1. Kiến thức.
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo.
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
2. Kỹ năng.
- Biết lắp thí nghiệm như hình vẽ, dựa vào thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi về độ biến dạng của lò xo.
3. Thái độ : Có ý thức tìm tòi và tự giác, tỉ mỉ trong khi tiến hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: 1 bộ thí nghiệm, 1 giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 thước chia độ đến cm, 1 bộ 3 quả cân giống nhau (mỗi quả 50g).
2. HS: Cá nhân hs kẻ sẵn bảng 9.1
Tiết 10 S: /11/2010 G: /11/2010 Bài 9 LỰC ĐÀN HỒI I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của một lò xo. - Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi. 2. Kỹ năng. - Biết lắp thí nghiệm như hình vẽ, dựa vào thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi về độ biến dạng của lò xo. 3. Thái độ : Có ý thức tìm tòi và tự giác, tỉ mỉ trong khi tiến hành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ. GV: 1 bộ thí nghiệm, 1 giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 thước chia độ đến cm, 1 bộ 3 quả cân giống nhau (mỗi quả 50g). HS: Cá nhân hs kẻ sẵn bảng 9.1 * Mỗi nhóm chuẩn bị: Bảng 9.1 1 giá treo, 1 chiếc lò xo, 1 thước chia độ đến cm, 1 bộ 3 quả cân giống nhau (mỗi quả 50g) III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ) 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SIMH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (2p) GV: ? Một sợi dậy cao su và 1 lò xo có tính chất gì giống nhau? Hoạt động 2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi (25p ) GV: Ta nghiên cứu và tìm hiểu xem sự biến dạng của lò xo có đặc điểm gì? GV: Giới thiệu đồ dùng, thao tác mẫu, nêu mục đích của việc tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cách đo, ghi chiều dài của lò xo. Đặc biệt hướng dẫn hs ghi cụ thể kết quả thoe hàng và cột trên bảng để hs làm theo. HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm điền vào bảng 9.1 Yêu cầu tiến hành thí nghiệm như H9.1 I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI ĐỘ BIẾN DẠNG 1. Biến dạng của lò xo Bảng 9.1 Số quả nặng 50g mắc vào lò xo Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò xo 0( N) lo = 7 cm 0 (cm) 1 quả nặng 0,5(N) l1 = 11 cm l1 – l0 = 4 cm 2 quả nặng 1(N) l2 = 15 cm l2 – l0 = 8 cm 3 quả nặng 1,5(N) l3 = 19 cm l3 – l0 = 12 cm HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH NỘI DUNG Hoàn thiện câu C1 GV: Biến đổi của lò xo có đặc điểm gì? lò xo là vật có tính chất như thế nào. HS: Cá nhân suy nghĩ trả lời tìm ra (biến dạng của lò xo có đặc điểm biến dạng đàn hồi) lò xo có tính chất đàn hồi nhận xét kết luận ghi vở. - Tìm ra độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài biến dạng và chiều dài tự nhiên. - Cá nhân điền vào cột 4 HS: đọc thông tin độ biến dạng của lò xo . - Hỏi. Độ biến dạng của lò xo là gì? được tính như thế nào? GV: Yêu cầu thực hiện C2. - Củng cố lại kiến thức phần 1. Hoạt động 3: Hình thành khái niệmvề lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi (7p) GV: ? Lực đàn hồi là gì. - Yêu cầu thực hiện C3. Chốt lại kết quả. HS: Trả lời câu hỏi của gv. Cá nhân nghiên cứu SGK trả lời C3( tìm ra lực đàn hồi tác dụng vào lò xo cân bằng với trọng lực) GV: Yêu cầu thực hiện C4. Chốt lại kết quả. Hoạt động 4.Củng cố - hướng dẫn GV + HS Nhắc jại kiến thức cần đạt trong bài Biến dạng đàn hồi là gì ? Độ biến dạng đàn hồi là gì ? Lực đàn hồi xảy ra khi nào ? Những đặc điểm của lực đàn hồi. HS: Cá nhân tìm ra câu hỏi trả lời C5, 6 nhận xét chéo ghi vở GV: Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài. - Sửa chữa câu trả lời của học sinh. - Hỏi. Trong bài này ta cần nắm nội dung nào. - Yêu cầu học sinh nắm phần ghi nhớ. - Chốt kiến thức và khắc sâu. * Thí nghiệm. * Rút ra kết kuận. C1. (1) - dãn ra (2) - tăng lên (3) - bằng - Biến dạng của lò xo có đặc điểm là biến dạng đàn hồi. - Lò xo là vật có tính chất đàn hồi 2. Độ biến dạng của lò xo. - Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chciều dài biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l – l0 C2. Cột 4. II. LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ. 1. Lực đàn hồi Lực mà lò xo khi bị biến dạng tác dụng lên vật nặng (vật làm cho lò xo bịi biến dạng ) gọi là lực đàn hồi. C3. Khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với trọng lực. - Cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lượng của quả nặng. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi C4. Chọn C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. III. VẬN DỤNG. C5. a. (1) - tăng gấp đôi. b. (2) - tăng gấp ba. C6. Sợi dây cao xu cà chiếc lò xo có cùng tính chất đàn hồi * Ghi nhớ( SGK Trg32) 4. Hướng dẫn: (5p) Bài tập 9.2. Trước tiên phải làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực gây ra biến dạng ..... Bài 9.3. Xác định các vật đó có vật nào là vật bị biến dạng. Bài 9.4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống vận dụng kiến thức lực cân bằng, lực đàn hồi. HS: Cá nhân đọc trước bài 10 Xem mối liên hệ giữa khối lượng, trọng lượng của một vật.
Tài liệu đính kèm: