Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm một bài văn tự sự

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm một bài văn tự sự

Trong chương trình ngữ văn THCS về phần bài tập làm văn các em sẽ lần lượt làm quen với 6 phương thức biểu đạt của văn bản là: Tự sự, miêu tả, nghị luận, hành chính công vụ, thuyết minh, biểu cảm. Tách ra thành các kiểu văn bản chẳng qua là nhằm giúp học sinh nhận biết các phương thức biểu đạt cụ thể, còn trong thực tế rất ít khi có một văn bản chỉ dùng một phương thức nhất định. Có nghĩa là trong một văn bản, người viết có thể cùng sử dụng hai hay nhiều phương thức.

 Với tinh thần tích hợp và những yêu cầu đổi mới của chương trình thay sách hiện nay lấy các kiểu văn bản là nơi gắn bó 3 phân môn. Vì thế các văn bản phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kỳ lịch sử văn học, vừa đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và tập làm văn điều đó cũng đã được thể hiện ở chương trình ngữ văn 6. Ở phân môn tập làm văn trọng tâm là phương thức biểu đạt tự sự và phương thức biểu đạt miêu tả.

 

doc 24 trang Người đăng vanady Lượt xem 11727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm một bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mở đầu
Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lý luận:
Trong chương trình ngữ văn THCS về phần bài tập làm văn các em sẽ lần lượt làm quen với 6 phương thức biểu đạt của văn bản là: Tự sự, miêu tả, nghị luận, hành chính công vụ, thuyết minh, biểu cảm. Tách ra thành các kiểu văn bản chẳng qua là nhằm giúp học sinh nhận biết các phương thức biểu đạt cụ thể, còn trong thực tế rất ít khi có một văn bản chỉ dùng một phương thức nhất định. Có nghĩa là trong một văn bản, người viết có thể cùng sử dụng hai hay nhiều phương thức.
	Với tinh thần tích hợp và những yêu cầu đổi mới của chương trình thay sách hiện nay lấy các kiểu văn bản là nơi gắn bó 3 phân môn. Vì thế các văn bản phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kỳ lịch sử văn học, vừa đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và tập làm văn điều đó cũng đã được thể hiện ở chương trình ngữ văn 6. ở phân môn tập làm văn trọng tâm là phương thức biểu đạt tự sự và phương thức biểu đạt miêu tả.
	Phương thức tự sự là kiểu bài các em học sinh lớp 6 được làm quen ở học kỳ I.
	Tự sự là trình bày một chuỗi các sự kiện theo một trình tự nhất định, đẫn đến một kết thúc có ý nghĩa, nhằm giải thích một sự việc, tìm hiểu một con người, bày tỏ một thái độ nào đó. Muốn tự sự, người ta phải chọn sự việc, liên kết các sự việc sao cho thể hiện được điều muốn nói. Tự sự có thể hiểu là kể chuyện và kể sao cho có ý nghĩa. Tự sự gồm nhiều loại khác 
nhau như các văn bản tự sự nghệ thuật (truyện, ký sự.), kể chuyện, tường trình, tường thuật.Việc đưa tự sự vào phần đầu chương trình ngữ văn 6 là 
nhằm mục đích nối tiếp những gì học sinh đã được học, rèn luyện về văn kể chuyện ở tiểu học. Trong trường tiểu hoc, các em dã được làm quen với văn bản tự sự qua các giờ tập đọc, các giờ học về văn kể chuyện. Trong ngữ văn 6, kiểu văn bản tự sự được học ở phần văn là các loại văn bản: Truyện dân gian, truyện hiện đại, truyện trung đại, truyện thơ hiện đại và ký hiện đại. Khi học sinh học văn bản tự sự trong giờ văn thì ngay sau đó các em sẽ được học phương thức tự sự trong giờ tập làm văn cũng như thực hành tạo lập văn bản theo phương thức tự sự. Kiến thức về phương thức tự sự ở lớp 6 cung cấp những hiểu biết về nhân vật, sự kiện, bố cục, đoạn văn,
ngôi kể, thứ tự kể, kể chuyện dân gian, chuyện đời thường, kể chuyện sáng 
tạo.tạo điều kiện cho các em nắm được những biến hóa của tự sự, đồng thời giúp các em học tốt các văn bản có sử dụng phương thức tự sự.
	Do đó khi viết bài văn tự sự giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các đặc điểm của văn tự sự để các em có thể hoàn thành bài viết của mình.
Cơ sở thực tiễn:
Là một giáo viên dạy văn, lại thường xuyên dạy cá em khối 6, bản thân tôi luôn trăn trở trước mỗi bài tập làm văn của các em: Làm thế nào để các em thực sự say mê, yêu thích khi viết một bài tập làm văn, làm thế nào để các em có thể dễ dàng kể lại một câu chuyện, một câu chuyện trong đời sống, một câu chuyện trong tưởng tượng..thể hiện được tư duy tình cảm của mình trong nội dung câu chuyện, ý nghĩa của chuyện.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS tôi thấy phương pháp tự sự là một kiểu bài có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn của các em, 
giúp các em phát huy được năng lực văn học của mình.Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh lớp 6 làm một bài văn tự sự ”
phần nội dung
Thực trạng tình hình:
Văn tự sự là loại bài mà các em đã được làm quen, được học ở tiểu học, các em cũng đã được kể các chuyện dân gian, kể chuyện đời thường. Nhưng với chương trình và yêu cầu của các lớp THCS, chương trình sách giáo khoa mới hiện nay bài viết của các em thường đạt kết quả không cao. Là người thường dạy chương trình văn 6 nhiều năm, tôi nhận thấy trong chương trình ngữ văn 6, phương thức tự sự với những yêu cầu cao hơn về cốt truyện, nhân vật, ngôi kể.đã khiến cho một số đối tượng học sinh còn bỡ ngỡ. Các em còn lúng túng khi bắt tay vào kể một câu chuyện theo yêu cầu đề ra.
Các giải pháp tiến hành:
“ Hướng dẫn học sinh lớp 6 làm một bài văn tự sự ”:
Chúng ta đều biết, trước khi đến trường và cả ở bậc tiểu học, học sinh trong thực tế giao tiếp bằng tự sự. Các em nghe cha mẹ kể chuyện, các em kể cho cha mẹ và bạn bè những câu chuyện mà các em quan tâm, thích thú. Có thể nói tự sự rất cần với tuổi thơ, tự sự giúp các em bộc lộ hiểu biết về tự nhiên và xã hội quanh mình. đồng thời thể hiện cách cư sử trong đời sống xã hội. Lên lớp 6, ngay từ đầu học kỳ I và hết cả học kỳ I các em đã được làm quen và thực hành với kiểu bài này.
I, Vậy để làm tốt một bài tự sự các em cần nắm chắc một số đặc điểm về văn tự sự, các yếu tố cơ bản để tạo nên một văn bản tự sự.
Cốt truyện:
Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn tự sự, tùy vào quy mô dài ngắn 
khắc nhau của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều tình tiết hoặc ít tình tiết. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì cốt truyện của văn tự sự cũng phải đảm bảo gồm một chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau trong cùng một thời gian và không gian cụ thể có nguyên nhâ, có diễn biến, có điểm mở bài và điểm kết thúc. Đặc biệt là truyện phải có ý nghĩa nhất định.
Cốt truyện thường được tạo nên bằng một loại chất liệu cơ bản. Đó là các sự kiện với những tình tiết cụ thể. Các sự kiện được lựa chọn, sắp xếp để tạo nên cốt truyện và hoàn thành tác phẩm của mình.
Đối với người học sinh làm văn tự sự, việc tìm cốt truyện cũng rất khó khăn. Qua việc chấm bài của các em thông thường tạo ra những cốt truyện đơn giản, khuôn sáo, thiếu sức hấp dẫn. Ví dụ: ở đề bài viết số 2, tôi yêu cầu các em “ Kể lại một việc tốt mà em đã làm ” hầu hết các em đều chọn cốt truyện là việc trả lại người đánh mất ví, tiền khi nhặt được, giúp em nhỏ bị lạc trở về với gia đình mình..(những cốt truyện này có sẵn trong các bài học đạo đức mà các em đã được học, đọc qua). Hoặc khi gặp đề yêu cầu kể về tình bạn thì các em kể rất đơn giản: Gặp bạn và làm quen như thế nào ? Biểu hiện tình bạn thân thiết ra sao ?
Có nghĩa là trong câu truyện kể của các em còn quá ít tình tiết, sự kiện, diễn biến câu truyện thường đơn giản, hời hợt, không có những tình huống bất ngờ khiến cho người đọc bài văn cảm thấy nhạt nhẽo, nhiều bài 
chưa làm đúng trọng tâm yêu cầu mà đề ra. Do đó tôi dã hướng dẫn các em xây dựng cốt truyện khi làm bài.
Cụ thể:
+ Cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết với diễn biến phong phú, không nên chọn cốt truyện quá đơn giản. Dù là kể chuyện người thật, việc thật hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truyện cũng phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống. Cụ thể hư câu tức là thay đổi, thêm bớt tình tiết để cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn nhưng tránh bịa cốt truyện, không đưa vào cốt truyện những tình tiết phi lí, thiếu thực tế.
Ví dụ: 
Muốn cho nhân vật có sự thay đổi trong tính cách, hoặc chuyển từ học kém sang học giỏi thì cần phải có một thời gian dài, không thể tính bằng một tháng hay một học kỳ. Một học sinh vốn ở mức học kém (do lười biếng) sau một thời gian ngắn nếu phấn đấu tốt và có sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè thì cũng có thể vươn lên trở thành một học sinh tiên tiến chứ không nhất thiết phải thổi phồng lên cho nhân vật trở thành học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh.
+ Trong chuỗi các tình tiết đưa vào cốt truyện, người kể phải biết xác định tình tiết nào chính, tình tiết nào phụ. Nếu kể các tình tiết với giọng kể đều đều, tình tiết nào cũng được chỉ dẫn ra tỉ mỉ thì câu chuyện quá dài. Ngược lại, tình tiết nào cũng chỉ được điểm qua thì cốt truyện quá hời hợt không đủ sức tạo nên dấu ấn cho người đọc, nghe. Nghĩa là người kể chuyện phải biết nhấn vào những tình tiết quan trọng va lướt qua những tình tiết phụ, dùng tình tiết phụ tạo nền để làm nổi bật tình tiết chính. Số lượng tình tiết cũng không nên quá nhiều.
+ Cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tình huống được tạo nên phải thật sự bất ngờ, them chí người đọc có thể chưa lường tới. Việc đưa ra tình 
huống và sử lý tình huống cũng đòi hỏi phải linh hoạt, khéo léo, không nên hấp tấp, vội vàng giải quyết ngay tình huống vừa đưa ra mà nên chọn thời điểm thời điểm giải quyết tình huống một cách hợp lý, bất ngờ, cuốn hút được người đọc, nghe.
+ Xây dựng tình huống đặc sắc là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cốt truyện. 
Cách xây dựng nhân vật:
Thông thường khi làm văn kể chuyện các em học sinh chỉ chú ý đến cốt truyện mà lại bỏ qua yêu cầu xây dựng nhân vật. Bài văn tự sự của các em cũng có nhân vật nhưng các nhận vật xuất hiện một cách mờ nhạt, không rõ đặc điểm (kể cả ngoại hình lẫn tính cách). Qua các bài làm của các em, tôi thấy các em chỉ quan tâm tới diễn biến của câu chuyện mà chưa để ý tới việc khắc họa chân dung các nhân vật của mình. Các em chưa cân nhắc xem với bài viết như vậy cần bao nhiêu nhân vật là đủ ? Nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ ? Lúc nào thì xuất hiện nhân vật này hay nhân vật kia ? Thường thì khi đọc bài văn tự sự của các em, người đọc chỉ theo dõi được diễn biến của sự việc một cách tẻ nhạt, đơn điệu.
Bởi vậy theo kinh nghiệm của bản thân tôi hướng dẫn các em:
+ Lựa chọn số nhân vật phù hợp với cốt truyện. Đồng thời xác định nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ. Bài văn của các em không dài nên số lượng các nhân vật không nên quá dài nhưng cũng không được quá ít.
+ Nhân vật (dù chính hay phụ) thì cũng nên được mêu tả với chân dung cụ thể, có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình. Tức là phải quan tâm tới thao tác miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tính cách của nhân vật. Việc đặt tên cho nhân vật cũng nên cân nhắc. Với nhân vật thiếu nhi có thể gắn tên với một biệt hiệu nào đó làm nổi bật đặc điểm hình dáng hoặc tính cách. Việc miêu tả ngoại hình cũng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, không phải nhân vật nào cũng được miêu tả từ đàu đến chân. Nhiều khi nhân vật chỉ chỉ cần khắc sâu bằng một nét đặc điểm ngoại hình hay tính cách nào đó cũng có thể gây ấn tượng đậm nét cho người đọc như: một cái răng khểnh, đôi bím tóc ngoe nguẩy, đôi mắt, má đồng tiềnTạo dựng chân dung nhân vật với những đặc điểm ngoại hình, tính cách sẽ góp phần rất lớn trong quá trình làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
+ Nhân vật được xây dựng trong tác phẩm tự sự phải xuất phát từ những nguyên mẫu ngoài đời. Không nên “ bịa ” nhân vật dẫn tới những chân dung phi lí.
Cách viết lời kể, lời thoại:
Khi bắt tay vào viết bài, giáo viên phải nhắc các em có sự cân nhắc, gọt rũa để lôi cuốn chinh phục người đọc. Tránh dùng lời kể đơn điệu, đưa ra hết các nội dung thông tin câu văn bản chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật có ý nghĩa. Cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em học sinh viết lời kể:
+ Lời kể phải rõ dàng n ... ng điện Long Trang.
Âu Cơ sinh bọc trăm trứng
Trăm trứng nở trăm con trai, không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi
+ Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay:
Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên trở về thủy cung với mẹ
Âu Cơ buồn nhớ, gọi chàng lên than thở
Lạc Long Quân an ủi: Lạc Long Quân nòi rồng. Âu Cơ dòng tiên. Tập quán, tính tình không hợp, Lạc Long Quân bàn mỗi người mang theo 50 con, Lạc Long Quân xuống biển, Âu Cơ lên núi, xa nhau nhưng không quên lời hẹn ước.
Kết bài:
+ Người con trưởng theo mẹ lên ngôi vua lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, cha truyền con nối làm vua.
+ Người Việt Nam tự hào là con rồng cháu tiên.
Kể chuyện đời thường:
Kể chuyện đời thường là kể lại những câu chuyện diễn ra hoặc có thể diễn ra trong đời sống thường ngày mà học sinh có thể được chứng kiến hoặc nghe kể lại. Kể chuyện đời thường có nghĩa là kể về người thật, việc thật. Khi kể, không nhất thiết phải xây dựng truyện có tình tiết, diễn biến bất ngờ mà phải dựa trên những điều đã quan sát, chứng kiến và bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân thành. Các chi tiết đưa vào chuyện phải được chọn lọc, không được gặp đâu kể đấy, nhớ gì kể đấy mà phải kể có mục đích, nhằm làm nổi bật một chủ đề nào đó có ý nghĩa và gây ấn tương đối với người đọc, người nghe.
Chuyện đời thường cho phép có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu cho cốt truyện không nhạt nhẽo đơn điệu nhưng không thể thay đổi bản chất thật của cốt truyện.
Ngoài những yêu cầu chung về kiến thức và kỹ năng trong kiểu bài văn kể chuyện nói chung cần chú ý một số điểm sau đây:
+ Bài tập làm văn kể chuyện đời thường cần thiết có những chi tiết sinh động chân thực, phong phú lấy từ những quan sát, ghi nhận ở cuộc đời.
+ Mỗi truyện cần có đủ các yếu tố: Truyện kể về sự việc gì ? Sự việc sảy ra ở đâu ? Vào thời điểm nào ? Do ai làm ? Việc diễn ra sao (nguyên nhân, quá trình, kết quả) ? 
+ Người viết cần biết lựa chọn và sắp xếp các tình tiết, diễn biến câu chuyện một cách có nghệ thuật, có ý dụng (việc kể chuyện không cần sao chép y nguyên từ câu chuyện ngoài đời). Mục đích cuối cùng là làm cho câu chuyện trở lên sâu sắc và có tác dụng giáo dục tình cảm tốt đẹp cho con người.
+ Khi kể chuyện đời thường cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người kể (người viết) và cũng được quyền sáng tạo. Tuy nhiên những cảm xúc sáng tạo ấy phải chân thành, gắn với thực tiễn và có ý nghĩa.
+ Có thể chọn ngôi kể và thứ tự kể thích hợp với nhu cầu biểu hiện nội dung và mục đích giao tiếp
Ví dụ: 
Lập dàn ý: Kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu
Mở bài:
+ Giới thiệu nỗi nhớ về một người bạn thân thời thơ ấu dưới mái trường tiểu học và câu chuyện giữa mình và bạn.
+ Cảm xúc khi nhớ lại sự việc không thể quên đó.
Thân bài:
Diễn biến sự việc theo trình tự thời gian, không gian:
+ Trong giờ học, cây bút mực bị tắc không viết được
+ Bạn thân đưa cho mượn cây bút để viết
+ Đó là kỷ vật thiêng liêng mà anh trai bạn để lại
+ Vô tâm không trả bạn ngay
+ Trên đường đi học về, bị ngã, cặp văng tung tóe, rơi mất bút, thầm nghĩ (chuyện đơn giản) sẻ đèn bạn cây bút khác đẹp hơn.
+ Biết mất bút, bạn buồn, gặng hỏi chỗ mất bút để đi tìm.
+ Hai ngày bạn không đến lớp vì sốt cao.
+ Đến nhà, biết bạn ốm nặng vì đã dầm mưa tìm bút
Kết quả của sự việc:
+ Bạn bị sốt cao, cảm nặng, viêm phổi cấp, phải đưa đi cấp cứu, nằm viên hai ngày.
+ Ân hận trách mình vô tâm và xin lỗi bạn.
Dụng ý kể chuyện
+ Phê phán lối sống vô tâm, trân trọng, đề cao tình cảm yêu thương của con người với nhau.
Kết bài:
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc: Mong bạn chóng khỏe, rút ra bài học về sự trân trọng tình cảm – thứ tài sản thiêng liêng và cao quý nhất.
Kể chuyện tưởng tượng:
Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài sáng tạo, yêu cầu người viết, người kể kể lại một chuyện nào đó bằng chí tưởng tượng sáng tạo trên cơ sở những chi tiết đã có trong sách vở hay trong thực tiễn nhưng phải có ý nghĩa. 
Kể chuyện tưởng tượng dựa vào logic tự nhiên chứ không phải theo cách sao chép (tường thuật) một câu chuyện có sẵn. Cũng không hẳn là kể lại những câu chuyện đời thường, có thật. Yếu tố tưởng tượng làm cho câu chuyện thêm phần thú vị, hấp dẫn, nhằm làm nổi bật hoặc nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó. Khi làm kiểu bài này nên xác định rõ đề tài (chủ đề), nhân vật, ngôi kể, trình tự kểCho câu chuyện kể, đặc biệt là sáng tạo thêm những chi tiết có tính hư cấu, tưởng tượng. Cái khó của kiểu bài này là làm 
sao những chi tiết sáng tạo tưởng tưởng phải hay, phải hấp dẫn và nối tiếp được những gì đã có.
Có thể sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng bằng cách: Thay ngôi kể (hình dung mình là một nhân vật) trong câu chuyện nào đó để kể lại chuyện; mượn lời một đồ vật, con vật (nhân hóa các nhân vật này) để kể lại chuyện; tưởng tượng các tình tiết mới, kết cục mới cho câu chuyện.
Dù được viết theo tưởng tượng, sáng tạo, người viết cũng không được làm sai lệch ý nghĩa vốn có của tác phẩm mà chỉ có thể thông qua đó để khắc họa sâu hơn ý nghĩa của tác phẩm hay câu chuyện được kể.
Các tình huống kể, các chi tiết tưởng tượng, sáng tạo phải hợp lý, thú vị, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Có thể chọn ngôi kể, thứ tự kể thích hợp với nhu câu biểu hiện nội dung và mục đích giao tiếp.
Ví dụ: 
Lập dàn ý đóng vai Lang Liêu, kể lại chuyện “ Bánh chưng, bánh giầy ”
1. Mở bài:
+ Tự giới thiệu tên là Lang Liêu - con thứ mười tám của Vua Hùng, mẹ mất sớm, quen việc đồng áng, nhà nhiều lúa, khoai.
2. Thân bài:
+ Được vua cha gọi đến để cùng với các anh bàn việc chọn người nối ngôi.
+ Suy nghĩ về lời vua cha “ Tổ tiên tachứng giám ”: cha không theo nếp cũ để chọn người nối ngôi mà ta muốn chọn người xứng đáng.
+ Bản thân muốn có lễ vật dâng Tiên vương, bày tỏ lòng hiếu thảo, không mong muốn ngôi vị vì đã quen lao động.
+ Đi tìm lễ vật: buồn vì nhà chỉ có lúa gạo bình thường, không thể dâng tiên vương sơn hào hải vị như các lang khác.
+ Dược thần báo mộng: Thần xuất hiện với lời thần: “ Trong trời đấtTiên vương ”.
+ Suy nghĩ về lời thần và làm bánh chưng, bánh giầy từ lúa gạo.
+ Ngày dâng bánh lễ Tiên vương: Rất lo khi thấy lễ vật của các lang khác nhưng vân vững tin vào lòng thành kính của mình và sự công tâm sáng suốt của vua cha.
+ Ngạc nhiên khi thấy vua cha đặt tên cho bánh, thấy lời vua đúng ý thần và suy nghĩ của mình, hiểu ý vua muốn dân ấm no, ngai vàng bền vững nên càng cảm phục vua cha.
+ Bất ngờ, sung sướng vì được chọn nối ngôi (ngoài mong ước) và hiểu cần phải nối chí vua cha.
3. Kết bài:
+ Từ khi làm vua, càng chăm lo cuộc sống của nhân dân và khuyến khích nghề trồng lúa, giữ phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào những dịp lễ tết.
+ Tục làm bánh chưng, bánh giầy xuất hiện, vui vì mọi người đều hiểu ý nghĩa bánh mình làm. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị của ngày tết: 
	“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
	Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh ”
c. Bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất
	Bằng kinh nghiệm giảng dạy kết hợp với sự tìm tòi các sách tham khảo, tôi đã vận dụng phương pháp trên trong quá trình giảng dạy các em học sinh và bồi dưỡng đội tuyển văn 6 của nhà trường. Với những đối tượng học sinh khá giỏi, nhìn chung các em đã nắm bắt vân dụng thành thạo làm một bài văn tự sự. Có những bài đã kể được những câu chuyện đời thường, tưởng tượng khá sinh động, hấp dẫn.
	Còn với những học sinh trung bình thì các em cũng nắm bắt được yêu cầu của đề bài và làm bài ở mức trung bình – tức là cũng biết kể một câu chuyện có cốt truyện, nhân vậtTuy nhiên các sự việc, tình tiết chưa thực sự hợp lý lắm.
	Kết quả cụ thể qua thi kiểm tra chất lượng học kỳ I (đề bài cho dạng bài văn tự sự) đạt như sau:
	Lớp 6A: 100%
	Lớp 6B: 97,9%
	Lớp 6C: 96%
	Thông qua giảng dạy và hướng dẫn các em làm bài, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau để các em làm tốt bài tự sự:
	+ Các em cần nắm chắc các đặc điểm của văn tự sự về: cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, thứ tự kể..
	+ Nắm chắc bố cục của bài văn tự sự
	+ Khuyến khích động viên các em để các em phát huy trí tưởng tượng hư cấu sáng tạo trong các bài viết của mình.
	+ Lựa chọn các sự việc tiêu biểu, hợp logic để kể chuyện hợp lý, hấp dẫn.
	+ Chú trọng và sử dụng hợp lý giờ tập nói
+ Hướng dẫn các em tìm đọc những văn bản có sử dụng nhiều phương thức biểu đạt tự sự để các em có thêm những kinh nghiệm về viết văn tự sự.
phần kết luận
Bài tập làm văn là kết quả của quá trình học môn văn của các em học sinh – với quan điểm dạy học theo hướng tích cực, tích hợp môn văn hoc, tiếng việt, tập làm văn đã thành một chỉnh thể hỗ trợ đắc lực cho nhau xuyên thấu lẫn nhau. 
Tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa mới là phần hết sức quan trọng và là phân môn đòi hỏi các em phải thực hành nhiều nhất. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần rèn cho học sinh học có hệ thống, học tốt cả tiếng việt và văn học, có như vậy bài tập làm văn của các em mới đạt kết quả cao.
Loại bài văn tự sự các em không chỉ học, làm bài ở lớp 6 mà cả ở lớp 7, 8 các em vẫn phải và tìm hiểu về loại bài này – chính vì lẽ đó mà những kiến thức về loại bài này ở lớp 6 đối với các em là hết sức quan trọng, đòi hỏi các em phải nắm vững.
Khi vận dụng phương pháp này để hướng dẫn làm bài, tôi thấy:
Ưu điểm:
+ Các em hào hứng hơn khi phải viết bài văn tự sự, không có tâm lý sợ, nại viết bài.
+ Không chỉ thuộc và kể được tất cả các truyện dân gian trong chương trình ngữ văn 6 kỳ I mà còn kể tốt loại bài kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng. Có những cốt truyện tưởng tượng rất phong phú, sinh động, hay.
+ Sang học kỳ II khi viết bài văn miêu tả các em đã có sự xem kẽ văn tự sự rất hợp lý để bài viết sinh động , phong phú hơn.
Nhược điểm:
+ Một số em do nhận thức còn hạn chế nên khi kể chuyện, câu chuyện của các em rất ít tình tiết, sự kiện. diễn biến của câu chuyện đơn giản, hời hợt, không có những tình huống bất ngờ, khiến cho người đọc cảm thấy bài văn nhạt nhẽo.
+ Có những bài văn chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu nên dẫn đến xa đề.
+ Do sự hiểu biết, vốn thực tế nghèo nàn, không chịu đọc và tìm tòi nên có nhiều em viết bài văn kể chuyện tưởng tượng còn chưa phong phú, nghèo nàn, ngây ngô.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ rút ra từ thực tế giảng dạy mà bản thân tôi đã đúc kết được mong sao để hướng dẫn các em học văn và làm bài văn tự sự được tốt hơn.
Kinh nghiệm này của bản thân tôi còn nhỏ bé, hạn chế so với kinh nghiệm của các đồng nghiệp dày dạn trong nghề nên tôi mong có sự góp ý chỉ bảo thêm của các đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 ., ngày 22 tháng 5 năm 2009
 Người viết
Đánh giá của nhà trường
Đánh giá của phòng Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mon van 6.doc
  • docBia SKKN mon van 6.doc