Sáng kiến kinh nghiệm - Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm - Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán ở trường THCS

B.NỘI DUNG:

I.TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU:

Đối với học tập môn toán thì việc nhận biết từng dạng bài tập nắm chắc phương pháp giải của từng dạng là một công đoạn rất quan trọng. Làm được như vậy học sinh mới có thể vận dung tốt phương pháp giải vào từng bài tập cụ thể. Tuy nhiên với thời lượng 45 phút/ 1 tiết với lượng bài tập phong phú ở SGK và SBT người GV không thể truyền tải đầy đủ tất cả các dạng bài tập cũng như phương pháp thực hiện. Do đó cần thiết phải bổ sung các kiến thức khiếm khuyết đó, rèn luyện các kỹ năng đó cho học sinh ở các tiết phụ đạo.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Nhìn lại phương pháp dạy toán của nhiều GV trước đây đã có rất nhiều GV đã ra sức nghiên cứu tìm tòi nhiều phương pháp giảng dạy tích cực góp phần nâng cao chất lượng học toán của học sinh và chất lượng dạy toán của GV.

Tuy nhiên do hạn chế cuộc sống ở nông thôn phần lớn gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, bản thân các em cũng góp sức cùng gia đình cải thiện phần nào đó về điều kiện kinh tế nên việc học đôi khi bị xem nhẹ do đó kết quả học tập bộ môn toán còn thấp.

III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

Trường THCS Tân Bình có 17 lớp (621/304 HS), 04 lớp 8 (147/68 HS), lớp 81 (37/18 HS)

*Nguyên nhân: Với phương pháp giảng dạy mới người GV đóng vai trò hướng dẫn học sinh còn học sinh là chủ thể tích cực trong hoạt động học tập. Xuất phát từ yêu cầu đó đòi hỏi sự chuẩn bị thật chu đáo của học sinh ngay từ ở nhà. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh không thực hiện tốt được nhiệm vụ đó

-Nguyên nhân khách quan:

 +Điều kiện sống ở nông thôn, đại bộ phận gia đình các em đều phát triển kinh tế nông nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, hầu như các bậc phụ huynh chỉ tập trung sản xuất để kiếm được nhiều tiền cải thiện cuộc sống gia đình từ đó nhận thức không đúng về vai trò của việc học đối với tương lai của con em họ. Thậm chí một số phụ huynh còn có quan điểm học được bao nhiêu thì học, còn học nổi thì học, học không nổi cứ việc nghỉ học rồi đi làm, Họ không nhận thấy được vai trò cũng như trách nhiệm của người lớn trong việc động viên nhắc nhở con em mình có học tốt mới có được tương lai tươi sáng. Do vậy họ phó thác việc học của con em mình, hiểm nhiên xem đó là nhiệm vụ của các thầy cô giáo, của xã hội còn bản thân chỉ việc hoàn thành các khoản thu là đủ.

 +Ngoài một bộ phận phụ huynh có tư tưởng như trên vẫn có một bộ phận phụ huynh cũng quan tâm tích cực đến việc học của con em nhưng do năng lực bản thân còn hạn chế không thể kiểm soát nổi việc học tập của con em mình.

 +Ngoài ra còn do yêu cầu của chương trình đổi mới các em được giáo dục toàn diện hơn, được học nhiều môn hơn. Do vậy mỗi ngày các em phải học nhiều tiết hơn, áp lực việc học tập nặng hơn.

 +Lối sống, quan hệ của người GV cũng góp phần đáng kể đến hứng thú học tập của học sinh vì có những trường hợp HS không thích ông thầy đó rồi cũng chẳng thèm học bộ môn do ông thấy đó giảng day.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Toán ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI:
A.MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước đang trong thời kì đổi mới, thời kì hội nhập kinh tế thế giới, và đang khẳng định vị thế của mình trên trường thế giới. Cùng với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực thì đất nước ta cũng đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Do đó Đảng và nhà nước ta đang ra sức củng cố nguồn nhân lực, phát triển nhân tài nhằm đáp ứng sự phát triển của nhu cầu đổi mới.
Nhận trách nhiệm này Bộ GD & ĐT đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng HS như thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của HS đặc biệt là thực hiện “Cuộc vận động hai không với bốn nội dung: nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, không để học sinh ngồi nhằm lớp, không vi phạm đạo đức nhà giáo” của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
Nhìn lại thành tích học Toán của HS THCS nói chung và của lớp 8 nói riêng, ta thấy ngay còn rất nhiều em HS học yếu kém, biểu hiện thái độ chán học toán, thái độ bất cần , bỏ mặt:
+ Cụ thể ngay chương đầu tiên “Phép nhân và phép chia các đa thức” đa số HS điều biết cách nhân chia đa thức, khai triển hằng đẳng thức và phân tích đa thức thành nhân tử nhưng lại kết quả không đúng vì thực hiện tính toán trên số nguyên sai kể cả HS khá. Đây là kiến thức phục trọng tâm phục vụ cho các chương học kế tiếp
Ví dụ: Rút gọn biểu thức sau:
 (2x + 1)2 + (3x – 1)2 + 2(2x + 1)(3x – 1)
 = (2x)2 + 2.2x.1 + 12 + (3x)2 – 2. 3x. 1 + 1 + 2(6x2 – 2x + 3x – 1)
 = 4x2 + 4x + 1 + 6x2 – 6x + 1 + 12x2 – 4x + 6x – 2
 = 18x2 -1
Đó là những cái sai mà không đáng sai. Nói chung là kĩ năng thực hiện các phép tính trên số nguyên còn yếu.
+ Các dạng phương trình đã học HS còn gặp khó khăn chưa phân biệt khi nào giải phương trình đưa về dạng phương trình ax + b = 0 hoặc phương trình tích
Đây là nỗi băn khoăn lo lắng của tập thể GV nhà trường nói chung và của cá nhân tôi nói riêng chính vì thế tôi chọn đề tài “Công tác phụ đạo HS yếu kém môn Toán ở trường THCS”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một mô hình phụ đạo toán nhằm cải thiện chất lượng bộ môn toán 8 cũng như tăng cường hứng thú học tập, tính tích cực tự giác của HS đối với bộ môn toán.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phụ huynh học sinh
Học sinh lớp 81 trường THCS Tân Bình
IV.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Phụ huynh học sinh còn thiếu quan tâm đến việc học của con em do hạn chế về kinh tế cũng như năng lực bản thân.
Ý thức học tập từng cá nhân học sinh chưa cao do hoàn cảnh, điều kiện gia đình, đồng thời cũng do lỗ hỏng lớn về các kiến thức cơ bản ở các năm học trước quá lớn gây thêm chán nản cho học sinh.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
- Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân học sinh không thích học môn toán và tìm ra phương pháp hợp lý truyền thụ kiến thức cho các em học sinh yếu ở các lớp phụ đạo, tạo cho học sinh yếu lòng tự tin vào chính mình, có ý thức tìm tòi lại các kiến thức đã mất và có ý thức vươn lên trong học tập. Từ đó các em sẽ thấy được ý nghĩa tích cực của công tác phụ đạo trong việc phát huy tính tích cực trong học tập môn toán của các em.
VI.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nên chỉ nghiên cứu đối với lớp 81 trường THCS Tân Bình.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS, SGK& SGV chương trình toán 8, toán 7, toán 6 các bài làm của học sinh ở các buổi học, và kinh nghiệm của bản thân sau vài năm giảng dạy và trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.
B.NỘI DUNG:
I.TÓM TẮT CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU:
Đối với học tập môn toán thì việc nhận biết từng dạng bài tập nắm chắc phương pháp giải của từng dạng là một công đoạn rất quan trọng. Làm được như vậy học sinh mới có thể vận dung tốt phương pháp giải vào từng bài tập cụ thể. Tuy nhiên với thời lượng 45 phút/ 1 tiết với lượng bài tập phong phú ở SGK và SBT người GV không thể truyền tải đầy đủ tất cả các dạng bài tập cũng như phương pháp thực hiện. Do đó cần thiết phải bổ sung các kiến thức khiếm khuyết đó, rèn luyện các kỹ năng đó cho học sinh ở các tiết phụ đạo.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Nhìn lại phương pháp dạy toán của nhiều GV trước đây đã có rất nhiều GV đã ra sức nghiên cứu tìm tòi nhiều phương pháp giảng dạy tích cực góp phần nâng cao chất lượng học toán của học sinh và chất lượng dạy toán của GV.
Tuy nhiên do hạn chế cuộc sống ở nông thôn phần lớn gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, bản thân các em cũng góp sức cùng gia đình cải thiện phần nào đó về điều kiện kinh tế nên việc học đôi khi bị xem nhẹ do đó kết quả học tập bộ môn toán còn thấp.
III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trường THCS Tân Bình có 17 lớp (621/304 HS), 04 lớp 8 (147/68 HS), lớp 81 (37/18 HS)
*Nguyên nhân: Với phương pháp giảng dạy mới người GV đóng vai trò hướng dẫn học sinh còn học sinh là chủ thể tích cực trong hoạt động học tập. Xuất phát từ yêu cầu đó đòi hỏi sự chuẩn bị thật chu đáo của học sinh ngay từ ở nhà. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh không thực hiện tốt được nhiệm vụ đó
-Nguyên nhân khách quan:
	+Điều kiện sống ở nông thôn, đại bộ phận gia đình các em đều phát triển kinh tế nông nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, hầu như các bậc phụ huynh chỉ tập trung sản xuất để kiếm được nhiều tiền cải thiện cuộc sống gia đình từ đó nhận thức không đúng về vai trò của việc học đối với tương lai của con em họ. Thậm chí một số phụ huynh còn có quan điểm học được bao nhiêu thì học, còn học nổi thì học, học không nổi cứ việc nghỉ học rồi đi làm, Họ không nhận thấy được vai trò cũng như trách nhiệm của người lớn trong việc động viên nhắc nhở con em mình có học tốt mới có được tương lai tươi sáng. Do vậy họ phó thác việc học của con em mình, hiểm nhiên xem đó là nhiệm vụ của các thầy cô giáo, của xã hội còn bản thân chỉ việc hoàn thành các khoản thu là đủ.
	+Ngoài một bộ phận phụ huynh có tư tưởng như trên vẫn có một bộ phận phụ huynh cũng quan tâm tích cực đến việc học của con em nhưng do năng lực bản thân còn hạn chế không thể kiểm soát nổi việc học tập của con em mình.
	+Ngoài ra còn do yêu cầu của chương trình đổi mới các em được giáo dục toàn diện hơn, được học nhiều môn hơn. Do vậy mỗi ngày các em phải học nhiều tiết hơn, áp lực việc học tập nặng hơn.
	+Lối sống, quan hệ của người GV cũng góp phần đáng kể đến hứng thú học tập của học sinh vì có những trường hợp HS không thích ông thầy đó rồi cũng chẳng thèm học bộ môn do ông thấy đó giảng day.
. . . . . . 
-Nguyên nhân chủ quan: Các nguyên nhân khách quan trên ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của HS:
	+Một bộ phận HS cùng gia đình gánh vác nhiệm vụ cải thiện kinh tế nên phải vừa học vừa làm, thời gian đầu tư cho việc hoc tập hạn chế làm giảm sút chất lượng học tập, nhất là đối với bộ môn toán.
	+Từ tư tưởng xem việc học là không quan trọng của các bậc phụ huynh cũng tạo cho HS tâm lý chán học, lười học, học cũng được mà không học cũng không sao nên có một số HS bỏ giờ, cúp tiết làm cho lỗ hỏng kiến thức ngày càng lớn, càng khó đấp vá nhất là đối với một môn học như môn toán.
+Đôi lúc người GV không thân thiện tạo cho HS tâm lý khó gần gũi làm các em khó chấp nhận kiến thức do GV truyền đạt.
IV.NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
-Điều tra nắm chắc hoàn cảnh gia đình, năng lực cơ bản của HS nhằm phân loại HS từ đó tiến hành phụ đạo theo nhóm sao cho trong một nhóm trình độ HS ngang nhau, năng lực tiếp thu như nhau.
-Thông qua các tiết phụ đạo rèn luyện cho HS rèn luyện phương pháp giải kỹ năng tính toán, kỹ năng nhận dạng bài tập cho HS.
 -GV tạo sự gần gũi, thân thiện đối với HS, tạo điều kiện cho học sinh nói lên tâm tư nguyện vọng của mình.
V.BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
*Đối với học sinh:
Cho học sinh thực hiện các bài kiểm tra với thời lượng ngắn, nội dung bao gồm các kiến thức cơ bản bao trùm các khối lớp để kịp thời phát hiện lổ hỏng kiến thức của học sinh mà có kế hoạch phụ đạo hợp lí.
-Thời lượng một tiết ngắn, lượng bài tập nhiều do đó chỉ qua các tiết phụ đạo giáo viên mới có thể tiến hành phân dạng một cách đầy đủ đồng thời xây dựng rõ cách giải của từng dạng cụ thể. Giáo viên chú trọng kiểm tra lý thuyết bằng cách cho nhiều bài tập của cùng một dạng để thông qua bài tập đó học sinh có thể thuộc và nhớ lâu lý thuyết.
-Trong một tiết phụ đạo không nhất thiết phải giải nhiều bài tập mà vấn đề quan trọng là khi đã giải được bài nào thì học sinh có thể hiểu và nắm được phương pháp giải đồng thời bản thân có thể tự giải lại bài tập đó cũng như có thể giải được các bài tập tương tự. 
- Đôi lúc có những bài tập mà một học sinh trung bình yếu không thể giải quyết được một mình, giáo viên có thể tiến hành chia nhỏ vấn đề: một bài toán làm nhiều bước thực hiện nhằm tạo sự tự tin với bản thân dần dần giúp các em hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề, bản thân có thể phán đoán xem kết quả thực hiện một bước giải hay một bài toán mình vừa thực hiện là đúng hay sai chứ không trong tâm trạng mơ hồ không xét đoán được.
- Khi học sinh có được sự tự tin vào bản thân, mạnh dạn giải được một bước hay nhiều bước của một bài toán giáo viên tạo điều kiện cho học sinh giải hoàn thiện một bài rồi nhiều bài giúp học sinh càng tự tin hơn, tăng cường hứng thú say mê học tập của các em đối với bộ môn toán.
- Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá, nhận thức. Tạo điều kiện cho các em phát huy tinh thần tập thể thông qua việc trao đổi thảo luận với bạn bè.
*Đối với phụ huynh học sinh:
Tăng cường công tác viếng thăm gia đình của các em học sinh yếu kém để động viên phụ huynh tăng cường việc quan tâm tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. 
*Đối với giáo viên:
- Nghiệp vụ của người thầy đóng vai trò quyết định làm sao cho kiến thức đến với các em thật nhẹ nhàng, dễ tiếp thu.
- Đối với các tiết dạy trên lớp thời lượng 45 phút chỉ đủ để giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cho các em hình thành kiến thức cơ bản của bài học. Do đó, rất hạn chế đến điều kiện chăm sóc học sinh, gần gủi với học sinh, thông qua các tiết phụ đạo giáo viên có điều kiện tăng cường quan tâm chăm sóc học sinh tạo sự thân thiện với học sinh, học sinh có yêu thích người thầy mới có thể học tốt bộ môn mà người thầy giảng dạy.
VI.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
 Từ các biện pháp cụ thể đã thực hiện qua nhiều năm bản thân nhận thấy hoạt động phụ đạo đã góp phần không nhỏ giúp các học sinh yếu kém có sự tiến bộ đam mê học toán hơn.
Trong từng giai đoạn cụ thể kết quả học tập của học sinh từng bước được cải thiện như sau:
Đầu năm số học sinh yếu kém môn toán là 26/37 (TL: 70,3%)
Học kì I: số học sinh yếu kém môn toán là 9/37 (TL: 24,3%)
Cuối năm: số học sinh yếu kém môn toán là 4/36 (TL: 88,9%)
C.KẾT LUẬN:
Công tác phụ đạo học sinh yếu là công tác không thể thiếu ở trường THCS đối với bộ môn toán góp phần giúp các em học sinh yếu có thêm lòng tự tin vào bản thân để vươn lên trong học tập nhưng cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của mọi lực lượng giáo dục từ gia đình cho đến nhà trường đặc biệt là làm sao khơi dậy trong các em sự say mê, hứng thú học tập môn toán ở các em học sinh yếu kém có như vậy mới cải thiện dần chất lượng bộ môn toán cho học sinh ở vùng nông thôn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh moi.doc