Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Võ Văn Chọn

Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Võ Văn Chọn

II-Yêu cầu bộ môn:

 1.Kiến thức:

- Cung cấp cho học sinh kiến thức về môn ngữ văn, lấy các văn bản làm công cụ xây dựng cho 6 kiểu văn bản chủ yếu. Trọng tâm của chương trình là văn biểu cảm và văn nghị luận.

- Chương trình cụ thể được cấu trúc trong 34 bài học. Cơ cấu chương trình theo vòng 2.

 a.Phần văn học:

 Bao gồm các văn bản nhật dụng, văn học trung đại Việt Nam, truyện kí Việt Nam, văn học nước ngoài.

 b.Phần Tiếng Việt:

 - Học sinh nắm được từ vựng ngữ nghĩa: cấp độ khái quát nghĩa của từ vừng, trường từ vựng, từ tượng thanh – từ tượng hình.

 - Về từ loại: Trợ từ, thán từ, tình thái từ.

 - Về phong cách tu từ học: Nói giảm, nói tránh, nói quá.

 - Về ngữ pháp: Câu ghép và các kiểu câu theo mục đích nói, câu phủ định, hội thoại

 - Về dấu câu: Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm.

 

doc 30 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy bộ môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2008-2009 - Võ Văn Chọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BỘ MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học :2008 – 2009
Giáo viên :Võ Văn Chọn
Đơn vị :Trường THCS Trường Chinh
--------------o0o--------------
I-Đặc điểm tình hình:
 1.Thuận lợi:
- Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn 
- Được tham dự tập huấn nghiệp vụ thường xuyên.
- Có sách giáo khoa, sách giáo viên và sách than khảo tương đối đầy đủ.
- Trao đổi chuyên đề, học tập nghiệp vụ thường xuyên do phòng, trường tổ chức.
- Tiếp tục áp dụng phương pháp cải tiến việc dạy và học, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Môn ngữ văn chính là học tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng nói mà các em giao tiếp hằng ngày, thuận lợi trong việc học tập và tiếp thu các bộ môn khác.
 2.Khó khăn:
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nên việc đánh giá, kiểm tra phải thực chất dẫn đến chất lượng học tập sẽ giảm về lượng.
- Học sinh tiếp tục thực hiệân chương trình thay sách nên phải đầu tư nhiều vào phương pháp học tập, chuẩn bị sách và dụng cụ học tập tự túc.
- Đa số học sinh học tập còn yếu. Nhất là phần thực hành, tự luận chưa tốt.
- Một số ít học sinh đọc còn yếu, viết sai chính tả nhiều, khả năng cảm thụ văn học còn yếu.
- Chất lượng khảo sát đầu năm yếu kém còn nhiều.
 3.Chất lượng đầu năm:
TT
LỚP
SỈ SỐ
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
KÉM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8A
34
3
8,8
4
11.8
16
47.1
11
32..3
0
0
2
8B
33
2
6,0
6
18.2
17
51.6
7
21.2
1
3
3
8C
35
0
0
6
17.5
15
42.8
12
34.2
2
5.3
T/C
102
5
16
48
30
3
II-Yêu cầu bộ môn:
 1.Kiến thức: 
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về môn ngữ văn, lấy các văn bản làm công cụ xây dựng cho 6 kiểu văn bản chủ yếu. Trọng tâm của chương trình là văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Chương trình cụ thể được cấu trúc trong 34 bài học. Cơ cấu chương trình theo vòng 2.
 a.Phần văn học:
 Bao gồm các văn bản nhật dụng, văn học trung đại Việt Nam, truyện kí Việt Nam, văn học nước ngoài.
 b.Phần Tiếng Việt: 
 	- Học sinh nắm được từ vựng ngữ nghĩa: cấp độ khái quát nghĩa của từ vừng, trường từ vựng, từ tượng thanh – từ tượng hình.
	- Về từ loại: Trợ từ, thán từ, tình thái từ.
	- Về phong cách tu từ học: Nói giảm, nói tránh, nói quá.
	- Về ngữ pháp: Câu ghép và các kiểu câu theo mục đích nói, câu phủ định, hội thoại
	- Về dấu câu: Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu 2 chấm. 
 c.Phần tập làm văn 
 	Tập trung vào các phương thức biêu đạt: văn bản tự sự – văn nghị luận – văn bản hành chính công vụ (Tường trình – thông báo).
	Kĩ năng xây dựng văn bản: liên kết - mạch lạc bố cục. Kĩ năng xây dựng đoạn văn.
 2.Kĩ năng:
- Hình thành cho học sinh 4 kĩ năng chủ yếu: nghe – nói – đọc – viết.
- Trên từng phần môn có những kĩ năng riêng. Đó đọc phân tích cảm thụ văn bản; biết phân biệt đúng đơn vị kiến thức xây dựng các văn bản tự luận đúng phương thức biểu đạt.
- Nắm vững vận dụng các biện pháp học tập theo phân môn, theo tinh thần chung của bộ môn.
- Nắm vững những kiến thức đã học vận dụng trong cuộc sống.
 3.Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh tình yêu cuộc sống, yêu thương con người, yêu quê hương, có lòng nhân ái, lạc quan với cuộc sống, biết yêu – ghét chân thực.
- Có phẩm chất tốt đẹp, ước mơ chính đáng, có tâm hồn trong sáng, say mê học Ngữ Văn. Xem môn Ngữ Văn là công cụ để học tập các môn khác.
- Giao tiếp tế nhị trung thực, trình bày vấn đề logíc, tôn trọng thực tế, nói năng có tính thuyết phục.
III-Chỉ tiêu phấn đấu:
LỚP
HỌC KÌ I
HỌC KÌ II
CẢ NĂM
%TB Þ
HS GIỎI
%TB Þ
HS GIỎI
%TB Þ
HS GIỎI
8A
85,0
3
90,0
3
90,0
3
8B
80,0
2
85,0
2
85,0
2
8C
80,0
2
85,0
2
85,0
2
IV-Biện pháp thực hiện:
- Tăng cường kiểm tra quá trình học tập trên lớp, cho học sinh chuẩn bọi bài ở nhà một cách cụ thể theo yêu cầu hướng trên lớp ở phần cuối mỗi tiết học.
- Tăng cường việc học nhóm,phân tổ học tập cụ thể,ngay từ đầu năm bầu cán sự bộ môn.
- Nâng cao sử dụng hệ thống câu hỏi có chất lượng phù hợp với đối tượng học sinh, pháp huy tính học tập tích cực của học sinh.Hình thành thói quen học sinh tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau,xây dựng mối quan hệ Trò – Trò trong việc củng cố kiến thức.
- Giáo viên chủ động trong soạn giảng, đầu tư bài dạy, cần kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém.
- Phối hợp giáo viên bộ môn cùng khối, thống nhất ý kiến ôn tập, thực hiên tốt các giờ hoạt động Ngữ Văn.
	- Học sinh ở nhà cần đọc kĩ tác phẩm. Xây dựng đoạn văn mẫu, chuẩn bị các bài tập trước.
	- Tự lâïp sổ tay văn học, tự sưu tầm các kiến thức phục vụ cho bộ môn.
V-Kế hoạch từng phân môn:
1.Phân Môn: Văn học
TÊN
CHƯƠNG
SỐ TIẾT
YÊU CẦU (CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT)
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GHI CHÚ
1.Kiến thức: Qua cụm văn bản tự sự giúp học sinh nắm được:
	Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 với nhiều thể loại phong phú như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký đã phản ánh nhiều đề tài khác nhau: Tâm trạng của em bé lần đầu tiên đi học Tôi Đi Học (Thanh Tịnh) Kể lại hủ tục của chế độ phong kiến đã đẩy người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh Trong Lòng Mẹ (Nguyên Hồng). Đặc biệt trong giai đoạn này nhiều nhà văn hiện thực đã phản ánh khá chân thực cuộc sống của người nông dân truớc cách mạng tháng 8/ 1945 như Lão Hạc, Chị Dậu đã bị chế độ thực dân phong kiến đẩy vào con đường cùng, học phải bán con, bán chó để nộp sưu cho nhà nước nhưng bọn tay sai tiếp tục đòi sưu cho người em đã chết năm ngoái. Đó là một thứ
CỤM VĂN BẢN TỰ SỰ
- 18 tiết
- Lýthuyết:16
- Ôn tập :1
- 1 tiết KT1tiết
- 15phút:1
thuế dã man đã đánh vào người sống lẫn người chết. Từ đó, nhà chị Dậu không đủ tiền nộp sưu bị bọn tay sai đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng chị Dậu không chịu nổi quyết liều mạng đứng dậy chống trả quyết liệt.
	Lão Hạc phải tự tử bằng bả chó để quyết tâm bảo vệ tài sản lại cho đứa con.
	Qua hình ảnh chị Dậu và Lão Hạc cho ta thấy được hình ảnh người nông dân sống dưới chế độ thực dân phong kiến nghèo khổ và bất hạnh, nhưng ở họ phẩm chất thật cao đẹp, đáng trân trọng. Chị Dậu, Lão Hạc là nhân vật điển hình về người nông dân VN trước cách mạng tháng 8/ 1945.
	Văn học nước ngoài: Những văn bản tự sự cũng đề cập đến những con người nghèo khổ, bất hạnh như Cô Bé Bán Diêm (An Đec Xen); Những con người nghèo khổ nhưng có tình yeue cao đẹp, đáng được trân trọng Chiếc Lá Cuối Cùng (O Hen Ri), con người có lý tưởng, hoài bão tốt đẹp nhưng hành động điên rồ Đánh Nhau với cối xay gió (Xec Van Tec).
	Nhìn chung, đó là những con người bình thường trong xã hội nhưng ở họ có suy nghĩ khác thường với những việc làm đáng để người đời trân trọng đã gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc đến người đọc.
	NT sử dụng trong các VB tự sự: “Kể đan xen miêu tả và biểu cảm”
	Xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
	Cốt truyện, tình tiết trong truyện đơn giản.
	Đề tài xoay quanh những con người nghèo khổ, bất hạnh.
 2.Về kỹ năng: Đọc diễn cảm – cảm thụ - phân tích – bình luận một số chi tiết, hình ảnh thẩm mỹ, một số nhân vật giàu cá tính làm bọc lộ tính cách, phẩm chất của mỗi nhân vật, biết phân biệt thể loại văn học
3.Giáo dục: Tình yêu thương đối với những con người bất hạnh trong xã hội, căm ghét xã hội bất cơng, vơ nhân đạo, cĩ ý thức sống vì mọi người, sống cĩ lí tưởng, cĩ hồi bão lớn.
- SGK
- SGV
- STK
- VHVN giai đoạn 1930 – 1945
- VHPhươngTây
- Chân dung các nhà văn, ảnh minh họa.
VĂN BẢN NHẬT DỤNG
- 3 tiết
- 3 tiết LT
1.Kiến thức: Thông qua các văn bản nhật dụng, giúp học sinh nắm được Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người, đối với những người xung quanh. Từ đó, có quyết tâm cao để tránh thuốc lá, chống thuốc lá như chống ôn dịch; biết bảo vệ môi trường, có ý thức hạn chế sử dụng những sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra tăng dân số cũng ảnh hưởng đến tài nguyên, làm cạn kiệt tài nguyên cũng là nguy cơ của loài người. Bởi vì mỗi chúng ta có ý thức về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
2.Kỹ năng: Đọc (Kể), tìm hiểu, phân tích những chi tiết, những hình ảnh có giá trị.
3.Giáo dục: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường để bảo vệ sức khỏe cho mình, cho cộng đồng.
- SGK
- SGV
- STK
- Tranh, ảnh minh họa.
- Báo chí
CỤM VĂN BẢN TRỮ TÌNH
Tsố: 14tiết.
LT: 12
TH:2
Kiểm tra1tiết
Kiểm tra:15p
1.Kiến thức: Thông qua các VB trữ tình giai đoạn 1930 – 1945, giúp học sinh nắm được: 
	Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, khí phách hiên ngang, niềm tin son sắc và sự nghiệp cách mạng của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX mà tiêu biểu là PBC(Vào cữa ngục Quảng Đông cảm tác), PCT (Đập đá Côn Lôn) Bên cạnh đó, có những con người bất hòa với xã hội, muốn thoát li cuộc sống thực tại, làm bạn với thiên nhiên của nhà thơ lãng mạn, tâm sự của Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng Cuôi. Đặc biệt phong trào Thơ mới giai đoạn (1932 - 1945) mà tiêu biểu là Thế Lữ, Vũ Đình Liên đã nói lên niềm khao khát tự do, chán ghét với cảnh sống tầm thường và lòng yêu nước âm thầm được diễn tả qua tâm trạng của Con Hổ ở vườn bách thú (Nhớ Rừng – Thế Lữ), thân phận của ông Đồ trong thời buổi chữ Hán bị thay thế và niềm thương tiếc cảnh cũ, người xưa của tác giả (Ông Đồ – Vũ Đình Liên) lòng yêu thương quê hương tha thiết  ... thể hịch là lời kêu gọi thì thể Cáo được các vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. 
	Đoạn trích thể hiện niềm tự hào về một đất nước văn hiến luôn luôn được tồn tại bên cạnh một nước lớn và đã làm thất bại mọi âm mưu thôn tính của kẻ thù (Nước Đại Việt Ta – Nguyễn Trãi). Bên cạnh văn học Trung Đại Việt Nam, tác phẩm Thuế Máu trích từ Bản Aùn Chế Độ Thực Dân Pháp – Nguyễn Aùi Quốc là một tác phẩm chính luận được tác giả vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp và thân phận nô lệ bi đát của người dân thuộc địa bị đóng Thuế Máu cho bọn thống trị, qua bài viết tố cáo, châm biếm sâu sắc. Ngoài 3 tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam, một tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam còn có tác phẩm nghị luận nước ngoài của Ru Xô. Tác giả ca ngợi lợi ích của việc đi bộ là văn bản nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, làm rõ quan niệm hết sức đúng đắn về việc giải trí và học tập (Đi bộ ngao du – Ru Xô)
2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích, bình luận những hình ảnh, các luận điểm, lập luận chặt chẽ của tác giả.
3.Giáo dục: Giáo dục về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, căm thù giặc cao độ. Sẵn sàng hi sinh bản thân vì đất nước, vì nền độc lập của dân tộc.
- SGK
- SGV
- STK
- VHTrung đại VN 
- Tranh, ảnh minh họa.
-Chân dung các nhà văn học cổ
- Tác phẩm bản án chế độ thực dân Pháp
- Tư liệu VH phương tây
HS cần nắm vững các KN về: Hịch,cáo.chiếu.tấu
Câu văn biền ngẫu
HÀI KỊCH
LT:2
1.Kiến thức: Thông qua vở hài kịch Mô – Li – E giúp học sinh: Lớp kịch ông Guốc Đanh mặc lễ phụ, thấy được sự kịch cợm, lố bịch của tên trưởng giả học làm sang. Bọc lộ bản chất ngu dốt làm trò cười cho mọi người.
	Thấy được ý nghĩa, sức mạnh của tiếng cười, phê phán xã hội của bọn quí tộc.
2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, đọc phân vai, phân tích kịch tính.
3.Thái dộ: Giáo dục, đả kích những kẻ dốt nát học đòi thói làm sang.
- SGK
- SGV
- STK
- Tác phẩm của Mô – Li – E
2.Phân Môn: Tiếng việt.
TÊN
CHƯƠNG
SỐ TIẾT
YÊU CẦU (CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT)
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GHI CHÚ
TỪ VỰNG
TS:4
LT:4
Kiẻm tra15p/1
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh khái quát về nghĩa từ vựng. Hiểu được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ. Hiện tượng trường nghĩa.	Phạm vi nghĩa của từ trong trường từ.
	Đặc điểm những nét nghĩa chung, tập hợp chứa trong một trường nghĩa.
	Giúp cho học sinh có vốn từ rộng, bao hàm.
Cung cấp cho học sinh từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội và giá trị sử dụng của nó trong văn bản.
	Qua đó giúp các em nắm được từ ngữ địa phương có quan hệ với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội.
2.Kỹ năng: Sử dụng từ đúng với văn cảnh. Vận dụng từ có giá trị biểu cảm cao.
3.Giáo dục: Học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ đã học để xây dựng văn bản. Cũng như trong khi nói.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơ đồ
TỪ LOẠI
TS:3
LT:2
ĐP:1
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những từ loại như trợ từ, thán từ, tình thái từ. 
	Hiểu được chức năng ngữ pháp của các từ loại trên và giá trị biểu cảm của từ.
2.Kỹ năng: Vận dụng các từ loại trên trong các văn bản, sử dụng trong các tình huống giao tiếp.
3.Giáo dục: Học sinh có ý thức vận dụng các từ loại trên trong văn bản và trong giao tiếp.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơđồ
PHONG CÁCH TU TỪ HỌC
TS:2
LT:2
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh một số biện pháp tu từ: Nói quá, nói giảm, nói tránh.
	Giúp học sinh nhận thức việc sử dụng các biện pháp tu từ dùng để phóng đại mức độ, làm rõ tính quan trọng của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh.
	Tăng giá trị biểu cảm, phong cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự
2.Kỹ năng: Phân tích giá trị các hình ảnh, sử dụng phép tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.
	Vận dụng, SD các biện pháp tu từ trong VB và giao tiếp.
3. Giáo dục: Học sinh có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ và biết vận dụng trong cuộc sống.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơđồ
CÂU GHÉP
TS:2
LT:2
Kiểm tra 15p
1.Kiến thức: Giúp học sinh năm được khái niệm về câu ghép (Có nhiều về câu C –V không bị bao chứa) từ đó phân biệt với câu phức thành phần.
	Nắmđược cách nói các vế câu, các quan hệ từ, phụ từ, dấu hiệu, dấu câu để nhận dạng câu ghép.
2.Kỹ năng: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép. Sử dụng câu ghép trong xây dựng văn bản. Đặc biệt là văn bản nghị luận.
3.Giáo dục: Học sinh sử dụng câu ghép trong văn nói và viết có hiệu quả.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơđồ
DẤU CÂU
TS: 6
LT:2
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh công dụng của một số loại dấu câu: Dấu ngoặc đợn, ngoặc kép, dấu hai chấm.
	Hiểu được ý nghĩa, giá trị sử dụng các loại dấu câu trong VB.
2.Kỹ năng: Học sinh vận dụng thành thạo, dùng các loại dấu câu khi xây dựng văn bản.
3.Giáo dục: Có ý thức vận dụng các loại dấu câu khi xây dựng văn bản và trong giao tiếp, nói năng.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơđồ
CÁC KIỂU CÂU
TS:13
LT:10
ÔN:2
Kiểm tra1tiết
Kiểm tra15p
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh một số kiểu câu phân chia theo mục đích nói: Câu trần thuật, cảm thán, cầu khiến, câu hỏi
	Học sinh biết được các chức năng chính của các kiểu câu đó. Dùng để hội thoại. Biết phân biệt các kiểu câu trong từng hoàn cảnh sử dụng.
	Cung cấp cho học sinh câu phủ định, hành động nói.
2.Kỹ năng: - Sử dụng các kiểu câu khi nói và viết.
	- Kỹ năng hội thoại, 
3.Giáo dục: Học sinh vận dụng hành động nói đúng với hoàn cảnh. Có thái độ đúng đắn trongk hi hội thoại.	
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơđồ
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
TS:5
LT:3
Ltập:2
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu – Khả năng thay đổi trật tự từ – Hiệu quả diễn đạt của sự thay đổi trật tự từ trong câu.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng trật tự từ trong câu, diễn tả đúng sắc thái khi nói và viết.
3.Giáo dục: Ý thức sử dụng trật tự từ khi nói và viết. Phản ảnh khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm của mình khi giao tiếp.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Từ điển TV
- Biểu mẫu sơđồ
3.Phân Môn: Tập làm văn.
TÊN
CHƯƠNG
SỐ TIẾT
YÊU CẦU (CÁC NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT)
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GHI CHÚ
KIỄN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN
TS:6
LT:4
Kiểm tra2tiết
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức chung về văn bản: Tính thống nhất về chủ đề – bố cục – xây dựng đoạn văn trong văn bản – liên kết đoạn.
	Các phương tiện, dấu hiệu để liên kết, xây dựng đoạn văn.
	Cung cấp cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch – quy nạp – song hành xây dựng câu chủ đề.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng các đoạn văn mẫu. Liên kết các đoạn văn. Xây dựng văn bản hoàn chỉnh.
3.Thái độ: GD học sinh có ý thức XD VB chặt chẽ, mạch lạc có bố cục rõ ràng, có liên kết chặt chẽ. Biết XD đề cương khi nói năng.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Bài văn mẫu
PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
TS:9
LT:5
LTập:2
Kiểm tra 2tiết
1.Kiến thức: Giúp cho học sinh tóm tắt được văn bản tự sự. Biết cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự, làm cho văn bản tự sự có tính chất biểu cảm, sinh động khi kể.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn tự sự – bài văn tự sự có kết hợp miêu tả & biểu cảm. 
3.Thái độ: Học sinh có ý thức xây dựng văn bản tự sự. Biết kết hợp một cách tự giác tính biểu cảm khi kể chuyện.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Bài văn mẫu
PHƯƠNG THỨC THUYẾT MINH
TS:16
LT:12
ON: 2
Kiểm tra 2tiết
1.Kiến thức: Học sinh nắm được những lý thuyết cơ bản về văn thuyết mình. Thấy được công dụng của văn thuyết minh trong lĩnh vực đời sống hiện nay.
	Biết trình bày phương pháp thuyết minh, giải thích các đặc điểm khách quan về đối tượng. Đồ vật, loài vật, di tích văn hóa.
	Biết phân loại, sử dụng số liệu khi thuyết minh.
	Những đặc điểm về phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng chọn phương pháp thuyết minh trên từng đối tượng. 
3.Thái độ: Học sinh có ý thức nhìn nhận và đánh giá khách quan về đối tượng. Có tình cảm trong sáng với đối tượng.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Bài văn mẫu
PHƯƠNG THỨC HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ
TS:6
LT:3
ÔN:2
Trả bài:1
1.Kiến thức: Cung cấp cho học sinh các loại văn bản hành chính: Văn bản tường trình, văn bản thông báo.
	Thấy được những giá trị thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức.
	Cách trình bày nội dung bản tường trình, thông báo.
	Người viết văn bản phải nắm vững nội dung chính xác địa điểm, sự việc, trình bày trong văn bản.
	Văn bản thông báo tuân thủ theo thể thức hành chính có quy định tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, người nhận thông báo, giá trị hiệu lực
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm văn bản tường trình, văn bản thông báo đúng quy cách.
3.Thái độ: Có ý thức xây dựng văn bản đúng nội dung, tư liệu chính xác, trình bày trang trọng, rõ ràng.
-SGK
-SGV
-Bảng phụ
-Mẫu văn bản
GV:
Tích hợp, bổ sung phần văn bản hành chính, đơn từ đã học ở lớp 6.7
Hoà Hiệp Bắc, ngày 15 tháng 098năm 2008
DUYỆT BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN	Người Làm Kế Hoạch
 Tổ trưởng
	 Võ Văn Chọn

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach ngu van 8.doc