Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Môn Toán học - Ngô Thị Tố Chinh

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Môn Toán học - Ngô Thị Tố Chinh

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI

 Là một giáo viên dạy Toán tôi thấy rằng, môn Toán là một môn khó. Việc các em học được môn Toán là một chuyện khó, nhưng việc các em có hứng thú với môn này lại càng khó hơn. Khi không có hứng thú với môn học thì việc học trở nên khó khăn và nặng nề.

 Tôi luôn trăn trở và băn khoăn làm thế nào để các em hứng thú với môn học của mình, nhất là môn Hình. Vì vậy tôi đưa ra đề tài “gây hứng thú học tập môn Toán hình cho học sinh lớp 6 bằng phương pháp sử dụng phần mềm Violet kết hợp với Flash”.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 6 trường THCS Đoàn Xá: lớp 6A (38 học sinh) làm lớp đối chứng; lớp 6B ( 31 học sinh) làm lớp thực nghiệm.

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Môn Toán học - Ngô Thị Tố Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KIẾN THỤY
TRƯỜNG THCS ĐOÀN XÁ
======š&›=======
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
	Họ và tên: Ngô Thị Tố Chinh
	Chức vụ: Giáo viên
	Trường: THCS Đoàn Xá
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả
- Họ và tên: Phạm Thị Lan
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Là một giáo viên dạy Toán tôi thấy rằng, môn Toán là một môn khó. Việc các em học được môn Toán là một chuyện khó, nhưng việc các em có hứng thú với môn này lại càng khó hơn. Khi không có hứng thú với môn học thì việc học trở nên khó khăn và nặng nề. 
 Tôi luôn trăn trở và băn khoăn làm thế nào để các em hứng thú với môn học của mình, nhất là môn Hình. Vì vậy tôi đưa ra đề tài “gây hứng thú học tập môn Toán hình cho học sinh lớp 6 bằng phương pháp sử dụng phần mềm Violet kết hợp với Flash”.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 6 trường THCS Đoàn Xá: lớp 6A (38 học sinh) làm lớp đối chứng; lớp 6B ( 31 học sinh) làm lớp thực nghiệm. 
II. GIỚI THIỆU	
1. Hiện trạng:
Thực tế qua quá trình giảng môn hình học 6 tôi nhận thấy: Kết quả học tập môn Toán nói chung và môn Hình học nói riêng còn thấp, có nhiều nguyên nhân sau:
- Học sinh tiếp thu bài còn thụ động	
- Thiếu sự tích cực, chủ động trong hoạt động nhóm, nhiều em còn ỷ lại vào các bạn trong nhóm, chưa mạnh dạn giơ tay trình bày ý kiến của mình.
- Chưa đưa được trò chơi vào các tiết dạy nhiều.
- Học sinh chưa biết phương pháp để giải bài tập
- Môn hình khó tưởng tượng, các em còn yếu về tư duy. Do đó các em không thể vẽ hình, dẫn đến không thể hoàn thành bài tập.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em
- Đồ dùng môn Toán ít, chưa có hình ảnh trực quan để các em quan sát.
- Phương pháp dạy học của Giáo viên chưa phát huy được hết khả năng của các em, mang nặng lí thuyết, không gây được hứng thú học tập cho HS.
Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp học sinh có những kết quả học tập tốt hơn, tôi chọn nguyên nhân “ Phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được hết khả năng của các em, mang nặng lí thuyết, không gây được hứng thú học tập cho các em” để khắc phục hiện trạng này.
2. Giải pháp thay thế:
Theo tôi đối tượng giảng dạy của chúng ta là học sinh lớp 6, các em vừa bước qua giai đoạn Tiểu học, tính hiếu kì còn nhiều, khả năng tư duy của các em cũng chưa 
được cao, nhưng ngược lại các em luôn thích tìm tòi khám phá, nắm bắt được tâm lý này giáo viên có thể điều khiển tiết dạy một cách linh hoạt làm cho tiết học hứng thú hơn.
Để khắc phục những nguyên nhân đã nêu ở trên, tôi có rất nhiều giải pháp như:
- Tăng cường hoạt động nhóm cho các em hứng thú khi học
- Giáo viên làm bài tập mẫu nhiều lần cho học sinh quan sát
- Tăng cường làm các bài tập tại lớp.
- Yêu cầu HS vẽ hình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đưa trò chơi vào các tiết học làm cho không khí buổi học sôi nổi.
3. Một số đề tài gần đây:
- Thực trạng hứng thú học tập bộ môn Toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên – Thái Nguyên của giáo viên Nguyễn Thị Hương 
- Hướng dẫn Học sinh luyện tập môn Toán của giáo viên Hoàng Việt Hồng trường THCS Minh Hòa –Lạng Sơn
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Làm thế nào để gây hứng thú học tập cho học sinh” của giáo viên Lê Thị Dạ Thảo trường THCS Tân Phú.
4. Vấn đề nghiên cứu: 
Từ đó có dẫn đến kết quả học tập được nâng cao hơn không?
5. Giả thuyết nghiên cứu: 
em từ đó kết quả học tập được nâng cao.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 6 trường THCS 
Số HS các lớp
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
Lớp 6A1
31
16
15
31
Lớp 6A2
30
13
17
30
- Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.
2. Thiết kế 
Chọn 2 lớp: lớp 6A2 làm lớp đối chứng, lớp 6A1 làm lớp thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra thái độ trước và sau tác động. Tôi cho cả hai lớp cùng làm một bài kiểm tra hai lần (trước và sau tác động). 
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Giá trị p của phép kiểm
 chứng ttest độc lập
0.464227987
p = 0.464227987 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương 
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm (6A1)
O1
O3
Đối chứng
 (6A2)
O2
Không
O4
3. Quy trình nghiên cứu
 - GV trình chiếu lên bảng cho HS quan sát nội dung bài học
 b.Yêu cầu HS nêu lại các bước đo đạc hoặc vẽ đã được quan sát
 c. Yêu cầu HS lên bảng thực hiện lại
Ví dụ 1: Giáo viên cho học sinh quan sát cách đo đoạn thẳng bằng phần mềm Violet.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách đo như sau: Muốn đo đoạn thẳng AB ta đặt thước đo độ dài sao cho cạnh thước đi qua 2 điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số 0và điểm B trùng với vạch 17mm.Ta nói đoạn thẳng AB bằng 17mm
Ví dụ2: Giáo viên cho Học sinh vẽ đoạn thẳng bằng phần mềm Violet.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách vẽ như sau: Muốn vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm ta vẽ tia Ax đặt cạnh của thước nằm trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia .Vạch số 2 cm của thước sẽ cho ta điểm B.
- Sau đó GV sử dụng phần mềm Violet kết hợp với Flash, đưa ra những hình ảnh động trực quan về cách vẽ hình hay đo đạc đó, sau đó yêu cầu HS thực hiện theo.
4. Chọn đối tượng thực hiện:
Chọn lớp: Lớp thử nghiệm và lớp đối chứng thuộc khối lớp 6 trường THCS ở 2 lớp: 6A2 ; 6A1.
- Lớp 6A2 là lớp đối chứng, gồm 30 học sinh. Đối với nhóm này tôi không sử dụng phần mềm Violet để dạy cho HS quan sát cách vẽ hình. 
- Lớp 6A1 là lớp thực nghiệm: gồm 31 học sinh. Đối với nhóm này tôi sử thế nào.
5. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
6. Đo lường:
Cho 2 lớp cùng làm một bài kiểm tra về thang đo thái độ
Kết quả khảo sát: 	
 7. Kết quả
 Sau 3 tuần áp dụng phương pháp dạy học Hình học bằng Violet đối với lớp 6 A2,, 6A1 xong, tôi cho 2 lớp làm lại bài kiểm tra thang đo thái độ giống như kiểm tra trước tác động
Kết quả khảo sát: 
 Sau TÁC ĐỘNG
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1.Phân tích dữ liệu:
Bảng 5. So sánh điểm trung bình (giá trị trung bình) sau khi tiến hành kiểm
 tra trước và sau tác động:
Trước tác động
Sau tác động
Ý nghĩa
Không có ý nghĩa
Có ý nghĩa
 Biểu đồ so sánh GTTB của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương p = 
Vì vậy giả thuyết đã được kiểm chứng. 
2. Bàn luận kết quả:
 Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm thú của lớp được tác động đã tăng cao hơn so với lthực nghiệm, hứng thú học tập tăng cao điều đó cũng có nghĩa kết quả học tập được nâng cao.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
a. Những mặt làm được:
- Giúp HS biết vẽ hình
- Giúp HS có hứng thú học tập, các em đi học đều hơn, mỗi tiết học là một niềm vui đối với các em.
 - Giúp GV có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn, mỗi đề tài là một nghiên cứu tìm tòi sáng tạo, nhờ những nghiên cứu này mà GV có thêm những hành trang mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
 b. Những mặt hạn chế:	
- Việc thực hiện vẽ hình bằng phần mềm Violet giúp HS biết vẽ hình trong những tiết học mới nhưng đối với các tiết luyện tập thì làm cho HS không muốn tư duy để vẽ hình
2. Khuyến nghị:
-Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về CNTT để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: Phòng học chuyên môn, đồ dùng và phương tiện dạy học.
- Giáo viên thường xuyên tìm tòi để đọc, tham khảo tài liệu nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy học Toán
Đây là một đề tài không mới nhưng để làm được mất nhiều thời gian.Nhưng khi áp dụng vào thực tế, tôi thấy đây là một phần mềm rất hay, nó tạo ra những hình ảnh 
động và dễ, giúp HS thực hiện được những bước vẽ hình cơ bản mà các phần mềm hỗ trợ dạy học khác không có, không chỉ riêng môn Toán mà cả những môn khác cũng 
có thể áp dụng được phần mềm này để tạo được những hiệu ứng hình ảnh sống động làm tăng hứng thú của tiết học.
Điều đáng nói ở đây việc sử dụng phần mềm rất dễ nhưng để tạo ra những hình ảnh động lại không phải chuyện dễ dàng, phải nắm vững ngôn ngữ lập trình + biết tiếng Anh thì mới lập trình được. Trong quá trình dạy tôi thấy học sinh của chúng ta rất yếu vẽ hình, các em thậm chí còn không biết vẽ, việc tôi sử dụng phần mềm Violet có các hình ảnh động hướng dẫn HS vẽ hình như thế này giúp các em thích thú khi học, từ đó kết quả học tập sẽ được nâng cao hơn.
Qua đề tài này tôi mong muốn tất cả các GV, đặc biệt là các GV Toán sẽ quan tâm để có thể tham khảo lập trình được một thư viện Violet trong đó lập trình tất cả những bài toán trong chương trình THCS để phục vụ tốt việc giảng dạy của mình và có thể giúp HS của mình học tốt được môn Hình hơn..
Rất mong nhận được sự quân tâm của bạn đọc!.
 Đoàn xá ngày 6 tháng 1 năm 2014
 Ngô thị tố chinh 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo viên Toán 6	NXB giáo dục
2. Sách giáo khoa Toán 6	NXB giáo dục
3. Sách bài tập Toán 6	NXB giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docDTNCKHSPUDChinhdoc.doc