1/Kiến thức :
-Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
-Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
-Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2/Kỹ năng : Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
3/Thái độ : Rèn luyện tính cận thận, Trung thực.
II . CHUẨN BỊ :
1/Giáo Viên: Đèn cồn, chậu đựng nước, bộ dụng cụ dãn nở khối.
2/Học sinh: xem và nghiên cứu trước bài ở nhà.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Tuần :22 ,Tiết :21 NS: 02.01.2010 ND: 10.01.2010 Ngày soạn: Ngày dạy : CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Bài 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/Kiến thức : -Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. -Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 2/Kỹ năng : Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết. 3/Thái độ : Rèn luyện tính cận thận, Trung thực. II . CHUẨN BỊ : 1/Giáo Viên: Đèn cồn, chậu đựng nước, bộ dụng cụ dãn nở khối. 2/Học sinh: xem và nghiên cứu trước bài ở nhà. III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sỉ số học sinh 2/kiểm tra bài cũ: (2’) GV giới thiệu chương II. 3/Bài mới: (33’) HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG 1/Hoạt động 1: (2’) -Cho hs đọc phần mở đầu sgk. -Tại sao ta lại có hiện tượng kì lạ đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể lớn lên được hay sao? 2/Hoạt động 2: (17’) Thí nghiệm: -Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và nói rỏ mục đích của việc thí nghiệm. -Yêu cầu hs đọc lại phần thí nghiệm sgk. -Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm theo trình tự sgk. -Tại sao khi hơ nóng quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? -Tại sao khi nhúng quả cầu vào chậu nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? -Gv chốt lại => -Thể tích quả cầu tăng lên khi nào? Và giảm đi khi nào? -GV: cho hs quan sát bảng sự nở vì nhiệt các chất. -Các chất rắn khác nhau có sự nở vì nhiệt như thế nào? 3/Hoạt động 3: (14’) Vận dụng:. -Yêu cầu hs đọc và trả lời C5,C6,C7 -Ở C5: gv đưa ra một con dao hoặc cái lưỡi liềm minh hoạ cho hs rỏ đâu là khâu dao, đâu là liềm. -Ở C6: Vì sao em lại nghỉ ra cách tiến hành thí nghiệm như vậy? -Hướng dẫn hs làm thí nghiệm kiểm chứng C6. -Hãy trả lời câu hỏi được nêu ra ở phần đầu bài. -GV chốt lại => ? -Đọc phần được nêu ra ở đầu bài. -Dự đoán trả lời ( do sự nở vì nhiệt). -Quan sát nắm vững yêu cầu thí nghiệm. -Đọc lại phần thí nghiệm sgk. -Tiến hành thí nghiệm -Quả cầu nở ra. -Quả cầu co lại -Khi nóng lên và giảm khi lạnh đi -Quan sát nhận dạng -Nở vì nhiệt khác nhau -Đọc và trả lời các câu hỏi: C5,C6,C7 -Học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng. -Nghe. 1.Thí nghiệm: 2.Trả lời câu hỏi: C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên. C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi. 3.Kết luận:. C3: (1) tăng (2) Lạnh đi C4: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt. 4.Vận dụng: C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu dao co lại xiết chặc vào cán. C6: Nung nóng vòng kim loại. C7:Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên tháp nở ra nên tháp dài ra ( tháp cao lên). 4/Củng cố: (7’): -Các chất rắn nở ra khi nào? Co lại khi nào? -các chất rắn khác nhau sự nở vì nhiệt như thế nào với nhau? -Bài tập 18.1 SBT ( Đáp án: D) -Bài tập 18.2 SBT (Đáp án: B). 5/Dặn dò: (2’) -Về nhà học bài, xem và trả lời lại các câu hỏi C1đến C7. -Chép phần ghi nhớ vào tập. -Làm bài tập 18.3 đến 18.5 sách bài tập. -Xem trước bài 19 “ sự nở vì nhiệt của chất lỏng” trang 60/sgk.
Tài liệu đính kèm: