Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 1 đến 35

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 1 đến 35

A.MỤC TIÊU.

1.Kiến thức

- Kể một số dụng cụ đo chiều dài.

- Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

2.Kỹ năng

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

- Biết đo độ dài của một số vật thông thường.

- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

- Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.

3.Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm.

B.CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên.

-SGV, tranh vẽ to bảng kết quả 1.1.

 

doc 92 trang Người đăng levilevi Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 1 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 06/08/2010
 Ngày giảng: 6A: /08/2010
 6B: /08/2010 
 CHƯƠNG I. CƠ HỌC
TIẾT 1. ĐO ĐỘ DÀI.
A.MỤC TIÊU.
1.Kiến thức
- Kể một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết cách xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2.Kỹ năng
- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Biết đo độ dài của một số vật thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
- Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
3.Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin của nhóm.
B.CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên.
-SGV, tranh vẽ to bảng kết quả 1.1.
Cho c¸c nhóm: 
- Mỗi nhóm 1 thước kẻ có ĐCNN là 1 mm.
- Một thước dây có ĐCNN là 1 mm.
- Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm.
- Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài 1.1.
2.Học sinh.
-Tìm hiểu nội dung SGK.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I.ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số: 6A: / .Vắng: ......................................................................................................................................
 6B: / .Vắng: ......................................................................................................................................
II. Kiểm tra.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu kiến thức cơ bản của chương, đặt vấn đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu cách sử dụng SGK
GV yêu cầu HS đọc tài liệu, SGKTr.5.
GV yêu cầu HS xem bức tranh của chương và tả lại bức tranh đó.
GV chốt lại kiến thức sẽ nghiên cứu trong chương I.
Cho HS đọc phần đặt vấn đề SGK
HS lắng nghe.
HS: Cùng đọc tài liệu.
HS: Đại diện nêu các vấn đề nghiên cứu.
- Đọc Sgk và suy nghĩ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đơn vị đo độ dài.
-Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu?
-Yêu cầu HS trả lời C1.
-GV kiểm tra kết quả của cá nhân, chỉnh sửa.
*Chú ý: Trong các phép tính toán phải đưa về đơn vị chính là mét.
GV giới thiệu thêm một vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế.
Vận dụng:
Yêu cầu HS đọc C2 và thực hiện theo nhóm.
Yêu cầu HS đọc C3 và thực hiện.
GV sửa lại cách đo của HS sau khi kiểm tra phương pháp đo.
-Độ dài ước lượng và độ dài đo bằng thước có giống nhau không?
GV ĐVĐ: Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta lại thường phải ước lượng độ dài vật cần đo?
I.Đơn vị đo độ dài.
1.Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
-Đưa ra các đơn vị đã được học ở Tiểu học: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- Đơn vị chính là mét, kí hiệu : m.
C1: 1m=10dm; 1m=100cm.
1cm=10mm; 1km=1000m.
-Đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế:
1inh=2,54cm.
1 dặm(mile) = 1609m.
1n.a.s ≈ 9461 tỉ km.
2.Ước lượng độ dài.
HS: +Ước lượng 1m chiều dài bàn.
 + Đo bằng thước kiểm tra.
 +Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo.
HS: +Ước lượng độ dài gang tay.
 +Kiểm tra bằng thước.
Hoạt động 3. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài. 
Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và trả lời câu C4.
Yêu cầu đọc khái niệm giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất (phân tích cho HS ĐCNN thông qua hình vẽ)
Yêu cầu HS vận dụng để trả lời C5.
GV treo tranh vẽ to thước, giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7.
-Vì sao ta lại chọn thước đo đó?
Chốt lại cho HS
+Việc chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác.
+ Đo chiều dài của sân trường mà dùng thước ngắn thì phải đo nhiều lần sai số nhiều.
II.Đo độ dài.
1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
C4: (HS HĐ nhóm)
+Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
+HS dùng thước kẻ.
+Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
-Khái niệm: Khoảng 2 Hs đọc
+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C5: ...
C6: HS trả lời
a) Đo chiều rộng cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
b) Đo chiều dài của cuốn sách Vật lí 6 dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
c) Đo chiều dài của bàn học dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
C7: Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
- Khi đo phải ước lượng dộ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Hoạt động 4. Vận dụng đo độ dài.
Yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện theo yêu cầu SGK.
-Vì sao em chọn thước đo đó?
-Em đã tiến hành đo mấy lần và giá trị trung bình được tính như thế nào?
2.Đo độ dài.
HS tìm hiểu nội dung công việc và cách tiến hành.
Giải thích lý do chọn thước
Tiến hành làm việc theo nhóm và hoàn thiện bảng 1.1 SGK trang 8
Hoạt động 5. Vận dụng, củng cố.
-Đơn vị đo độ dài chính là gì?
-Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì?
HS trả lời các câu hỏi
IV.Hướng dẫn học ở nhà.
 -Trả lời lại câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7.
 -Làm bài tập 1-2.1 đến 1-2.6.
 Ngày soạn: /08/2010 
 Ngày giảng: 6A: /08/2010
 6B: /08/2010 
TIẾT 2. ĐO ĐỘ DÀI.
A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Tiếp tục củng cố cho Hs đơn vị đo dài, các khái niệm ĐCNN, GHĐ
- Cách đo độ dài.
2. Kĩ năng
- Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước.
- Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
- Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả .
- Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
3. Thái độ
- Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.
B.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên.
-SGK, SGV, hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3.
Cho các nhóm: + Thước đo có ĐCNN 0,5cm.
 + Thước đo có ĐCNN: mm.
 + Thước dây, thước cuộn, thước kẹp nếu có.
 2.Học sinh.
 -Học và làm bài về nhà:
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
I. Ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số: 6A: / .Vắng: ......................................................................................................................................
 6B: / .Vắng: ......................................................................................................................................
II. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hãy kể đơn vị đo chiều dài và đơn vị đo nào là đơn vị chính?
- Đổi đơn vị sau:
1km = ... m; 1m = ... km; 0,5km = ... m; 1m = ... cm; 1mm = ... m; 
1m = ... mm;1cm = ... m.
- GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
- GV kiểm tra cách xác định GHĐ và ĐCNN trên thước.
Cho nhận xét Þ kết quả và cho điểm
- Hs trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
III.Bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo độ dài.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
- GV kiểm tra qua các phiếu học tập của nhóm để kiểm tra hoạt động của các nhóm.
- GV đánh giá độ chính xác của từng nhóm qua từng câu C1, C2, C3, C4, C5.
- GV nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
- Cho nhận xét Þ kết quả 
- Yêu cầu học sinh đọc lại
I.Cách đo độ dài.
C2: Trong 2 thước đã cho:
+ Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học.
+ Chọn thước kẻ đo chiều dày SGK Vật lí 6.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng ( trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Rút ra kết luận:
C6: (1)- độ dài; (2)-giới hạn đo;
(3)- độ chia nhỏ nhất; (4)-dọc theo;
(5)-ngang bằng với; (6)-vuông góc;
(7)-gần nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Gọi HS lần lượt làm câu C7, C8, C9, C10.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài.
- Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Đường chéo màn hình tivi 14inh bằng bao nhiêu cm?
II. Vận dụng.
C7: c).
C8: c).
C9: 7cm.
- Hs lắng nghe
- Đọc Sgk.
- Tiến hành đổi.
IV. Hướng dẫn học về nhà. 
 - Trả lời phần câu hỏi C1-C10.
 - Học phần ghi nhớ.
 - Bài tập 1-2.9 đến 1-2.13.
 - Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở trước.
 Ngày soạn : 15/08/2010
 Ngày giảng: 6A: /08/2010
 6B: /08/2010
TIẾT 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
- Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ.
- Biết sử dụng các dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
3.Thái độ: 
-Rèn tính trung thực, tỉ mỉ, thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng.
B.CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên.
-Cho các nhóm một số ca có để sẵn chất lỏng ( nước).
-Mỗi nhóm 3 bình chia độ khác.
2.Học sinh.
 -Học và làm bài về nhà.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
I.ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số: 6A: / .Vắng: ......................................................................................................................................
 6B: / .Vắng: ......................................................................................................................................
II.Kiểm tra bài cũ.
Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra:
-GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì?
Tại sao trước khi đo độ dài em thường ước lượng rồi mới chọn thước.
-Chữa bài 1-2.7; 1-2.8; 
2. ĐVĐ: như SGK
HS trả lời
Bài 1-2.7: Phương án B.50dm.
Bài 1-2.8.Phương án C. 24cm.
- Lắng nghe và suy nghĩ
III. Bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị đo thể tích.
-Yêu cầu HS đọc phần thông tin và trả lời câu hỏi:
- Đơn vị đo thể tích là gì?
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
I.Đơn vị đo thể tích.
- Tìm hiểu thông tin Sgk
- Một vật dù to hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian.
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
C1: 1m3=1000dm3=1000000cm3.
 1m3=1000lít=1000000ml=1000000cc.
Hoạt động 3. Tìm hiểu dụng cụ thể tích chất lỏng.
- Giới thiệu bình chia độ giống hoặc gần giống như hình 3.2.
- Gọi cá nhân Hs trả lời C2, C3, C4, C5. các em khác nhận xét.
- Điều chỉnh ( nếu cần )
- Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó.( chỉ ngay ra trên bình cho Hs quan sát )
- Điều chỉnh để HS ghi vở.
II.Đo thể tích chất lỏng.
1.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
-Quan sát hình 3.1 và trả lời C2
C2: Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Can nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: - Kể tên các dụng hàng ngày sử dụng
C4: ( Xem bảng)
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
C5: Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong ( ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
-Yêu cầu HS làm v ... băng kép-Ứng dụng.
4. Tại sao người ta sử dụng bêtông cốt thép trong xây dựng, mà không sử dụng bêtông có cốt là kim loại khác?
5. Về mùa nóng, mọi người thường khuyên là không bơm xe quá căng. Tại sao lại làm như vậy?
6. Tại sao về mùa nóng, chó thường thè lưỡi ra?
1. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt.
-Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
-Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng TN.
-Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
2. Khi nhiệt độ tăng lên thì thanh thép làm đường ray sẽ dài thêm...
3. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành một băng kép. Khi nóng lên thì thanh bị uốn cong, thanh nở nhiều hơn sẽ bao bên ngoài thanh nở ít hơn.
Ứng dụng làm rơ le nhiệt.
4. Trong xây dựng người ta sử dụng bêtông cốt thép vì chúng có mức độ nở vì nhiệt gần như bằng nhau.
5. Khi trời nóng, không khí sẽ nở ra. Bơm quá căng sẽ làm săm xe không chịu được và có thể bị nổ.
6. Để nước ở trên lưỡi bay hơi, sẽ bớt nhiệt trên cơ thể của chó.
	Kiểm tra 15 phút ( có đề phô tô kèm theo).
IV. Hướng dẫn học ở nhà: (2 - 3 phút).
: Ôn kiến thức đã học.
 Giờ sau kiểm tra học kì II.
Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:6A:
 6B: Tiết 33:
KIỂM TRA HỌC KÌ II.
(Chuyên môn của PGD ra đề)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:6A:
 6B: Tiết 34:
SỰ SÔI.
MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
2.Kĩ năng:
- Biết cách tiến hành TN, theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực.
 B.CHUẨN BỊ: 
1. Gv:
GV mang sẵn thuốc chống bỏng cần dùng khi cần thiết.
Mỗi nhóm: -Một giá đỡ TN. -Một kiềng và lưới kim loại. -Một đèn cồn.
-Một nhiệt kế thuỷ ngân. -Một kẹp vạn năng. -Một đồng hồ. 
-Một bình cầu có đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế.
2.Hs:
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I. ổn định tổ chức: (1 phút).
Sĩ số: 6A:..6B:
II. Kiểm tra bài cũ:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập.( 7 - 8 phút).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III. Bµi míi:
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA-TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (5 phút).
-Chữa bài tập 26-27.1 đến 26-27.3 SBT.
-ĐVĐ:...
26-27.1. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
26-27.2. C. Nước trong cốc càng nóng.
*H. Đ.2: LÀM THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI (30 phút).
- Hướng dẫn HS bố trí TN như hình 28.1 SGK.
-Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian, các hiện tượng xảy ra ở trong lòng khối nước, trên mặt nước và ghi kết quả vào bảng 28.1.
-Lưu ý: Kết quả TN, nước sôi ở nhiệt độ chưa đến 1000C. Nguyên nhân: Nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, do nhiệt kế mắc sai số,...Nếu nước nguyên chất và điều kiện TN là điều kiện chuẩn thì nhiệt độ sôi của nước là 1000C. Khi nói đến nhiệt độ sôi của chất lỏng nào đó thường được coi là nói đến nhiệt độ sôi ở điều kiện chuẩn.
I. Thí nghiệm về sự sôi.
1.Tiến hành thí nghiệm:
a)Thí nghiệm được bố trí như hình 28.1.
-Đổ 100cm3 nước vào cốc đốt.
-Điều chỉnh nhiệt kế để bầu nhiệt kế không chạm vào đáy cốc.
-Đốt đèn cồn để đun nước.
-Khi nước sôi tiếp tục đun 2, 3 phút nữa.
b)Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước.
Thời gian theo dõi
Nhiệt độ nước (0C)
Hiện tượng trên mặt nước
Hiện tượng trong lòng nước
0
40
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
*H. Đ.3: VẼ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ THEO THỜI GIAN KHI ĐUN NƯỚC (8 phút).
-Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.
-Lưu ý: Trục nằm ngang là trục thời gian; trục thẳng đứng là trục nhiệt độ. Gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút.
+Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không. Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
- Kiểm tra bài vẽ của HS khuyến khích HS HĐ tích cực, vẽ đường biểu diễn đúng.
2. Vẽ đường biểu diễn.
-HS vẽ đường biểu diễn vào vở bài tập điền.
-Nhận xét về đường biểu diễn: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi, thể hiện đường biểu diễn là đường nằm ngang song song với trục thời gian).
IV. Hướng dẫn học ở nhà: (2 - 3 phút).
Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nhận xét về đường biểu diễn.
Bài tập 28-29.4, 28-29.6.
 RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:6A:
 6B: Tiết 35:
SỰ SÔI (tiếp theo).
 A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3. Thái độ:
 B. CHUẨN BỊ:
1. Gv:
Cả lớp: Một bộ dụng cụ TN về sự sôi đã làm trong bài trước.
Mỗi HS: Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở.
Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông.
2.Hs:
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I. ổn định tổ chức: (1 phút).
Sĩ số: 6A:..6B:
II. Kiểm tra bài cũ:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập.( 7 - 8 phút).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trực quan-đàm thoại.
III. Bµi míi:
 D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: MÔ TẢ LẠI THÍ NGHIỆM VỀ SỰ SÔI (25phút).
-Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ TN được bố trí trên bàn GV để mô tả lại TN về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình: Cách bố trí TN, việc phân công theo dõi TN và ghi kết quả.
Các nhóm khác có thể cho nhận xét của nhóm mình về cách tổ chức trên.
-Điều khiển HS thảo luận ở nhóm về kết quả TN; xem lại bảng theo dõi và đường biểu diễn của cá nhân, thảo luận về các câu trả lời và kết luận.
-Điều khiển việc thảo luận ở lớp về các câu trả lời và kết luận của một số nhóm.
-Giới thiệu nhiệt độ sôi của một số chất.
Bảng nhiệt độ sôi của một số chất.
Chất
Nhiệt độ sôi (0C)
Ête
35
Rượu
80
Nước
100
Thuỷ ngân
357
Đồng
2580
Sắt
3050
-Chú ý : Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
II. Nhiệt độ sôi.
1. Trả lời câu hỏi.
C1:...
C2:...
C3:...
C4: Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng.
2.Rút ra kết luận:
C5: Bình đúng.
C6: (1)-1000C.
 (2)-nhiệt độ sôi.
 (3)-không thay đổi.
 (4)-bọt khí.
 (5)-mặt thoáng.
*H. Đ.2: VẬN DỤNG (15 phút).
-Hướng dẫn HS thảo luận về các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3. Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào?
- Nêu đáp án đúng.
Sự bay hơi
Sự sôi
-Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
-Xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
-Chất lỏng biến thành hơi chỉ xảy ra ở mặt thoáng.
-Chất lỏng biến thành hơi xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và ở trong lòng chất lỏng.
-Hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” tr.88.
-Giải thích vì sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường?
-Nêu một số ứng dụng trong thực tế.
C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi.
C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước.
Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước.
Ghi nhớ: 
-Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
-Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
IV. Hướng dẫn học ở nhà: (2 - 3 phút).
-Bài tập 28-29 SBT.
-Làm bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học.
 RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LI 6(3).doc