Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3+4: Thêm trạng ngữ cho câu - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3+4: Thêm trạng ngữ cho câu - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Củng cố lại kiến thức về trạng ngữ.

 + Đặc điểm của trạng ngữ.

 + Công dụng của trạng ngữ.

 + Tách trạng ngữ thành câu riêng.

 - Đặt câu có trạng ngữ.

 - Dùng trạng ngữ trong tạo lập văn bản.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 Trong câu thường xuất hiện thành phần dùng xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, cho sự vật, hiện tượng trong câu, đó chính là trạng ngữ

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 3+4: Thêm trạng ngữ cho câu - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/3/2007 
 Ngày giảng: 17/3/2007 
 Tiết 3 + 4: thêm trạng ngữ cho câu 
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh: 
 - Củng cố lại kiến thức về trạng ngữ.
 + Đặc điểm của trạng ngữ.
 + Công dụng của trạng ngữ.
 + Tách trạng ngữ thành câu riêng.
 - Đặt câu có trạng ngữ.
 - Dùng trạng ngữ trong tạo lập văn bản.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: 
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Trong câu thường xuất hiện thành phần dùng xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, cho sự vật, hiện tượng trong câu, đó chính là trạng ngữ 
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 43 phút).
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
-GV: đưa các ví dụ.
1- Ngày mai, lớp mình đi lao động.
2- Ngoài sân, các bạn học sinh đang nô đùa.
3- Để đạt điểm tốt, em phải cố gắng học hơn nữa.
4- Với chiếc xe đạp, Minh đến trường đều đặn.
? Em hãy xác định trạng ngữ trong các câu văn trên.
? Các trạng ngữ trên bổ xung cho câu về nội dung gì.
? Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu.
- Các bạn học sinh đang nô đùa, ở ngoài sân.
- Em phải cố gắng học hơn nữa, để đạt điểm tốt.
- Lớp mình, ngày mai, đi lao động.
?Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu hiệu gì.
? Trạng ngữ là thành phần không bắt buộc trong câu, nhưng vì sao ở 1 số câu văn ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ.
VD:
Về mùa đông, là bàng đỏ như màu đồng hun.
? Trong một bài văn nghị luận (văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ) các luận cứ được sắp xếp theo trình tự: thời gian – không gian – nguyên nhân – kết quảTrạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy.
? Trong trường hợp nào, ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng.
? Lấy ví dụ minh hoạ.
? Đọcbài tập 1 – tr47 và chỉ ra các trạng ngữ trong bài và nêu công dụng của các trạng ngữ đó.
? Hướng dẫn h.s làm bài tập trắc nghiệm.
I- Đặc điểm của trạng ngữ:
* ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
* Hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
- Khi viết: trạng ngữ được tách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy.
- Khi nói: đánh dấu bởi 1 quãng nghỉ.
II- Công dụng của trạng ngữ:
- Trạng ngữ dùng xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ chính xác.
- Trạng ngữ dùng nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
III- Tách trạng ngữ thành câu riêng:
- Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện cảm xúc nhất định người ta có thể tách Trạng ngữ thành câu riêng (đặc biệt là trạng ngữ cuối câu).
VD:
- Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
IV- Luyện tập:
* Bài tập 1 – tr47:
a- Các trạng ngữ:
+ Kết hợp những bài này lại
=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh diễn ra sự việc.
- ở loại bài thứ nhất.
- ở loại bài thứ hai.
=>Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn mạch lạc.
b- Các trạng ngữ:
- Lần đầu tiên chậm chững bước đi.
- Lần đầu tiên tập bơi.
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn.
- Lúc còn học phổ thông.
- Về môn hoá.
=> Tác dụng: bổ sung các thông tin tình huống và liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn giúp cho bài văn rõ ràng dễ hiểu.
* Bài tập 2:
- Dòng nào là trạng ngữ trong câu:
“ Dần đi ở năm chửa mười hai
Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”
 (Nam Cao)
a- Dần đi từ năm chửa mười hai.
b- Khi ấy.
c- Đầu nó còn để hai trái đào.
d- Cả a, b, c đều sai.
* Bài tập 3:
- Có thể phân loại Trạng ngữ theo cơ sở nào.
a- Theo các nội dung mà chúng biểu thị
b- Theo vị trí của chúng trong câu.
c- Theo mục đích nói của câu.
* Bài tập 4:
- Trạng ngữ không được dùng để làm gì ?
a- Chỉ nguyên nhân, mục đích và hành động được nói trong câu.
b- Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
c- Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói trong câu.
d- Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
* Bài tập 5:
 Gạch chân dưới các bộ phận Trạng ngữ trong các câu sau và cho biết bộ phận Trạng ngữ ở câu nào có thể tách thành câu riêng.
a- Chị ấy là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở cổng trường.
b- Bằng trí thông minh của mình, Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời.
c- Qua những cử chỉ uể oải của Lan, Tôi biết nó không thích công việc mà mẹ nó bắt làm.
d- Với từng ấy quyển sách, Tôi có thể đọc ròng rã 1 tháng chưa chắc đã xong.
* Bài tập 6:
Viết 1 đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả cảnh gời ra chơi của trường em trong đó có sử dụng 1 câu có Trạng ngữ thời gian, 1 câu có trạng ngữ địa điểm, 1 câu có Trạng ngữ chỉ mục đích.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Về nhà ôn lại lý thuyết.
 - Xem lại các bài tập đã học.
 - Ôn tập văn nghị luận và các tác phẩm văn học đã học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKy 2 - Tiet 3 + 4 Tu chon.doc