Một số bài tập làm văn môn Ngữ văn Lớp 9 (Hay)

Một số bài tập làm văn môn Ngữ văn Lớp 9 (Hay)

CHỊ EM THUÝ KIỀU

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I - TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.

Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc. Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

 

doc 32 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số bài tập làm văn môn Ngữ văn Lớp 9 (Hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.
Với loại “thiên cổ kỳ bút” như truyện Người con gái Nam xương trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, dù đã được phân tích đánh giá nhiều nhưng thiết nghĩ vẫn có điều cần nói thêm. Bởi ở đây ngoài lớp giá trị lộ thiên, chỉ khéo khơi khơi một tí đã thấy, còn có lớp giá trị nằm sâu phía trong mà muốn khai thác thì bên cạnh cái mà mọi người quen nói là cảm thụ văn chương còn phải có thêm sự hỗ trợ của năng lực tư duy triết học và tư duy trừu tượng khoa học, trừ trường hợp với ai đó đã mở rộng nội hàm khái niệm năng lực cảm thụ văn chương để bao gồm cả hai điều vừa được nêu lên đó. 
Năng lực tư duy triết học sẽ cho phép đi sâu thêm, phát hiện thêm những vấn đề phức tạp nhất, sâu sắc nhất, kể cả sự bí hiểm trong cuộc sống con người mà cách cảm thụ văn chương thường gặp, đặc biệt là phương pháp xã hội học giản đơn, dung tục ít nhiều đều bất lực, bất cập. Năng lực tư duy trừu tượng khoa học cho phép nhìn nhận sự vật, ở đây là tác phẩm văn chương, không chỉ ở cấp độ bộ phận, chi tiết mà quan trọng hơn là ở mối quan hệ nội tại, trừu tượng giữa các chi tiết trong một cơ chế nghệ thuật có tính nhất thể, nhận ra vị trí của từng bộ phận từng chi tiết, đâu là chi tiết chủ công, đâu là chi tiết phu trợ. 
Chi tiết chủ công là chi tiết có khả năng sản sinh trữ lượng tư tưởng thẩm mỹ lớn nhất cho tác phẩm, không có nó thì giá trị của tác phẩm sẽ khác đi thấp đi rõ rệt. Trong khi với các chi tiết phụ trợ, có thay đi cũng chẳng ảnh hưởng gì đáng kể. Những điều vừa nêu trên là có thể ứng dụng vào việc khám phá bất cứ tác phẩm văn chương nào, nhất là với những tác phẩm kiệt xuất. Ơ đây thử ứng dụng để nói thêm về chuyện Người con gái Nam Xương.
Trong truyện Người con gái Nam Xương, hình tượng trung tâm là Vũ nương đã đươc xây dựng với tính cách một phụ nữ đẹp người đặc biệt là đẹp nết nhưng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời. Nàng là hiện thân khổ đau của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nói thế hoàn toàn không sai nhưng chưa đủ để phân biệt giá trị cuả truyện Người con gái Nam Xương với các tác phẩm khác cùng nói về phẩm chất tốt đẹp và nỗi khổ của người phụ nữ ở thời đó. Muốn thấy cái độc đáo và cũng là cao siêu cuả truyện Người con gái Nam xương, phải nói thêm điều này. Đó là cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tư duy thông thường, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới. Nhưng đó là sự thật. Sự thật quá ư khắc nghiệt đối với hạnh phúc của đàn bà, chẳng riêng gì ở Việt nam thời phong kiến, mà còn là với nữ giới muôn nơi muôn thuở. Cứ đọc kỹ truyện Người con gái Nam xương thì thấy rõ. Có đúng là sự tan nát hạnh phúc của Vũ nương đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ nương không? Chồng đi chiến trận, “Ngày thường ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Cái bóng là gì vậy? Nếu không phải là một biểu tượng của sự đồng nhất mình với chồng. Kim Kiều yêu nhau. 
Nguyễn Du đã có một cách nói đến mức sơn cùng thuỷ tận về chữ đồng trong tình yêu: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” . Nguyễn Dữ trước Nguyễn Du trong truyện Người con gái Nam xương lấy cái bóng của Vũ nương để nói là cha Đản tức là chồng mình kể cũng là một cách nói sơn cùng thuỷ tận về chữ đồng trong đạo vợ chồng. Vậy mà có ai ngờ rằng đời Vũ nương tan nát bắt đầu từ đấy. Từ cái bóng kia. Tan nát đến mức thánh thần, trời phật cũng chỉ có thể an ủi bù đắp chút ít chứ không cứu lại được. Rồi nữa,tham gia vào việc phá nát hạnh phúc của Vũ nương là ai? Trời ơi! lại không ai khác mà chính là đứa con nàng đứt ruột đẻ ra. Nó ngây thơ, trong trắng. Nó hoàn toàn vô tội. Nhưng thực tế khách quan, nó là tác nhân trực tiếp gây ra sự đổ nát hạnh phúc cuộc đời của mẹ nó. 
Có đáng sợ, có khủng khiếp không cho cái gọi là sự ma quái trong cuộc sống con người ở cõi đời. Trong Truyện Kiều, nàng Kiều bị tan nát hạnh phúc, chịu hết nạn nọ đến nạn kia là bởi có thằng bán tơ vu oan, có viên quan quen nghề ăn hối lộ, có Mã giám sinh, Sở khanh, Tú bà chuyên nghề kiếm ăn ở miền nguyệt hoa, có Hoạn bà, Hoạn thư ỷ thế danh gia độc ác, có Hồ tôn Hiến nổi tiếng lật lọng...tóm lại là có nguyên nhân xã hội cụ thể, có những kẻ gian ác sờ sờ trước mắt mọi người, để người ta nếu chưa đủ sức chống lại thì tìm cách né tránh, lánh xa nó. Đàng này, Vũ nương làm sao mà né tranh được những tác nhân phá hoại đời mình một khi nó nằm ngay trong cái bóng của mình, nằm ngay trong cảnh mình đùa vui vui con, nằm ngay trong khi mình đang bày tỏ sự gắn bó keo sơn với chồng nơi xa cách, nằm ngay trong một câu nói hồn nhiên vô tư của đứa con ngây thơ trong trắng của mình. 
Tôi muốn nói thế này được chăng: ở phương diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của người phụ nữ, truyện Người con gái Nam xương có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con người muôn nơi muôn thuở. Không ít người đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ nương là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tưởng có lý. Nhưng nghĩ kỹ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế. Bởi như chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ nương cùng với chuyện cái bóng của Vũ nương, lời nói hồn nhiên vô tư của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trương sinh. Mà cái tính hay ghen là gì vậy? Là một hiện tượng tâm lý có liên quan đến sinh lý, đến giới tính thuộc phạm vi tính người mà tạo hoá đã phát riêng cho nhân loại. Nó rất ít liên quan tới vấn đề hình thái xã hội, chế độ chính trị, kể cả dân tộc và thời đại lịch sử. Nó chỉ trừ riêng cho những người mất trí hoăc giả với đó ai nhưng là rất hiếm có trạng thái tâm lý không bình thường hoặc có triết lý sống quá siêu việt. 
Trước phiên toà công lý trong Truyện Kiều, Hoạn Thư chẳng đã nói đúng cái qui luật muôn đời này sao: “Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. “Người ta” đây hẳn là có cả nam lẫn nữ. Cứ giả thiết ở một xã hội nào đó, quyền nam nữ bình đẳng đã đươc thực hiện trăm phần trăm thì đã có thể tin rằng con người không còn cái máu ghen “thường tình” này nữa sao?. Phải nói rõ điều đó để hiểu được vấn đề triết học nhân sinh vô cùng sâu sắc mà Nguyễn Dữ đã nêu lên trong tác phẩm, dù tự giác hay tự phát, có ý thức hay vô tình. Phải hiểu rõ điều đó cũng là để hiểu đúng nguồn gốc tội lỗi của Trương sinh trong việc đẩy vợ vào chỗ chết. Đúng là không ai không oán giận Trương sinh nhưng từ đó mà qui về chế độ nam nữ bất bình đẳng thì về cơ bản là chưa đúng ý tác phẩm. Nếu thế, cũng khó cắt nghĩa đúng hiện tượng Trương sinh đã “động lòng thương tìm vớt thây nàng” ngay cả khi còn “giận là nàng thất tiết”, cũng khó cắt nghĩa đúng sự “tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ” về sau, khi lại chính từ cái bóng của chàng và cũng qua câu nói của đứa con ngây thơ, trong trắng mà hiểu ra mình đã lầm to để gây tội ác với vợ. 
Xin nói lại cái tội tày trời của Trương sinh, xét nguyên nhân không gì khác là cái tội của một anh chồng có “tính đa nghi”, “hay ghen”, muốn tránh cũng không tránh được, mà tạo hoá đã trớ trêu ban cho anh ta cũng như bao chàng trai cô gái khác trên thế gian này từ cổ chí kim, từ đông sang tây, cùng một lúc ban cho họ hạnh phúc tình yêu, tình vợ chồng. Để từ đó, văn chương có chuyện mà nói, mà sáng tạo, mà có Đexđêmôna của nước Anh bị bóp cổ chết, Vũ nương của Việt nam phải tự vận...nhưng lại nổi tiếng với muôn đời. Đó đây lại còn có ý kiến cho rằng Vũ nương tan nát hạnh phúc là vì chiến tranh. Xin nói ngay: ý kiến này là hoàn toàn sai, là vô hình trung đã coi truyện Người con gái Nam xương cũng như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, trong khi hai tác phẩm có hai nội dung hai chủ đề khác nhau mặc dù đều phản ánh nỗi khổ của phụ nữ. 
Cần thấy rằng chi tiết Trương sinh đi chiến trận, chẳng có vai trò quyết định gì trong nội dung câu chuyện đánh ghen đến mức đẩy vợ đến cái chết này. Giả sử anh ta không ra trận mà đi học xa về, đi buôn xa về, gặp con, con không nhận lại cứ nói cha là một người đàn ông “đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả” (đúng là một người ngoại tình với mẹ chứ còn ai nữa) thì chuyện gì đã xảy ra trong tác phẩm, chắc chắn lại xẩy ra thôi. Ở trên đã có nói, với chi tiết phụ, nếu có thay đi cũng chẳng ảnh hưởng gì đáng kể đến nội dung tác phẩm là như thế.
Rõ ràng câu chuỵện Người con gái Nam xương đã cho người đọc thấy thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi muôn thuở. Cho nên những chàng trai cô gái đang yêu nhau, những cặp vợ chồng dù đã chỉ non thề biển, đã kết tóc xe tơ với nhau trên cõi thế gian nà vẫn cứ phải coi chừng, phải cảnh giác. Coi chừng, cảnh giác về nhiều thứ nhưng xin đừng quên coi chừng cảnh giác với cái máu ghen. 
Hãy nhớ rằng, chỉ nhỡ ra một chút thôi ví như ở đây là nghe con mà không hỏi lại vợ xem sao, thì đã đủ tan nát cả cuộc đời, đã đủ để hạnh phúc trong chốc lát trở thành mây khói, muốn cứu vãn cũng chẳng cứu vãn được nữa đâu. 
Nguyễn Dữ từ sự cảm nhận, phát hiện được cái qui luật khắc nghiệt ma quái đó trong cuộc sống của người phụ nữ mà sáng tạo nên một cốt truyện bao gồm một hệ thống chi tiết trong đó có chi tiết chủ công ăm ắp trữ lượng tư tưởng nghệ thuật thông qua một bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn. Và cuối cùng để lại cho văn học dân tộc một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhói trái tim người đọc bao đời nay, cho lịch sử văn học Việt nam một áng “thiên cổ kỳ bút”, cho riêng thể loại truyện ngắn Việt nam một truyện ngắn vừa là đột khởi vừa là đỉnh cao vợi vợi trong muôn đời./.
CHỊ EM THUÝ KIỀU
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh.
Nguyễn Du sống trong một thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố đó đã in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nguyễn Du từng trải một cuộc đời phiêu bạt: sống nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dư ...  tới sự giao thoa giữa hai mùa cũng chỉ ngắn ngủi trong khoảnh khắc.
Từ những đam mê say sưa trước sự chuyển mình của đất trời sang thu, thi nhân khép lại lòng mình để ngắm nhìn những sự vật xung quanh với những đổi thay sâu kín.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Thật tài tình, từ những sắc mùa của vạn vật, Hữu Thỉnh đã thu mình lại và ru hồn trong những trầm ngâm, suy nghĩ.
Vẫn còn bao nhiêu nắng . .
Nắng vẫn còn chứ không phải hoàn toàn. Nó đã vơi đi chứ không quá gay gắt chói chang như nắng hạ. Có lẽ nắng thu đã gởi lại cho hạ cái oi nồng mà e ấp trong mình sự nên thơ, lãng mạn cùng ánh vàng ngọt ngào như rót mật vào lòng người. Đó không phải là thứ ánh sáng leo lắt của "Mỗi lần nắng mới hắt bên sông/xao xác gà trưa gáy não nùng" (Nắng mới – Lưu Trọng Lư) và đó cũng không phải là: "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Hàn Mặc Tử). Nắng ở đây là nắng thơ mang nét đẹp của tâm hồn làm cho thu thêm phần ý nhị.
Cùng với nắng là gió mưa, bão bùng. Mưa vơi cạn dần đi. Giọt mưa không quá nặng hạt để gieo mình xuống mặt đất gây lụt lội. Còn mư a trong thu ít hơn, hiếm thấy và chất chứa trong ta bao bâng khuâng, xao xuyến của một mùa lá rụng. Sấm cũng không thét gào dữ dội trên bầu trời, ánh chớp cơn mưa rạch ngang nền trời trong hạ luôn là một điều đáng sợ. Tưởng rằng, nó sẽ kéo dài dai dẳng nhưng không ngờ khi bước vào thu, tất cả như tắt lịm đi lúc nào không hay. Và ta khó có thể gặp được những:
Tháng bảy mưa gãy cành chám
Tháng tám nắng rám trái bưởi.
Một điều đặc biệt mà ta có thể nhận ra ở đâu đó là tác giả bài thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật liệt kê tăng tiến. Trước hết, mọi vật này được liệt kê một cách đầy đủ: nắng, mưa, sấm, chớp. Cùng với việc đó, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nói tránh kín đáo vẫn còn" rồi lộ dần ra "vơi dần" để kế đến là cung bậc cao nhất của sự thiếu hụt "bớt bất ngờ".
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ.
Nhịp thơ nhịp nhàng khiến cho ta tưởng các câu mang ý nghĩa tương đương nhau nhưng không phải. Rõ ràng sự tăng cấp được sử dụng thật khéo léo trong cả ba câu thơ. Cuối cùng, chúng trở thành đòn bẩy để tôn lên vẻ trầm mặc im lìm trên những hàng cây đứng tuổi.
Trên hàng cây đứng tuổi
Lấy động tả tĩnh chính là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công trong bài thơ. Việc này khiến cho người đọc hình dung được rằng sự thét gào dữ dội hay chính mùa hạ đang mát dần và thu đậm nét hơn trước mắt bao người.
Thơ là gợi là nhân một vẻ đẹp mà gợi nên bao mối tơ vương trong lòng người. Từ Thu của thiên nhiên, thu của đất trời mà ở đây ta cũng có thể hiểu là thu của đất nước Việt Nam. Có nơi nào mang sắc thu vàng mộng mơ, lãng mạn như Việt Nam. Hữu Thỉnh không nói thu cụ thể ở nơi nào nhưng ông đã ngầm đem đến cho ta cái ngọt ngào của thu Việt Nam, thu Bắc Hà, thu Hà Nội. Có thể nói, toàn bài thơ nhìn tổng thể là một bức tranh giao mùa tuyệt tác, quyến rũ hồn người...Song, "sang thu ' còn được gợi vào tình yêu mùa thu, yêu cảnh vật, quê hương đất nước.
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông
Đến chút tột cùng là dòng máu chảy.
Đất nước đã hòa bình vậy thì không cần phải hy sinh chiến đấu. Mà tình yêu Tổ quốc chính là lòng yêu những bình dị, thân thương nhất: Một hương ổi, một làn sương, một dòng sông...Tất cả, tất cả làm nên một mùa thu ngọt dịu, đậm đà tình đất nước. Dường như, vần thơ đều thấm đẹp vẻ đẹp hiền hoà, hồn hậu của thu đất nước. Đôi vần thơ thu như luyến giao với lòng người một cách tế nhị, tinh vi mà sâu kín lúc nào không hay. Đó không phải là mùa thu Bắc Việt đẹp quá, lòng người yêu quê hương lắm hay sao? Sự trùng phùng bất giác làm ta ngẩn ngơ pha một chút mừng rỡ vì được hưởng thụ khoảng khắc sang thu tuyệt diệu.
Ngẫm lại cho kỹ, hình như bài thơ còn có một ẩn ý khác. Thu thiên nhiên, thu đất nước và cũng là thu của lòng người. Đơn cử hai câu kết bài thơ :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Không đơn thuần tả cảnh, đôi câu thơ kết lại bao suy ngẫm sâu sắc. Sấm chớp hay chính là tác động của ngoại cảnh, những vạng động, biến cố bất thường trong cuộc đời. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo làm cho ta cũng khó hiểu. Nhưng có lời thơ của câu thơ sau nên người đọc mới rút ra được nhiều điều thú vị. Hàng cây đứng tuổi giúp người đọc liên tưởng đến một con người. Hàng cây ấy đã được nhân cách hoá để mang dáng dấp một con người thực thụ. khi đã đi gần hết cuộc đời, ta sẽ lui vào một góc khuất của cuộc sống để suy nghĩ về những trải nghiệm đã qua. Đồng thời, người cũng trở nên điềm tĩnh trước những biến cố lớn lao ấy. Suy rộng ra, dáng vẻ những trải nghiệm đã qua không hề nao núng, sâu sắc hơn cùng t ư thế ung dung, điềm nhiên chỉ có ở những ngư ời đã từng đi khắp nẻo đường đời. Còn hàng cây đứng tuổi đang lặng người, "Chết đứng" trong suy nghĩ về tình người, tình đời cùng tư thế lịch lãm.
Có người nói, suy nghĩ của nhà thơ chỉ dừng lại ở hai câu thơ cuối. Vậy thì, Hữu Thỉnh cũng chỉ là con người tầm thường hời hợt với cuộc sống. Cái mà ta đánh giá cao chính là nội dung toàn bài thơ "Sang thu” - Sự chuyển giao của đất trời hay là sang thu của lòng người. Một khoảnh khắc sang ngắn ngủi ấy khiến cho bao người những khách thể trở nên chín chắn già dặn hơn.
Thu là thơ của đất trời
Thơ là thu của lòng người.
Xin hãy chú ý vào cách mở bài thơ - "Bỗng". Đó là một từ chỉ sự ngạc nhiên cao độ. Nó muốn nói tới sự hiếm hoi của hương thu nơi đô thị. Đã lâu lắm rồi trong Hà Nội không thấy hương cốm sữa, hương ổi Quảng Bá cũng sắc đỏ cây gạo nơi góc phố thân quen. Bởi cuộc sống tất bật, nhộn nhịp của con người Hà Thành đã hoà loãng, phai nhạt đi những vẻ đẹp đích thực của thiên nhiên. Điều cuối cùng muốn nói, chúng ta hãy để tâm đến những vẻ thánh thiện trong cuộc sống và đừng bao giờ để nó phải mất đi. Xin cảm ơn, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra khoảng khắc sang thu kỳ diệu đó và phả vào thơ. Và người đọc chúng ta cũng phải cảm phục Hữu Thỉnh đã đưa đến cho ta những nét chấm phá tinh tế về cuộc sống. Chắc thi nhân cũng phải có bản lĩnh kiên cường lắm mới khơi dậy được trong lòng bao con người một mùa thu đẹp, mộng mơ mà ta đã quên.
Gấp lại những vần thơ thu của Hữu Thỉnh, người đọc như thấy vương vấn đâu đây trong tâm hồn, từa tựa một sự lắng đọng cùng chút vảng vất, giao hoà vào đôi câu thơ trác tuyệt của Xuân Diệu. 
Đây mùa thu tới, mùa thu tới 
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Đây mùa thu tới)
 Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên
HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG BÀI THƠ CON CÒ CỦA CHẾ LAN VIÊN
HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ TRONG BÀI THƠ CON CÒ
Bài làm
Chế Lan Viên là đại biểu xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đọc thơ ông người đọc có thể rút ra từ đó những triết lý sâu sắc về tình yêu, cuộc sống con người. Thơ Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc không ở sự lấp lánh từ ngữ mà ở chiều sâu những suy ngẫm đầy nhân bản. Mỗi hình tượng thơ ông là một biểu tượng của những tầng lớp ý nghĩa hàm ẩn khác nhau. Con cò là một bài thơ như thế. Từ hình tượng con cò n hà thơ đã đi đến những khát quát sâu sắc về tình yêu thương của mẹ trong cuộc đời mỗi con người: Mẹ là tâm hồn quê hương, mẹ là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ con người.
Hình tượng người mẹ trong bài thơ được nhà thơ miêu tả gắn liền với từng đoạn đời của mỗi con người.
Ở đoạn đời đầu tiên khi con còn ẵm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc. Trong câu hát có hình ảnh quê hương, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
Và:
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.
Những xúc cảm yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình. Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ: “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”.
Lời ru mang tâm hông quê hương ấy trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành tâm hồn của con lúc trưởng thành. Cánh cò và tình mẹ đã đi vào tâm hòn con như thế. Và sẽ theo con đến suốt cuộc đời:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới hạn. Lên rừng - xuống biển – hai chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời; “gần” – “xa, khoảng cách địa lý diệu vợi cũng là một trở ngại có thể cản ngăn tình cảm nhưng chẳng thể nào là những cản trở đối với tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Tình yêu thương của mẹ “luôn”, “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời. Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vật. Vượt ra ngoài mọi khoảng cách và giới hạn, không chịu khuôn mình trong không gian và thời gian. Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khát quát trong suốt cả bài thơ. Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát về tình yêu ấy trong những câu thơ đầy triết lý:
Ta đi trọn một kiếp người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
từ những cảm xúc như thế về người mẹ của mình.
Bài thơ khép lại trong những câu thơ đúc kết về sự gắn bó máu thịt giữa cuộc đời mỗi con người và tình yêu thương của mẹ. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất ấy bởi đó còn là tình quê hương là nguồn cội là bến bờ che chở nâng đỡ mỗi con người.
Bằng con đường của sự suy tưởng, Chế Lan Viên đã dựng lên về hình tượng người mẹ Việt Nam bằng tình yêu thương “vượt ra ngoài mọi bờ cõi và giới hạn, gắn với từng chặng đời, theo từng bước con đi. Mỗi người Việt Nam trưởng thành hôm nay đều bắt đầu từ đó. Trong văn học và trong tâm thức mỗi người, mẹ luôn và bao giờ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, rức rỡ nhất. Với người này là sự chăm sóc, nâng niu “Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun”. Với người khác là chữ vấp ngã cuộc đời được bàn tay mẹ chở che bao bọc “ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”. Tất cả để khẳng định một điều con người lớn lên không thể thiếu được tình yêu thương của mẹ. Bài thơ “Con cò” đã được nhà thơ khái quát từ tất cả những tình cảm ấy. Bài thơ là lời ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. Bài thơ ra đời cách chúng ta đã bốn mươi năm nhưng những triết lý về cuộc đời và tình yêu của mỗi con người vẫn chưa và không bao giờ cũ bởi vì chẳng có điều gì trên thế gian có thể vĩnh cửu bằng tình mẹ với con. Người mẹ chính là tượng đài bất tử về con người là như thế.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac bai tap lam van 9.doc