Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 01 đến tiết 17

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 01 đến tiết 17

Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Kể tên một số dung cụ đo độ dài với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.

2.Kĩ năng:

- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) ,độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số dụng cụ đó.

 -Biết quy trình thực hành đo độ dài.

3.Thái độ:Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác nhóm, thu thập và sở lý thông tin

II.Đồ dùng dạy học:

1.GV:Một số dụng cụ đo độ dài:thước dây, thước thẳng,thước kẻ,.

 

doc 35 trang Người đăng levilevi Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 01 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 15/08/2010
 NG:6A:16/08/2010
 6B:17/08/2010
Chương 1:cơ học
TIếT 1:đo độ dài
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Kể tên một số dung cụ đo độ dài với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.
2.Kĩ năng:
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) ,độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số dụng cụ đó.
 -Biết quy trình thực hành đo độ dài.
3.Thái độ:Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác nhóm, thu thập và sở lý thông tin
II.Đồ dùng dạy học:
1.GV:Một số dụng cụ đo độ dài:thước dây, thước thẳng,thước kẻ,...
2.HS:
-Nhóm HS:+ Một thước kẻ có ĐCNN là 1mm, 1 thước dây có ĐCNN là 1mm.
 + Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm , 1 bảng kết quả 1.1.
-Cả lớp: + Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm & ĐCNN là 2mm 
 + Tranh vẽ to bảng 1.1
III.Phương pháp:
-Hoạt động nhóm,cá nhân.
IV.Tổ chức dạy học:
Khởi động :tạo tình huống học tập (5p)
-Mục tiêu:Tạo tình huống về một số dụng cụ đo độ dài.
-Đồ dùng dạy học: SGK.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu xem bức tranh và miêu tả lại bức tranh đó
? Câu chuyện của hai chị em nêu lên vấn đề gì?
? Nêu các phương án giải quyết.
-GV nêu vấn đề:bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về một số dụng đo độ dài thường gặp.
-Cử đại diện nêu các vấn đề cần nghiên cứu.
-đọc phần thông tin trong sgk
-HS trao đổi và nêu phương án.
Hoạt động 1:tìm hiểu đơn vị đo độ dài (17p) 
-Mục tiêu: Biết được một số các đơn vị đo độ dài thường gặp.
-Đồ dùng dạy học:Bảng phụ C1
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
? Đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì
-GV: ngoài ra còn dùng các đơn vị khác là :dm, cm. mm, và km.
? Hãy hoàn thành câu c1
?Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn & dùng thước kiểm tra lại.
I) Đơn vị đo độ dài.
1)Ôn lại môt vài đơn vị đo độ dài.
-HS đọc và nhớ lại về đơn vị đo độ dài.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp là mét.
*C1: 1m =10 dm; 1m = 100cm
 1cm = 10mm; 1km = 1000m
2 ) Ước lượng độ dài.
- Hoạt động theo nhóm ước lượng và kiểm lại bằng thước.
Hoạt động 2: đo độ dài (18p)
-Mục tiêu:
+Kể tên một số dung cụ đo độ dài với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)của chúng.
+Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) ,độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số dụng cụ đó.
-Đồ dùng dạy học: một số các dụng cụ đo độ dài.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
? Hãy đọc và quan sát trả lời câu hỏi c4
-Khi dùng dụng cụ đo cần biết GHĐ & ĐCNN.
GHĐ: Là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
? Cho biết GHĐ & ĐCNN của thước mà em biết?
-GV cho hoc sinh HĐ nhóm,sử dụng KT khăn trải bàn trả lời C6 và C7.
? Thợ may dùng thước nào để đo chiều dài 
của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách 
 hàng.
? Vì sao em chọn thước đó?
? Đo mấy lần & tính giá trị trung bình.
II)Đo độ dài 
1) Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- HS quan sát hình 1.1& đọc các thông tin của phần 1
*C4: +Người thợ mộc dùng thước dây
 +Học sinh dùng thước kẻ
 +Người thợ may dùng thước mét
* C5.
*C6:
 +Thước có GHĐ 20cm & ĐCNN1mm đo chiều rộng cuốn sách vật lý 6. 
+Thước có GHĐ 1m và ĐCNN1cm đo chiều dài của bàn học.
 +Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN1mm đo chiều dài cuốn sách vật lý 6.
*C7: Đo chiều dài mảnh vải người thợ may dùng thước mét, để đo các ssố đo cơ thể dùng thước dây 
2) Đo độ dài
-HS đọc và thực hiện theo yêu cầu.
-HS Thực hành đo, điền số liệu 
của mình vào bảng1.1.SGK.
V.Tổng kết(3p).
-GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK
VI. Hướng dẫn về nhà(2p).
 - Học đơn vị đo độ dài, dụng cụ và cách đo.
 - Làm bài tập 1_2.1, 1_ 2.6,SBT.
 - Nghiên cứu trước bài:Đo độ dài(tiếp).
 ................................................................................................................................. 
NS: 22/08/2010
NG::6A:23/08/2010
 6B:24/08/2010
Tiết 2: đo độ dài( tiếp )
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng
2.Kĩ năng:
-Xác định được GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo độ dài
-Xác định được độ dài của một số vật trong một số tình huống thông thường.
3.Thái độ: rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả
II.Đồ dùng dạy học:
1.GV:SGK,bảng phụ,........
2.HS:- Hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 
 - Thước đo có ĐCNN 0,5 cm ,Thước đo có ĐCNN 1mm.
 - Thước dây, thước cuộn, thước kẹp nếu có.
III.Phương pháp:
-Cá nhân,hoạt động nhóm.
IV.Tổ chức dạy học:
Khởi động :kiểm tra bài cũ (5p)
-Mục tiêu:Kiểm tra về GHĐ và ĐCNN.
-Đồ dùng dạy học:Bảng phụ.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
-GV kiểm tra bài cũ:
?HS 1:
Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài? đơn vị đo nào là đơn vị đo chính?
 Đổi đơn vị sau : 1km = ..........m
 0,5km =.......m, 1m = ...........cm
 1m = .........mm, 1cm = .........mm
?HS 2 : GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì và xác định lại trên thước?
*GV đặt vấn đề:Vậy cách đo độ của các dụng cụ đo như thế nào là phù hợp và cách đặt mắt, cách đặt thước ntn ta vào bài học hôm nay.
-HS 1 : các đơn vị đo độ dài là m, dm, cm, mm, km..., đơn vị chính là m .
-HS2: Nêu thế nào là GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo và xác định GHĐ và ĐCNN ghi trên thước của mình.
-HS chú ý.
Hoạt động 1: nghiên cứu cách đo độ dài (18P)
-Mục tiêu:Kể tên được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
-Đồ dùng dạy học: bảng nhóm,SGK.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
-GV yầu học sinh hoạt đông theo nhóm và thảo luận các câu hỏi từ câu C1, C2, C3, C4, C5
- GV kiểm tra qua các phiếu học tập của các nhóm
-GV đánh giá độ chính xác của các nhóm qua từng câu C1, C2, C3, C4,C5.
-GV:Nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp
- Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận bằng cách trả lời câu C6.
I, Cách đo độ dài.
- Thảo luận và ghi ý kiến của nhóm mình vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả của các nhóm, các nhóm khác nhận xét ý kiến của nhóm bạn
-C6 : a) Ước lượng độ dài cần đo
b) Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp
c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước
d) Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
Hoạt động 2: Vận dụng (17P)
-Mục tiêu:Xác định được độ dài của một số vật trong một số tình huống thông thường.
-Đồ dùng dạy học:Hình vẽ phóng to 2.1, 2.2, 2.3
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
- Đọc và trả lời câu hỏi C7
- Đọc, quan sát hình 2.2 và trả lời câu hỏi C8 
- Quan sát hình 2.3 và đọc kết quả ghi vào C9
- Đọc và kiểm tra lại kinh nghiệm ở câu C10
II) Nghiên cứu cách đo độ dài
*C7: Đáp án C
*C8 : Đáp án C
*C9 : a) l = .....
 b) l = .....
 c) l = ......
* C10 : Đọc và kiểm tra lài ở câu C10.
V. Tổng kết:(4p)
-Trả lời các câu C1 đến câu C10,SGK.
-Học phần ghi nhớ.
VI. Hướng dẫn về nhà:(1p)
- Kẻ bảng 3.1 : Kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở trước.
 ....................................................................................................
 NS: 28/08/2010
 NG:6A:30/08/2010
 6B:31/08/2010
Tiết 3: đo thể tích chất lỏng
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
-Biết được một số đơn vị đo thể tích thường dùng.
2.Kĩ năng:
-Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo thể tích.
-Biết cách đo thể tích.
-Đo được thể tích một lượng chất lỏng.
3.Thái độ: Rèn tính trung thực,tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
II.Đồ dùng dạy học:
1.GV:Một số vật dụng chất lỏng, một số ca để sẵn chất lỏng.Bảng phụ C1,C9,SGK.
2.HS:Mỗi nhóm 2 đến 3 loại bình chia độ.
III.Phương pháp:
-Cá nhân,nhóm.
IV.Tổ chức dạy học:
Khởi động: kiểm tra bài cũ, tạo tình huống học tập (6p)
-Mục tiêu: biết cách đo độ dài,tạo tình huống về cách đo thể tích.
-Đồ dùng dạy học: SGK,một số dụng cụ đo chất lỏng.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
-GV nêu câu hỏi:
?Nêu cách đo độ dài?Thực hành đo độ dài 
của bàn GV?
-GV nêu tình huống:Cho một cái bình và
 một cái ấm ,làm thế nào để biết cái bình hay cái ấm đ
đựng được bao nhiêu nước?
-HS trả lời câu hỏi của GV:cách đo độ 
dài.
-HS chú ý và nêu phương án trả lời.
Hoạt động 1: tìm hiểu đơn vị đo thể tích chất lỏng (8P)
-Mục tiêu: Biết được một số đơn vị đo thể tích thường dùng
-Đồ dùng dạy học: SGK,một số dụng cụ đo chất lỏng.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
-GV thông báo: Mỗi vật dù to hay nhỏ
đều chiếm một thể tích trong không gian.
-GV cho HS đọc SGK:
+Nêu đơn vị đo thể tích thường dùng?
+Trả lời C1.
-GV chốt lại đơn vị đo thể tích
-HS chú ý.
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
-HS chú ý.
Hoạt động 2: tìm hiểu các dụng cụ đo thể tích chất lỏng (7P)
-Mục tiêu:+Biết được một số dụng cụ đo thể tích thường dùng.
 +Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo thể tích.
-Đồ dùng dạy học: SGK,một số dụng cụ đo chất lỏng.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
-GV giới thiệu các loại bình chia độ mang theo,yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: C2,C3, C4,SGK.
 -C2: Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó ?
-C3: ở nhà nếu không có ca đong em dùng dụng cụ gì để đo thể tích chất lỏng?
-C4: Trong phong thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này?
-Yêu cầu HS trả lời C5.
-GV chốt kiến thức : Các dụng cụ đo thể tích : cá đong, can, bình chia độ.
II.Đo thể tích chất lỏng.
1.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
-HS quan sát các loai bình chia độ và nêu nhân xét về các loại dụng cụ đó:
*C2 : Dung cụ đo gồm hai ca đong và một cái can.
-Ca đong có GHĐ là 1/2 lít, có ĐCNN là 1/2 lít 
- Ca đong có GHĐ 1lít và ĐCNN là 1/2 lít
-Can có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1lít.
*C3 : Có thể dùng chai nớc khoáng có ghi 
GHĐ và các loại chai có ghi GHĐ
-HS trả lời C4 
 *C4 : a) Bình chia độ có GHĐ là 100ml và ĐCNN là 2ml 
 b) Bình chia độ có GHĐ là 250ml và có ĐCNN là 50ml
 c) Bình chia độ có GHĐ là 300ml và có ĐCNNlà 50ml
 *C5 : Những dụng cụ đo thể tích chất 
lỏng gồm : ca đong, bình chia độ, chai 
lọ có GHĐ
Hoạt động 3: tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng (10P)
-Mục tiêu: Biết được cách đo thể tích chất lỏng.
-Đồ dùng dạy học: H3.3,3.4,3.5,SGK,bảng phụ.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS:
- Quan sát hình 3.3 và trả lời câu C6
- Quan sát hình 3.4 và trả lời câu C7
- Quan sát hình 3.5 và trả lời câu C8 
* Rút ra kết luận
Hãy chọn từ thích hợp trong khung để hoàn thành câu C9.
-GV kết luận.
2. Tìm h ...  Tự lấy ví dụ trong cuộc sống:
+ Tấm ván đặt nghiêng,
+Cái mở nút chai,
+Cần kéo nước,
+Dùng xà beng nâng cột nhà,..
+Ròng rọc kéo vữa lên cao,...
V.Tổng kết:(2p)
-GV cho HS đọc lại ND ghi nhớ SGK.
VI.Hướng dẫn về nhà(3p).
 -Học bài, tìm hiểu thêm các ví dụ sử dụng các máy cơ đơn giản trong cuộc sống.
 -Nghiên cứu trước bài: Mặt phẳng nghiêng; Chuẩn bị lực kế, máng nghiêng, giá TN, ...
 ...... .........................................................................................................................................
 NS: 27/11/2010
 NG:6A:29/11/2010
 6B:03/12/2010
Tiết16: Mặt phẳng nghiêng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nêu được ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống. 
 -Biết được khi dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo(đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng 
của vật. 
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng phù hợp trong những trường hợp thực tế và chỉ ra được lợi ích của chúng.
-Rèn kĩ năng thực hành TN và sử dụng các dụng cụ TN.
3. Thái độ:
 -Cẩn thận, trung thực trong khi làm TN.
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV:Mặt phẳng nghiêng, lực kế, quả nặng.
2.HS: Các nhóm :1 lực kế có GHĐ 2N trở lên, 1 khối kim loại có trục quay ở giữa, 1t mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao, bảng 14.1 ,SGK. 
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
-PPCB: Thực hành, hoạt động nhóm.
-KTCB: động não,đọc hợp tác.
IV.Tổ chức dạy học:
*khởi động :Kiểm tra bài cũ; tạo tình huống vào bài (10p)
-Mục tiêu:nêu được ba loại máy cơ đơn giản; nêu được một số phương án đưa tấm bê tông lên trên.
-Đồ dùng dạy học:H13.2, 14.1,SGK.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV kiểm tra:
Có mấy loại máy cơ đơn giản thường dùng? Kể tên?
-GV nêu vấn đề: ở bài trước ta đã biết 4 người không thể kéo được tấm bê tông lên trên theo phương thẳng đứng. Ta có thể kéo tấm bê tông đó lên bằng cách nào đơn giản hơn không?
-GV:Với hai ngời có thể kéo được tấm bê tông lên hay không khi sử dụng mặt phẳng nghiêng? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
-HS trả lời: 
Có ba loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và đòn bẩy.
-HS nêu các phương án.
-HS suy nghĩ.
*Hoạt động 1 :Làm thí nghiệm và rút ra kết luận về tác dụng 
của mặt phẳng nghiêng (20p)
-Mục tiêu:
+Biết được khi sử dụng mặt phẳng nghiêng có thể kéo(đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
+Rèn kĩ năng thực hành TN và sử dụng các dụng cụ TN.
-Đồ dùng dạy học:Bảng 14.1, mặt phẳng nghiêng, lực kế, quả nặng,..
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành 
TN nh H14.2.
-GV nêu các phương án làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm(7p):
+Tiến hành TN;
+Điền bảng 14.1,
+Trả lời các câu hỏi C1,C2.
-GV cho các nhóm báo cáo.
-GV cho HS tự rút ra kết luận.
-GV chốt lại kiến thức:khi sử dụng mặt phẳng nghiêng có thể kéo(đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
2.Thí nghiệm.
-HS quan sát nhận biết các dụng cụ và cách tiến hành TN.
-HS nêu các phương án làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng:
+ Hạ độ cao,
+Tăng chiều dài của mặt phẳng,
+Cả hai phương án trên.
-HS hoạt động nhóm(7p):
+Tiến hành TN;
+Điền bảng 14.1,
+Trả lời các câu hỏi C1,C2.
-Đại diện các nhóm báo cáo:
C1.
C2:Các phương án có thể:
+ Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng,
+Tăng chiều dài của mặt phẳng,
+Cả hai phương án trên.
3.Rút ra kết luận.
-HS tự rút ra kết luận.
-HS ghi nhớ kết luận.
Hoạt động 2 :Vận dụng củng cố (10p)
-Mục tiêu:Nêu được ví dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống
chỉ ra được lợi ích của chúng.
-Đồ dùng dạy học:SGK.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
-GV nêu các câu hỏi và gọi một số HS trả lời lần lượt các câu hỏi C3,C4,C5.
-GV chuẩn xác.
4.Vận dụng.
-Cá nhân HS trả lời các câu hỏi.
C3: HS tự lấy VD.
C4: Dốc càng thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ(tức là càng đỡ mệt hơn).
C5: c, F< 500N, vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ giảm.
V.Tổng kết:(3p).
-GV gọi 1HS đọc phần ghi nhớ,SGK.
-GV cho HS đọc phần “Có thể em cha biết”.
VI.Hướng dẫn về nhà(2p).
-Học bài, trả lời các câu hỏi trong bài, lấy VD thực tế về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng và nêu được tác dụng của nó.
-Ôn tập toàn bộ kiến thức của chương trình; giờ sau ôn tập học kì I.
NS: 02/12/2010
NG:6A:06/12/2010
 6B:10/12/2010
Tiết 17:Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, các loại lực và đơn vị, khối lượng riêng và trọng lượng riêng, các loại máy cơ đơn giản...
 2.Kĩ năng:
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi, giải thích được một số các hhiện tượng thực tế về các nội dung đã học và vào làm một số bài tập.
3.Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc và yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
1.GV:SGK, bảng phụ.
 2.HS :ôn tập hệ thống các kiến thức đã học của học kỳ I.
III.Phơng pháp dạy học:
-PPCB: Hoạt động nhóm, Vấn đáp, thực hành luyện tập.
-KTCB: Động não, mảnh ghép.
IV.Tổ chức dạy học:
*hoạt động 1: ôn tập hệ thống kiến thức (23p)
-Mục tiêu: Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về đo độ dài, đo thể tích, đo khối
 lượng, các loại lực và đơn vị, khối lượng riêng và trọng lượng riêng, các loại máy cơ đơn giản...
-Đồ dùng dạy học: SGK, bẳng phụ.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV cho HS trả lời các câu hỏi:
? Hãy cho biết các đơn vị và dụng cụ dùng để đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo khối lượng, đo lực?
? Em hãy nêu các kết quả tác dụng của lực.
? Trọng lực là gì ? Trọng lực có đơn vị là gì.
? Hai lực như thế nào gọi là hai lực cân bằng.
? Vật như thế nào là vật có tính chất đàn hồi và vật đàn hồi tác dụng lên các vật khác một lực thì lực đó có tên là gì? Lực đàn hồi phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng đàn hồi.
? Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
? Khối lượng riêng của một chất được xác định như thế nào? Đơn vị khối lượng riêng.
? Trọng lượng riêng của một chất được xác định như thế nào? Đơn vị.
? Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản?
Sử dụng máy cơ đơn giản có lợi ích gì.
-GV chốt lại các nội dung kiến thức cơ bản của chương trình đã ôn tập.
I.Ôn tập lý thuyết.
-HS trả lời cá nhân.
*Câu 1:
- Đo độ dài:
+Dụng cụ: thước( thước thẳng, thước cuộn,..).
+Đơn vị đo: m, km,..
- Đo thể tích:
+Dụng cụ đo: bình chia độ, ca đong,...
+Đơn vị đo: l, ,..
- Lực:
+Dụng cụ đo: lực kế.
+Đơn vị đo:N.
-Đo khối lượng:
+Dụng cụ đo: cân( cân đồng hồ, cân đòn,.)
+Đơn vị đo: g, kg, yến, tạ, tấn,..
*Câu 2: Tác dụng của lực lên các vật có thể làm cho vật CĐ hoặc làm cho vật biến dạng.
*Câu 3:Trọng lực là lực hút của Trái Đất, đơn vị là Niutơn.
*Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. 
*Câu 4:
-Vật có tính đàn hồi: khi bị tác dụng nén hoặc kéo dãn thì khi buông tay ra nó vẫn trở về chiều dài ban đầu.
-Lực tác dụng lên các vật khác gọi là lực đàn hồi.
-Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
*Câu 5: Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: D = m/V.
*Câu 6: 
-Khối lượng riêng của một chất được xác đinh bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-Đơn vị là: 
*Câu 7:
-Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-Đơn vị là: .
*Câu 8:
-Các loại máy cơ đơn giản là mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và đòn bẩy. 
-Máy cơ đơn giản giúp chúng ta làm việc một cách dễ dàng hơn.
*Hoạt động 2 :Tìm hiểu các bài tập vận dụng (17p)
-Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi, giải thích được một số các hhiện tượng thực tế về các nội dung đã học và vào làm một số bài tập.
-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ BT1, BT2, BT3 SGK.
-Cách tiến hành:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài 1:
-GV cho HS hoạt động nhóm, sử dụng KT mảnh ghép(4p).
Dùng các từ trong 3 ô sau viết thành 3 câu khác nhau:
-Con trâu
-Thanh nam châm
-Thủ môn bóng đá
-lực hút
-lực đẩy
-lực kéo
-qủa bóng đá
-cái cày
-cái đinh
-miếng sắt
Ví dụ:.....tác dụng......lên......
 Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
*Bài 2:
-GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
-GV cho HS trả lời tại chỗ
 Một người đang đi xe máy đạp phanh. Có hiện tượng gì xảy ra với chiếc xe máy?
A. Xe máy bị biến dạng;
B. Xe máy chuyển động chậm lại;
C. Xe máy chuyển động nhanh lên;
D. Xe máy bị biến dạng, đồng thời chuyển động chậm lại.
*Bài 3:Trò chơi ô chữ.
?
?
?
?
?
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành hai đội và thi đấu và cho điểm(mỗi câu hàng rọc đợc 10 điểm, hàng rọc 40 điểm).
-Các câu hỏi gợi ý:
*Hành ngang:
1. Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm?(gồm 10 chữ cái) 
2. Tên gọi chung của mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và đòn bẩy?(gồm 12 chữ cái)
3. Lực mà nam châm tác dụng lên sắt gọi là lực gì?(gồm 6 chữ cái).
4. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là gì?(gồm 8 chữ cái).
5. Dụng cụ dùng để đo khối lượng?(gồm ba chữ cái).
*Hàng rọc:
 Nội dung của chương trình vật lí 6 học kì I?(gồm 5 từ).
II.Bài tập.
*Bài 1:	
-HS hoạt động nhóm, sử dụng KT mảnh ghép (4p).
-Đáp án:
1) Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
2) Thanh nam châm tác dụng lực hút lên cái đinh.
3) Thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
*Bài 2:
-HS trả lời cá nhân.
-Đáp án: B. Xe máy chuyển động chậm lại.
*Bài 3:
-HS họat động nhóm, sử dụng KT động não trả lời nhanh các câu hỏi
của GV đa ra.
*Hành ngang:
1. Bình chia độ
2. Máy cơ đơn giản
3. Lực hút
4. Trọng lực
5. Cân
*Hàng rọc: Cơ học
V.Tổng kết:(3p).
-GV chốt lại toàn bộ hệ thống kiến thức trọng tâm đã ôn tập: đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, các loại lực và đơn vị, khối lượng riêng và trọng lượng riêng, các loại máy cơ đơn giản...
VI.Hướng dẫn về nhà(2p).
-Học bài, ghi nhớ các nội dung trọng tâm:đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, đo lực, trọng lực, lực đàn hồi, các máy cơ đơn giản; làm các dạng bài tập đã chữa.
-Giờ sau kiểm tra học kì theo lịch của nhà trường.
 ..... ..........................................................................................................................................
Tiết 18: Kiểm tra học kì I
(Theo kế hoạch của nhà trường và phòng giáo dục)
 .................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ly 6.doc