Kế hoạnh bộ môn Toán Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Kim Giang

Kế hoạnh bộ môn Toán Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Kim Giang

II- Mục tiêu

1. Phân môn Đại số.

a) Về kiến thức: cung cấp cho HS những kiến thức về:

- Phép nhân các đa thức: nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, những hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử; phép chia các đa thức: chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.

- Phân thức đại số: các quy tắc của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các phân thức đại số, điều kiện xác định của một phân thức.

- Phương trình bậc nhất một ẩn: khái niệm và cách giải.

- Bất phương trình bậc nhất một ẩn.

b) Về kĩ năng:

- Biết nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.

- Nắm vững được bảy hằng đẳng thức đáng nhớ và biết vận dụng hằng đẳng thức vào giải toán.

- Biết phân tích đa thức thành nhân tử và vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán.

- Biết chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.

- Nhận biết được hai phân thức bằng nhau, biết rút gọn phân thức và quy đồng mẫu thức nhiều phân thức, biết cộng, trừ, nhân, chia phân thức và biến đổi các biểu thức hữu tỉ.

- Biết giải phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu, biết giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Biết chứng minh một bất đẳng thức dạng đơn giản, biết giải bất phương trình một ẩn và biểu diễn tập nghiệm trên trục số, biết giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng đơn giản.

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạnh bộ môn Toán Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Kim Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Cẩm Giàng
Trường THCS Kim Giang
Kế hoạch bộ môn 
Toán 8
Tổ: KH tự nhiên 
Năm học: 2008 – 2009
Kế hoạch bộ môn Toán 8
Năm học 2008 - 2009
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi
a) Giáo viên
Quán triệt sâu sắc, nắm vững tinh thần chủ trương thay SGK nói chung, bộ môn Toán nói riêng.
Nắm vững những điểm cải tiến căn bản, những điểm mới, khó trong việc xây dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên được tập huấn lớp thay sách do huyện tổ chức.
Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, chịu khó nghiên cứu để tìm ra giải pháp riêng cho từng bài, từng lớp. Luôn thực hiện theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức hoạt động, hướng dẫn, học sinh phát hiện vấn đề và tiếp thu kiến thức.
Có đầy đủ SGK, sách tham khảo và đồ dùng dạy học. 
b) Học sinh
Học sinh đã có 2 năm được làm quen với bộ môn và với phương pháp giảng dạy mới nên đã tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu.
100% học sinh có đầy đủ SGK, sách bài tập, vở ghi và dụng cụ học tập.
Đại đa số học sinh có thái độ học tập đúng đắn, nhận thức đúng vị trí, vai trò của bộ môn.
Nhiều HS đã xây dựng được phương pháp học tập phù hợp; có tính tích cực, chủ động, say mê học hỏi, nghiên cứu nên đạt kết quả cao trong học tập bộ môn.
c) Chương trình
Với bộ môn Toán 8, năm học 2008 - 2009 là năm thứ 5 thực hiện theo chương trình đổi mới SGK, bố cục và nội dung kiến thức tương đối phù hợp với học sinh. ở mỗi phần đều có các ví dụ minh hoạ và bài tập củng cố giúp học sinh dễ học, dễ hiểu và khắc sâu kiến thức bài học.
2. Khó khăn
a) Giáo viên
Là những năm đầu của việc áp dụng chương trình SGK và phương pháp giảng dạy mới nên việc sử dụng các phương pháp vẫn chưa được nhuần nhuyễn. Nhiều phương pháp khó có thể áp dụng với một bộ phận không nhỏ học sinh có trình độ còn thấp.
Đôi khi giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian nhiều cho tiết soạn để tìm ra giải pháp riêng cho từng bài, từng đối tượng học sinh.
Việc nghiên cứu tài liệu đã tự giác song chưa nhiều.
b) Học sinh
Sự phân hoá trình độ của học sinh trong một lớp khá rõ gây khó khăn cho giáo viên trong việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
Học sinh ở nông thôn nên phần lớn chưa có nhiều thời gian đầu tư cho việc học bài, ít được rèn luyện kỹ năng.
Còn nhiều học sinh có nhận thức kém; một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức trong học tập.
Phần lớn học sinh yếu về kỹ năng vẽ hình cũng như chứng minh hình học.
c) Chương trình
Mức độ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng là tương đối cao so với trình độ chung của học sinh.
Sau các bài kiểm tra viết (trừ bài kiểm tra học kì) không có tiết trả bài để giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh.
d) Cơ sở vật chất
Nhà trường chưa có các phương tiện dạy học hiện đại gây ra một số khó khăn cho công tác giảng dạy.
Dụng cụ, mô hình chưa được phong phú, một số có chất lượng chưa cao.
II- Mục tiêu
1. Phân môn Đại số.
a) Về kiến thức : cung cấp cho HS những kiến thức về :
Phép nhân các đa thức : nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, những hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ; phép chia các đa thức : chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.
Phân thức đại số : các quy tắc của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các phân thức đại số, điều kiện xác định của một phân thức.
Phương trình bậc nhất một ẩn : khái niệm và cách giải.
Bất phương trình bậc nhất một ẩn.
b) Về kĩ năng :
Biết nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
Nắm vững được bảy hằng đẳng thức đáng nhớ và biết vận dụng hằng đẳng thức vào giải toán.
Biết phân tích đa thức thành nhân tử và vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử vào giải toán.
Biết chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.
Nhận biết được hai phân thức bằng nhau, biết rút gọn phân thức và quy đồng mẫu thức nhiều phân thức, biết cộng, trừ, nhân, chia phân thức và biến đổi các biểu thức hữu tỉ.
Biết giải phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu, biết giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Biết chứng minh một bất đẳng thức dạng đơn giản, biết giải bất phương trình một ẩn và biểu diễn tập nghiệm trên trục số, biết giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối dạng đơn giản.
2. Phân môn Hình học.
a) Về kiến thức : cung cấp cho HS những kiến thức về :
Định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác.
Đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Dựng hình bằng thước và compa, dựng hình thang.
Đối xứng trục, đối xứng tâm, đường thẳng song song cách đều.
Định nghĩa đa giác, đa giác đều, diện tích đa giác.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình bình hành, tứ giác có hai đường chéo vuông góc.
Định lí Ta-lét trong tam giác, tính chất đường phân giác của tam giác.
Khái niệm hai tam giác đồng dạng, các trường hợp đồng dạng của tam giác.
ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng.
Các khái niệm : hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình chóp đều, hình chóp cụt đều.
Các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
b) Về kĩ năng :
Nhận biết được các loại tứ giác đã học, biết vận dụng tính chất của các loại tứ giác vào giải toán.
Biết tính diện tích của hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình bình hành, tứ giác có hai đường chéo vuông góc; biết cách tính diện tích của đa giác.
Nhận biết được hai tam giác đồng dạng, biết vận dụng kiến thức về tam giác đồng dạng vào giải toán và ứng dụng thực tế.
Biết vẽ và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
* Về thái độ :
Tạo cho HS lòng say mê, hứng thú học tập bộ môn.
Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, sự nhạy bén trong phán đoán và suy luận.
Góp phần hình thành cho HS một quy trình làm việc khoa học cần thiết trong cuộc sống.
III- Kết quả năm học 2007 - 2008 và chỉ tiêu phấn đấu năm học 2008 - 2009.
 Xếp loại
 Lớp 
Năm học 2007 - 2008
Năm học 2008 - 2009
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
8A ( )
8B ( )
8C ( )
Khối 8 ( )
IV- Biện pháp thực hiện
1. Đối với giáo viên
Xác định rõ mục tiêu của bộ môn và nắm vững cấu trúc chương trình.
Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình và quy chế chuyên môn.
Có ý thức không ngừng học hỏi, chịu khó sưu tầm, nghiên cứu sách báo, tài liệu tham khảo  nhằm nâng cao chuyên môn.
Cần đầu tư thời gian nhiều hơn khi soạn một tiết dạy và trao đổi với đồng nghiệp những vướng mắc trong quá trình giảng dạy.
Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn có hiệu quả.
Quan tâm đến từng đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy thích hợp.
2. Đối với học sinh
Có tinh thần tự giác, tích cực và chủ động trong học tập.
Biết sắp xếp thời gian học hợp lí, biết tự tìm ra cho bản thân phương pháp học có hiệu quả.
Chịu khó tìm tòi, đào sâu suy nghĩ và biết sáng tạo trong học tập.
Luôn luôn bồi dưỡng lòng ham học Toán.
Biết liên hệ và vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tế.
IV- Kế hoạch từng chương
Cấu trúc chương trình Toán 8 gồm:
Phần Đại số : 4 chương:
Chương I 	: Phép nhân và phép chia các đa thức.
Chương II 	: Phân thức đại số.
Chương III 	: Phương trình bậc nhất một ẩn.
Chương IV 	: Bất phương trình bậc nhất một ẩn. 
Phần Hình học : 4 chương:
Chương I 	: Tứ giác.
Chương II 	: Đa giác - Diện tích đa giác.
Chương III 	: Tam giác đồng dạng.
Chương IV 	: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều.
Chương
Mục tiêu
Phân phối
Chuẩn bị
Ghi chú
Giáo viên
Học sinh
Chương I: 
Phép nhân 
và phép chia 
các đa thức.
- Nắm vững quy tắc về các phép tính: nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức, chia đa thức cho đơn thức. Nắm vững thuật toán chia đa thức đã sắp xếp.
- Có kỹ năng thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia đơn thức, đa thức.
- Nắm vững các hằng đẳng thức đáng nhớ để vận dụng vào giải toán.
- Nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
 Thực hiện trong 21 tiết:
+ 12 tiết lí thuyết.
+ 6 tiết luyện tập.
+ 2 tiết ôn tập.
+ 1 tiết kiểm tra.
 Máy tính bỏ túi.
 Máy tính bỏ túi.
Chương II : 
Phân thức đại số.
- Nắm vững và vận dụng thành thạo các quy tắc của bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trên các phân thức đại số.
- Nắm vững điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định và biết tìm điều kiện này trong những trường hợp mẫu thức là một nhị thức bậc nhất hoặc một đa thức dễ phân tích được thành tích của những nhân tử bậc nhất. Đối với phân thức hai biến chỉ cần tìm được điều kiện của biến trong những trường hợp đơn giản.
 Thực hiện trong 19 tiết:
+ 9 tiết lí thuyết.
+ 5 tiết luyện tập.
+ 2 tiết ôn tập.
+ 2 tiết kiểm tra.
+ 1 tiết trả bài.
 Máy tính bỏ túi.
 Máy tính bỏ túi.
Chương III : Phương trình 
bậc nhất 
một ẩn.
- Hiểu khái niệm phương trình một ẩn và nắm vững khái niệm liên quan như: nghiệm và tập nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất.
- Hiểu và biết cách sử dụng một số thuật ngữ liên quan. Biết dùng đúng lúc, đúng chỗ ký hiệu "Û".
- Có kỹ năng giải và trình bày lời giải các phương trình có dạng quy định trong chương trình.
- Có kỹ năng giải và trình bày lời giải bài toán bằng cách lập phương trình.
 Thực hiện trong 16 tiết:
+ 8 tiết lí thuyết.
+ 5 tiết luyện tập.
+ 2 tiết ôn tập.
+ 1 tiết kiểm tra.
 Máy tính bỏ túi.
 Máy tính bỏ túi.
Chương IV:
 Bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Có một số hiểu biết về bất đẳng thức.
- Biết chứng minh một bất đẳng thức nhờ so sánh giá trị hai vế hoặc vận dụng đơn giản tính chất bất đẳng thức.
- Biết lập bất phương trình một ẩn từ bài toán so sánh giá trị các biểu thức hoặc từ bài toán có lời giải dạng văn bản.
- Biết kiểm tra một số có là nghiệm của một bất phương trình hay không.
- Biết biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số
- Giải được một số dạng bất phương trình một ẩn.
- Giải được phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối có dạng quy định trong chương trình.
 Thực hiện trong 14 tiết:
+ 6 tiết lí thuyết.
+ 2 tiết luyện tập.
+ 3 tiết ôn tập.
+ 2 tiết kiểm tra.
+ 1 tiết trả bài.
Chương I: 
Tứ giác.
- Cung cấp cho HS một cách tương đối hệ thống các kiến thức về tứ giác. 
- Có hiểu biết về đối xứng trục, đối xứng tâm. 
- Rèn luyện các kỹ năng về vẽ hình, tính toán, đo đạc, gấp hình. Kĩ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng.
- Bước đầu rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải toán, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học đã học vào thực tiễn.
 Thực hiện trong 25 tiết:
+ 13 tiết lí thuyết.
+ 10 tiết luyện tập.
+ 1 tiết ôn tập.
+ 1 tiết kiểm tra.
- Các dụng cụ vẽ hình và đo đạc: thước thẳng, thước đo góc, eke, compa.
- Bộ mẫu các loại tứ giác.
- Mô hình tứ giác động.
- Các dụng cụ vẽ hình và đo đạc : thước thẳng, thước đo góc, eke, compa.
Chương II : 
Đa giác.
 Diện tích 
đa giác.
- Nắm được khái niệm về đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và các công thức tính diện tích của một số đa giác đơn giản.
- Rèn luyện các kỹ năng vẽ hình, đo đạc tính toán. 
- Rèn luyện những thao tác tư duy quen thuộc như quan sát, dự đoán, phân tích, tổng hợp.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và tinh thần trách nhiệm khi giải toán.
 Thực hiện trong 11 tiết:
+ 6 tiết lí thuyết.
+ 3 tiết luyện tập.
+ 1 tiết ôn tập.
+ 1 tiết trả bài.
- Dụng cụ vẽ hình.
- Máy tính bỏ túi.
- Dụng cụ vẽ hình.
- Máy tính bỏ túi.
Chương III : 
Tam giác đồng dạng.
- Hiểu và biết vận dụng định lý Ta-lét trong tam giác vào việc giải các bài toán: tìm độ dài các đoạn thẳng, chia đoạn thẳng cho trước thành những đoạn thẳng bằng nhau.
- Nắm vững khái niệm về hai tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của hai tam giác thường.
- Sử dụng các dấu hiệu đồng dạng để giải các bài toán: tìm độ dài các đoạn thẳng, chứng minh, xác lập các hệ thức toán học thông dụng trong chương trình lớp 8.
- Học sinh được thực hành đo đạc, tính các độ cao, các khoảng cách trong thực tế, giúp cho học sinh thấy được lợi ích của môn Toán trong đời sống thực tế.
 Thực hiện trong 18 tiết:
+ 9 tiết lí thuyết.
+ 5 tiết luyện tập.
+ 2 tiết thực hành.
+ 1 tiết ôn tập.
+ 1 tiết kểm tra.
- Dụng cụ vẽ hình.
- Dụng cụ thực hành: thước ngắm, giác kế, cọc, thước dây.
- Máy tính bỏ túi.
- Dụng cụ vẽ hình.
- Cọc (thực hành).
- Máy tính bỏ túi.
Chương IV :
 Hình lăng 
trụ đứng. Hình chóp đều.
- Trên cơ sở quan sát hình hộp chữ nhật, HS nhận biết được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian.
- Thông qua sự quan sát và thực hành, HS nắm vững các công thức được thừa nhận về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lăng trụ đứng, hình chóp đều và sử dụng các công thức đó để tính toán.
 Thực hiện trong 16 tiết:
+ 9 tiết lí thuyết.
+ 3 tiết luyện tập.
+ 3 tiết ôn tập.
+ 1 tiết trả bài.
- Dụng cụ vẽ hình.
- Các mô hình : hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hình chóp cụt đều.
- Máy tính bỏ túi.
- Dụng cụ vẽ hình.
- Máy tính bỏ túi.
VI. Kết quả
Thời gian
 Xếp loại
 Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Học kì I
8A
8B
8C
Tổng
Cả năm
8A
8B
8C
Tổng
	Kim Giang, ngày 2 - 10 - 2008
	Ký duyệt Người thực hiện
 Bùi Văn Khắc

Tài liệu đính kèm:

  • docKH Toan 8.doc