Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Thế giới động vật - Hoàng Minh - Trường Mâm non Hoa Mai

Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Thế giới động vật - Hoàng Minh - Trường Mâm non Hoa Mai

I. Yêu cầu:

 - Có khả năng thực hiện một số vận động: chạy chậm, trèo lên xuống ghế, bò bằng bàn tay bàn chân.

 - Biết quan sát, gọi tên, nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 con vật theo những dấu hiệu rõ nét( tên gọi, cấu tạo, sinh sản, thức ăn, thói quen, nơi sống ). Biết phân nhóm các con vật theo 1 - 2 dấu hiệu đặc trưng.

 - Biết mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, với vận động hoặc cách kiếm ăn của một số con vật nuôi trong gia đình.

 - Thể hiện được cảm xúc phù hợp qua các câu chuyện, bài thơ, bài hát, sản phẩm tạo hình về các con vật gần gũi.

 - Yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kỹ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.

 - Nhận ra chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 4. Biết so sánh các hình tròn, hình vuông, hình tam giác qua các đặc điểm nổi bật. Biết sử dụng các hình để chắp ghép tạo thành hình giống các con vật

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Thế giới động vật - Hoàng Minh - Trường Mâm non Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
SỐ TUẦN: 4 TUẦN.
Từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 14 tháng 01 năm 2011.
MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe
 -Biết các thực phẩm được chế biến từ động vật, ích lợi của các món ăn được chế biến từ động vật với sức khỏe con người.
 - Biết cách bảo vệ bản thân, biết được con vật nào thuộc nhóm động vật hung giữ hay hiền lành, biết tránh xa những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật: chó, mèo
* Vận động:
 - Có khả năng thực hiện nhịp nhàng, giữ được thăng bằng cơ thể và thể hiện sức mạnh khi thực hiện một số vận động: Chạy, nhảy lò cò, trèo lên xuống 4 gióng thang, bật khép chân tách chân và chạy chậm.
 - Biết phối hợp cử động của bàn tay và ngón tay ( Gấp giấy, ghép hình, sử dụng được kéo, bút).
II. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
 - Trẻ thích tò mò khám phá tìm hiểu về các con vật quen thuộc: Phân biệt những điểm giống và khác nhau của một số con vật quen thuộc qua tên gọi, đặc điểm nổi bật, môi trường sống, thức ăn, vận động của các con vật.
 - Biết phân biệt nhóm động vật theo tính cách ( hung dữ - hiền lành: động vật dưới nước - trên cạn).
 - Biết được loài động vật nào thuộc động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
 - Biết được động vật sống ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi có khí hậu khắc nghiệt.
 - Biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi.
* Làm quen với toán:
 - Biết chữ số và số lượng trong phạm vi 4, biết tách gộp trong phạm vi 4.
 - Biết đặc điểm nổi bật của hình tròn, hình tam giác, so sánh sự khác nhau, giống 
nhau giữa hình vuông - tam giác; tam giác - hình tròn. Biết ghép hình 
các con vật. Nhận ra các hình trong thực tế.
 - So sánh nhận ra sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng, sử dụng đúng từ cao hơn - thấp hơn.. 
III. Phát triển ngôn ngữ:
 - Biết sử dụng các từ, câu để miêu tả một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của các con
 vật gần gũi.
 - Biết lắng nghe và đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến các con vật.
 - Mạnh dạn nói lên những hiểu biết, qua trải nghiệm thực tế, biết nhận xét, trao đổi, thảo luận với người lớn, với bạn về những con vật và nói lên những hiểu biết của mình.
 - Nhớ các bài thơ về các con vật, đọc thể hiện diễn cảm.
IV. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
 - Yêu thích các con vật nuôi, bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
 - Có ý thức bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi.
 - Biết cộng tác với các bạn, các thành viên trong gia đình trong các hoạt động chăm sóc bảo về vật nuôi.
V. Phát triển thẩm mỹ: 
	* Âm nhạc:	
 - Có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc qua tác phẩm âm nhạc.
 - Thể hiện được cảm xúc qua các bài hát, vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về các con vật.
 * Tạo hình:
 - Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có màu sắc hài hòa qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý tưởng của cá nhân.
MẠNG NỘI DUNG
- Sự giống và khác nhau của một số con vật: Tên gọi, đặc điểm nổi bật bên ngoài ( cấu tạo, cách kiếm mồi, thức ăn, thói quen và tập tính vận động).
- Biết lợi ích và tác hại - Nơi sống.
- Các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, sự cần thiết phải bảo vệ.
- Bé biết tên gọi sự giống và khác nhau qua: Tên gọi - Đặc điểm nổi bật ( cấu tạo, thức ăn, thói quen và vận động).
- Biết lợi ích của các món ăn được chế biến từ nguồn gốc ĐV.
- Cách chăm sóc, BV các con vật.
- Cách tiếp xúc với các con vật và giữ vệ sinh
- Mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, với VĐ. Cách kiếm ăn.
Khu rừng bí ẩn
Con vật đáng yêu của gia đình	
ĐỘNG VẬT
Côn trùng quanh ta
Ao thiên nhiên kỳ thú.
- Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các con vật: tên gọi; một số bộ phận chính; màu sắc, kích thước; thức ăn ích lợi
- Biết nơi sống - mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống.
- Biết các món ăn được chế biến từ các loại hải sản.
- Sự giống và khác nhau giữa một số côn trùng - chim về đặc điểm: Tên gọi; Cấu tạo; Màu sắc; Nơi sống: Vận động, thức ăn, thói quen kiếm mồi.
- Biết côn trùng có lợi hay có hại; Nên bảo vệ hay diệt trừ.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Trò chuyện, mô tả bằng lời nói các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật rõ nét của một số con vật gần gũi.
- Kể lại những điều đã quan sát được từ các con vật.
- Thuộc bài thơ “ kể chuyện cho bé nghe”; “ Em vẽ”
- Nghe kể và kể cùng cô câu chuyện “ Cáo Thỏ và Gà 
trống” ; “ Cuộc phiêu lưu cảu gà con”. Kể chuyên theo tranh về các con vật, làm sách tranhTô màu tên các con vật
* Khám phá khoa học:
- Quan sát các hình ảnh về một số con vật gần gũi, quen thuộc. Thảo luận, trò chuyện, một số đặc điểm nổi bật, mối liên quan giữa cấu tạo, cách kiếm mồi, vận động của các con vật, cách chăm sóc
- Chơi “ Ai đoán đúng” ; “ Thi xem ai nhanh”, “ Bắt chước tạo dáng” 
- Phân nhóm các con vật theo dấu hiệu
* LQVT: - Nhận biết chữ số 4, tách gộp nhóm có 4 đối tượng.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình 
vuông , tròn, tam giác. Chắp ghép các hình để tạo thành hình mới giống hình các con vật.
- Chơi “ Gà mái để trứng” ; “ Tìm người láng giềng”
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển nhận thức
ĐỘNG VẬT
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Phát triển thể chất
- Quan sát hình ảnh các con vật qua tranh, qua thực tế, trò chuyện về những con mà bé yêu thích.
- Làm quen với việc chăm sóc các con vật.
 - Chơi đóng vai bác sỹ thú y, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho các con vật
* Âm nhạc: 
- Nghe hát vận động theo nhạc bài hát có nội dung về các con vật nuôi: Đố bạn; gà trống mèo con và cún con; Tôm cá cua thi tài
- Nghe hát dân ca: Gà gáy le te; Lý con sáo
* Tạo hình:
- Vẽ, cắt tranh, ảnh, xé dán, gấp, xếp hình các con vật.
- Làm nhà, chuồng từ vỏ hộp giấy cho các con vật.
- Làm các con vật từ nguyên liệu tự nhiên: Lá chuối, lá nhãn
* DD và sức khỏe:
- Biết các món ăn được chế biến từ động vật; ( Lợn, Gà , Trâu, Bò, Cá, Tôm, Cua).
- Nhận biết mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật và cách phòng tránh.
* Vận động:
- Tập luyện các vận động : Chạy chậm, trèo lên xuống 5 gióng thang, nhảy lò cò, bật tách khép chận.
-Củng cố các vận động ném xa bằng 2 tay, bò theo đường ziczac 
- Chơi trò chơi: Bắt chước tạo dáng; Đi như gấu bò như chuột
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Ngày 16 tháng 12 năm 2010
 Người lập kế hoạch
 Hoàng Minh 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.
Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu?
 Thực hiện từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 24 tháng 12 năm 2010
	I. Yêu cầu:
 - Có khả năng thực hiện một số vận động: chạy chậm, trèo lên xuống ghế, bò bằng bàn tay bàn chân.
 - Biết quan sát, gọi tên, nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 con vật theo những dấu hiệu rõ nét( tên gọi, cấu tạo, sinh sản, thức ăn, thói quen, nơi sống). Biết phân nhóm các con vật theo 1 - 2 dấu hiệu đặc trưng.
 - Biết mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, với vận động hoặc cách kiếm ăn của một số con vật nuôi trong gia đình.
 - Thể hiện được cảm xúc phù hợp qua các câu chuyện, bài thơ, bài hát, sản phẩm tạo hình về các con vật gần gũi.
 - Yêu quý các con vật, mong muốn được chăm sóc và có một số kỹ năng, thói quen chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi.
 - Nhận ra chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 4. Biết so sánh các hình tròn, hình vuông, hình tam giác qua các đặc điểm nổi bật. Biết sử dụng các hình để chắp ghép tạo thành hình giống các con vật.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG TUẦN.
 Thứ
Các 
hoat
động
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, hướng trẻ cất tư trang cá nhân.
- Gợi cho trẻ tham gia vào cá hoạt động ở góc gắn với chủ đề. Trò chuyện kể tên một số vật nuôi trong gia đình.
- Chơi theo ý thích hoặc xem tranh về các con vật.
Thể dục sáng- điểm danh
 * Khởi động: Cho trẻ đi ra sân trong nền bài hát “ Đàn vịt con”. Kết hợp đi các tư thế sau đó tách làm 3 hàng theo tổ.
 * Trọng động: Tập các động tác kết hợp với bài hát “ Một con vịt”.
 * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng quanh sân.
* Điểm danh: Cho trẻ điểm danh theo tổ, trẻ kiểm tra xem tổ mình vắng bạn nào. Cô tổng hợp và báo ăn.
Hoạt động có chủ đích
KPKH
 Trò chuyện về Một số con vật nuôi trong gia đình.
- Chơi: Bắt chước tạo dáng.
PTTC
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế.
Trò chơi: Bắt chước dáng đi của các con vật.
PTNN
 - Thơ“ Mèo đi câu cá”.
 - Chơi “ Mèo đuổi chuột”.
PTNT
 Tách gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 4.
- Chơi: Những Con vật bí ẩn.
PTTM
 Hát: Gà trống - Mèo con và Cún con; 
 Nghe: Gà gáy le te.
 Chơi Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài trời.
Quan sát một số con vật nuôi trong gia đình.
Chơi: Mèo đuổi chuột.
 Gấp mèo bằng lá chuối.
- Quan sát đàn gà.
- Trò chơi; gà gáy vịt kêu.
 Chơi tự do
- Quan sát con bò.
- Chơi: Bắt chước tạo dáng.- Vẽ tự do xuống đất.
- Quan sát con vịt.
- Chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật.
 Chơi Mèo và chim sẻ.
- Quan sát con trâu;
 Chơi làm trâu lá mít.
 Chơi: Mèo đuổi chuột.
Hoạt động góc
PV: Gia đình - Cửa hàng bán thực phẩm sạch - Phòng khám của bác sỹ thú y.
XD : Trại chăn nuôi - Cửa hàng bán thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
TH ; Vẽ, nặn, cắt, dán các con vật nuôi trong gia đình. Ghép con vật từ các hình hình học.
AN: Hát múa các bài về các con vật nuôi.
Khám phá: Chọn, phân loại theo nhóm các con vật nuôi trong gia đình; Phân loại các hình theo dấu hiệu.
Thư viện: Đọc chuyện về chủ đề, xem tranh chuyện về các con vật.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Rèn và nhắc trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn.
Giúp trẻ biết đa dạng các loại thực phẩm được chế biến từ thịt của các con vật nuôi trong gia đình, giàu chất đạm, mỡ tốt cho sức khỏe của mọi người, nhưng chỉ ăn đủ, không nên ăn nhiều dễ gây béo phì.
Hoạt động chiều
GDTM:
 Tô màu, dán con vật nuôi bé thích.
 Vận động: Đàn vịt con.
 Nghe kể chuyện “ Cáo thỏ và gà trống”.Nghe và giải câu đố về con vật.
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi.
Chơi theo các góc. 
Làm quen bài hát “ Gà trống Mèo con và cún con”. LĐVS 
lớp học.
Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần.
Bình xét bé ngoan.
Trả trẻ
 Cho trẻ đọc một số bài thơ về vật nuôi - Rèn các kỹ năng ngồi học, kỹ năng cầm bút tô, vẽ
 Nhận xét cuối ngày. Chuẩn bị tư trang cá nhân cho trẻ ra về.
 Trao đổi cùng phụ huynh về tình hình của trẻ, và những thay đổi nếu có.
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU Ngày 20 tháng 12 năm 2010
 Người lập kế hoạch
 Hoàng Minh
HOẠT ĐỘNG GÓC
 Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu?
 Thực hiện từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 2010
	Nội dung chơi.
 - Góc phân vai: Cửa hàng bán thực phẩm sạch - Gia đình - phòng khám của bác sỹ thú y.
 - Xây dựng: Xây trại chăn nuôi - Cửa hàng bán thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
 - Tạo hình: Vẽ, nặn, cắt, dán các con vật nuôi trong gia đình. Ghép các con vật bằng các hình hình học.
 - Âm nhạc: Hát múa các bài hát về các con vật nuôi trong gia đình.
 - Khám phá: Chọn, phân loại theo nhóm các con vật nuôi trong gia đình, phân loại các hình theo dấu hiệu
 - Thư viện: Xem sách về chủ đề - Xem tranh chuyện về các con vật.
	Yêu cầu: 
 - Biết sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu để xây dựng được cửa hangfbans thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
 - Biết chơi theo các nhóm, thảo luận với nhóm về công việc của nhóm, bầu người điều khiển nhóm, có sự liên kết giữa các nhóm với nhau.
 - Biết thể hiện tính cách của cha mẹ, đối với con và với trò của mình.
 - Biết sử dụng các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm nghệ thuật( các con vật nuôi trong gia đình, ghép các hình thành các con vật).
 - Biết thể hiện tình cảm khi hát và biểu diễn các bài hát về các con vật.
 - Rèn và luyện cho trẻ các tư thế khi xem và sách, tranh các con vật.
 - Rèn kỹ năng chơi, tính ngăn nắp trong hoạt động, ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
	Chuẩn bị:
 Các nguyên liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ giờ chơi của trẻ.
 Nơi trưng bày các sản phẩm trẻ làm ra.
 Các nguyên vật liệu dùng thay thế.
	Tổ chức hoạt động:
 Hát múa “ Rửa mặt như mèo”, trò chuyện về chủ đề đang khám phá.
 	 * Thỏa thuận: 
 - Ai nhắc lại tên các góc của lớp mình?
 - Với chủ đề này hôm nay chúng mình sẽ chơi những góc nào?
 - Bạn nào có thể nhắc lại yêu cầu của giờ chơi ? ( Chơi góc nào dán ảnh góc đó...)
 - Các bạn hãy chọn góc chơi, bạn chơi cho nhóm mình, mang ảnh đến dán vào góc mình đã chọn.
	* Quá trình chơi: 
 - Cho trẻ về góc chơi như đã thỏa thuận. Yêu cầu trẻ về nhóm tự phân công công việc cho nhau.
 - Cô đi đến các nhóm gợi ý chủ đề chơi cho trẻ
 Các bạn định xây gì? Cần những nguyên vật liệu gì? Những thứ đó các bạn làm thế nào mà có?...
 Tiếp tục đi đến các nhóm khác để gợi ý cho trẻ.
	* Kết thúc quá trình chơi:
 Cô nhận xét các nhóm chỉ ra cho trẻ những mặt cần bổ sung, những mặt làm được.
 Tập trung trẻ đến nhóm chính, yêu cầu trẻ nêu nhận xét của mình, về nhóm của bạn, chỉ ra những điểm chưa được cần phải bổ sung
 Cô tổng hợp nhận xét của trẻ. Khen động viên những nhóm chơi tốt, khuyến khích những nhóm chơi chưa đạt theo yêu cầu
	* Đánh giá cuối buổi: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(3).doc