Kiến thức : Kiểm tra HS việc nắm các kiến thức về :
- Đo độ dài , đo khối lượng , đơn vị đo độ dài , đơn vị đo thể tích
- Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước .
- Khối lượng của một vật
- Trọng lực , các lực tác dụng vào một vật .
- Hai lực cân bằng .
Kỹ năng : HS phải nắm vững lý thuyết biết lập luận loại trừ để làm bài trắc nghiệm. Và cách đo thể tích vật rắn không thấm nước .
Đổi các đơn vị đo thể tích , độ dài , khối lượng .
Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong làm bài kiểm tra .
Ngày soạn: 23/10/2008 Ngày dạy: 6A: 25/10/2008 6B: 25/10/2008 Tiết 9 . KIỂM TRA 1 TIẾT I./ Mục đích , yêu cầu : Kiến thức : Kiểm tra HS việc nắm các kiến thức về : Đo độ dài , đo khối lượng , đơn vị đo độ dài , đơn vị đo thể tích Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước . Khối lượng của một vật Trọng lực , các lực tác dụng vào một vật . Hai lực cân bằng . Kỹ năng : HS phải nắm vững lý thuyết biết lập luận loại trừ để làm bài trắc nghiệm. Và cách đo thể tích vật rắn không thấm nước . Đổi các đơn vị đo thể tích , độ dài , khối lượng . Thái độ : Nghiêm túc , cẩn thận , trung thực trong làm bài kiểm tra . II./ Đồ dùng dạy học : Các đề kiểm tra in sẵn , mỗi HS một đề . III./ Các bước lên lớp : Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – Điểm danh sĩ số. Hướng dẫn cách làm phần trắc nghiệm. Hoạt động 2: Tiến hành kiểm tra ( phát đề) KIỂM TRA VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài :45 phút ĐỀ BÀI A./ Trắc nghiệm : I./ Chọn câu trả lời đúng :(4đ) 1./ Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 1 cm3 và chứa 50 cm3 nước để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước . Khi thả ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới vạch 84 cm3 . Kết quả thể tích vật rắn là : A./ 84 cm3 B./ 34 cm3 C./ 134 cm3 D./ 43 cm3 2./ Một vật có khối lượng 100 g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu ? A./100 N B./ 1 N C./ 10 N D./ 0,1 N 3./ Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích vật rắn bằng : A./ Thể tich bình tràn B./ Thể tích bình chứa C./ Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa D./ Thể tích nước còn lại trong bình tràn 4./ Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng trong phòng thí nghiệm là : A./ Bình tràn B./ Ca đong C./ Bình chia độ , ca đong D./ Thước dây 5./ Đơn vị chính để đo khối lượng là : A./ gam (g) B./ Kilôgam (Kg) C./ Niutơn (N) D./ Tấn (t) 6./ Trên vỏ một hộp sữa bột có ghi 450 g . Số đó cho ta biết gì ? A./ Khối lượng của hộp sữa B./ Trọng lượng của sữa trong hộp C./ Trọng lượng của hộp sữa D./ Khối lượng của sữa trong hộp 7./ Một quyển sách nằm yên trên bàn . Hỏi quyển sách có chịu tác dụng của lực nào không ? A./ Không chịu tác dụng của lực nào B./ Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn C./ Chỉ chịu tác dụng của trọng lực D./ Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn 8./ Người học sinh thường dùng loại thước nào để học tập A./ Thước dây B./ Thước kẹp C./ Thước mét D./ Thước kẻ II./ Điền từ thích hợp vào chỗ trống :(3.5đ) 1./ Hai lực cân bằng là hai lực có cùng nhưng ngược 2./ Khối lượng của một vật chỉ 3./ Thể tích thuốc chích trong một ống tiêm là 3 (m3 , cc , Km ) 4./ Khối lượng của một con voi vào khoảng (60 Kg , 600 Kg , 6000 Kg , 60 000 Kg) 5./ Thể tích của một vật rắn không thấm nước có thể được đo bằng cách thả vật đó vào nước đựng trong bình chia độ . Thể tích của phần nước bằng thể tích của vật . 6./ Trong khi cày , con trâu đã tác dụng vào cái cày 7./ Hãy lựa chọn từ thích hợp ở cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A CỘT A CỘT B Đơn vị đo thể tích Đơn vị đo lực Đơn vị đo chiều dài Đơn vị đo khối lượng mét Kg m3 Niutơn (N) Trả lời : B./ Tự luận (2,5đ) 1./ Trong khi thực hành , một học sinh đã thu được kết quả : a. Hãy tính thể tích của hòn sỏi trong ba lần đo để điền vào bảng sau đây : Lần đo Thể tích nước trong bình chia độ Thể tích của hòn sỏi Khi chưa có hòn sỏi Khi có hòn sỏi 1 50 cm3 78 cm3 V1 = cm3 2 50 cm3 90 cm3 V2 = cm3 3 50 cm3 85 cm3 V3 = cm3 Hãy cho biết thể tích phần chất lỏng đã dâng lên bao nhiêu ml trong ba lần thí nghiệm Trả lời : 2./ Đổi đơn vị : - 2 cây số = Km - 25 g = Kg - 6 cc = cm3 - 1 inh(inch) = cm Đáp án và biểu điểm : A./ Trắc nghiệm : I./ Chọn câu trả lời đúng : 1./ B 5./ B 2./ B 6./ D 3./ C 7./ B 4./ C 8./ D II./ Điền từ thích hợp vào chỗ trống : 1./ Mạnh như nhau - Phương - Chiều 2./ Lượng chất tạo thành vật đo 3./ cc 4./ 6000 Kg 5./ Thả - Dâng lên 6./ Một lực kéo 7./ 1 + C ; 2 + D ; 3 + A ; 4 + B B./ Tự luận 1./ a./ 28 ; 40 ; 35 . b./ Thể tích phần chất lỏng dâng lên trong lần thí nghiệm thứ nhất là 28 ml Thể tích phần chất lỏng dâng lên trong lần thí nghiệm thứ nhất là 40 ml Thể tích phần chất lỏng dâng lên trong lần thí nghiệm thứ nhất là 35 ml 2./ 2 ; 0,025 ; 6 ; 2,54 . BIỂU ĐIỂM A./ Trắc nghiệm : I./ Chọn câu trả lời đúng : Mỗi câu đúng được 0,5đ 0,5 x 8 = 4 đ II./ Điền từ thích hợp vào chỗ trống : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 Mỗi từ đúng được 0,25 đ 0,25 x8 = 2 đ 6. Đúng được 0,5 đ 0,5 đ 7./ Mỗi từ đúng trong bảng được 0,25 đ 0,25 x 4 = 1 đ B./ Tự luận 1./ a./ Mỗi từ đúng 0,25 đ 0,25 x 3 = 0,75 đ b./ Mỗi câu đúng được 0,25 đ 0,25 x 3 = 0,75 đ 2./ Mỗi từ đúng được 0,25 đ 0,25 x 4 = 1 đ Tổng cộng = 10 đ
Tài liệu đính kèm: