Học tốt ngữ Văn 6 - Tập hai

Học tốt ngữ Văn 6 - Tập hai

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Tô Hoài)

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Truyện là một "phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm truyện

(tự sự) phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian; qua các sự kiện,

biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và

tình cảm của mình; nhưng ở đây, tư tưởng, tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành

động bên ngoài của con người tới mức giã chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại,

tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong

tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào

tình cảm, ý muốn của nhà văn" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học,

NXB Giáo dục, 1992).

Các bài học: Bài học đường đời đầu tiên (trích trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài), Sông nước Cà

Mau (trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi), Bức tranh của em gái tôi (của Tạ Duy Anh), Vượt thác

(trích Quê nội của Võ Quảng), Buổi học cuối cùng (của An-phông-xơ Đô-đê) thuộc thể loại truyện hiện đại.

2. Tác giả

Nhà văn Tô Hoài (tên khai sinh là Nguyễn Sen), sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô,

Từ Liêm, Hà Nội; quê quán: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945) trong Hội ái hữu công nhân, Hội

Văn hoá Cứu quốc. Từ 1945 - 1958 ông làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Từ 1957 -

1958: Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1958 - 1980: Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ

1986 - 1996: Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản: 150 tác phẩm trong đó nổi bật là Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài, 1942, tái bản

nhiều lần); Quê người (tiểu thuyết 1943, tái bản nhiều lần). Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954, tái bản nhiều

lần); Miền Tây (tiểu thuyết 1960, tái bản nhiều lần); Tự truyện (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần); Quê nhà

(tiểu thuyết, 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần); Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993).

Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau 1945, ba tập, 1994); Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (hai

tập, 1994).

pdf 125 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Học tốt ngữ Văn 6 - Tập hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
1 
HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 - TẬP HAI 
PHẠM TUẤN ANH – THÁI GIANG – NGUYỄN TRỌNG HOÀN 
HỌC TỐT 
NGỮ VĂN 6 
(TẬP HAI) 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
2 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN 
 (Tô Hoài) 
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 
1. Thể loại 
Truyện là một "phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm truyện 
(tự sự) phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian; qua các sự kiện, 
biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và 
tình cảm của mình; nhưng ở đây, tư tưởng, tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành 
động bên ngoài của con người tới mức giã chúng dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn kể lại, 
tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong 
tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào 
tình cảm, ý muốn của nhà văn" (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, 
NXB Giáo dục, 1992). 
Các bài học: Bài học đường đời đầu tiên (trích trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài), Sông nước Cà 
Mau (trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi), Bức tranh của em gái tôi (của Tạ Duy Anh), Vượt thác 
(trích Quê nội của Võ Quảng), Buổi học cuối cùng (của An-phông-xơ Đô-đê) thuộc thể loại truyện hiện đại. 
2. Tác giả 
Nhà văn Tô Hoài (tên khai sinh là Nguyễn Sen), sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, 
Từ Liêm, Hà Nội; quê quán: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. 
Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945) trong Hội ái hữu công nhân, Hội 
Văn hoá Cứu quốc. Từ 1945 - 1958 ông làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Từ 1957 - 
1958: Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1958 - 1980: Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 
1986 - 1996: Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. 
Tác phẩm đã xuất bản: 150 tác phẩm trong đó nổi bật là Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài, 1942, tái bản 
nhiều lần); Quê người (tiểu thuyết 1943, tái bản nhiều lần). Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954, tái bản nhiều 
lần); Miền Tây (tiểu thuyết 1960, tái bản nhiều lần); Tự truyện (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần); Quê nhà 
(tiểu thuyết, 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần); Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993). 
Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau 1945, ba tập, 1994); Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (hai 
tập, 1994). 
Nhà văn đã được nhận: Giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây 
Bắc). Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn 
Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I - 1996). 
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thể hiện tài quan sát và miêu tả tinh tế của nhà văn Tô Hoài. 
Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (lời nhân vât Dế Mèn) biến hoá sinh động và hấp dẫn người đọc. 
Bài văn này có thể chia làm ba đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  “có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ”. Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
3 
nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến  “mang vạ vào mình đấy”: Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương 
cho Dế Choắt. 
+ Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn. 
2. Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ 
cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và 
nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm 
việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ 
rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. 
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta "co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn 
cỏ" hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú 
không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). 
Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc 
nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm 
bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp...); tính từ miêu tả tính cách 
(bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm...) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế 
một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) như đôi càng mẫm bóng bằng đôi càng mập 
bóng, đôi càng to bóng..., ngắn hủn hoẳn bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn..., đi đứng oai vệ bằng đi 
đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm... sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế. 
3. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so 
sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). 
Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng "Đào 
tổ nông thì cho chết". 
4. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: "Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao 
còn biết sợ ai hơn tao nữa !". Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: "Mày tức thì mày cứ 
tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !". Nhưng khi 
chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi "nằm im thin thít". Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám 
"mon men bò lên". Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. 
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu 
suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, 
có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con 
người. 
5. Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng 
còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc 
xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người. Các truyện 
cổ tích về loài vật, các truyện ngụ ngôn (của Ê-Dốp, La-Phông-Ten,), truyện Cuộc phiêu lưu của 
Gulliver,là những truyện có cách viết giống như Dế Mèn phiêu lưu kí. 
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 
1. Tóm tắt 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
4 
Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của 
mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh 
hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô 
cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. 
2. Cách đọc 
Khác với các truyện dân gian hoặc truyện trung đại, Dế Mèn phiêu lưu kí có cách viết hiện đại với các 
tình tiết phong phú, phức tạp, các nhân vật được miêu tả kĩ lưỡng với các chi tiết về ngoại hình, hành động, 
đặc điểm tâm lí... Đọc diễn cảm đoạn văn này cần chú ý giọng điệu, thái độ của tác giả khi miêu tả, diễn 
biến tâm lí của các nhân vật: 
a) Đọc đoạn thứ nhất cần lên giọng để vừa thể hiện được vẻ đẹp cường tráng đồng thời diễn tả được thái 
độ tự phụ, huênh hoang của Dế Mèn. 
b) Đọc đoạn thứ hai chú ý giọng đối thoại phù hợp với diễn biến tâm lí của từng nhân vật: 
 Dế Mèn: kẻ cả, hung hăng, hoảng hốt, ân hận... 
 Dế Choắt: run rẩy, sợ hãi, cố sức khuyên can Dế Mèn... 
 Chị Cốc: tức giận. 
3. Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế 
Choắt. 
Gợi ý: Chú ý vào ngôi kể và tâm trạng hối hận ăn năn của Dế Mèn. Có thể tham khảo đoạn văn sau. 
Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. 
Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía 
hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo 
sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học 
đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên. 
PHÓ TỪ 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
 1. Phó từ là gì? 
Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu: 
(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy 
mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. 
(Theo Em bé thông minh) 
(2) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. 
Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. 
(Tô Hoài) 
- Xác định các cụm từ có chứa những từ in đậm; 
- Nhận xét về nghĩa của các từ in đậm trên. Chúng bổ sung ý nghĩa cho những từ nào, thuộc từ loại gì? 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
5 
- Xếp các cụm từ có các từ in đậm vào bảng sau và nhận xét về vị trí của chúng trong cụm từ? 
phụ trước 
động từ, tính từ 
trung tâm 
phụ sau 
... ... ... 
Gợi ý: 
- Các cụm từ: đã đi nhiều nơi , cũng ra những câu đố , vẫn chưa thấy có người nào , thật lỗi lạc; soi 
gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng; 
- Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các 
cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra(những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi 
(gương), ưa nhìn, to, bướng; 
- Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ. 
phụ trước 
động từ, tính từ 
trung tâm 
phụ sau 
đã đi nhiều nơi 
cũng ra những câu đố 
vẫn chưa thấy 
thật lỗi lạc 
 soi (gương) được 
rất ưa nhìn 
 to ra 
rất bướng 
2. Phân loại phó từ 
a) Tìm các phó từ trong những câu  ... t đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng 
biến thành một tráng sĩ. 
(Theo Thánh Gióng) 
(2) Suốt một đời người từ thủa lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay tre với mình sống chết có nhau chung 
thuỷ. 
(Theo Thép Mới) 
(3) Nước bị cản văng bọt tứ tung thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. 
(Theo Võ Quảng) 
2. Trong những trường hợp trên, trường hợp nào dấy phẩy dùng để đánh dấu ranh giới: 
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ?(1) 
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu?(2) 
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó?(3) 
- Giữa các vế của một câu ghép?(4) 
Gợi ý: 
- Vừa lúc đó,(1) sứ giả đem ngựa sắt,(2) roi sắt,(2) áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy,(2) vươn vai một 
cái,(2) bỗng biến thành một tráng sĩ. 
- Suốt một đời người,(1, 3) từ thủa lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay,(1, 3) tre với mình sống chết có 
nhau,(2) chung thuỷ. (cụm từ "từ thủa lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay" là thành phần chú thích cho trạng 
ngữ Suốt một đời người) 
- Nước bị cản văng bọt tứ tung,(4) thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. 
3. Đặt lại dấu phẩy cho các đoạn văn sau và cho biết tại sao em lại làm như vậy: 
a) Chào mào sáo sậu sáo đen... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau 
trò chuyện trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn ào mà vui không thể tưởng được. 
(Theo Vũ Tú Nam) 
b) Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao 
trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của 
mùa đông chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. 
(Theo Ma Văn Kháng) 
Gợi ý: 
- Chào mào,(2) sáo sậu,(2) sáo đen... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về,(2) lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi 
nhau,(2) trò chuyện,(2) trêu ghẹo và tranh cãi nhau,(2) ồn ào mà vui không thể tưởng được. 
- Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ,(1) những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
119 
trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của 
mùa đông,(4) chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. 
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 
1. Đặt dấu phẩy cho những câu dưới đây: 
a) Từ xưa đến nay Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh 
thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. 
b) Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi thung lũng làng bản 
chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường. 
(Theo Tập đọc lớp 5, 1980) 
2. Hãy cho biết các dấu phảy trong các câu trên dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận nào trong 
câu. 
Gợi ý: 
- Từ xưa đến nay,(1) Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước,(2) sức mạnh phi thường và 
tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. 
- Buổi sáng,(1) sương muối phủ trắng cành cây,(2) bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi,(2) thung lũng,(2) 
làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất,(2) tràn vào trong nhà,(2) quấn lấy người đi đường. 
3. Tìm thêm các chủ ngữ cho những câu dưới đây (điền vào vị trí những dấu ba chấm): 
a) Vào giờ tan tầm, xe ô tô, ..., ... đi lại nườm nượp trên đường phố. 
b) Trong vườn, ..., ... hoa hồng đua nhau nở rộ. 
c) Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, ..., ... xum xuê, trĩu quả. 
Gợi ý: 
- a: xe máy, xe đạp 
- b: hoa cúc, hoa lay ơn 
- c: vườn cam, vườn chuối 
4. Tìm thêm vị ngữ cho các câu dưới đây (điền vào vị trí những dấu ba chấm): 
a) Những chú chim bói cá ..., ... 
b) Mỗi dịp về quê, tôi đều ..., ... 
c) Lá cọ dài, ..., ... 
d) Dòng sông quê tôi ..., ... 
Gợi ý: Tham khảo: 
- a: chao mình xuống mặt nước, cắp gọn con mồi. 
- b: đến thăm thầy cô, thăm bạn bè cũ. 
- c: xoè hình cánh quạt, ánh lên những tia sáng của ánh nắng sớm mai. 
- d: quanh năm ngầu đỏ, mang phù sa bồi đắp bãi bờ. 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
120 
5. Cách dùng dấu phẩy trong câu văn sau đây có gì đặc sắc: 
Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. 
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam) 
Gợi ý: Ngoài tác dụng đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu, dâu phảy còn được sử dụng như một 
phương tiện tạo nhịp điệu, làm tăng sức biểu đạt của câu, nhấn mạnh nội dung cần truyền đạt. Ở câu trên, 
tác giả đã dùng dấu phẩy để gợi tả nhịp điệu quay đều đặn, chậm rãi mà bền bỉ, nhẫn nại của chiếc cối xay. 
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT 
VIẾT BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM 
TÓM TẮT KIẾN THỨC VỀ TIẾNG VIỆT ĐÃ HỌC Ở LỚP 6 
Trong Học tốt Ngữ văn 6, tập một đã trình bày tóm tắt kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kì 1 
(qua các bảng tổng kết). Ở bài này, sách chủ yếu tổng kết phần Tiếng Việt đã học trong học kì 2. 
1. Các từ loại đã học 
Từ loại 
Từ loại cơ bản Từ loại không cơ bản 
Có thể phát triển thành cụm từ, 
làm yếu tố trung tâm trong cụm 
từ. 
Không thể phát triển thành cụm 
từ; chuyên đi kèm danh từ, động 
từ, tính từ trong cụm từ. 
Danh 
từ 
(1) 
 Động từ (2) 
Tính từ 
(3) 
Số từ 
(4) 
Lượng từ 
(5) 
Chỉ từ 
(6) 
Phó từ 
(7) 
Chú ý: Các từ loại 1, 2, 3, 4, 5, 6 đã được học ở học kì 1. Ở đây chỉ nói thêm về từ loại 7: Phó từ. 
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 
- Phó từ gồm 2 loại lớn: 
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, 
sẽ...), về mức độ (rất, hơi, khí...), về sự tiếp diễn, tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định (không, chưa, 
chẳng), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ...) cho động từ, tính từ trung tâm. 
+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ: có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm...), về 
khả năng (được, ...), về hướng (ra, vào, đi...). 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
121 
2. Các phép tu từ đã học 
Các phép tu từ về từ 
So sánh Nhân hoá Ẩn dụ Hoán dụ 
Là đối chiếu 
sự vật, sự 
việc này với 
sự vật, sự 
việc khác có 
nét tương 
đồng để làm 
tăng sức gợi 
hình, gợi cảm 
cho sự diễn 
đạt. 
Là gọi hoặc tả 
con vật, cây cối, 
đồ vật... bằng 
những từ ngữ 
vốn được dùng 
để gọi hoặc tả 
con người; làm 
cho thế giới loài 
vật, cây cối, đồ 
vật... trở nên gần 
gũi với con 
người. 
Là gọi tên sự 
vật, hiện 
tượng này 
bằng tên sự 
vật, hiện 
tượng khác 
có nét tương 
đồng với nó, 
nhằm tăng 
sức gợi hình, 
gợi cảm cho 
sự diễn đạt. 
Là gọi tên sự 
vật, hiện 
tượng này 
bằng tên sự 
vật, hiện 
tượng khác 
có quan hệ 
gần gũi với 
nó, nhằm 
tăng sức gợi 
hình, gợi cảm 
cho sự diễn 
đạt. 
3. Các kiểu cấu tạo câu đã học 
Các kiểu cấu tạo câu 
Câu đơn Câu ghép 
Là loại câu do một cụm C - V tạo 
thành. 
 Là loại câu do 2 cụm C - V trở lên 
tạo thành. 
Câu trần thuật đơn Câu trần thuật ghép 
Là loại câu do một cụm C - V tạo 
thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc 
kể về một sự việc, sự vật hay để 
nêu một ý kiến. 
 Là loại câu do 2 cụm C - V trở lên 
tạo thành, dùng để giới thiệu, tả 
hoặc kể về một sự việc, sự vật hay 
để nêu một ý kiến. 
Câu trần thuật đơn có từ là Câu trần thuật đơn không có từ là 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
122 
Là kiểu câu trong đó vị ngữ 
thường do từ là kết hợp với danh 
từ (cụm danh từ) tạo thành. 
Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường 
do động từ (hoặc cụm động từ), 
tính từ (hoặc cụm tính từ) tạo 
thành. 
4. Các dấu câu đã học 
Dấu câu trong tiếng Việt 
Dấu kết thúc câu 
(đặt ở cuối câu) 
Dấu phân cách 
các bộ phận câu 
(Đặt trong nội bộ câu) 
Dấu chấm 
Dấu chấm 
hỏi Dấu chấm than Dấu phẩy 
Là dấu kết thúc 
câu, được đặt ở 
cuối câu trần thuật 
(đôi khi được đặt 
ở cuối câu cầu 
khiến. 
Là dấu kết 
thúc câu, 
được đặt 
ở cuối câu 
nghi vấn. 
Là dấu kết 
thúc câu, được 
đặt ở cuối câu 
cầu khiến hoặc 
câu cảm thán. 
Là dấu dùng để 
phân cách các 
bộ phận câu, 
được đặt trong 
nội bộ câu. 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
123 
MỤC LỤC 
STT Nội dung Trang 
1. Lời nói đầu 
2. Bài học đường đời đầu tiên 
3. Phó từ 
4. Tìm hiểu chung về văn miêu tả 
5. Sông nước Cà Mau 
6. So sánh 
7. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả 
8. Bức tranh của em gái tôi 
9. Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét 
trong văn miêu tả 
10. Vượt thác 
11. So sánh (tiếp theo) 
12. Phương pháp tả cảnh 
13. Buổi học cuối cùng 
14. Nhân hoá 
15. Phương pháp tả người 
16. Đêm nay Bác không ngủ 
17. Ẩn dụ 
18. Luyện nói về văn miêu tả 
19. Lượm 
20. Mưa (tự học có hướng dẫn) 
21. Hoán dụ 
22. Cô Tô 
23. Các thành phần chính của câu 
24. Cây tre Việt Nam 
25. Câu trần thuật đơn 
26. Lòng yêu nước 
27. Lao xao 
28. Câu trần thuật đơn có từ là 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
124 
29. Ôn tập truyện và kí 
30. Câu trần thuật đơn không có từ là 
31. Ôn tập văn miêu tả 
32. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử 
33. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ 
34. Viết đơn 
35. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
36. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) 
37. Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi 
38. Động Phong Nha 
39. Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) 
40. Tổng kết phần Văn 
41. Tổng kết phần Tập làm văn 
42. Ôn tập về dấu câu (dấu phảy) 
43. Tổng kết phần Tiếng Việt 
 ________________________________________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – có tại  
125 
HỌC TỐT 
NGỮ VĂN 6 (TẬP HAI) 
Phạm Tuấn Anh, Thái Giang, Nguyễn Trọng Hoàn 
_____________________ 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH 
03 Công trường Quốc tế, Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh 
ĐT: 8239 170 – 8239 171; Fax: 8239 172 
Email: VNUHP@Fmail.vnn.vn 
***** 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
PGS, TS. NGUYỄN QUANG ĐIỂN 
Biên tập nội dung 
Trình bày bìa 
Sửa bản in 
_________________________________________ 
In lần thứ nhất... cuốn (khổ 17 cm x 24 cm) tại Xí nghiệp in.... 
Giấy phép xuất bản số: cấp ngày tháng năm 2005 
In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2005. 
____________________________________ 
_________________the end__________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHoc tot Ngu van Lop 7 tap 2.pdf