Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.
Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.
Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm :
Mục tiêu giáo dục ;
Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ;
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học,
cấp học ;
Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ;
Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.
Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm.
Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ LỜI GIỚI THIỆU Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm : - Mục tiêu giáo dục ; - Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ; - Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học ; - Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ; - Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm. Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá. Cấu trúc chung của bộ tài liệu gồm hai phần chính : Phần thứ nhất : Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông ; Phần thứ hai : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học trong Chương trình Giáo dục phổ thông. Bộ tài liệu : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có sự tham gia biên soạn, thẩm định, góp ý của nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm, các cán bộ nghiên cứu và chỉ đạo chuyên môn, các giáo viên dạy giỏi ở địa phương. Hi vọng rằng, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ là bộ tài liệu hữu ích đối với cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh trong cả nước. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai sử dụng bộ tài liệu và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục, các giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Lần đầu tiên được xuất bản, bộ tài liệu này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc gần xa để tài liệu được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẦN THỨ NHẤT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN 1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh Chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn 2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, nhìn chung không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. 2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. 2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hoà hợp lí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra). 2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng. 2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan. II - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hoá thành chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học, chương trình cấp học. 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cụ thể, tường minh hơn ; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. 2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. 2.2. Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV). 2.3. Chương trình cấp học đã thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo tinh thần : a) Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà cho từng lĩnh vực học tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mục tiêu của cấp học. b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạo một tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấp học đã đề ra. 3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng 3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng. 3.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này. 3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập ; đồng thời, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất ; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá ; góp phần làm giảm tiêu cực của dạy thêm, học thêm ; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. III - CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT. Về kiến thức : Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành ; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp ; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo (có thể tham khảo thêm phân loại Nikko gồm 4 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao). 1. Nhận biết : Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu : - Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất. - Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản. - Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. 2. Thông hiểu : Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái ... í nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao. - Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Các khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. 1.4. Biết được nhiệt độ của không khí; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí - Nhiệt độ không khí: Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí: + Vĩ độ địa lí : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao. + Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. + Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau. 1.5.Nêu được khái niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân. - Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực. + Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam. + Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) 1.6. Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất - Tín phong : + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến )về Xích đạo (đai áp thấp Xích đạo). + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông bắc ; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông nam. - Gió Tây ôn đới: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến )lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc. - Gió Đông cực: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới). + Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Dông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Dông Nam. 1.7. Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm - Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao). 1.8.Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất - Qúa trình thành tạo mây, mưa : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. - Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam. 1.9.Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu - Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. - Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm. 1.10. Biết được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất ; trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới - Đới nóng (hay nhiệt đới) + Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. + Đặc điểm: quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tín phong. Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm đến 2000mm. - Hai đới ôn hoà (hay ôn đới) + Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam. + Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1000mm. - Hai đới lạnh (hàn đới) + Giới hạn: từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam. + Đặc điểm: khí hậu giá lạnh và có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm. 2. Kĩ năng - Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí; các đai khí áp và gió, 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất. - Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong 1 ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh/ thành phố. - Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương. - Dựa vào bảng số liệu, tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm của một địa phương. - Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương. Đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. - Nhận xét các hình: + Các tầng của lớp vỏ khí + Các đai khí áp và các loại gió chính. + 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất. + Biểu đồ các thành phần của không khí. Nội dung 3: LỚP NƯỚC 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông - Sông: là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông. - Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông. - Lưu lượng : là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. - Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước chảy (thủy chế)của sông: nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sông phụ thuộc nhiều vào nguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn. 1.2. Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước - Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại hồ: + Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. + Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo 1.3. Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau - Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 350/00, có sự khác nhau về độ muối trung bình của nước biển và đại dương. - Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. 1.4. Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Nêu được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển - Sóng biển + Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương + Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần. - Thủy triều + Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. + Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. - Dòng biển (hải lưu) + Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. + Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới 1.5. Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng - Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao; ngược lại, các dòng biển lạnh thường chảy từ các vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp. - Các vùng ven biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua. 2. Kĩ năng - Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu. - Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo - Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh. - Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la. Nội dung 3: LỚP ĐẤT VÀ LỚP VỎ SINH VẬT 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được khái niệm lớp đất, hai thành phần chính của đất - Khái niệm lớp đất : Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa. - Hai thành phần chính của đất là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. + Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất hưu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám. 1.2. Trình bày được một số nhân tố hình thành đất - Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. - Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. - Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. 1.3. Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. - Khái niệm lớp vỏ sinh vật: Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật. - Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất: + Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất. + Đối với động vật: các nhân tố khí hậu, thực vật - Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất: - Ảnh hưởng tích cực: công nhân người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. - Ảnh hưởng tiêu cực: công nhân người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú. 2. Kĩ năng - Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẩu diện đất, một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới. + Mô tả một phẩu diện đất: vị trí, màu sắc và độ dày của các tầng đất. + Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới.
Tài liệu đính kèm: