Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 25: Từ phổ. Đường sức từ - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 25: Từ phổ. Đường sức từ - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng

Ngày soạn: 17/11/2008.

Tiết: 25 TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

 - Hiểu được từ phổ là gì, nắm được quy ước đường sức từ.

 2. Kỹ năng:

 - Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.

 -Làm được TN một cách chính xác, nhanh chóng.

 3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học, trật tự, sáng tạo.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, suy luận.

C. CHUẨN BỊ:

Gv: Giáo án, sgk, tài liệu, đồ dùng dạy học.

 Hs: Mỗi nhóm: - 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong, cứng, Một ít mạt sắt và Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức lớp: (1p)

9D: 9E:

 II. Kiểm tra bài cũ: (5p)

1. Hãy nêu tác dụng từ của dòng điện?

2. Từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường?

 III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: (2p)

 Ta đã biết xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng và thuận lợi hôm nay thầy và các em chúng ta cùng tìm hiểu bài học: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ

2. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu về trừ phổ.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu TN H23.1, bố trí và tiến hành TN theo nhóm, nhắc HS nhẹ nhàng rắc đều mạt sắt trên tấm nhựa và quan sát hình ảnh mạt sắt được tạo thành.

 - Hs hđ nhóm bố trí và tiến hành TN như sgk, quan sát hình ảnh mạt sắt, thảo luận trả lời C1.

- GV gợi ý: Các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu? Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao?

- Qua TN trên ta rút ra kết luận gì về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm.

- Nơi mạt sắt dày thì chứng tỏ nơi đó có từ trường ntn? nơi mạt sắt thưa thì từ trường ntn?

 I. Từ phổ:

1. Thí nghiệm.

* C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

2. Kết luận:

- Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

- Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 25: Từ phổ. Đường sức từ - Năm học 2008-2009 - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2008.
Tiết: 25 TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
 - Hiểu được từ phổ là gì, nắm được quy ước đường sức từ.
 2. Kỹ năng:
 - Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
 -Làm được TN một cách chính xác, nhanh chóng.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích môn học, trật tự, sáng tạo.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, suy luận.
C. CHUẨN BỊ:
Gv: Giáo án, sgk, tài liệu, đồ dùng dạy học.
 Hs: Mỗi nhóm: - 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong, cứng, Một ít mạt sắt và Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức lớp: (1p)
9D: 9E:
 II. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Hãy nêu tác dụng từ của dòng điện?
Từ trường tồn tại ở đâu? Cách nhận biết từ trường?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2p)
 Ta đã biết xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng và thuận lợi hôm nay thầy và các em chúng ta cùng tìm hiểu bài học: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
2. Triển khai bài: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10p
Hoạt động 1. Tìm hiểu về trừ phổ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu TN H23.1, bố trí và tiến hành TN theo nhóm, nhắc HS nhẹ nhàng rắc đều mạt sắt trên tấm nhựa và quan sát hình ảnh mạt sắt được tạo thành.
 - Hs hđ nhóm bố trí và tiến hành TN như sgk, quan sát hình ảnh mạt sắt, thảo luận trả lời C1.
- GV gợi ý: Các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu? Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao?
- Qua TN trên ta rút ra kết luận gì về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm.
- Nơi mạt sắt dày thì chứng tỏ nơi đó có từ trường ntn? nơi mạt sắt thưa thì từ trường ntn?
I. Từ phổ:
1. Thí nghiệm.
* C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.
2. Kết luận: 
- Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng xa nam châm, những đường này càng thưa dần.
- Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.
15’
Hoạt động 2: Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
- HS làm việc theo nhóm, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng.
- Từng nhóm dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ vừa vẽ được và trả lời C2.
- GV nêu quy ước về chiều các đường sức từ.
- Yêu cầu HS vận dụng quy ước để đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ được và trả lời C3.
- Qua việc thực hành vẽ và xác định chiều đường sức từ, hãy rút ra các kết luận về sự định hướng của các kim nam châm trên một đường sức từ, về chiều của các đường sức từ ở hai đầu nam châm?
- Mật độ đường sức từ ở nơi từ trường mạnh và nơi từ trường yếu ntn?
II. Đường sức từ.
1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ.
a. Dùng bút chì tô dọc theo các đường mạt sắt. Các đường liền nét gọi là đường sức từ.
b. Dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên một đường sức từ.
* C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
* Quy ước: Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó.
* C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
2. Kết luận: (SGK)
8p
Hoạt động 3: Vận dụng.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân C4, C5, C6.
- Gọi 3 HS lên bảng vẽ.
- HS dưới lớp tiếp tục vẽ và nhận xét.
III. Vận dụng.
- Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau.
* C5: 
 A B
N S
* C6: 
IV. Củng cố: (3p)
Hãy nêu quy ước về chiều của các đường sức từ?
Có thể thu được từ phổ bằng cách nào?
V. Dặn dò:(1p)
 - Các em về nhà học bài, làm bài tập 23.1 đến 23.5. Đọc và soạn trước bài 24.

Tài liệu đính kèm:

  • docVL9 T25.doc