Giáo án Vật lý 6 - Tiết 10 - Bài 9: Lực đàn hồi

Giáo án Vật lý 6 - Tiết 10 - Bài 9: Lực đàn hồi

Kiến thức : + Biết được lực đàn hồi là gì ?

 + Những vật nào đàn hồi được (qua sự đàn hồi của lò xo)

 + Đặc điểm của lực đàn hồi ?

 + Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi

 Kỹ năng : + Lắp ráp và thực hiện các thí nghiệm qua tài liệu .

 + Nghiên cứu hiện tượng để rút ra kết luận về lực đàn hồi

 Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . Kích thích tính tìm tòi , nghiên cứu các hiện tượng vật lý

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 6 - Tiết 10 - Bài 9: Lực đàn hồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2008 Ngày dạy: 6A: 01/11/2008
 6B: 01/11/2008
Tiết 10
Bài 9 . LỰC ĐÀN HỒI
I./ Mục đích , yêu cầu : 
	Kiến thức :	+ Biết được lực đàn hồi là gì ?
	+ Những vật nào đàn hồi được (qua sự đàn hồi của lò xo)
	+ Đặc điểm của lực đàn hồi ?
	+ Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi 
	Kỹ năng :	+ Lắp ráp và thực hiện các thí nghiệm qua tài liệu .
	+ Nghiên cứu hiện tượng để rút ra kết luận về lực đàn hồi 
	Thái độ :	Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong hợp tác nghiên cứu . Kích thích tính tìm tòi , nghiên cứu các hiện tượng vật lý 
II./ Đồ dùng dạy học :
	Mỗi nhóm : 
 1 giá treo, 1 lò xo, 1 thước đo có ĐCNN là 1 mm, 4 quả nặng(loại 50g)
	Cả lớp : 
 Hình vẽ 9.1 ; 9.2 , bảng phụ 9.1 và các bảng phụ ghi câu hỏi .
III./ Các bước lên lớp :
1./ Ổn định lớp .
2./ Kiểm tra bài cũ : 
	Trọng lực là gì ? Phương và chiều của trọng lực ?
	Trọng lượng là gì ? Đơn vị của lực là gì ? 
	HS lên bảng làm bài 8.1 .
3./ Bài mới .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (3’)
 - GV đưa ra 1 sợi dây thun và 1 lò xo 
 - Sợi dây thun và lò xo có tính chất nào giống nhau ?
 - Đúng ! Dùng tay kéo dãn lò xo , khi buông tay , lò xo trở lại bình thường , chứng tỏ đã có 1 lực tác dụng làm lò xo trở về hình dáng ban đầu . Lực đó gọi là gì ?
 - Vậy lực đàn hồi là gì ? Đặc điểm của lực đàn hồi là gì ? 
Hoạt động 2 : Biến dạng đàn hồi (qua lò xo) (10’)
 - GV cầm 1 lò xo , kéo dãn .
 - Tay tác dụng lực kéo lên lò xo làm cho lò xo như thế nào ?
 - Vậy sự biến dạng của lò xo có những đặc điểm gì ?
 - Gọi HS đọc phần I.1 
 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm (chỉ đo phần lò xo, không đo phần dây treo) 
 - HS nghiên cứu thêm trong SGK , tiến hành làm thí nghiệm và điền kết quả vào bảng 9.1
 - Gọi 1 HS lên bảng ghi kết quả thí nghiệm , các HS khác nhận xét 
 - Nhắc nhở HS không treo 5 quả nặng vào hoặc kéo dãn lò xo , làm hư lò xo
 - Gọi HS hoàn thành câu C1
 - GV nhận xét , đọc lại kết luận 
 - Biến dạng có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi
 - Lò xo là 1 vật có tính chất đàn hồi 
 - Ví dụ về vật có tính chất đàn hồi ?
Hoạt động 3 : Độ biến dạng của lò xo (5’)
 - Cho HS đọc phần I.2
 - Nghiên cứu trả lời câu hỏi : Độ biến dạng của lò xo là gì ?
 - Thực hiện câu C2 
 - Gọi HS lên bảng điền kết quả vào bảng 9.1 
Hoạt động 4 : Lực đàn hồi và đặc điểm của nó (10’)
 - GV cầm 1 lò xo . Khi nào lò xo này có lực đàn hồi ?
 - Vậy lực đàn hồi của lò xo là gì ?
 - Quan sát thí nghiệm , hãy cho biết lực đàn hồi tác dụng lên những vật nào?
 - GV nhận xét và rút ra kết luận chung 
 - HS đọc câu C3 
 - Quan sát thí nghiệm trả lời câu C3
 - GV nhận xét , cho HS ghi vào tập 
 - Treo câu C4 lên bảng . Yêu cầu HS quan sát bảng 9.1 để chọn câu đúng 
 - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm , trả lời câu C4 
Hoạt động 5 : Vận dụng (5’)
 - Treo câu C5 . Yêu cầu HS dựa vào bảng 9.1 để trả lời 
 - HS đọc phần ghi chú 
 - HS đọc phần có thể em chưa biết 
 - Lò xo và dây thun có thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo dãn ra 
 - Lực đàn hồi 
 - Lực kéo của tay làm lò xo biến dạng 
 - HS đọc phần I.1
 - HS chú ý quan sát GV hướng dẫn , nghiên cứu thêm tài liệu , tiến hành thí nghiệm 
 - Điền kết quả vào bảng 9.1 
(1) Dãn ra (2) Tăng lên
(3) Bằng
 - Quả bóng , thanh thép .
 - HS nghiên cứu tài liệu 
 - Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo : l – l0
 - HS làm thí nghiệm , đo đạc và đưa ra kết quả 
 - Khi lò xo bị biến dạng
 - Khi lò xo bị biến dạng , lò xo sẽ tác dụng lực lên quả nặng ; Lực đó gọi là lực đàn hồi
 - Lò xo tác dụng lực đàn hồi lên vật nặng và giá đỡ .
 - Cường độ của lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của trọng lượng của quả nặng
- Câu C
 - Tăng gấp đôi
 Tăng gấp ba
I./ Biến dạng đàn hồi . Độ biến dạng 
1./ Biến dạng của lò xo 
 * Sau khi nén hoặc kéo dãn lò xo một cách vừa phải , nếu buông ra thì chiều dài của nó lại trở lại chiều dài tự nhiên . Biến dạng có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi
 * Lò xo là một vật đàn hồi
2./ Độ biến dạng của lò xo
 * Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài của lò xo khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo : l – l0
II./ Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
1./ Lực đàn hồi 
 * Lò xo bị nén hoặc kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với 2 đầu nó
2./ Đặc điểm của lực đàn hồi
 * Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
III./ Vận dụng 
	SGK
3./ Cũng cố :	
 + Lực đàn hồi là gì ? Đặc điểm của lực đàn hồi ?
	+ Có 2 lò xo có l0 giống nhau , treo 2 vật có cùng khối lượng thì
 độ giãn của 2 lò xo có giống nhau không ?
4./ Dặn dò : 	
 + Học thuộc phần ghi chú
	+ Xem trước bài 10 : 
 “LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC KẾ . TRỌNG LỰC VÀ KHỐI LƯỢNG”

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.10.doc