi viết SKKN này, với mong muốn được mọi người tham khả, chắc cũng còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục, mong được đồng nghiệp và cấp trên góp ý, chia sẻ, làm cho những tiêu chí đánh giá mà tôi nêu lên hoàn thiện hơn, động viên được sự tích cực của người thầy, giúp cho học sinh mau tiến bộ.
3. Đề xuất - kiến nghị
	- Thời gian tới, để nâng cao trình độ thực chất của giáo viên, ngành giáo dục nên có biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, không nên tự hài lòng với trình độ Đại học của giáo viên THCS, tổ chức các hội thảo để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, học tập nhau trong quá trình công tác - dù với quan niệm của không ít người môn Mỹ thuật là môn không quan trọng. Những mỹ thuật luôn có trong tâm hồn mỗi người bởi cái đẹp theo đuổi con người từ lúc lọt lòng đến khi trở về cái bụi. Và " Nghệ thuật là để làm thức tỉnh lương tâm con người, còn khoa học là để tạo ra cuộc sống sung sướng cho họ 
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Ngày 05 tháng 0 năm 2011
Người thực hiện
Lê Đức Thọ
Tài liệu tham khảo
	1. David Piper - Lê Thanh Lộc dịch - Thưởng ngoạn hội hoạ - NXB - VHTT.
	2. Thẩm Đức Tụ - Hướng dẫn phát triển và bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho trẻ em trong nhà thiếu nhi - Hội đồng TW Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
	3. Tạp chí Mỹ thuật số 3	4/ 5/ 6/ 1978
	4. Nguyễn Quốc Toản - Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật - NXB Giáo dục
	5. Mỹ thuật lớp 6 - SGV - NXB GD.
	6. Mỹ thuật lớp 7 - SGV - NXB GD.
	7. Mỹ thuật lớp 8 - SGV - NXB GD.
	8. Mỹ thuật lớp 9 - SGV - NXB GD.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem mon my thuat thcs.doc