Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục lỗi chính tả của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục lỗi chính tả của học sinh

KHẮC PHỤC

LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH

 I. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI :

 -Trong cuộc sống , không ai không cần sự giao tiếp , ngay cả lứa tuổi mới cấp sách đến trường . Một trong những phương tiện cần để trao đổi , thông tin trong giao tiếp , chính là chữ viết . Cho nên việc rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng cần thiết . Vì viết đúng chính tả sẽ giúp cho người tiếp nhận hiểu đúng ý nghĩa vấn đề , sự việc , hiểu đúng ý nghĩa vấn đề , sự việc , hiểu đúng ý nghĩa của người trình bày .

 -Thế nhưng , hiện nay việc viết sai chính tả của học sinh ngày càng phổ biến hơn . Từ lớp 6 đầu cấp đế lớp 9 cuối cấp , nhất là ở học sinh học lực từ khá , trung bình , yếu , kém . Thậm chí đến cả học sinh giỏi vẫn còn vi phạm một số lỗi chính tả thường nhất . Việc viết sai chính tả đã trở thành nổi trăn trở của người dạy môn ngữ văn : làm thế nào để khắc phục được vấn đề nan giải trên ? Điều này đã thôi thúc tôi thực hiện chuyên đề này . Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những biện pháp hữu hiệu , để tháo gở vấn đề : “khắc phục lỗi chính tả của HS” .

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục lỗi chính tả của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CÀNG LONG
 TRƯỜNG THCS AN TRƯỜNG C
	 CHUYÊN ĐỀ: 
 Người thực hiện: Lê Thị Hồng Thủy 
 Tháng. Năm ..
KHẮC PHỤC
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
 I. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI :
 -Trong cuộc sống , không ai không cần sự giao tiếp , ngay cả lứa tuổi mới cấp sách đến trường . Một trong những phương tiện cần để trao đổi , thông tin  trong giao tiếp , chính là chữ viết . Cho nên việc rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng cần thiết . Vì viết đúng chính tả sẽ giúp cho người tiếp nhận hiểu đúng ý nghĩa vấn đề , sự việc , hiểu đúng ý nghĩa vấn đề , sự việc , hiểu đúng ý nghĩa của người trình bày .
 -Thế nhưng , hiện nay việc viết sai chính tả của học sinh ngày càng phổ biến hơn . Từ lớp 6 đầu cấp đế lớp 9 cuối cấp , nhất là ở học sinh học lực từ khá , trung bình , yếu , kém . Thậm chí đến cả học sinh giỏi vẫn còn vi phạm một số lỗi chính tả thường nhất . Việc viết sai chính tả đã trở thành nổi trăn trở của người dạy môn ngữ văn : làm thế nào để khắc phục được vấn đề nan giải trên ? Điều này đã thôi thúc tôi thực hiện chuyên đề này . Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những biện pháp hữu hiệu , để tháo gở vấn đề : “khắc phục lỗi chính tả của HS” . 
 II.NỘI DUNG :
 1.Nguyên nhân:
 a.Học sinh :
 - Do các em viết tuỳ tiện , không theo một quy tắc nào , không cần phải hiểu ý nghĩa của từ đó như thế nào ? .
 - Do tính cẩu thả , lười học tập , mặc dù đã được thường xuyên nhắc nhở . 
 b.Đối với giáo viên : 
 - Thông thường chúng ta còn lơ là trong việc sửa chữa lỗi chính tả cho HS , khi kiểm tra tập viết của các em ( vì trên lớp không có thời gian) 
- Ngay trong lúc chấm bài viết , chúng ta chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc sửa chữa lỗi chính tả cho HS ( vì quá phổ biến )
- Chưa thường xuyên giúp HS mở rộng vốn nghĩa của từ giúp HS phân biệt , lưa chọn cách viết cho chính xác , thích hợp . 
VD : + “Cây cao” nhĩa khác với “cây cau”
 + “Lanh canh” nghĩa khác với “lanh chanh”
 + “Sắc sảo” không có nghĩa khi viết “Sắc xảo” 
 2.Làm thế nào để khắc phục: 
 a. Đối với HS :
 - Nổ lực , tự khắc phục lỗi chính tả qua sự hướng dẫn thường xuyên của GV . 
 - Trao đổi cùng bạn khi được bạn kiểm tra do sự phân công của GV.
 - Tự kiểm tra số lần phạm lỗi chính tả của mình qua bài viết gạch chọn từ viết sai để khắc phục ( Khi đã được GV sửa chung trên lớp ) .
 b. Đối với GV :
 - Kiên trì thực hiện thường xuyên việc sửa lỗi chính tả , hướng dẫn các qui tắc viết chính tả cho HS .
 - Nên chú ý nhận xét , sửa sai lỗi chính tả cho HS trong vở ghi trong bài làm của HS cụ thể . 
 - GV phải nắm vững các qui tắc chính tả .
 - Thường xuyên tham khảo tư liệu về các mẹo luật chính tả , từ điển chính tả tiếng việt  
 - Cần tham khảo thường xuyên về vốn từ Hán Việt .
 3.Biện pháp thực hiện: 
	- Trong tiết dạy nên chú ý về lỗi chính tả của HS , trong lúc giảng bài , hoặc ghi bảng , nhân cơ hội ấy nhắc nhở HS cách viết đúng chính tả . Tại sao phải viết đúng như vậy ? Vì nếu viết sai thì nghĩa của từ đó sẽ thay đổi , đôi khi không còn nghĩa .v. v
VD: + “Đau bụng” có nghĩa – viết “Đâu bụng” không có nghĩa .
 + “Tủi hỗ” nghĩa khác với “tuổi hổ” 
	- Trong suốt quá trình giảng dạy , giáo viên thường xuyên đan xen nhắc nhở HS về các mẹo luật chính tả , một cách linh hoạt , để hình thành dần thói quen việc viết đúng chính tả , dấu câu  Nhất là dấu hỏi ngã .
 - Đối với khối 6 ,7 có tiết dạy từ Hán Việt , sửa chữa lỗi chính tả . GV nên dành một phần thời gian để rèn luyện các mẹo luật chính tả cho học sinh  Thường xuyên việc viết đúng chính tả của HS , động viên khích lệ nếu các em đã có cố gắng khắc phục . 
	 - Đối với lớp 8 nên dạy đan xen mẹo luật chính tả trong các tiết dạy từ Hán Việt tiết văn học địa phương . 
 - Đối với khối 9 thường xuyên đan xen mà lỗi chính tả trong các tiết dạy , tiết ôn tập , tiết chấm chính tả khi thấy thích hợp . 
 Để viết đúng chính tả nói chung và viết đúng cả dấu hỏi , ngã nói riêng , bên cạnh rèn luyện âm chuẩn , nhớ mặt chữ của từ , dựa vào nghĩa của từ  Chúng ta cần phải hướng dẫn cho HS một số mẹo luật về qui tắc cách viết đúng chính tả . 
 * Dưới đây là một số mẹo luật thường gặp :
 1. Từ gộp âm : Gặp các từ gộp âm sau ta viết dấu hỏi , không viết dấu ngã .
 VD: Ảnh , bả , chửa , trỏng , trển 
 2. Từ tượng thanh : 
 a. Gặp từ tượng thanh bắt đầu bằng phụ âm “V” thì chữ liền kế cũng là chữ V .
 VD: Vi vu , vo ve , vèo vèo , vùn vụt, vun vút , veo von , vu vu , vo vo  
 b. Gặp các từ tượng thanh mô phỏng các âm “lớn , chắc , không có hơi gió” ta viết s .
 VD: Sào sạt , sột soạt , sang sảng , sình sịch , sầm sập , sụt sịt, 
 c. Gặp những từ tượng thanh mô các âm “nhỏ , mảnh , có hơi gió” , ta viết x
 VD: Xè xè , xèo xèo , xịt xịt , xoèn xoẹt , xèng xèng , xuýt xoa , xào xạt . 
 3. Từ láy âm : 
 a. Từ láy điệp âm đầu :Thường phối hợp theo hai nhóm thanh .
 + Nhóm thanh bổng : gồm thanh ngang (không dấu) ; hỏi (?) ; sắc(/) .
	 + Nhóm thanh trầm : gồm dấu thanh : huyền (\) ; ngã (~) ; nặng(.) .
VD: * Bổng : 
 + Ngang + hỏi : nho nhỏ , trong trẻo , lẻ loi ,
 + Sắc + hỏi : sắc sảo , vắng vẻ , nhỏ nhắn ,
 + Hỏi + hỏi : lỏng lẻo , thủng thẳng , đủng đỉnh ,
 * Trầm : 
 + Huyền + ngã : sừng sững , vồn vã , trễ tràng ,
 + Nặng + ngã: rộng rãi , đẹp đẽ , mạnh mẽ ,
 + Ngã + ngã : lỗ lã , nhễ nhãi , nhõng nhẽo ,
 * Ngoại lệ : bắt buộc phải nhớ : (khoảng 18 từ) 
VD: Ngoan ngoãn , ve vãn , nông nỗi , bền bĩ , niềm nở , nài nỉ , xài xể , vỏn vẹn , 
 Để cho dễ nhớ , giáo viên cho học sinh thuộc lòng bài thơ sau : 
 “ Em huyền mang nặng ngã đau 
 Anh ngang sắc thuốc hỏi đau chỗ nào ?” 
b. Mẹo ở cả hai bậc thanh :
 Khi hai âm tiết của từ láy , có bộ phận lặp lại vần , hay lặp lại phụ âm đầu kết hợp với hai âm giữa các âm chính trong vần . Thì cả hai âm tiết cùng có thanh hỏi hay thanh ngã .
VD: Lã chã ,nhõng nhẽo , lẽo đẽo , lẩn mẩn , lỏng lẽo , lõng bõng , 
 4. Từ Hán việt : 
a. Gặp các từ Hán việt khởi đầu bằng:
 Các nguyên âm ( A , Â , I (Y) , IÊ , O , Ô , U ,Ư ) và các phụ âm (K , X , PH , OU , TH , TR , CH , KH , GI ) Ta viết dấu hỏi không viết dấu ngã .
VD : Ảo ảnh , ảm đạm , yểu mệnh , ủy ban , ẩn hiện , khởi nghĩa , xả thân , xử trảm , phát triển , 
b. Gặp các chữ Hán việt khởi đầu bằng các phụ âm : M , N , NH , L , V , D , NG (Mình nên nhớ là viết dấu ngã ) . Ta chỉ viết dấu ngã , không viết dấu hỏi : 
VD : Mĩ mãn , mã lực , từ mẫu , nhiễm độc , vĩnh viễn , dũng cảm , diễm lệ ,
 Ngoại lệ : bắt buộc phải nhớ thuộc lòng .
VD : Cây ngải , xã hội , kĩ thuật , mâu thuẩn , ấn trì , thủ quỹ , 
5. Lỗi về cách viết hoa : 
 Học sinh thường tùy tiện muốn viết hoa lúc nào thì viết , thường không theo một qui cách nào cả . GV cần hướng dẫn cho học sinh nhớ rằng : 
 “ Các chữ thuộc tên người . tên địa phương đều phải viết hoa tất cả” .
VD : Nguyễn Văn A 
 An Trường , Càng Long , Trà Vinh 
 	 “ Tên cơ quan , đơn vị , trường học , chỉ viết hoa chữ đầu” 
VD : Trường Trung học cơ sở An Trường C .
 Ủy ban nhân dân xã An Trường .
 Trên đây chỉ là một số mẹo luật cơ bản trong việc viết đúng chính tả qua sự sưu tầm của cá nhân . Rất mong sự góp ý thêm của tất cá GV trong tổ văn , để chuyên đề về việc “Khắc phục lỗi chính tả cho học sinh” đạt hiệu quả hơn .
 III.KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ :
 Qua việc thực hiện chuyên đề này đã giúp cho học sinh khắc phục được tình trạng viết sai lỗi chính tả,kết quả đã đạt được khá cao: 
 * Học kì I tỷ lệ học sinh đạt:
 Lớp 65 : 29 học sinh
 . Giỏi : 3 HS tỉ lệ 10.3%
 . Kha ù: 12 HS tỉ lệ 41.3%
 . TB : 13 HS tỉ lệ 44.8%
 . Yếu : 01 HS tỉ lệ 3.4%
 * Tóm lại:
 Tôi nghỉ việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh không phải có kết quả ngay trong thời gian ngắn , một sớm , một chiều mà nó đòi hỏi chúng ta nổ lực , kiên trì , quyết tâm thực hiện đồng bộ , thường xuyên ở tất cả các khối 6,7,8,9 thì tôi tin tưởng rằng cái trăn trở , lo âu của chúng ta về việc học sinh quá viết sai chính tả không còn là điều phổ biến nữa . Một lần nữa rất mong sự đón nhận cùng đóng góp thiết thực , hữu ích cho chuyên đề này . 
 An Trường , ngày . . . tháng . . . năm 2010 
 Người thực hiện
 LÊ THỊ HỒNG THỦY 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de(2).doc