Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt các tiết thực hành Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt các tiết thực hành Tập làm văn

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 - Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năg tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

 - Bộ môn Ngữ văn có cấu trúc đồng quy về kiến thức, kĩ năng giữa 3 phân môn ( Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ), hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụng những kiến thức, kĩ năng Văn, tiếng Việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo.

Trong 3 nội dung của một bài học Ngữ văn, giờ học Tập làm văn có một vị trí đặc biệt: một mặt-nó là giờ học thể hiện kết quả học tập từ hai giờ trước (tìm hiểu văn bản và rèn luyện kiến thức kĩ năng tiếng Việt), mặt khác nó là giờ học có tính chất thực hành tổng hợp để học sinh thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng ĐỌC- NGHE- NÓI- VIẾT tiếng Việt theo những yêu cầu của sự hội nhập xã hội đặt ra.Vì vậy việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập các tiết thực hành Tập làm văn có vai trò đặc biệt quan trọng và là nỗi suy tư trăn trở lớn nhất đối với tôi cũng như bao nhiêu người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn.

“Giúp học sinh học tốt các tiết thực hành Tập làm văn” là ý tưởng hình thành trong tâm nguyện của tôi đã từ lâu, tôi cố gắng đưa vào thực tiễn giảng dạy ở các lớp mình trực tiếp giảng dạy qua các năm học, xin được trao đổi thảo luận cùng các đồng nghiệp với tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nắm bắt lấy những cách thức tối ưu bổ sung vào kĩ năng dạy học Ngữ văn.

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt các tiết thực hành Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 - Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năg tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
 - Bộ môn Ngữ văn có cấu trúc đồng quy về kiến thức, kĩ năng giữa 3 phân môn ( Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn ), hình thành và phát triển cho học sinh cách tiếp nhận, cách tạo lập các loại hình văn bản, cách giải quyết và vận dụng những kiến thức, kĩ năng Văn, tiếng Việt vào thực tiễn cuộc sống một cách năng động và sáng tạo.
Trong 3 nội dung của một bài học Ngữ văn, giờ học Tập làm văn có một vị trí đặc biệt: một mặt-nó là giờ học thể hiện kết quả học tập từ hai giờ trước (tìm hiểu văn bản và rèn luyện kiến thức kĩ năng tiếng Việt), mặt khác nó là giờ học có tính chất thực hành tổng hợp để học sinh thực hành vận dụng những kiến thức, kĩ năng ĐỌC- NGHE- NÓI- VIẾT tiếng Việt theo những yêu cầu của sự hội nhập xã hội đặt ra.Vì vậy việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập các tiết thực hành Tập làm văn có vai trò đặc biệt quan trọng và là nỗi suy tư trăn trở lớn nhất đối với tôi cũng như bao nhiêu người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
“Giúp học sinh học tốt các tiết thực hành Tập làm văn” là ý tưởng hình thành trong tâm nguyện của tôi đã từ lâu, tôi cố gắng đưa vào thực tiễn giảng dạy ở các lớp mình trực tiếp giảng dạy qua các năm học, xin được trao đổi thảo luận cùng các đồng nghiệp với tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nắm bắt lấy những cách thức tối ưu bổ sung vào kĩ năng dạy học Ngữ văn. 
II. NỘI DUNG CHÍNH:
Nội dung các tiết thực hành Tập làm văn ở chương trình Ngữ văn lớp 8 và lớp 9 chủ yếu tập trung vào các kiểu văn bản: tự sự, thuyết minh, nghị luận; với 2 phần việc: cách làm bài văn và luyện nói. Tôi muốn khoanh vùng giới hạn ở việc hướng dẫn học sinh các bước tiếp cận và giải quyết để làm được một bài văn dù thuộc kiểu văn bản nào.
Thông thường, trong các tiết hướng dẫn cách làm bài, SGK đã nêu quy trình thực hiện kèm theo ví dụ mẫu để học sinh dễ áp dụng, quy trình ấy bao gồm 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2: Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa các lỗi diễn đạt, chính tả(nếu có)
Trong các tiết thực hành hướng dẫn học sinh cách làm bài, tôi đã thiết lập một quy trình mang tính cố định cụ thể có sự biến đổi cho phù hợp với năng lực giải quyết vấn đề và tầm nhận thức của học sinh.Nội dung của quy trình là như sau:
Bước 1: TÌM HIỂU ĐỀ
Những nhiệm vụ cụ thể của tìm hiểu đề bao gồm:
Đọc kĩ đề bài
Gạch chân những từ ngữ quan trọng, mà thông qua những từ ngữ này nổi lên yêu cầu của đề bài( cả về kiểu bài và nội dung cần giải quyết)
Xác định cụ thể yêu cầu của đề bài: thuộc kiểu bài gì?phạm vi giới hạn về mặt nội dung và dung lượng kiến thức cần vận dụng?(nếu dạng đề bài không có mệnh lệnh thì hướng dẫn học sinh tự khoanh vùng giới hạn tùy theo khả năng và mức độ hiểu biết về vấn đề, tùy thời lượng làm bài để định hướng sẽ viết ngắn hay dài, rộng hay hẹp)
Bước 2: TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Gợi nhắc học sinh luôn nhớ đến trình tự sắp xếp hợp lí các ý tìm được vào bố cục 3 phần(mở bài – thân bài – kết bài)
Với mỗi kiểu bài: tự sự, thuyết minh, nghị luận -cần cung cấp dàn ý chung làm cơ sở để học sinh lấy đó làm kiến thức chuẩn, sau đó mới yêu cầu học sinh áp dụng vào đề bài cụ thể đang giải quyết.
Bước 3: VIẾT THÀNH BÀI VĂN HOÀN CHỈNH
- Trên cơ sở dàn ý đã lập, công việc tiếp theo của học sinh là lần lượt viết những đoạn văn để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Thời gian luyện tập ở lớp dành phần lớn vào việc xây dựng dàn ý rồi nên học sinh sẽ thực hành viết các đoạn văn phần mở bài và phần kết bài, viết xong học sinh đọc lên để các học sinh khác trong lớp nhận xét góp ý bổ sung, và giáo viên là người có ý kiến cuối cùng đánh giá đoạn văn học sinh viết đạt yêu cầu ở mức độ nào, gợi mở thêm những cách viết sáng tạo trên tinh thần tôn trọng sản phẩm các em học sinh đã tạo ra.
- Tiếp tục hướng dẫn học sinh viết những đoạn văn thuộc phần thân bài, lưu ý cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các phần mở bài – thân bài – kết bài và chuyển tiếp giữa các đoạn văn trong phần thân bài.
Bước 4: ĐỌC LẠI BÀI VIẾT VÀ SỬA LỖI
Thông thường, học sinh hay bỏ qua bước cuối cùng này, người giáo viên nên khuyến khích học sinh tập thói quen đọc lại bài để kịp thời sửa lỗi ( chính tả, diễn đạt) bằng cách nhắc nhở học sinh thái độ quý trọng sản phẩm mình đã tạo ra để tránh những lỗi đáng tiếc không nên có.
Ví dụ trên một đề bài cụ thể ở kiểu bài NGHỊ LUẬN lớp 8(thực hiện bước 1 và bước 2):
Đề bài:
 Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Bước 1: TÌM HIỂU ĐỀ
Gọi học sinh lên bảng gạch chân các từ ngữ quan trọng như đã gạch chân ở trên.
Xác định yêu cầu cụ thể của đề bài:
+ kiểu bài: nghị luận
+ nội dung nghị luận: phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Bước 2: TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Nội dung phép học của La Sơn Phu Tử bao gồm những ý nào?(học sinh xem lại phần đọc hiểu văn bản “ Bàn luận về phép học”)
Dàn bài chung của bài văn nghị luận gồm mấy phần và nội dung của từng phần là gì?
Dàn ý chung của một bài văn nghị luận
Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề
 - Nêu vấn đề cần nghị luận( Nêu luận điểm chung khái quát của toàn bài văn)
Thân bài:
Trình bày từng khía cạnh của vấn đề bằng một hệ thống các luận điểm liên kết chặt chẽ với nhau và sắp xếp theo một trình tự hợp lí
Sử dụng phép lập luận thích hợp( giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp) và vận dụng dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ cho từng luận điểm
Kết bài:
Nhận định tổng hợp về vấn đề, rút ra bài học và ý nghĩa của vấn đề.
*Từ dàn ý chung đó hướng dẩn học sinh xây dựng dàn ý cụ thể cho đề bài nêu trên ở dạng sơ lược như sau:
Mở bài:Nêu phép học đúng đắn cho mọi người đã được Nguyễn Thiếp đưa ra trong văn bản”Bàn luận về phép học”.
Thân bài:
Luận điểm 1:Nội dung phép học Nguyễn Thiếp bàn đến là dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử- một danh nho đời Tống, cụ thể là.
Luận diểm 2: Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành(thế nào là “học”?thế nào là “hành”?Tại sao “học” phải đi đôi với “hành”?)
Luận điểm 3: Giá trị , ý nghĩa của phép học theo quan niệm của Nguyễn Thiếp(đúng đắn,có cơ sở khoa học và thực tiễn)
Kết bài:
- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào
- Ý kiến của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam cho việc học tập trong thời đại ngày nay.
Ví dụ trên một đề bài cụ thể ở kiểu bài THUYẾT MINH lớp 9( thực hiện bước 1 và bước 2):
Đề bài: 
 Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Bước 1: TÌM HIỂU ĐỀ
- Gọi học sinh lên bảng gạch chân các từ ngữ quan trọng như đã gạch chân ở trên.
- Xác định yêu cầu cụ thể của đề bài:
	+ Kiểu bài: thuyết minh
	+ Nội dung( đối tượng) thuyết minh: con trâu gắn với nghề nông và người nông dân Việt Nam.
→ Lưu ý học sinh không nhầm lẫn với kiểu bài miêu tả về loài vật( tái hiện hình dáng, hoạt động, thói quencủa loài vật). Ở đây, kiểu bài thuyết minh về loài vật là cung cấp tri thức khách quan về loài vật( bao gồm đặc điểm nguồn gốc giống loài, đặc điểm sinh sản, cách nuôi và phòng bệnh, giá trị lợi ích kinh tế)
Bước 2: TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Cụm từ “con trâu ở làng quê Việt nam” bao gồm 2 ý:
+ con trâu: định nghĩa, nguồn gốc, đặc điểm, giá trị kinh tế, cách nuôi và phòng dịch bệnh
+ trong làng quê Việt Nam: gắn bó máu thịt với con người và đồng quê Việt Nam, lễ hội đình đám
Dàn ý chung của bài thuyết minh về một loài động vật gồm mấy phần và nội dung mỗi phần?
Dàn ý chung của bài văn thuyết minh về một loài động vật
Mở bài: giới thiệu con vật, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng
Thân bài: 
Hình dáng chung của con vật
Nêu các giống vật
Cách nuôi( thức ăn), phòng dịch bệnh
Giá trị kinh tế của con vật
Kết bài: Vai trò của con vật trong đời sống hiện nay
*Từ dàn ý chung đó hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý cụ thể cho đề bài nêu trên như sau:
Mở bài: 
Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam( Đi qua bất kỳ một miền quê Việt Nam nào cũng đều thấy hình bóng con trâu quen thuộc đang cần mẫn kéo cày hay ung dung gặm cỏ hiền lành trên những cánh đồng xanh mênh mông. Từ bao đời nay con trâu đã gắn bó mật thiết với người nông dân, trâu với người là bạn, bởi vậy mà đã có những câu ca dao quen thuộc:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”)
Thân bài:
1. Nêu định nghĩa về giống loài: Trâu là động vật thuộc họ Bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu xám hay xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm
2. Thuyết minh đặc điểm sinh sản: Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu, một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé.
3. Thuyết minh đặc điểm con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúaTrâu loại A mỗi ngày có thể cày được 3-4 sào ruộng( 1500-2000mét vuông)
4. Thuyết minh đặc điểm giá trị kinh tế( những lợi ích của con trâu):
	- cung cấp thực phẩm: khả năng cho thịt có thể đến 48%, một chu kỳ vắt có thể đạt 500kg sữa/con
	- cung cấp da cho ngành thuộc da( bọc trống), sừng cho thủ công mĩ nghệ
	- cung cấp phân bón hữu cơ tốt cho việc cải tạo đồng ruộng chống bạc màu
	- con trâu là tài sản lớn của người nông dân, khi điều kiện khoa học kĩ thuật chưa phát triển “con trâu đi trước cái cày theo sau” người xưa từng quan niệm “con trâu là đầu cơ nghiệp”, “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà- cả 3 việc ấy thật là khó thay”
5. Thuyết minh về cách nuôi và phòng bệnh:
	- thức ăn chủ yếu: cỏ, rơm
	- chuồng trại: có thể nuôi ở chuồng trại gia đình( quy mô nhỏ) hoặc trang trại( quy mô lớn), phải thường xuyên dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, mùa hè đảm bảo thoáng mát, mùa đông đủ ấm
	- bệnh thường gặp ở trâu bò nói chung: bệnh lở mồm long móng, khi phát hiện con trâu bệnh cần cách li khỏi những con trâu khỏe mạnh, tránh dịch bệnh lây lan, phun thuốc xử lí chuồng trại
6. Con trâu trong một số lễ hội đình đám:
	- lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên: con trâu là vật tế thần tạ ơn trời đất và mừng mùa màng bội thu
	- lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn
	- “trâu vàng may mắn” là biểu tượng của Đại hội thể thao Đông Nam Á Seagame 22
7. Con trâu đối với tuổi thơ ở nông thôn:
 hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo hay đọc sách trên những cánh đồng cỏ xanh mênh mông là biểu hiện của một cuộc sống thanh bình yên ả
8. Con trâu đi vào thế giới nghệ thuật: 
	- các truyện cổ dân gian “Trí khôn của ta đây”
	- tranh dân gian Đông Hồ
Kết bài:
Con trâu luôn là hình ảnh quen thuộc gắn bó với làng quê Việt Nam, với bao người nông dân cần mẫn lam lũ chịu thương chịu khó “một nắng hai sương”Cho dù hiện nay đã có những phương tiện máy móc hiện đại( máy cày, máy kéo, máy tuốt lúa) hỗ trợ cho nhà nông, nhưng hình ảnh con trâu sẽ mãi là biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
Trong 4 bước của quy trình thì bước 1 và bước 2 là đặc biệt quan trọng hơn cả, có vai trò quyết định đến nội dung chất lượng của bài văn, học sinh cần lưu ý làm tốt 2 bước này
	3.Hiệu quả ban đầu:
- Học sinh làm việc với đề bài mạnh dạn tự tin hơn, có khả năng nhận biết và phân tích đề.
- Kích thích được hứng thú cho học sinh, tránh được cảm giác uể oải của giờ học Tập làm văn.
- Từng bước hình thành thói quen và kĩ năng giải quyết những đề bài cụ thể trong việc tạo lập những kiểu văn bản cụ thể.
	4. Kiểm nghiệm:
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
ĐYC
Yếu
Mở rộng đối tượng học sinh từ chỉ định những học sinh khá giỏi phát biểu xây dựng bài đến những học sinh đại trà trong lớp.
Mở rộng phạm vi áp dụng từ 1 lớp thử nghiệm đến tất cả các lớp do tôi trực tiếp giảng dạy trong nhiều năm qua
	5. Tự nhận xét kết quả:
Sáng kiến áp dụng đã cải thiện được kĩ năng nghe – nói - viết ở học sinh rất nhiều, học sinh tránh được lỗi lạc đề khi viết bài Tập làm văn.
III. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN VÀ KINH NGHIỆM:
Mặt tích cực: việc áp dụng thường xuyên trong các tiết thực hành tập làm văn là cách tốt nhất giúp học sinh vận dụng nhuần nhuyễn các bước của quy trình làm bài Tập làm văn.
Mặt hạn chế: thời lượng thực hành Tập làm văn còn quá ít, chưa đủ để giáo viên cho học sinh thực hành được nhiều đề bài.
	V.KẾT LUẬN:
Thực hành Tập làm văn là một việc thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi hướng dẫn và tổ chức cho học sinh học tập tích cực sáng tạo để nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản- mục đích cuối cùng của việc học tập bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh phương pháp tiếp cận giải quyết đề bài, người giáo viên còn phải định hướng cho học sinh cách thu thập tư liệu, trau dồi vốn sống và năng lực cảm thụ để học sinh có đủ tri thức học tốt bộ môn này.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn NV thcs.doc