Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào bài giảng điện tử môn Ngữ văn Lớp 8 - 9

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào bài giảng điện tử môn Ngữ văn Lớp 8 - 9

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

 1. THUẬN LỢI:

Trường Trung học cơ sở (THCS) Cẩm Sơn chúng tôi thuộc Ấp 4 Xã Cẩm Sơn, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang, trường đang được Sở Giáo Dục Tỉnh hướng đạt chuẩn Quốc gia, vì thế trường lớp khang trang, cơ sở vật chất từ: Bàn, ghế , quạt trần, máy chiếu, tranh ảnh, sách báo, phòng bộ môn . tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho việc áp dụng CNTT vào giảng dạy, bên cạnh nhà trường còn có cả một đội ngũ Giáo viên đạt 100% bằng A tin học, họ đã không ngừng học tập, truy cập kiến thức, nâng cao tay nghề thông qua các mạng thông tin Internet .

Riêng bộ môn Ngữ Văn chúng tôi lại có thêm một phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc sử dụng đồ dùng một cách khoa học, tiện ích và tạo được hứng thú trong học môn Văn ở các em Học sinh(HS). Đó là soạn-giảng một văn bản bằng CNTT.

Như khi dạy các văn bản thơ- văn, chúng tôi đã có những bài hát minh hoạ: Bài Đồng Chí, Bài Mùa xuân nho nhỏ, Bài Ông Đồ; hoặc các đoạn phim ngắn như Lão Hạc, Những ngôi sao xa xôi ., khi dạy các văn bản Tiếng việt tôi cũng không phải mất công viết nhiều lên bảng hoặc khi thao giảng không cần mang, vác những đồ dùng dạy học cồng kềnh

 2. KHÓ KHĂN:

 Áp dụng CNTT vào dạy- học môn Ngữ văn có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh chúng tôi gặp cũng không ít khó khăn:

- Trình độ tin học và khả năng sử dụng máy của một số GV còn hạn chế.

- Về máy móc đôi khi không phù hợp giữa máy của cá nhân với máy của nhà trường về font chữ.

- GV chuẩn bị bài dạy rất kĩ, nhưng đến lớp thì bị cúp điện.

- Việc sử dụng các băng hình, tranh minh hoạ được GV tìm trên mạng Internet bị mờ, không cụ thể, không phù hợp sẽ bị ảnh hưởng đến tiết dạy và khả năng tiếp thu bài cho HS.

- Đôi khi GV sử dụng quá nhiều tranh minh hoạ cũng sẽ làm mất đi mục đích chính của giờ dạy.

Cụ thể như văn bản “ Truyện Kiều của Nguyễn Du tôi dùng 17 slide

+ Slide 1: Lời chào mừng

+ Slide 2: Câu hỏi Kiểm tra bài cũ

+ Slide 3: Tuần, tiết, tên bài dạy

+ slide 4: I/ Giới thiệu tác giả Nguyễn Du : ảnh Nguyễn Du, các đền thờ

+ Slide 5: 1/ Về gia đình

+ Slide 6: 2/ Thời đại

+ Slide 7: 3/ Cuộc đời

+ Slide 8: 4/ Sự nghiệp sáng tác

+ Slide 9: Ảnh khu lưu niệm của Nguyễn Du

+ Slide 10: II/ Truyện Kiều: Các bản truyện Kiều được dịch nhiều thứ tiếng.

+ Slide 11: 1/ Hoàn cảnh sáng tác

+ Slide 12: 2/ Tóm tắt truyện Kiều

+ Slide 13: III/ Giá trị truyện Kiều

+ Slide14: 1/ Giá trị nội dung

+ Slide 15: 2/ Giá trị nghệ thuật

+ Slide 16: IV/ Luyện tập

+ Slide 17: Dặn dò- Chuẩn bị bài mới

Tất cả các slide tôi đều ghi chi tiết nội dung để HS nhìn và ghi vào vở, tôi không cần ghi bảng, chỉ chiếu để HS chép, với thời gian 1 tiết tôi dạy văn bản này rất đúng giờ, không khí lớp học cũng rất sôi nổi, nhưng đến khi kiểm tra lại kiến thức bài học và vở viết bài thì đa số HS viết bài chưa đầy đủ, một số không chép bài, nguyên nhân các em chưa quen với cách chép bài trên màn hình và một số chỉ lo nhìn tranh ảnh mà không viết bài. Khi dạy xong một bài giảng điện tử đầu tiên tôi liền kiểm tra lấy ý kiến của các em đại diện trong tổ về khả năng thích học giáo án điện tử thì kết quả rất khả quan, nhưng khi tôi kiểm tra đến bài viết và kiến thức bài vừa học thì kết quả thật không ngờ với lí do đơn giản: nhìn hình ảnh trình chiếu, mà quên chép bài, nhưng khi chép thì lại không kịp vì Gv chiếu nhanh mà không ghi bảng, nên HS chưa quen, qua thăm dò ý kiến và kiệm tra bài viết tôi thống kê kết quả như sau:

- Thật bất ngờ với kết quả khảo sát, tôi nghĩ phải có một phương pháp nào để thực hiện một bài giảng điện tử thành công, phải làm sao khi lên lớp dạy bằng giáo án điện tử thì khả năng hứng thú và việc ghi chép bài, hiểu bài của các em phải có kết quả ngang nhau.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT vào bài giảng điện tử môn Ngữ văn Lớp 8 - 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT 
VÀO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - 9
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Những năm gần đây, với sự đổi mới phương pháp dạy học văn ở các nhà trường càng thôi thúc chúng ta , đội ngũ giáo viên dạy Văn phải trăn trở, tìm tòi, sáng tạo để cải tiến cách dạy, nâng cao hiệu quả giờ dạy Văn, tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh đến với môn Văn, một môn học dường như ít thu hút học sinh trong thời đại khoa học tiên tiến hiện nay, như Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống nói :“ Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin (CNTT) vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”.
Dạy Văn theo các nhà giáo dục thì “Lấy HS làm trung tâm” nhưng theo xu thế hiện đại thì: “Xem HS là bạn đọc sáng tạo”. Điều đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy Ngữ văn phải thật sự sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp. Phải chăng sự sáng tạo trong dạy học Ngữ văn khi vận dụng CNTT là chiếu chép thay cho đọc chép? Là nhìn chép thay cho nghe chép? Điều đó sẽ xảy ra nếu Giáo Viên (GV) “máy móc” khi vận dụng các phương tiện hiện đại này.
 Là một giáo viên dạy Văn, đứng lớp gần 30 năm, và qua nhiều tiết dạy áp dụng CNTT vào các bài Ngữ Văn của hai khối 8 và 9 tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm khi thực hành bài giảng điện tử trên lớp có thành công và cũng có thất bại, nên hôm nay tôi muốn đóng góp một chút kinh nghiệm vào sự đổi mới đó bằng một đề tài nho nhỏ : “Ứng dụng CNTT trong giờ dạy- học môn Ngữ văn khối 8-9”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
 1. THUẬN LỢI:
Trường Trung học cơ sở (THCS) Cẩm Sơn chúng tôi thuộc Ấp 4 Xã Cẩm Sơn, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang, trường đang được Sở Giáo Dục Tỉnh hướng đạt chuẩn Quốc gia, vì thế trường lớp khang trang, cơ sở vật chất từ: Bàn, ghế , quạt trần, máy chiếu, tranh ảnh, sách báo, phòng bộ môn. tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho việc áp dụng CNTT vào giảng dạy, bên cạnh nhà trường còn có cả một đội ngũ Giáo viên đạt 100% bằng A tin học, họ đã không ngừng học tập, truy cập kiến thức, nâng cao tay nghề thông qua các mạng thông tin Internet.
Riêng bộ môn Ngữ Văn chúng tôi lại có thêm một phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc sử dụng đồ dùng một cách khoa học, tiện ích và tạo được hứng thú trong học môn Văn ở các em Học sinh(HS). Đó là soạn-giảng một văn bản bằng CNTT.
Như khi dạy các văn bản thơ- văn, chúng tôi đã có những bài hát minh hoạ: Bài Đồng Chí, Bài Mùa xuân nho nhỏ, Bài Ông Đồ; hoặc các đoạn phim ngắn như Lão Hạc, Những ngôi sao xa xôi., khi dạy các văn bản Tiếng việt tôi cũng không phải mất công viết nhiều lên bảng hoặc khi thao giảng không cần mang, vác những đồ dùng dạy học cồng kềnh
 2. KHÓ KHĂN:
 Áp dụng CNTT vào dạy- học môn Ngữ văn có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh chúng tôi gặp cũng không ít khó khăn:
- Trình độ tin học và khả năng sử dụng máy của một số GV còn hạn chế.
- Về máy móc đôi khi không phù hợp giữa máy của cá nhân với máy của nhà trường về font chữ.
- GV chuẩn bị bài dạy rất kĩ, nhưng đến lớp thì bị cúp điện.
- Việc sử dụng các băng hình, tranh minh hoạ được GV tìm trên mạng Internet bị mờ, không cụ thể, không phù hợp sẽ bị ảnh hưởng đến tiết dạy và khả năng tiếp thu bài cho HS.
- Đôi khi GV sử dụng quá nhiều tranh minh hoạ cũng sẽ làm mất đi mục đích chính của giờ dạy.
Cụ thể như văn bản “ Truyện Kiều của Nguyễn Du tôi dùng 17 slide
+ Slide 1: Lời chào mừng
+ Slide 2: Câu hỏi Kiểm tra bài cũ
+ Slide 3: Tuần, tiết, tên bài dạy
+ slide 4: I/ Giới thiệu tác giả Nguyễn Du : ảnh Nguyễn Du, các đền thờ
+ Slide 5: 1/ Về gia đình 
+ Slide 6: 2/ Thời đại
+ Slide 7: 3/ Cuộc đời
+ Slide 8: 4/ Sự nghiệp sáng tác 
+ Slide 9: Ảnh khu lưu niệm của Nguyễn Du
+ Slide 10: II/ Truyện Kiều: Các bản truyện Kiều được dịch nhiều thứ tiếng.
+ Slide 11: 1/ Hoàn cảnh sáng tác
+ Slide 12: 2/ Tóm tắt truyện Kiều
+ Slide 13: III/ Giá trị truyện Kiều
+ Slide14: 1/ Giá trị nội dung
+ Slide 15: 2/ Giá trị nghệ thuật
+ Slide 16: IV/ Luyện tập
+ Slide 17: Dặn dò- Chuẩn bị bài mới
Tất cả các slide tôi đều ghi chi tiết nội dung để HS nhìn và ghi vào vở, tôi không cần ghi bảng, chỉ chiếu để HS chép, với thời gian 1 tiết tôi dạy văn bản này rất đúng giờ, không khí lớp học cũng rất sôi nổi, nhưng đến khi kiểm tra lại kiến thức bài học và vở viết bài thì đa số HS viết bài chưa đầy đủ, một số không chép bài, nguyên nhân các em chưa quen với cách chép bài trên màn hình và một số chỉ lo nhìn tranh ảnh mà không viết bài. Khi dạy xong một bài giảng điện tử đầu tiên tôi liền kiểm tra lấy ý kiến của các em đại diện trong tổ về khả năng thích học giáo án điện tử thì kết quả rất khả quan, nhưng khi tôi kiểm tra đến bài viết và kiến thức bài vừa học thì kết quả thật không ngờ với lí do đơn giản: nhìn hình ảnh trình chiếu, mà quên chép bài, nhưng khi chép thì lại không kịp vì Gv chiếu nhanh mà không ghi bảng, nên HS chưa quen, qua thăm dò ý kiến và kiệm tra bài viết tôi thống kê kết quả như sau:
- Thật bất ngờ với kết quả khảo sát, tôi nghĩ phải có một phương pháp nào để thực hiện một bài giảng điện tử thành công, phải làm sao khi lên lớp dạy bằng giáo án điện tử thì khả năng hứng thú và việc ghi chép bài, hiểu bài của các em phải có kết quả ngang nhau.
TSHS
Số lượng HS hứng thú với bài giảng điện tử
Tỉ lệ
Số lượng HS hiểu bài- ghi bài đầy đủ
Tỉ lệ
Hai lớp 8 (74 HS)
74
100%
62
83.4%
Một lớp 9 (41HS)
41
100%
21
51.2%
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Tiếp tục dạy hai lớp 8 và một lớp 9 trong hai năm 2010-2011 và 2011-2012 tôi bắt đầu thực hiện theo phương châm: “ Bài giảng điện tử chỉ là một phương tiện dạy học”. 
Để cho một tiết giảng dạy bài Ngữ văn bằng CNTT đạt hiệu quả, cả năm học 2010-2011tôi soạn rút gọn lại các bài giảng, thử áp dụng các biện pháp như:
1/ Đối với giáo viên:
- Tiến hành soạn giáo án giảng dạy bằng word theo đúng mẫu qui định của chuyên môn và sự thống nhất chung của ngành.
- Tiến hành soạn giáo án điện tử để giảng dạy trên lớp:
+ Sử dụng các slide có các nội dung tương ứng với bài học và tương ứng từng phần trong giáo án word: 
+ Dùng các slide ghi nhận các bài tập thực hành để HS dễ quan sát, dễ dàng thực hiện cho cùng nhóm.
+ Dùng slide để vẽ BĐTD nhằm củng cố bài học- Tải những bài hát hoặc bài thơ được ca sĩ thực hiện trên video, hoặc trình chiếu một đoạn phim phục vụ cho kiến thức của bài học sau tiết học.
+ Xác định nội dung bài dạy, phần chuẩn kiến thức cần ghi bảng để HS dễ theo dõi bài, từ đó tính toán các slide tương ứng.
♣ Lớp 9:
 - Văn bản: Truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Slide 1: Số tuần tiết theo PPCT, tên bài dạy, tên tác giả
+ Slide 2: I/ Tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Du 
 Chèn chân dung Nguyễn Du, các hình ảnh tư liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, các hình ảnh về đền thờ, khu lưu niệm của Nguyễn Du, 
+ Slide 3: Sự nghiệp sáng tác
Các văn bản được viết bằng các chữ Hán- Nôm,.ảnh các bảng Truyện Kiều cổ nhất được in bằng nhiều thứ tiếng.
Chèn các tư liệu liên quan đến quá trình sáng tác của tác giả, nhằm giúp HS có ấn tượng rõ hơn về tác phẩm
+ Slide 4: II/ Tìm hiểu Truyện Kiều: Giới thiệu tóm tắt 3 phần của Truyện Kiều
+ Slide 5: Củng cố bằng Bản đồ tư duy (BĐTD), Dặn dò cho tiết sau.
Trong bài giảng này tôi chỉ giới thiệu các hình ảnh có liên quan đến kiến thức đang học chứ không in nội dung bài học, chủ yếu HS nhìn vào Sách giáo khoa (SGK) để phát biểu và ghi vào vở, những ý trọng tâm tôi ghi lên bảng theo trình tự một tiết dạy truyền thống.
 - Bài Tổng kết từ vựng ( Luyện tập tổng hợp)
+ Slide 1: Số tuần, tiết theo chương trình, tên bài dạy
+ Slide 2: Bài tập 1
+ Slide 3: Bài tập 2- ảnh minh họa
+ Slide 4: Bài tập 3- 4 ảnh minh họa
+ Slide 5: Bài tập 5
+ Slide 6: Bài tập 6
+ Slide 7: Củng cố bằng BĐTD và dặn dò
Trong tiết này tôi sẽ ghi toàn bộ nội dung của các bài tập và câu hỏi của từng bài tập vào các slide, tìm thêm một số hình ảnh minh họa (nếu có), với font chữ 32, HS sẽ nhìn lên màn hình trả lời câu hỏi gợi ý của từng bài tập rất dễ dàng, sau đó ghi câu trả lời vào vở.
 Mỗi bài học dù văn bản hay phần Tiếng Việt tôi cố gắng gói gọn chỉ trong vòng 1- 6 slide tránh dùng nhiều hình ảnh không phục vụ cho chuẩn kiến thức, kĩ năng, không dùng những kiểu chữ, hình động.
2/ Đối với HS sinh 
Khi học văn bản các em chủ yếu nhìn vào SGK để đọc và trả lời câu hỏi của GV, khi nào có hình ảnh minh họa cho đoạn văn thì HS nhìn vào máy chiếu để thấy rõ mặt tích cực của nội dung bài học.
Khi học phần Tiếng Việt HS cần nhìn lên máy chiếu để dễ dàng nhận thấy cụ thể những yêu cầu của bài tập, nhất là thuận lợi cho việc làm bài tập theo nhóm, xác định câu, từ chính xác, cụ thể hơn hoặc nhìn vào các ảnh minh họa sẽ có được những nhận xét tinh tế, phong phú thêm.
HS vừa nhìn màn hình phát biểu vừa tiếp thu nội dung kiến thức từ việc ghi bảng của GV để ghi vào vở cho kịp thời.
HS vừa tập trung nhìn, nghe, vừa phát biểu và ghi một cách chính xác, đầy đủ, khoa học.
IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Với cách soạn một bài giảng điện tử và áp dụng CNTT vào các bài giảng văn của hai lớp 8 và một lớp 9 trong năm học 2010-2011 và học kì 1 năm 2011-2012 vào các tiết dạy trên lớp cùng với thao giảng tổ cũng như tiết dạy giáo viên giỏi cấp trường, bản thân tôi rất hài lòng, rất tự tin với những bài soạn giảng của mình, đối với HS tôi thấy các em cũng rất thích thú với những tiết dạy bằng giáo án điện tử, các em phát biểu nhiều hơn, làm bài tập nhóm nhanh hơn, khi nhận xét một đoạn văn, một từ ngữ nào đó chính xác hơn . Sau vài tiết dạy bằng giáo án điện tử tôi có lấy được một vài sát xuất của hai khối lớp 8 và 9 bằng câu hỏi trắc nghiệm đơn giản: “ Các em có hứng thú với bài giảng bằng điện tử không?” thì thấy kết quả số lượng HS hứng thú với việc GV áp dụng CNTT theo hướng “ Bài giảng điện tử là một phương tiện”, rất khả quan giống như lúc áp dụng CNTT của hai năm trước. 
Qua một năm, một học kì tôi thay đổi phương pháp áp dụng CNTT vào bài ngữ văn của cả hai khối, với nhiều dạng bài khác nhau, thực hiện nhiều lần lên lớp, nhiều lần thao giảng trong tổ và một lần thi giáo viên giỏi cấp trường, khi kiểm tra sát xuất bài giảng, kiểm tra miệng và bài kiểm tra 1 tiết ở HS hai khối, khả năng nghe, nhìn, viết của HS có tiến bộ rõ rệt và tôi có được một kết quả thật mĩ mãn: 
TSHS 
Số lượng HS hứng thú với bài giảng điện tử
Tỉ lệ
Số lượng HS hiểu bài và ghi bài đầy đủ
Tỉ lệ
Hai lớp 8(72hs )
68
94.4%
72
100%
Một lớp 9(41hs)
38
92.7%
41
100%
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Công nghệ thông tin nói chung, sự hỗ trợ của Powerpoint nói riêng trong giảng dạy sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian, GV sử dụng tốt các tư liệu minh họa sẽ làm HS học tập hứng thú hơn. Đồng thời, Powerpoint còn giúp GV có thể hướng dẫn HS tiếp cận được một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng mà thật sinh động. Từ đó, góp phần đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường phổ thông. "Song các phương tiện hiện đại dù tiện lợi đến đâu cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò chủ động, sáng tạo của GV trong việc tổ chức các họat động nhận thức của HS .Đặc biệt, việc thiết kế nội dung trình diễn bằng Powerpoint tuy không quá khó đối với GV nhưng lại đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu và mất nhiều thời gian.Vì vậy,việc kết hợp các ưu thế của các yếu tố mới, của khoa học công nghệ vào giảng dạy là cần thiết nhưng phải kết hợp linh họat với phương pháp dạy học truyền thống sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể, có hiệu quả và phát huy tốt tính tích cực, độc lập học tập của HS là giải pháp tốt nhất. 
 Không có PPDH nào là tối ưu, không phải cứ vận dụng CNTT vào giảng dạy đã là đổi mới PPDH, thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm của GV, vận dụng CNTT là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà GV nên vận dụng, điều này không hoàn toàn bắt buộc song chính nó sẽ làm mỗi giờ lên lớp của chúng ta phong phú hơn bởi chúng ta đang làm mới chính mình.
 Áp dụng CNTT vào bộ môn Ngữ văn là một quá trình đòi hỏi người thầy phải có nhận thức đúng: áp dụng từ từ, từng bước, không nóng vội mà thay đổi hoàn toàn, áp dụng trong việc kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Mỗi bài, mỗi giờ lên lớp áp dụng một phần, mỗi chương áp dụng một bài nhằm bảo đảm 3 tiêu chí của một giờ học: dân chủ, tự do & hoạt động.
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân được rút ra từ hai năm học nay, tôi đã áp dụng vào dạy và học tương đối có kết quả, kính mong quí thầy cô tham khảo góp ý kiến để cho việc soạn giảng bằng CNTT cho bộ môn Ngữ văn của chúng ta ngày càng phong phú và đạt kết quả cao hơn nữa trong công cuộc đổi mới PPDH của chính mình, nhất là trong việc áp dụng CNTT vào việc Dạy- Học trong nhà trường.
TRANG VIẾT TẮT
 - CNTT: Công Nghệ Thông Tin
 - GV: Giáo Viên
 - HS: Học Sinh
 - PPDH: Phương Pháp Dạy Học
 - SGK: Sách Giáo Khoa
 - BĐTD: Bản Đồ Tư Duy
 - THCS: Trung Học Cơ Sở

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc