Ngữ văn địa phương Hưng Yên - Phạm Xuân Hiểu

Ngữ văn địa phương Hưng Yên - Phạm Xuân Hiểu

 - Nguyên tắc phù hợp với định hướng của Đảng về chiến lược con người: học đi đôi với hành, truyền thống kết hợp với hiện đại. Giáo dục Học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện (giàu về thể chất trong sáng về tâm hồn phẩm chất đạo đức).

+ Đảm bảo tính phù hợp của khoa học giáo dục tâm lí học sinh Học sinh THCS ngoài việc học tập kiến thức cần có các hoạt động điền dã, ngoại khoá . các em không chỉ tiếp thu cái mới mà cần phải gìn giữ phát huy những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống Từ đó góp phần phát triển tâm hồn, hình thành tính cách tâm lí và đạo đức XHCN. Hơn nữa thực tế cho thấy: Học sinh lứa tuổi THCS là giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần. Các em dễ tiếp thu những cái mới, cái hiện đại (trong đó có cả cái độc hại). Nhưng những gì thuộc về linh hồn, cốt cách của con nguời quê hương thì hầu như không biết.

+ Đảm bảo sự hài hoà giữa tính truyền thống và hiện đại, tránh được những vấn đề thuộc về bản chất, lạc hậu, những vấn đề cục bộ địa phương cần có thái độ phê phán .

+ Đảm bảo sự hài hoà sinh động giữa nội dung kiến thức và phương pháp phương tiện học tập. Với điều kiện giáo dục hiện nay ở địa phương không thể yêu cầu về phương tiện hiện đại như máy thu âm, máy ghi hình . Nên chỉ có thể cho các em tham gia hoạt động điền dã, mời các nhà văn, nhà thơ, nghệ nhân về tham gia để nói chuyện trao đổi giao lưu với học sinh. Có thể dẫn học sinh đến trưc tiếp các địa phương có bề dày lịch sử văn hoá của tỉnh của huyện để được nghe nói chuyện và thưởng thức những đặc sản văn hoá của quê hương.

+ Đồng thời với việc giảng dạy là những hoạt động ngoại khoá tận dụng những phương tiện dạy học trong nhà trường cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, tham gia các lễ hội, phong trào văn hoá văn nghệ ở địa phương.

 

doc 54 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn địa phương Hưng Yên - Phạm Xuân Hiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
	Chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông và thay Sách giáo khoa đại trà cho bậc học Trung học cơ sở được bắt đầu từ năm học 2001 - 2002 đến nay đã hoàn hành và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên ở môn Ngữ văn phần Văn học Địa phương, Sách giáo khoa, Sách giáo viên còn để ngỏ phần nội dung cho giáo viên đứng lớp trực tiếp biên soạn, nên để dạy tốt phần này quả là một vấn đề khó.
	Lựa chọn, sưu tầm những tác gia, tác phẩm nào của Địa phương để dạy cho học sinh đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn quan tâm và cần có sự thống nhất chung.
	Trước nhu cầu trên, Phòng Giáo dục Khoái Châu đã tổ chức biên soạn Tài liệu : “Giảng dạy ngữ văn địa phương” cho giáo viên dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS trong huyện tham khảo.
	 Tài liệu : “Giảng dạy ngữ văn địa phương” gồm hai phần chính. Phần thứ nhất: từ chương I đến hết chương III cung cấp cho giáo viên một số lí luận và kiến thức cơ bản cả về nội dung và phương pháp để dạy tốt văn học Địa phương bao gồm: Các tư liệu về Văn học dân gian, tư liệu về các tác giả là những người con của Hưng Yên thuộc dòng văn học trung đại và hiện đại. Thứ hai: Đây là phần chính của tài liệu. Phần này hướng dẫn cụ thể một số tiết học từ lớp 6 đến lớp 9. Phần cuối của tài liệu là một số tác phẩm, bài viết của các tác giả: Nguyễn Đức Can, Hoàng Cương, Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu), Nguyễn Thị Hồng Ngát và Đinh Quang Tốn làm phong phú thêm cho tư liệu tham khảo.
	Chúng tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là tình cảm cũng như lòng tự hào về truyền thống văn hoá quê hương của thầy giáo Nguyễn Phú Cường và thầy giáo Phạm Xuân Hiểu với việc biên soạn tài liệu này. 
 Phòng giáo dục khoái châu
Chương I 
 Vị trí, ý nghĩa, chương trình và nguyên tắc, phương pháp giảng dạy văn học địa phương trong bộ môn Ngữ văn trường THCS.
I .Vị trí ý nghĩa, chương trình văn học địa phương trong bộ môn Ngữ văn trường THCS
Việc dạy - học Văn học địa phương cho học sinh các bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. Bởi nó góp phần vào việc đảm bảo yêu cầu về chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thực hiện tốt mục đích ý nghĩa của chương trình.
- Có ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hoá địa phương: Bồi dưỡng tri thức, kích thích tinh thần tự lực tự cường cho thế hệ trẻ, làm phong phú thế giới tâm hồn giúp học sinh gắn hoạt động học tập với đời sống sinh hoạt con người của địa phương
- Chương trình bộ môn Ngữ văn bậc THCS bao gồm 595 tiết (Khối 6,7,8: 420 tiết; khối 9: 175 tiết) trong đó có tổng số 19 tiết (chiếm 3,2% tổng số thời gian của bộ môn Ngữ văn) chương trình địa phương bao gồm 3 phân môn: Văn, Tập làm văn Tiếng việt. Hai phân môn Văn và Tập làm văn có 13 tiết (chiếm 2,2%). Chương trình địa phương được chia đều ở cả 4 khối lớp, trong đó Khối lớp 6 là 5 tiết (4 tiết Văn + Tập làm văn; 1tiết Tiếng việt); khối lớp 7 là 4 tiết (3 tiết Văn + Tập làm văn ; 1 tiết Tiếng việt); khối lớp 8 là 5 tiết (3 tiết Văn + Tập làm văn ; 2 tiết Tiếng việt); khối lớp 9 là 5 tiết (3 tiết Văn + Tập làm văn ; 2 tiết Tiếng việt). Căn cứ vào phân phối chương trình do BGD - ĐT quy định ta thấy rằng, số lượng thời gian dành cho việc giảng dạy chương trình địa phương là tương đối khá (chiếm 3,2%). Có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể phát huy vốn Văn học – Văn hoá địa phương. Đồng thời đó cũng là hướng đi phù hợp với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển văn hoá: “Phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
II. Những nguyên tắc của việc dạy học Văn học địa phương Hưng Yên cho học sinh THCS
 - Nguyên tắc phù hợp với định hướng của Đảng về chiến lược con người: học đi đôi với hành, truyền thống kết hợp với hiện đại. Giáo dục Học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện (giàu về thể chất trong sáng về tâm hồn phẩm chất đạo đức).
+ Đảm bảo tính phù hợp của khoa học giáo dục tâm lí học sinh Học sinh THCS ngoài việc học tập kiến thức cần có các hoạt động điền dã, ngoại khoá. các em không chỉ tiếp thu cái mới mà cần phải gìn giữ phát huy những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống Từ đó góp phần phát triển tâm hồn, hình thành tính cách tâm lí và đạo đức XHCN. Hơn nữa thực tế cho thấy: Học sinh lứa tuổi THCS là giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần. Các em dễ tiếp thu những cái mới, cái hiện đại (trong đó có cả cái độc hại). Nhưng những gì thuộc về linh hồn, cốt cáchcủa con nguời quê hương thì hầu như không biết.
+ Đảm bảo sự hài hoà giữa tính truyền thống và hiện đại, tránh được những vấn đề thuộc về bản chất, lạc hậu, những vấn đề cục bộ địa phươngcần có thái độ phê phán .
+ Đảm bảo sự hài hoà sinh động giữa nội dung kiến thức và phương pháp phương tiện học tập. Với điều kiện giáo dục hiện nay ở địa phương không thể yêu cầu về phương tiện hiện đại như máy thu âm, máy ghi hình. Nên chỉ có thể cho các em tham gia hoạt động điền dã, mời các nhà văn, nhà thơ, nghệ nhân về tham gia để nói chuyện trao đổi giao lưu với học sinh. Có thể dẫn học sinh đến trưc tiếp các địa phương có bề dày lịch sử văn hoá của tỉnh của huyện để được nghe nói chuyện và thưởng thức những đặc sản văn hoá của quê hương.
+ Đồng thời với việc giảng dạy là những hoạt động ngoại khoá tận dụng những phương tiện dạy học trong nhà trường cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, tham gia các lễ hội, phong trào văn hoá văn nghệ ở địa phương.
III. Phương pháp giảng dạy Văn học địa phương Hưng Yên trong nhà trường THCS
Để đưa ra được phương pháp dạy học một cách khoa học phù hợp đòi hỏi một sự nghiên cứu, thực nghiệm công phu nghiêm túc. Nhưng qua khảo sát nghiên cứu bước đầu chúng tôi đưa ra mấy biện pháp sau:
- Tích hợp khéo léo vào các môn học, bài học để đảm bảo yêu cầu chương trình (ví dụ: Môn Lịch sử – khi nói về các nhân vật lịch sử thì giới thiệu những câu ca về tướng quân Nguyễn Thiện Thuật, sự tích Triệu Quang Phục, sự tích Phạm Bạch Hổ. Môn GDCD: Đưa các dẫn chứng, các câu tục ngữ ca dao, thơ, sự tíchvề các danh nhân văn hoá địa phương, các bài viết về các di tích lịch sử, phong tục tập quán địa phương)
- Kết hợp giữa các hoạt động sưu tầm, điền dã ngoại khoá vào các buổi chiều, với việc dạy một chuyên đề riêng. Giao nhiệm vụ sưu tầm, điều tra, tích luỹ cho các em học sinh để các em tự tích lũy được vốn kiến thức về văn hoá địa phương. Giáo viên hệ thống hoá sản phẩm sưu tầm của học sinh, sắp xếp lại thành một hệ thống văn bản. Cùng với học sinh tìm ra giá trị nội dung, tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm văn học địa phương. Qua đó giáo viên có thể nêu ra yêu cầu học sinh học tập, sáng tác các thể loại văn học mà các em yêu thích để kế tục sự nghiêp Văn hoá - Văn nghệ quê nhà.
- Sử dụng hợp lí, có hiệu quả tranh ảnh về phong cảnh địa phương, các di tích lịch sử văn hoá như đền Dạ Trạch, đền Đa HoàChú trọng việc miêu tả, kể chuyện kết hợp tham quan điền dã vầo các dịp lễ hội. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, nhân dân các địa phương.
Chương II 
Truyền thống văn học của người Hưng yên.
	Tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội, từ xưa đã là một vùng đất khá trù phú có nhiều sản vật nổi tiếng, có truyền thống văn hiến lâu đời, sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hoá kiệt xuất. Từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, bước phát triển của thời đại Hùng Vương từ vùng trung du xuống đồng bằng đến nay còn để lại dấu tích ở Đa Hoà, Dạ Trạch với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Trong cuộc đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, trên vùng đất Hưng Yên thời nào và ở lĩnh vực nào cũng có những người lập công xuất sắc, được sử sách ghi nhận, nhân dân ca ngợi truyền tụng. Trong lĩnh vực quân sự, xa xưa thì có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, cận đại thì có Nguyễn Thiện Thuât, Hoàng Hoa Thám Về y học có đại danh y Lê Hữu Trác. Về khoa học có Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông. Trong sự nghiệp đánh đuổi đế quốc thực dân giải phóng dân tộc, lịch sử đã ghi nhận những tấm gương chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ cách mạng, như đồng chí Tô Hiệu, nữ anh hùng Bùi Thị Cúc. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có nhiều tác giả nổi tiếng: Văn tài lỗi lạc có Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm, Dương Quảng Hàm rồi Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Hồng Ngát, Lê LựuVề sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị; Mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích LiênSự nghiệp của họ được nảy nở từ nguồn mạch của quê hương và làm vẻ vang cho quê hương.
	Biết noi gương các vị tiền bối, sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh của các thế hệ tiếp sau để gánh vác những nhiệm vụ mới. Lịch sử là một dòng chảy không ngừng. Các thế hệ nối tiếp nhau, thế hệ này nhận lấy của thế hệ trước ngọn đuốc truyền thống để rồi hết chặng đường lịch sử của mình thì trao lại cho thế hệ tiếp sau, với mong muốn kế thừa và phát huy hơn nữa.
	Nằm trong cái nôi văn hoá chung của người Hưng Yên, riêng lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật của địa phương ta có khá nhiều thành tựu, với nhiều thể loại, đề tài phong phú đa dạng: 
* Văn học dân gian, có các thể loại: 
+ Truyện dân gian:
- Truyện thần thoại: “Thiên Tiên Địa Tiên ” ( Ông Đùng bà Đà) .
 - Truyền thuyết: “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Sự tích đầm Dạ Trạch”, “Sự tích Triệu Quang Phục”, “Sự tích bà Hương Thảo”
- Truyện Nôm: “Tống Trân – Cúc Hoa”
	+ Tục ngữ, Ca dao dân ca: có nhiều câu tục ngữ, bài ca dao hay nói về các đặc sản văn hoá, các nhân vật và sự kiện lịch sử của địa phương, rồi còn có cả những câu nói về các vị tổ làng nghề, các làng nghề của địa phương.
	* Văn học viết: Từ thời kì trung đại đến văn học hiện đại có nhiều tác giả nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau:
+ Văn học Trung đại: 
 - Thơ: có Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm
 - Kí sự : có Lê Hữu Trác.
+ Văn học Hiện đại : 
- Thơ: có Phạm Huy Thông, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát
- Văn xuôi: có Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lê Lựu.
- Nghiên cứu phê bình: có Dương Quảng Hàm, Vũ Trọng Phụng
- Kịch: có Nguyễn Đình Nghị, Học Phi
	Tất cả những tác phẩm, tác giả ấy đã góp sức mình kế tiếp nhau làm nên một kho tàng văn học của tỉnh nhà đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại. Họ là những người đã tiếp nối được mạch nguồn văn hoá của địa phương trong sự giao thoa với văn hoá dân tộc.
Với chúng ta là những thế hệ con cháu, phải tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên để lại: ra sức phấn đấu xây dựng quê hương Hưng Yên trở thành một địa phương giàu mạnh, đặc biệt là phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị truyền thống. Phát huy truyền thống là một việc làm có ý n ... hình Cá Chép hoá long này là một hình tượng độc nhất vô song. So với các di tích lịch sử văn hoá trong cả nước không đâu có được.
	Hình tượng này có 2 ý:
- Theo các cụ xưa truyền lại : Trong khi đê Phi Liệt (huyện Văn Giang) vỡ 18 năm liền (1871 - 1889) tại khu vực gần ngôi đền (khu vực hội trường UBND xã Dạ Trạch hiện nay) có một chỗ nước xoáy hình thành như một cái hồ nhỏ có một con cá chép to bằng con bê con. Cứ mỗi buổi chiều cụ từ đánh ba hồi chuông chiêu mộnh con cá nổi lên hướng đầu về ngôi đền. Mỗi lần nổi lên trẻ mục đồng chăn trâu bò, bơi ra cưỡi lên mình cá, cá đùa với trẻ con. Có làn các em lấy khố buộc vào mình cá định kéo vào bờ, cá quẫy, trẻ em mất cả khố. Có lần có trẻ em suýt chết đuối cá nổi lên cho trẻ em bám vào rồi cá đưa vào bờ. Các cụ cho là cá thần nên tạc tượng để thờ và đặt tên là bế phong là thần quan (bế ngư thần quan). Nhân dân Dạ Trạch phải kiêng từ bế (bế em phải gọi là ãm em).
	- Xưa kia Chử Đồng Tử sống về ngề tôm cá, các cụ tạc tượng cá chép hoá long bay về trời để trả nghĩa ân tình Chử Đồng Tử .
X. toà cung cấm.
 	Ban thờ chính giữa bên trong khám:
ở giữa, tượng Chử Đồng Tử .
Bên trái là tượng Tiên Dung công chúa.
Bên phải là tượng Hồng Vân công chúa.
Ban thờ bên phải thờ thân phụ, thân mẫu Chử Đồng Tử .
Thân phụ: Chử Vi Vân.
Thân mẫu: Bùi Thị Gia.
Ban thờ bên trái thờ Triệu Quang Phục (niên hiệu Triệu Việt Vương).
	ở thế kỷ thứ VI vào ba năm: 548 (Mậu Thìn), 549 (Kỷ Tỵ), 550 (Canh Ngọ). Ông lấy ngôi đền này làm đại bản doanh để đánh quân nhà Lương phương Bắc sang xâm lược nước ta, cũng từ ngôi đền này năm 550 (Canh Ngọ) ông đã phát lệnh tổng phản công đánh đuổi được quân nhà Lương ra khỏi bớ cõi nước Vạn Xuân tức nước Việt Nam ngày nay.
	Bộ văn hoá cho phép lập ban thờ tạm thời ở đây, sau này sẽ xây lăng thờ ngài giữa đầm Dạ Trạch (nơi căn cứ chính của Triệu Quang Phục).
****************************
Hoạ nguyễn công thiện thuật thi
(Hoạ thơ ông Nguyễn Thiện Thuật)
 Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu)
Trí dũng nguyên lai tự hữu dư,
Ưng cầu thanh khí bất vi sơ.
Nhất soang tâm huyết cần vương sự,
Vạn cổ giang sơn cố quốc khư.
Duy hữu cộng thiên phi hữu dị,
Cẩu tương dịch địa diệc tương 
Anh hùng thành bại hà tu luận,
Danh bất hư truyền thực khởi hư.
Dịch nghĩa:
Xét ra trí dũng vốn có thừa,
Cùng trong thanh khí mà tìm đến nhau phải đâu xa lạ.
Một bầu tâm huyết vì việc cần vương,
Non sông tự nghìn xưa vẫn nhớ nước cũ.
Cùng đội chung một trời, chẳng có gì sai khác,
Muốn xoay đất lại cũng vẫn chung lòng.
Chẳng nên đem chuyện thành bại mà luận khách anh hùng,
Danh chẳng truyền sai đó là việc thực.
Dịch thơ:
 Trí dũng suy ra sẵn có thừa,
 Kính yêu thân mến chẳng còn sơ.
Một bầu tâm sự vì vua cũ,
Muôn dặm non sông nhớ nước xưa.
Cùng đội trời chung đâu có khác,
Nếu xoay đất lại vẫn đang vừa.
Anh hùng sá quản chi thành bại,
Danh có khi nào thực lại chưa.
******************************
Hà Nội vào thu
 Nguyễn Thị Hồng Ngát
Hoa sữa thơm lừng quanh phố vắng
Trăng trong veo, anh ạ đã thu rồi
 Sương khói như tấm màn the mỏng mảnh
 Người đi tình tự, dõi từng đôi
*****
 Đi đâu, về đâu thế, bạn tình ơi?...
 Mải mê, quấn quýt có hai người
 Hà Nội vào thu  nồng nàn quá
 Con đường, anh ạ, cứ chơi vơi
*******************************
Lê Lựu - thời xa vắng
 (Đinh Quang Tốn)
	“Nói đến Lê Lựu là người ta nói đến Thời xa vắng, tác phẩm đưa ông trở thành sĩ quan trong làng văn. Ra đời năm 1986 , sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ mười một năm. Mười một năm, mọi người say sưa với thắng lợi tiếp tục viết về cuộc chống Mĩ theo quán tính cũ. Lê Lựu cũng viết về chống Mĩ nhưng ông biết lùi lại và ngẫm nghĩ. Thời xa vắng cũng trong dòng văn học viết viết về chiến tranh cách mạng nhưng là tác phẩm có giá trị hiện thực, sâu sắc. Do hoàn cảnh lịch sử văn học trở tành một vũ khí trực tiếp chiến đấu, nên các giá trị khác không khỏi có phàn non kém. Phần lớn câc tác phẩm văn học thời kì này làm xong nhiệm vụ thì trôi đi, nhưng Thời xa vắng thì đọng lại. Thời xa vắng viết về hậu phương miền Bắc trong công cuộc chỗng Mĩ cứu nước với cả cái vui và cái buồn, cái nồng nhiệt và sự non nớt, những quầng sáng và những bóng mờ, có cả nụ cười và nước mắt.Nhân vật chính của tiểu thuyết Thời xa vắng là anh nông dân Giang Minh Sài, từ tuổi ấu thơ, qua thời kì bộ đội, rồi thành một chuyên viên cấp bộ. Giang Minh Sài nhìn bề ngoài là có sự thành đạt, nhưng thực ra cuộc đời anh là một bi kịch vì anh không sống cuộc sống chính mình mà là sống theo điều khiển của người khác. Anh yêu Hương, một tình yêu thật đẹp của tuổi trẻ học trò nhưng không lấy được Hương, để suốt đời ân hận. Anh lấy Tuyết là do người khác sắp đặt để tiến bộ, là chấp hành tổ chức để được kết nạp vào Đảng. Thực ra Giang Minh Sài không có gì sai, mọi người đều nghĩ tốt và làm việc tốt. Nhưng cái Thời xa vắng ấy, nhiều việc tốt có tính chất khuôn mẵu cứng nhắc ấy vô tình đã để lại hậu quả xấu, mà nhìn bề ngoài mọi người vẫn tưởng là tốt đẹp. Giang Minh Sài sống theo tổ chức chứ không có cuộc sống riêng mình, nói chính xác là cuộc sống riêng của mình phải theo sự sắp xếp ràng buộc của tổ chức chứ không được theo suy nghĩ riêng. Đó là một thời nông nổi và ấu trĩ, nhưng thực ra nó cũng phần nào có tác dụng nhất định để tập trung sức lực cả dân tộc trước sự sống còn với quân thù. Nếu có thể nói về cái lỗi của một thời thì cũng không do ai gay ra cả, mà do hoàn cảnh khách quan tạo nên.
	Ra khỏi cuộc chiến đấu, Giang Minh Sài loạng choạng lao vào cuộc sống mới, loá mắt trước những hấp dẫn của đô thị với những tự do cá nhân, và anh đã vấp ngã. Sự vấp ngã của anh như là sự tất yếu vì anh có được chuẩn bị gì đâu. Trước đây anh sống theo người khác, bây giờ anh cũng sống theo người khác như một sự quán tính. Chỉ có điều người trước đây chi phối anh là tổ chức, còn bây giờ người chi phối anh lại là cuộc sống. Trong mối tình với Châu, tưởng như anh chủ động lại là bị động, tưởng là tình yêu mà lại không phải là tình yêu. Đó cũng là bi kịch. Có một tình yêu thực sự theo anh suốt cả cuộc đời, đó là Hương. Hương như là hương sắc của quê hương mà Giang Minh Sài vì không sống thực là mình nên khi hết tuổi trẻ, hết cái tuổi sống thực thì anh không bao giờ gặp được. Hương như hình bóng quê hương luôn đi bên cạnh anh nhưng bao giờ cũng ở xa anh.
	Kết thúc câu chuyện là sự bế tắc của Giang Minh Sài, nhưng cũng là sự bế tắc của tác giả. Giang Minh Sài bỏ công tác ở thành phố trở về quê hương trở thành chủ nhiệm hợp tác xã, bước đầu hợp tác xã làm ăn thành công ở một số mặt. Sự chạy trốn của Giang Minh Sài đâu phải là cuộc giải thoát. Sự trở về của anh chắc gì đã thành công. Và cứ cho là thành công thì cũng đâu phải là con đường tốt nhất. Nhưng về mặt nghệ thuật, đoạn kết ấy có giá trị bổ sung, khẳng định thêm chủ đề của tập truyện: người ta chỉ có hạnh phúc khi biết sống theo suy nghĩ và hành động của mình, cái Thời xa vắng ấy cũng có tác dụng như một bài học để mọi người không lặp lại.
	Sự độc đáo của chủ đề, với những trang viết đầy ắp chất liệu thực, không tô hồng nhưng cũng không nhìn hiện thực bằng con mắt màu xám, mà khách quan sâu sắc, và một giọng văn thùng thình có kết dính, tạo hấp dẫn riêng, Thời xa vắng đã đưa Lê Lựu lên trên những nhà văn cùng lứa viết về đề tài chống Mĩ và bước đầu chuyển sang xây dựng thời bình”.
Thư mục tài liệu tham khảo
1. Bộ SGK, SGV môn Ngữ văn lớp 6,7,8,9 – NXB GD (2004).
2. Danh nhân Hưng Yên - Sở Văn hoá - Thông tin - Hội VHNT Hưng Yên (1997).
3. Hợp tuyển thơ văn yêu nước: “Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX”- NXB Văn học (1976).
4. Tuyển tập Văn thơ họ Nguyễn Đức- NXB Văn hoá thông tin (2000)
5. Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học (1999).
6. Tài liệu: “ẩm thực dân gian” - Tác giả Nguyễn Đức Can (Hội viên Hội VHDG Việt Nam).
7. Tài liệu: “Sự tích Dạ Trạch Hoá Từ”- Tác giả Nguyễn Hoàng Cương (Ban quản lý Đền Dạ Trạch).
8. Việt sử giai thoại- Tập 1 - NXBGD (1997).
9. Sáng kiến kinh nghiệm : “ Giảng dạy văn học dân gian huyện Khoái Châu cho học sinh lớp 7- THCS” (Chương trình Ngữ văn địa phương) - Tác giả Lê Đình Hướng (Giáo viên THCS Tân Dân- Khoái Châu).
10. Chân dung và đối thoại - Trần Đăng Khoa - NXB Thanh Niên (1999).
11. Tản mạn và chính kiến văn chương - Đinh Quang Tốn - NXB Văn học (1997)
Mục lục
Lời giới thiệu
1
Chương I
Vị trí, ý nghĩa, chương trình và nguyên tắc, phương pháp giảng dạy Văn học địa phương trong bộ môn Ngữ văn trường THCS
3
I
Vị trí ý nghĩa, chương trình Văn học địa phương trong bộ môn Ngữ văn trường THCS
3
II
Những nguyên tắc của việc dạy học Văn học địa phương Hưng Yên cho học sinh THCS
4
III
Phương pháp giảng dạy Văn học địa phương Hưng Yên trong nhà trường THCS
6
Chương II
Truyền thống Văn học của người Hưng Yên
8
Chương III
Giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
11
A
Văn học dân gian
11
I
Truyện dân gian
11
1
Truyền thuyết “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”
11
2
Sự tích “Đàm Dạ Trạch” (Đàm Nhất Dạ)
14
3
Sự tính “Triệu Quang Phục” (Triệu Việt Vương - nhân vật truyền thuyết).
18
4
Truyền thuyết bà “Hương Thảo” (nhân vật truyền thuyết TK.1)
21
5
Truyền thuyết “Đào Nương” (nhân vật truyền thuyết thế kỷ XV)
23
6
Truyền thuyết “Phạm Bạch Hổ” (Phạm Phòng át - nhân vật truyền thuyết)
24
II
Ca dao - Tục ngữ
26
1
Ca dao - Dân gian
27
2
Tục ngữ
32
A
Văn học viết
34
I
Văn học trung đại
34
1
Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320)
34
2
Tác giả: Lê Hữu Trác (1720 - 1791)
37
3
Tác giả: Chu Mạnh Chinh (1862 - 1905)
39
4
Tác giả: Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370)
41
5
Tác giả: Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)
43
II
Văn học hiện đại
49
1
Văn học thời kỳ trước cách mạng tháng Tám
49
2
Văn học sau cách mạng tháng Tám
62
Chương IV
Định hướng cho việc giảng dạy Văn học địa phương Hưng Yên
71
I
Chương trình địa phương trong môn Ngữ văn lớp 6
71
II
Chương trình địa phương trong môn Ngữ văn lớp 7
77
III
Chương trình địa phương trong môn Ngữ văn lớp 8
79
IV
Chương trình địa phương trong môn Ngữ văn lớp 9
84
Phụ lục
Phong tục tết Khoái Châu
87
1
Cá kho An Vĩ
87
2
Tôm cuốn Yên Vĩnh
89
3
Cá mòi nướng làng Gòi
90
Bản thuyết minh về di tích Đền Hoá Dạ Trạch
95
I
Gác chuông
95
II
Khu Giảng Võ
96
III
Khu Hồ Bán Nguyệt
96
IV
Cầu Tiên
97
V
Hai mô Thần Đồng
97
VI
Vào hè đền
97
VII
Hai đức ông hai bên đầu hè đền
98
VIII
Vào trong đền: 5 gian tiền tế
98
IX
Khu đê nhi
101
X
Toà cung cấm
102
Nguyễn Phú Cường - Phạm Xuân Hiểu
Giảng dạy 
văn học địa phương hưng yên
(Tài liệu tham khảo dành cho các trường THCS)
Phòng giáo dục Khoái Châu - năm 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docNV dia phuong Hung Yen.doc