Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 48: Thấu kính phân kì - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 48: Thấu kính phân kì - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận dạng được thấu kính phân kì.

 - Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm và song song trục chính) qua TKPK.

 - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.

 2. Kỷ năng:

 - Biết tiến hành TN bằng các phương pháp như bài TKHT. từ đó rút ra được đặc điểm của TKPK.

 - Rèn được kĩ năng vẽ hình.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc cộng tác với bạn để thực hiện được thí nghiệm

B. Phương pháp:

 - Nêu vấn đề, từ TN rút ra kết luận.

 - Hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị:

 *Gv: Giáo án, sgk, tài liệu, dụng cụ thí nghiệm.

 *Hs: mỗi nhóm.

 - Một TKPK có tiêu cự 12cm, một giá quang học

 - Một nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song

 - Một màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định tổ chức: (1p)

 9C: 9D: 9E:

II.Kiểm tra bài củ: (5p)

1. - Đối với TKHT thì khi nào ta thu được ảnh thật,khi nào ta thu được ảnh ảo của vật?

 - Nêu cách dựng ảnh của một vật sáng trước TKHT.Chữa bài tập 42-43.1

 2. Chữa bài tập 42-43.2

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề.(1p)

 - Các em đã nghiên cứu xong TKHT. Vậy TKPK có đặc điểm gì khác với TKHT? Để giúp các em trả lời câu hỏi trên hôm nay bthầy và các em chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.

 2.Triển khai bài:

TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung

13p ốịat động 1: Tìm hiểu đặc điểm TKPK.

-Giáo viên đưa ra cho học sinh 2 loại thấu kính.

-Yêu cầu học sinh tìm thấy 2 loại thấu kính này có đặc điểm gì? ?TKHT là thấu kính nào.

?Khác với thấu kính còn lại ở đặc điểm nào.

Yêu cầu hs tự bố trí thí nghiệm, tiến hành hđ theo nhóm để trả lời các câu hỏi C3.

- Giáo viên gọi các nhóm lên báo cáo kết quả.

- Yêu cầu hs mô tả lại tiết diện của thấu kính bị cắt theo mặt phẳng vuông góc thấu kính như thế nào? I.Đặc điểm của thấu kính phân kỳ.

1.Quan sát và tìm cách nhận biết.

C2:TKPK là một môi trường trong suốt có rìa dày hơn giữa, ngược lại với TKHT.

2. Thí nghiệm:

* C3:Chùm tia ló loe rộng ra

- Tiết diện của thấu kính

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 48: Thấu kính phân kì - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/02/2009. Ngày dạy:26/02/2009.
Tiết 48: 
Bài dạy: THẤU KÍNH PHÂN KÌ
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nhận dạng được thấu kính phân kì.
 - Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm và song song trục chính) qua TKPK.
 - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 vài hiện tượng đã học trong thực tiễn.
 2. Kỷ năng:
 - Biết tiến hành TN bằng các phương pháp như bài TKHT. từ đó rút ra được đặc điểm của TKPK.
 - Rèn được kĩ năng vẽ hình.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc cộng tác với bạn để thực hiện được thí nghiệm
B. Phương pháp:
 - Nêu vấn đề, từ TN rút ra kết luận.
 - Hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
 *Gv: Giáo án, sgk, tài liệu, dụng cụ thí nghiệm.
 *Hs: mỗi nhóm.
 - Một TKPK có tiêu cự 12cm, một giá quang học
 - Một nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song
 - Một màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: (1p)
 9C:	9D:	9E:
II.Kiểm tra bài củ: (5p)
1. - Đối với TKHT thì khi nào ta thu được ảnh thật,khi nào ta thu được ảnh ảo của vật?
 - Nêu cách dựng ảnh của một vật sáng trước TKHT.Chữa bài tập 42-43.1
 2. Chữa bài tập 42-43.2
III. Bài mới:
Đặt vấn đề.(1p)
 - Các em đã nghiên cứu xong TKHT. Vậy TKPK có đặc điểm gì khác với TKHT? Để giúp các em trả lời câu hỏi trên hôm nay bthầy và các em chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.
 2.Triển khai bài:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
13p
ốịat động 1: Tìm hiểu đặc điểm TKPK.
-Giáo viên đưa ra cho học sinh 2 loại thấu kính.
-Yêu cầu học sinh tìm thấy 2 loại thấu kính này có đặc điểm gì? ?TKHT là thấu kính nào.
?Khác với thấu kính còn lại ở đặc điểm nào.
Yêu cầu hs tự bố trí thí nghiệm, tiến hành hđ theo nhóm để trả lời các câu hỏi C3.
- Giáo viên gọi các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Yêu cầu hs mô tả lại tiết diện của thấu kính bị cắt theo mặt phẳng vuông góc thấu kính như thế nào?
I.Đặc điểm của thấu kính phân kỳ.
1.Quan sát và tìm cách nhận biết.
C2:TKPK là một môi trường trong suốt có rìa dày hơn giữa, ngược lại với TKHT.
2. Thí nghiệm:
* C3:Chùm tia ló loe rộng ra
- Tiết diện của thấu kính
10p
Hoạt động2: Tìm hiểu quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKHT.
- Yêu cầu hs tiến hành lại thí nghiệm như hình 41.1SGK.
Giáo viên theo dõi hướng dẫn hs thực hiện thí nghiệm quan sát lại hiện tượng để trả lời được câu hỏi C4.
Hs thảo luận, đại diện nhóm trả lời.Giáo viên chính xác hoá câu trả lời của hs.
?Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì.
- Gv nhắc lại khái niệm trục chính
- Yêu cầu hs thu thập thông tin ở SGK.
? Quang tâm của một thấu kính có đặc điểm gì.
- Yêu cầu học sinh làm lại thí nghiệm ở hình 41.1SGK.
 + GV gợi ý:Dùng bút đánh dấu đường truyền của tia sáng ở trên 
II.Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKHT:
1.Trục chính:
* C4: 
 - Có 3 tia ló leo rộng ra, nhưng có một tia sáng qua TK vãn tiếp tục truyền thẳng, đó chính là trục chính.
2.Quang tâm:
Trục chính cắt TK tại O: O là quang tâm, tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.
3.Tiêu điểm:
* C5: Các tia ló kéo dài gặp nhau tại tiêu điểm trên trục chính gọi là tiêu điểm.
 - Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm F và F' nằm 2 phía TK và cách đều quang tâm.
4.Tiêu cự: 
- Là khoảng cách giữa quang tâm đến tiêu điểm.
 OF = OF' = f
9p
HĐ3: Vận dụng.
 - Y/c Hs hđ cá nhân làm C7, C8, C9.
III. Vận dụng:
C7:
- Tia ló của tia tới 1 kéo dài đi qua tiêu điểm F.
- Tia ló cảu tia tới 2 đi qua quang tâm, truyền thẳng không đổi hướng.
C8: 
- Kính cận là thấu kính phân kì có thể nhận biết bằng một trong hai cách sau:
+ Phần rìa cảu thấu kính dày hơn phần giữa.
+ Đặt thấu kính này gần dòng chử. Nhìn qua kính thấy ảnh dòng chử nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp.
IV. Cũng cố: (3p)
 - Qua bài học này ta cần ghi nhớ những gì?
V. Dặn dò. (3p)
 - Các em về nhà học bài trả lời lại các câu hỏi ở SGK. Làm toàn bộ BT ở SBT.
 - Đọc và soạn trước bài 45.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET48 LI 9.doc