Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

1/Kiến thức : -Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?

 -Nêu được phương và chiều của trọng lực

 -Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là NiuTơn (N)

 2/Kỹ năng : Biết ước lượng trọng lượng của một số vật.

 3/Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II . CHUẨN BỊ :

 1/Giáo Viên: Giá đỡ, lò xo xoắn, quả nặng, dây dọi.

 2/Học sinh: -Học bài , làm BT ,Xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.

 -Dụng cụ học tập.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :08 , Tiết :08
NS: 20.9.10
ND: 27.9.10 
Ngày soạn: 
	Ngày dạy : 
Bài 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/Kiến thức : 	-Hiểu được trọng lực hay trọng lượng là gì?
	-Nêu được phương và chiều của trọng lực
	-Nắm được đơn vị đo cường độ của lực là NiuTơn (N) 
 2/Kỹ năng : Biết ước lượng trọng lượng của một số vật.
 3/Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II . CHUẨN BỊ :
 1/Giáo Viên: Giá đỡ, lò xo xoắn, quả nặng, dây dọi.
 2/Học sinh:	-Học bài , làm BT ,Xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
 	-Dụng cụ học tập.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh
 2/kiểm tra bài cũ: (6’) a/Sự biến dạng là gì? Nêu ví dụ?
 	 b/Bài tập 7.1/ sbt trang 11 
 	 c/Cho 1 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động ?
3/Bài mới: (30’) 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
1/Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài
-Cho hs quan sát hình ảnh đặt ra ở đầu bài để dẫn dắt học sinh vào bài mới.
2/Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu trọng lực là gì?
-Yêu cầu nêu phương án thí nghiệm?
-Giới thiệu dụng cụ và nói rõ yêu cầu thí nghiệm cho học sinh nắm.
-Phát dụng cụ, hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
+Trạng thái của lò xo như thế nào?
C1:+Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào?
+Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?
C2:+Điều gì chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên viên phấn? Lực đó có phương và chiều như thế nào?
-Từ kết quả thí nghiệm trên cho HS hoàn thành câu C3.
-Chốt lại: trọng lực là lực hút của trái đất. (trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi gọi là trọng lượng của vật đó).
3/Hoạt động 3: (8’) Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực:.
-Hướng dẫn học sinh cách thực hiện thí nghiệm hình 8.2
-Người thợ xây dùng dây dọi để làm gì?
-Dây dọi có phương và chiều như thế nào?
-Cho học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành C4, C5.?
-Chốt lại: trọng lực có phương và chiều như thế nào?
4/Hoạt động 4 (5’): Tìm hiểu về đơn vị lực:
-Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin sgk.
-Đơn vị lực là gì? Kí hiệu bằng chữ gì?
-Nếu m = 2kg thì trọng lượng P của vật đó là bao nhiêu N?
5.Hoạt động 5 (6’): Vận dụng
-Hướng dẫn hs làm lại thí nghiệm hình 8.2 để thực hiện câu C6.
->Mối liên hệ giữa phương của dây dọi và mặt nước trong chậu như thế nào?
-Đọc phần thông tin nêu ra ở đầu bài.
-Nêu .
-Quan sát tìm hiểu dụng cụ.
-Nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
+Lò xo giản ra.
+Trả lời.
+Xuất hiện 2 lực cân bằng.
+Trả lời.
-Hoàn thành.
-Chú ý.
-Tiến hành thực hiện thí nghiệm.
-Xác định phương thẳng đứng
-Phương thẳng đứng có chiều từ trên xuống
-Hoạt động cá nhân để hoàn thành C4, C5.
-Chú ý.
-Đọc lại phần thông tin sgk.
-Trả lời .
 m = 2 kg => P = 20 N
-Thực hiện .
-Vuông góc với nhau.
I.Trọng lực là gì?
1.Thí nghiệm:
C1: Lò xo tác dụng lên quả nặng 1 lực kéo( lực đó có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C2: Lực hút viên phấn xuống đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C3: 
 (1) cân bằng
 (2) trái đất
 (3)biến đổi
 (4)lực hút
 (5) trái đất
2.Kết luận : (SGK)
II. Phương và chiều của trọng lực:
C4: 
 (1) cân bằng
 (2) dây dọi
 (3)thẳng đứng
 (4)từ trên xuống dưới.
C5: 
 (1) thẳng đứng
 (2) từ trên xuống dưới.
III. Đơn vị lực:
Đơn vị lực là niu tơn. Kí hiệu là N 
IV. Vận dụng:
C6:
 4/Củng cố: (6’):
 -Ghi nhớ SGK tr. 29.
 -Bài tập 8.1 trang 12 sách bài tập
a/Cân bằng, lực kéo, trọng lượng, dây gàu, trái đất.
b/Trọng lượng, cân bằng.
c/Trọng lượng, biến dạng.
 5/Dặn dò: (2’)
 -Về nhà học bài, xem và trả lời lại các câu hỏi C1 đến C6
 -Làm bài tập 8.2 đến 8.4 trang 12, 13 sách bài tập
 -Học thật kỹ nội dung từ bài 1 đến bài 8 chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc